Thế giới hôm nay: 20/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki liên tục bị chỉ trích trong một phiên họp Nghị viện châu Âu vì ông bảo vệ phán quyết của tòa án Ba Lan rằng luật nước này cao hơn luật của khối. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói phán quyết “thách thức trực tiếp thống nhất trật tự pháp lý châu Âu”. Căng thẳng Ba Lan-EU đã làm dấy lên lo ngại về một “Polexit”.

Chỉ số nhà mới khởi công ở Mỹ chỉ còn 1,6 triệu trong tháng 9, giảm 1,6% so với tháng trước và thấp hơn dự báo. Số giấy phép cũng giảm mạnh, ở mức 7,7% so với tháng 8. Nguyên nhân là do thiếu công nhân và vật liệu xây dựng. Đầu tư vào nhà ở giảm đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế nói chung trong năm nay. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/10/2021”

Hộ chiếu được phát triển và ứng dụng như thế nào trong lịch sử?

Tác giả: Thôi Thanh Minh

Ngày nay, ai ra nước ngoài dù với mục đích gì cũng cần mang theo hộ chiếu. Cuốn sổ nhỏ này thường được đánh số, chứa một tập hợp thông tin nhất định về một người, chẳng hạn như tên, ngày sinh, nơi sinh, một tấm ảnh chân dung, và dường như những đặc điểm này trao cho hộ chiếu một thứ giá trị thực thụ bởi nếu thiếu nó, chúng ta sẽ khó có thể đi qua được biên giới quốc tế, hoặc tệ hơn, bị trừng phạt khi ở nước ngoài. Mặc dù vậy, thực ra trong phần lớn lịch sử, người ta từng không cần có hộ chiếu để đi lại từ nơi này qua nơi khác, và ban đầu cơ chế quản lý đi lại bằng hộ chiếu có mục đích rất khác so với ngày nay. Cuốn sách “The invention of the passport: surveillance, citizenship and the state” (Sự phát minh ra hộ chiếu: Giám sát, địa vị công dân và nhà nước) của giáo sư John C. Torpey cho chúng ta biết quá trình phát triển và ứng dụng của hộ chiếu hiện đại diễn ra như thế nào, và những nỗ lực mang tính kiểm soát của các nhà nước đằng sau những tấm hộ chiếu. Continue reading “Hộ chiếu được phát triển và ứng dụng như thế nào trong lịch sử?”

19/10/1864: Trận Cedar Creek trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Battle of Cedar Creek, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, trong trận Cedar Creek ở Virginia, Tướng Liên minh miền Bắc Philip Sheridan đã ngăn chặn thành công một thảm họa lẽ ra xảy ra ở Thung lũng Shenandoah khi ông nhanh chóng tập hợp lực lượng của mình sau khi bị Tướng Hợp bang miền Nam Jubal Early tấn công bất ngờ. Sheridan sau đó giành chiến thắng lớn khi gần như tiêu diệt hoàn toàn quân của Early.

Mùa hè năm 1864, Early đã cùng quân lính của mình tự do tấn công khắp Shenandoah và khu vực xung quanh . Tổng tư lệnh Liên minh miền Bắc Ulysses S. Grant cử Sheridan đến để đối phó với cánh quân của Early, vốn đang khiến Grant mất tập trung và ngăn cản ông dùng toàn bộ sức ép của quân đội Liên minh chống lại lực lượng của tư lệnh miền Nam Robert E. Lee xung quanh Petersburg, Virginia. Continue reading “19/10/1864: Trận Cedar Creek trong Nội chiến Mỹ”

Thế giới hôm nay: 19/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu ngoại trưởng và cựu chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ Colin Powell vừa qua đời ở tuổi 84 vì các biến chứng covid-19. Ông là người da đen đầu tiên giữ một trong hai chức vụ này. Năm 1989, ông trở thành người trẻ nhất từng được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng dưới thời George H.W. Bush. Sau đó, ông làm ngoại trưởng cho tổng thống George W. Bush từ năm 2001 đến 2005.

Nga đang triệu hồi đại diện thường trực của họ tại NATO ở Brussels để trả đũa vụ trục xuất 8 nhà ngoại giao nước này vào ngày 6/10 vì nghi ngờ gián điệp. Các văn phòng liên lạc quân sự và thông tin của NATO ở Moscow cũng sẽ đóng cửa. Động thái này càng làm xấu đi mối quan hệ vốn đã tồi tệ giữa Nga và phương Tây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/10/2021”

Cú sốc năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh

Nguồn: The first big energy shock of the green era”, The Economist, 16/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có những vấn đề nghiêm trọng trong quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Vào tháng tới, các nhà lãnh đạo thế giới sẽ tụ họp tại hội nghị thượng đỉnh COP26, để tuyên bố rằng họ có ý định đặt ra một lộ trình để lượng khí thải carbon ròng toàn cầu về mức 0 vào năm 2050. Khi họ chuẩn bị cam kết tham gia vào nỗ lực kéo dài 30 năm này, mối lo ngại về năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh đang mở ra trước mắt họ. Kể từ tháng 5, giá tổng hợp các mặt hàng dầu, than và khí đốt đã tăng 95%. Anh, nước chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh, đã phải cho hoạt động trở lại các nhà máy nhiệt điện than, giá xăng ở Mỹ đã chạm mức 3 đô la một gallon, mất điện đã nhấn chìm Trung Quốc và Ấn Độ, và Vladimir Putin vừa nhắc nhở châu Âu rằng nguồn cung cấp nhiên liệu của họ phụ thuộc vào thiện chí của Nga. Continue reading “Cú sốc năng lượng lớn đầu tiên của kỷ nguyên xanh”

Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc không suy thoái?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 6/8/2021, Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) ra xã luận viết rằng: Muốn hiểu rõ những biến đổi sâu sắc của Trung Quốc ngày nay thì phải tìm hiểu Đảng Cộng sản Trung Quốc. Văn kiện “Sứ mệnh lịch sử và giá trị hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc ” do Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc công bố ngày 26/8/2021* có ý nghĩa quan trọng giúp thế giới hiểu Đảng Cộng sản Trung Quốc một cách khách quan và đúng đắn.

Sứ mệnh lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc là thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa. Tôn chỉ căn bản của Đảng Cộng sản Trung Quốc là toàn tâm toàn ý mưu cầu hạnh phúc cho nhân dân. Hai tiến triển căn bản ấy hình thành sự hoà hợp với nhau trong sự thành lập nước Trung Quốc mới và trong việc giành được những thành tựu xây dựng đất nước làm thế giới kinh ngạc. Các lực lượng bên ngoài, cho dù có quan điểm giá trị như thế nào, đều có thể cảm nhận thấy việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đang dẫn dắt nhân dân liên tục sáng tạo các kỳ tích. Continue reading “Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc không suy thoái?”

17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ

Nguồn: Serbia and Greece declare war on Ottoman Empire in First Balkan War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1912, Serbia và Hy Lạp, theo bước Montenegro, đồng minh nhỏ hơn của họ ở khu vực Balkan hỗn loạn, đã tuyên chiến với Đế quốc Ottoman, chính thức bắt đầu Chiến tranh Balkan lần thứ nhất.

Bốn năm trước đó, một cuộc nổi dậy ở Macedonia, lúc đó thuộc Ottoman, được  dẫn đầu bởi một nhóm dân tộc chủ nghĩa gọi là Đảng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (Young Turks), đã làm lung lay quyền cai trị của triều đình Ottoman ở châu Âu. Áo-Hung đã nhanh chóng tận dụng điểm yếu này, cho sáp nhập hai tỉnh Balkan gồm Bosnia và Herzegovina, đồng thời thúc giục Bulgaria, cũng đang nằm dưới sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố độc lập. Continue reading “17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ”

16/10/1793: Hoàng hậu Marie Antoinette bị hành quyết

Nguồn: Marie Antoinette is beheaded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, chín tháng sau khi chồng bà, Vua Louis XVI của Pháp, bị hành quyết, Hoàng hậu Marie Antoinette cũng theo ông lên máy chém.

Là con gái của Hoàng đế La Mã Thần thánh Francis I, Marie kết hôn với Louis vào năm 1770 nhằm củng cố liên minh Pháp-Áo. Vào thời điểm kinh tế hỗn loạn ở Pháp, Hoàng hậu lại có lối sống xa hoa và thường khuyến khích chồng chống lại việc cải cách chế độ quân chủ. Người ta kể lại rằng, một lần kia, khi hay tin tầng lớp nông dân Pháp không có bánh mì để ăn, Marie đã thẳng thừng đáp rằng, “Cứ để bọn họ ăn bánh kem đi.” Continue reading “16/10/1793: Hoàng hậu Marie Antoinette bị hành quyết”

Nhật ký Bắc Kinh (19/03/21): Vai trò đối ngoại của Dương Khiết Trì và Vương Nghị

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cuộc họp cấp cao Mỹ-Trung đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden đã bắt đầu tại Anchorage, Alaska, hôm thứ Sáu theo giờ Bắc Kinh.

Cuộc gặp này bất thường về nhiều mặt, trong đó có việc cả Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị lẫn nhà ngoại giao kỳ cựu và ủy viên Bộ Chính trị Dương Khiết Trì đều tham dự. Cuộc hội đàm này, cách thủ đô Trung Quốc 6.000 km, đánh dấu một sứ mệnh chung hiếm hoi của hai ông. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (19/03/21): Vai trò đối ngoại của Dương Khiết Trì và Vương Nghị”

Thế giới hôm nay: 15/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ít nhất 5 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương ở Beirut khi những kẻ chưa rõ danh tính tấn công một cuộc biểu tình được tổ chức bởi nhóm vũ trang Hizbullah. Tin ban đầu cho thấy các tay súng bắn tỉa đã nhắm bắn từ trên mái nhà. Cuộc biểu tình có mục đích yêu cầu cách chức thẩm phán giám sát cuộc điều tra vụ nổ cảng năm ngoái, người mà Hizbullah cáo buộc đã loại bỏ các đồng minh của họ. Thủ tướng Lebanon Najib Mikati kêu gọi bình tĩnh.

Có khoảng 293.000 người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu trong tuần vừa rồi, giảm 36.000 so với tuần trước đó và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Đây là con số thấp nhất kể từ tháng 3 năm 2020. Có khoảng 3,6 triệu người đang nhận trợ cấp từ tất cả các chương trình của chính phủ, giảm từ 12 triệu hồi tháng 8, trước khi trợ cấp đại dịch bổ sung hết hạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/10/2021”

Triển vọng quan hệ Nhật – Đài dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida

Tác giả: Phan Văn Tìm

Vào đầu tháng 10, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida, sau khi được đảng Dân chủ Tự do (LDP) bầu làm lãnh đạo đảng, đã chính thức nhậm chức thủ tướng thứ 100 của Nhật Bản, kế nhiệm Thủ tướng Yoshihide Suga – người đã thông báo từ chức vào đầu tháng 9 sau gần một năm cầm quyền.

So với người tiền nhiệm, Kishida có kinh nghiệm ngoại giao phong phú khi từng giữ chức Ngoại trưởng Nhật Bản trong giai đoạn 2012-2017 và từng kinh qua vị trí Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu chính sách của LDP. Kinh nghiệm dày dạn có khả năng giúp Kishida triển khai chính sách đối ngoại linh hoạt. Theo giáo sư Andrew Oros, Kishida cơ bản sẽ tiếp tục chính sách đối ngoại Nhật Bản của các chính quyền tiền nhiệm như thắt chặt quan hệ đồng minh Nhật – Mỹ, thúc đẩy chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (FOIP) thông qua tăng cường quan hệ với các quốc gia trong “Bộ tứ” (Quad) cũng như các quốc gia cùng chí hướng (like-minded countries) khác. Continue reading “Triển vọng quan hệ Nhật – Đài dưới thời Thủ tướng Fumio Kishida”

14/10/1066: William Chinh phạt thắng trận Hastings

Nguồn: The Battle of Hastings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1066, Vua Harold II của Anh đã bị quân Norman của William Chinh phạt (William the Conqueror) đánh bại trong Trận Hastings diễn ra tại Đồi Senlac, cách Hastings khoảng bảy dặm. Cuối trận chiến đẫm máu kéo dài cả ngày này, Harold đã thiệt mạng – theo truyền thuyết, ông bị một mũi tên bắn vào mắt – còn lực lượng của ông thì bị tiêu diệt hoàn toàn. Ông là vị vua Anglo-Saxon cuối cùng của nước Anh.

Chỉ hơn hai tuần trước đó, William, Công tước xứ Normandy, đã xâm lược nước Anh và tuyên bố mình có quyền thừa kế ngai vàng. Năm 1051, William được cho là đã đến Anh để thăm người anh họ của mình là Edward Sám hối (Edward the Confessor), vị vua Anh không có con nối dõi. Theo các nhà sử học Norman, Edward đã hứa để William trở thành người thừa kế của mình. Continue reading “14/10/1066: William Chinh phạt thắng trận Hastings”

Thế giới hôm nay: 14/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng tính  theo năm của Mỹ đã tăng một chút trong tháng 9 lên 5,4% – cao hơn dự báo của các nhà kinh tế – so với 5,3% của tháng 8. Trong số đó giá thực phẩm và nơi ở chiếm hơn một nửa mức tăng theo tháng 0,4% . Giá nhiên liệu cũng tăng, nhưng giá ô tô đã qua sử dụng, vốn gây lạm phát hồi đầu năm, lại giảm. Để xoa dịu tình trạng tắc nghẽn nguồn cung và tồn đọng giao hàng, cảng Los Angeles ​​sẽ bắt đầu hoạt động 24/7.

Ủy ban châu Âu đã đề xuất các thành viên EU cùng mua nhiên liệu và cắt giảm thuế trong bối cảnh giá năng lượng tăng cao. Ủy viên năng lượng Kadri Simson cũng vạch ra một “bộ công cụ” các biện pháp các nước có thể thực hiện mà không vi phạm luật EU, bao gồm trợ cấp nhà nước cho các công ty năng lượng đang khó khăn và hỗ trợ thu nhập cho các hộ gia đình nghèo để thanh toán hóa đơn năng lượng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/10/2021”

Thanh trừng liên tục giúp Tập Cận Bình kiểm soát ngành công an

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “The man who knew too much of Xi’s power plays is out”, Nikkei Asia, 14/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần của Trung Quốc, bắt đầu từ ngày Quốc khánh 1 tháng 10, mang lại cho người dân Trung Quốc bình thường một khoảng thời gian thư giãn. Nhưng thời điểm này trong năm thường đi kèm những cơn địa chấn chính trị.

Năm nay cũng không phải là ngoại lệ. Hôm 2 tháng 10, một nhân vật nặng ký có nhiều thông tin trực tiếp về cuộc đấu tranh quyền lực lâu nay của Chủ tịch Tập Cận Bình đã đột nhiên bị thất sủng.

Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, thông báo rằng cựu Bộ trưởng Tư pháp Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua, trong hình) đã bị điều tra vì tình nghi “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng”. Continue reading “Thanh trừng liên tục giúp Tập Cận Bình kiểm soát ngành công an”

Thế giới hôm nay: 13/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 xuống 5,9%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo gần đây nhất hồi tháng 7. Nguyên nhân là do tắc nghẽn chuỗi cung ứng ở các nước giàu và tiêm chủng chậm trễ ở các nước đang phát triển. Lạm phát cũng dự kiến ​​sẽ đạt đỉnh ở các nền kinh tế phát triển vào cuối năm nay. Dự báo tăng trưởng cho năm 2022 là 4,9%, không thay đổi.

Tổng thống Pháp Emanuel Macron đã công bố kế hoạch đầu tư trị giá 30 tỷ euro (35 tỷ đô la) nhằm phi carbon hóa nền kinh tế đất nước, đồng thời thúc đẩy đổi mới và nghiên cứu trong các lĩnh vực chính. Ông Macron nói Pháp sẽ xây dựng một mẫu máy bay carbon thấp, một lò phản ứng mô-đun nhỏ và hai nhà máy sản xuất hydro xanh. Các chính trị gia đối lập nói đây chỉ là chiêu trò trước thềm bầu cử sáu tháng tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/10/2021”

Vì sao nói Trung Quốc khó vượt Mỹ?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Người Trung Quốc giờ đây đang phấn khởi trước dự báo năm 2025 nước họ sẽ vượt Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nhưng để vượt Mỹ một cách toàn diện thì không phải dễ, chính người Trung Quốc đang ngày càng nhận ra điều đó.

Nhà kinh tế nổi tiếng Trung Quốc Long Vĩnh Đồ (Long Yong-tu, sinh năm 1945), Thứ trưởng Bộ Ngoại thương, nguyên trưởng đoàn đàm phán WTO của Trung Quốc, có kể lại chuyện ông  đọc trên báo Australia một bài viết nêu ra 3 câu hỏi về Trung Quốc. Continue reading “Vì sao nói Trung Quốc khó vượt Mỹ?”

12/10/2007: Al Gore đoạt giải Nobel Hòa bình với ‘An Inconvenient Truth’

Nguồn: Al Gore wins Nobel Prize in the wake of “An Inconvenient Truth”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2007, cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore và Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã được trao giải Nobel Hòa bình cho những nỗ lực của họ trong việc nâng cao hiểu biết của công chúng về biến đổi khí hậu do con người gây ra. Năm 2006, Gore đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu đoạt giải Oscar, An Inconvenient Truth, tác phẩm được ghi nhận là đã nâng cao nhận thức quốc tế về khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Là cựu Thượng nghị sĩ Tennessee, đồng thời từng là Phó Tổng thống của Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001, Al Gore là một trong những chính trị gia đầu tiên nhận ra mối nguy hiểm từ khí thải carbon dioxide, một trong những nguyên nhân gây ra sự ấm lên toàn cầu. Continue reading “12/10/2007: Al Gore đoạt giải Nobel Hòa bình với ‘An Inconvenient Truth’”

Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?

Nguồn: Hydrogen’s moment is here at last”, The Economist, 09/10/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hydro đã gây tranh cãi kể từ sau thảm kịch Hindenburg, một khí cầu sử dụng hydro vốn đã bốc cháy và chìm trong biển lửa vào năm 1937. Những người ủng hộ hydro nói rằng loại khí này là một phép màu carbon thấp, có thể cung cấp năng lượng cho ô tô và các hộ gia đình. Họ hy vọng nền kinh tế hydro sẽ vẽ lại bản đồ năng lượng. Những người hoài nghi lại lưu ý rằng một số làn sóng đầu tư vào hydro kể từ những năm 1970 đã kết thúc trong thất bại khi những khiếm khuyết của loại khí này được phơi bày. Như chúng tôi đã giải thích, thực tế nằm ở giữa hai quan điểm trên. Vào năm 2050, các công nghệ hydro có thể loại bỏ khoảng một phần mười lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính ngày nay. Đó là một tỉ lệ không lớn, nhưng nếu xét quy mô khổng lồ của quá trình chuyển đổi năng lượng, đây là một ngành kinh doanh quan trọng và béo bở. Continue reading “Kỷ nguyên năng lượng hydro cuối cùng cũng đến?”

Thế giới hôm nay: 11/10/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nick Clegg, một giám đốc điều hành của Facebook, cho biết các thuật toán của công ty nên được điều chỉnh “nếu cần thiết theo quy định.” Khi phát biểu với CNN ông cũng cho biết Facebook sẽ cởi mở đối với việc thay đổi luật giới hạn trách nhiệm pháp lý của các nền tảng truyền thông xã hội đối với các bài đăng của người dùng. Mới tuần trước một cựu nhân viên Facebook đã điều trần trước Quốc hội rằng công ty cố tình nói giảm tác hại từ các sản phẩm của mình.

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết hòn đảo sẽ không cúi đầu trước áp lực của Trung Quốc, sau khi Tập Cận Bình nhấn mạnh cần phải thống nhất trong hòa bình. Căng thẳng giữa hai nước leo thang kể từ khi có báo cáo lính thủy đánh bộ Mỹ đang huấn luyện quân đội Đài Loan để đẩy lùi lực lượng Trung Quốc. Bà Thái nói nước bà “là tuyến đầu của nền dân chủ”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/10/2021”

Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P3)

Tác giả: Bùi Mạnh Thành

5. Mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai

Đại dịch Covid 19 đang làm thay đổi hoàn toàn đời sống kinh tế, chính trị toàn cầu, một trật tự thế giới mới đang dần được hình thành rõ nét, thay thế trật tự đơn cực do Hoa Kỳ lãnh đạo sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Tuy nhiên, đây không phải là sự kiện đầu tiên đánh dấu sự kết thúc của trật tự thế giới cũ, sự vươn lên của Liên bang Nga và Trung Quốc vào đầu thế kỷ 21 đã thách thức sự lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Trong hội nghị an ninh Munich năm 2007, Tổng thống Nga Putin đã cảnh báo thế giới về sự kết thúc của trật tự thế giới đơn cực, nước Nga mong muốn có vị trí cao hơn và đóng góp nhiều hơn trong việc xây dựng một trật tự thế giới mới. Continue reading “Bàn về mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cho tương lai (P3)”