Đại Việt dưới thời Lê Thần Tông và Lê Chân Tông (1635-1649)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Vua Lê Thần Tông xuống chiếu truyền ngôi cho Vua Chân Tông; trị vì 6 năm Vua Chân Tông mất, Thần Tông lại tiếp tục ngôi Vua. Trong thời gian này phe Trịnh, Nguyễn mấy lần tương tranh, quân Nguyễn tiến đến bờ sông Gianh, rồi tạm thời hòa hoãn. Tại Trung Quốc nhà Thanh diệt Minh, đòi Sứ thần ngoại quốc nạp sắc phong của nhà Minh.

Tháng 10 năm Đức Long thứ 7 [10/11-8/12/1635], tức Minh Sùng Trinh năm thứ 8, từ tháng 10, Vua Lê Thần Tông đổi niên hiệu là Dương Hoà năm thứ nhất, cho đại xá. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Thần Tông và Lê Chân Tông (1635-1649)”

Thế giới hôm nay: 11/10/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bộ y tế Lebanon cho biết ít nhất 22 người đã thiệt mạng và 117 người bị thương sau các cuộc không kích của Israel vào trung tâm Beirut. Reuters đưa tin rằng vụ tấn công nhắm vào ít nhất một nhân vật cấp cao giấu tên của Hezbollah. Lực lượng Phòng vệ Israel đã ban hành cảnh báo sơ tán “khẩn cấp” cho những người sống ở vùng ngoại ô gần Beirut, nơi mà họ nói là gần “các cơ sở” của nhóm dân quân do Iran hậu thuẫn.

Thống đốc Florida Ron DeSantis cho biết tiểu bang đã tránh được “kịch bản tồi tệ nhất” khi Bão Milton đi vào Đại Tây Dương. Nhưng thiệt hại là đáng kể: sau khi đổ bộ vào bờ biển phía tây Florida vào cuối ngày thứ Tư, Milton đã gây ra hàng loạt cơn lốc xoáy, khiến hơn 3 triệu ngôi nhà và doanh nghiệp mất điện, đồng thời làm ít nhất mười người thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/10/2024”

Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết

Nguồn: Robert A. Manning, “The Risk of Another Korean War Is Higher Than Ever,” Foreign Policy, 07/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bình Nhưỡng đang chơi bài khiến Nga và Trung Quốc mâu thuẫn nhau – và đã từ bỏ mục tiêu bình thường hóa quan hệ với Mỹ.

Tháng Giêng năm nay, hai nhà quan sát Triều Tiên giàu kinh nghiệm Robert Carlin và Siegfried Hecker đã khiến nhiều người ngạc nhiên khi viết rằng nhà lãnh đạo Kim Jong Un đang chuẩn bị cho chiến tranh. Quan ngại này có thể hơi thái quá, nhưng không phải là không có cơ sở. Tôi đã làm việc về vấn đề hạt nhân Triều Tiên ở cả trong và ngoài chính phủ suốt 30 năm qua, và hiện tại, Bán đảo Triều Tiên dường như nguy hiểm và bất ổn hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ năm 1950. Continue reading “Nguy cơ xảy ra chiến tranh Triều Tiên đang cao hơn bao giờ hết”

10/10/2014: Malala Yousafzai giành giải Nobel Hòa bình ở tuổi 17

Nguồn: Malala Yousafzai, 17, wins Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, nhà hoạt động Malala Yousafzai đã giành giải Nobel Hòa bình ở tuổi 17. Là một người ủng hộ mạnh mẽ cho giáo dục trẻ em gái, tại quê hương Pakistan và trên toàn thế giới, cô là người trẻ nhất từng đoạt giải Nobel.

Malala Yousafzai đang ngồi trong lớp hóa khi cô biết mình đã giành giải Nobel Hòa bình. Sau khi nghe tin, cô nhớ lại, “Tôi đứng dậy và đi tới lớp vật lý. Tôi phải hoàn thành buổi học của mình, bởi khi bạn nhận được Giải Nobel Hòa bình cho giáo dục, bạn phải hoàn thành buổi học của mình.” Continue reading “10/10/2014: Malala Yousafzai giành giải Nobel Hòa bình ở tuổi 17”

Tin tặc Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông của Mỹ

Nguồn: James Palmer, “Chinese Hackers Target U.S. Telecoms,” Foreign Policy, 08/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Vụ xâm nhập vào cơ sở hạ tầng mạng của Mỹ đã làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng về an ninh quốc gia tại Washington.

Tiêu điểm tuần này: Tin tặc có liên can đến chính phủ Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông của Mỹ; Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) chuẩn bị phát biểu trong lễ Quốc khánh, dự kiến sẽ khiến Bắc Kinh “khó chịu”; và các phần tử khủng bố ở Pakistan nhắm vào công dân Trung Quốc làm việc trong dự án Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Continue reading “Tin tặc Trung Quốc tấn công các công ty viễn thông của Mỹ”

Thế giới hôm nay: 10/10/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bão Milton đã giảm xuống cấp 3 khi tiến gần đến bờ biển phía tây Florida. Khoảng 28 quận của bang này đang trong tình trạng cảnh báo bão. Các nhà khí tượng học dự báo Milton sẽ gây ra giông bão và lốc xoáy nghiêm trọng. Thống đốc Ron DeSantis đã kêu gọi người dân trên đường đi của cơn bão “di tản ngay lập tức”; và 5,5 triệu người đã được ban hành lệnh sơ tán. Tổng thống Joe Biden đã hoãn các chuyến thăm tới Angola và Đức. Khoảng 5.000 thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia đã được triển khai, với 3.000 người khác túc trực.

Ông Biden và thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã nói chuyện qua điện thoại, lần đầu tiên kể từ tháng 8. Bộ trưởng quốc phòng Israel Yoav Gallant đã hoãn chuyến thăm Lầu Năm Góc để chờ cuộc gọi của ông Netanyahu. Hôm thứ Tư, ông cho biết hành động trả đũa của Israel đối với cuộc tấn công bằng tên lửa gần đây của Iran sẽ “gây chết người, chính xác, và đặc biệt bất ngờ.” Trong khi đó, Israel và Lebanon tiếp tục đấu tên lửa; các lực lượng bộ binh được cho là đã đụng độ dọc biên giới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/10/2024”

Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh

Nguồn: Seth G. Jones, “China Is Ready for War,” Foreign Affairs, 02/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng với một cơ sở công nghiệp quốc phòng đang sụp đổ, nước Mỹ lại chưa sẵn sàng.

Trong bối cảnh lưỡng đảng ngày càng nhất trí rằng Mỹ cần phải làm nhiều hơn để kiềm chế Trung Quốc, phần lớn cuộc tranh luận chính sách tại Washington tập trung vào sức mạnh kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Hiện nay, xét đến các vấn đề kinh tế của Trung Quốc – tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên, thị trường bất động sản gặp khó khăn, nợ công tăng, xã hội già hóa, và tăng trưởng thấp hơn dự kiến – một số học giả và nhà hoạch định chính sách dự đoán rằng Bắc Kinh sẽ buộc phải hạn chế chi tiêu quốc phòng. Những người khác thậm chí còn nói rằng quân đội Trung Quốc được đánh giá quá cao, tin rằng họ sẽ không thể thách thức sự thống trị của Mỹ trong thời gian tới. Continue reading “Trung Quốc đã sẵn sàng cho chiến tranh”

Triển vọng quan hệ Trung – Nhật dưới thời Thủ tướng Ishiba Shigeru

Nguồn: Trần Cương, 陈刚:窜访台湾、建立亚洲版北约,日本真要“石破”天惊了?, Guancha, 28/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Năm nay là lần thứ 5 Ishiba Shigeru (67 tuổi) tham gia cuộc bầu cử chức Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP). Bốn lần trước, ông đều thất bại và lần này là một trận sống mái.

Mặc dù công chúng đặt nhiều kỳ vọng vào Ishiba nhưng có một khoảng cách lớn giữa ý kiến ​​của công chúng với 368 nghị viên LDP trong Quốc hội và 1,05 triệu đảng viên của LDP. Một ngày trước cuộc bầu cử, truyền thông Nhật Bản đưa tin về thái độ của Aso Taro, vị chính khách 84 tuổi được mệnh danh là “kẻ lập vua” (kingmaker) của đảng này: Continue reading “Triển vọng quan hệ Trung – Nhật dưới thời Thủ tướng Ishiba Shigeru”

Trung Quốc, công nghệ năng lượng sạch và an ninh quốc gia

Nguồn:  Joshua Busby, Morgan Bazilian, và Emily Holland, “China, Clean Technologies, and National Security”, War on the Rock, 02/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Vào tháng 5 năm nay, chính quyền Biden đã công bố mức thuế quan nhập khẩu 100% đối với xe điện Trung Quốc cũng như pin và khoáng sản dùng để sản xuất chúng. Các mức thuế này được công bố vào thời điểm rất ít xe hơi Trung Quốc lưu hành trên đường phố Mỹ. Chỉ vài năm trước, cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc là điều không tưởng, nhưng Trung Quốc đã thống trị chuỗi cung ứng khoáng sản và pin và bắt đầu sản xuất những chiếc xe điện giá cả phải chăng, hấp dẫn bởi các thương hiệu mới nổi như BYD, Geely và Nio. Continue reading “Trung Quốc, công nghệ năng lượng sạch và an ninh quốc gia”

08/10/1918: Hạ sĩ Alvin York trở thành anh hùng tại Argonne

Nguồn: U.S. soldier Alvin York displays heroics at Argonne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Hạ sĩ người Mỹ Alvin C. York được cho là đã giết hơn 20 lính Đức và bắt thêm 132 người khác khi chỉ huy một toán lính nhỏ trong Rừng Argonne gần Sông Meuse ở Pháp. Những chiến công này sau đó đã giúp York được trao tặng Huân chương Danh dự. Continue reading “08/10/1918: Hạ sĩ Alvin York trở thành anh hùng tại Argonne”

Thời khắc đen tối nhất của Ukraine

Nguồn: Ben Hall, Christopher Miller, và Henry Foy, “Ukraine faces its darkest hour,” Financial Times, 01/ 10/ 2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trở về nhà từ Mỹ, Zelenskyy phải đối mặt với bước tiến của quân Nga, một xã hội kiệt quệ, và viễn cảnh thiếu hụt năng lượng vào mùa đông

Tại một sở chỉ huy gần thành phố Pokrovsk đang giao tranh ở miền đông Ukraine, những người lính thuộc Lữ đoàn Tổng thống Ukraine (Separate Presidential Brigade) đã than thở về việc Washington do dự cho phép Kyiv sử dụng tên lửa phương Tây để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga. Continue reading “Thời khắc đen tối nhất của Ukraine”

Thế giới hôm nay: 08/10/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi các nhà lãnh đạo thế giới kỷ niệm vụ tấn công ngày 7 tháng 10, giao tranh tiếp tục nổ ra dữ dội trong khu vực. Cả HamasHezbollah đều bắn tên lửa về phía Israel, bên tiếp tục tấn công miền nam Lebanon và dải Gaza. Israel cho biết họ sẽ sớm lên kế hoạch tấn công Hezbollah từ biển, cảnh báo người dân miền nam Lebanon tránh xa các bãi biển gần đó. Houthi, một nhóm phiến quân Yemen, đã nhận trách nhiệm cho hai tên lửa bắn về phía Israel, mà Tel Aviv cho biết đã chặn được.

Victor Rambros và Gary Ruvkin giành giải Nobel y sinh cho khám phá của họ về micro-RNA và “vai trò của nó trong quá trình điều hòa gen sau phiên mã.” Hội đồng Nobel của Viện Karolinska tại Stockholm cho biết micro-RNA rất quan trọng “đối với cách các sinh vật phát triển và hoạt động.” Hai nhà khoa học Mỹ sẽ cùng chia nhau giải thưởng trị giá 11 triệu SKr (1,1 triệu đô la). Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/10/2024”

Tập Cận Bình đưa tân thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba vào thế khó ngoại giao

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi Jinping has Shigeru Ishiba walking a diplomatic tightrope,” Nikkei Asia, 03/10/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tân Thủ tướng Nhật Bản nhậm chức trong bối cảnh các doanh nghiệp lo ngại về an toàn ở Trung Quốc.

Một sự kiện đã xảy ra vào đêm trước cuộc bầu cử để tìm ra lãnh đạo Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật Bản vào ngày 27/09, khi Shigeru Ishiba giành chiến thắng ngoạn mục.

Sự kiện này diễn ra tại buổi tiệc chiêu đãi do Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức tại một khách sạn ở Tokyo để kỷ niệm 75 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Continue reading “Tập Cận Bình đưa tân thủ tướng Nhật Shigeru Ishiba vào thế khó ngoại giao”

Cuộc đua AI ở Đông Nam Á

Nguồn: Sarosh Nagar và Sergio Imparato, “The Global AI Market No One Is Watching,” The Diplomat, 28/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao thế giới nên chú ý đến cuộc đua AI ở Đông Nam Á?

Bản báo cáo mới được công bố gần đây của Liên Hiệp Quốc đã thúc đẩy sự quan tâm ngày càng tăng của thế giới đối với trí tuệ nhân tạo (AI). Hầu hết sự chú ý toàn cầu đối với AI đều đang đổ dồn vào Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia với nhiều nhà phát triển mô hình nền tảng hàng đầu thế giới. Một số khu vực khác cũng nhận được sự chú ý đáng kể – từ Đạo luật AI của Châu Âu, đến các nỗ lực của Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất nhằm thu hút các công ty khởi nghiệp mới đến Vùng Vịnh. Continue reading “Cuộc đua AI ở Đông Nam Á”

Thế giới hôm nay: 07/10/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Israel tiếp tục không kích Beirut, thủ đô của Lebanon, trong đêm. Hôm thứ Bảy, Hamas cho biết không kích của Israel vào một trại tị nạn ở miền bắc Lebanon đã giết chết Saeed Atallah Ali, một trong những chỉ huy của nhóm. Israel tuyên bố đã tấn công khoảng 2.000 mục tiêu của Hezbollah ở miền nam Lebanon, dù điều này không ngăn được các lực lượng do Iran hậu thuẫn bắn trả. Lực lượng Israel cũng đã tấn công một nhà thờ Hồi giáo ở thị trấn Deir al-Balah miền bắc Gaza, giết chết ít nhất 19 người, theo chính quyền Palestine.

Khi đến thăm Kyiv, bộ trưởng quốc phòng Hà Lan Ruben Brekelmans đã cam kết tài trợ 400 triệu euro (440 triệu đô la) cho việc phát triển chương trình máy bay không người lái của Ukraine. Ông cũng hứa cung cấp thêm máy bay chiến đấu F-16 trong những tháng tới. Cam kết này được đưa ra vào thời điểm quan trọng – những nỗ lực đẩy lùi quân Nga đã dừng lại, và chiến trường đã trở thành một cuộc chiến tiêu hao, gây ra mệt mỏi cho người Ukraine và các đồng minh của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/10/2024”

Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công

Nguồn: Daniel Mattingly, “China’s Soft Sell of Autocracy Is Working,” Foreign Affairs, 25/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Còn những nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy nền dân chủ lại đang thất bại.

Hàng chục năm qua, người Mỹ đã thúc đẩy nền dân chủ trên toàn cầu. Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc, một câu hỏi đã nảy sinh: Liệu Bắc Kinh có đang cố gắng xuất khẩu hệ thống chính trị chuyên chế của mình theo cách tương tự hay không? Không, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố. “Chúng tôi không tìm cách ‘xuất khẩu’ mô hình Trung Quốc,” ông nói với một hội đồng các nhà lãnh đạo thế giới vào năm 2017, “chúng tôi cũng không muốn các quốc gia khác ‘sao chép’ cách làm việc của chúng tôi.” Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm nếu nghĩ rằng Bắc Kinh không tìm cách định hình dư luận toàn cầu có lợi cho hệ thống chính trị của Trung Quốc. Những nỗ lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhằm thúc đẩy chế độ chuyên chế đơn giản là không rõ ràng như những nỗ lực bán hàng cứng (hard sell) của Mỹ nhằm xuất khẩu dân chủ; thay vào đó, ĐCSTQ đang bán hàng mềm (soft sell) để quảng bá chế độ chuyên chế. Continue reading “Chiến dịch quảng bá chế độ chuyên chế của Trung Quốc đang thành công”

06/10/1996: Bill Clinton tranh luận với Bob Dole

Nguồn: Bill Clinton debates Bob Dole, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, Tổng thống Dân chủ Bill Clinton đã đối mặt với đối thủ Cộng hòa của mình, Thượng nghị sĩ Bob Dole từ Kansas, trong cuộc tranh luận đầu tiên của chiến dịch tranh cử tổng thống năm đó.

Cuộc tranh luận – diễn ra tại Hartford, Connecticut, và được điều phối bởi Jim Lehrer của đài PBS – đã tạo cơ hội cho các ứng cử viên đưa ra quan điểm của họ về giáo dục, nền kinh tế, Medicare, và cắt giảm thuế. Clinton đã nhận công cho việc cải thiện nền kinh tế và cắt giảm thâm hụt ngân sách mà ông thừa hưởng từ George H.W. Bush khi ông nhậm chức tổng thống vào năm 1992. Trong khi đó, Dole thách thức cách tiếp cận “tùy cơ ứng biến” của Clinton đối với các vấn đề đối ngoại, thách thức thành tích của tổng thống về tội phạm và chi tiêu, đồng thời đề xuất khoản cắt giảm thuế khổng lồ hơn 550 tỷ đô la. Continue reading “06/10/1996: Bill Clinton tranh luận với Bob Dole”

Đằng sau tuyên bố ủng hộ Iran của Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “China Says It Backs Iran. Does It,” Foreign Policy, 01/10/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Trong bối cảnh xung đột leo thang ở Trung Đông, sự ủng hộ tinh thần của Bắc Kinh dành cho Tehran dường như không có mấy ý nghĩa.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ tinh thần đối với Iran trong bối cảnh xung đột leo thang ở Trung Đông; các quan chức quốc phòng Mỹ cho biết một mẫu tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc đã bị chìm hồi mùa hè; và thị trường chứng khoán Trung Quốc chứng kiến sự tăng vọt nhờ tin tức về gói kích thích kinh tế. Continue reading “Đằng sau tuyên bố ủng hộ Iran của Trung Quốc”

05/10/1978: Isaac Singer giành giải Nobel Văn học

Nguồn: Isaac Singer wins Nobel Prize in Literature, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, nhà văn Isaac Bashevis Singer đã giành giải Nobel Văn học. Ông sáng tác bằng tiếng Yiddish về cuộc sống của người Do Thái ở Ba Lan và Mỹ, và các bản dịch tác phẩm của ông đã trở nên nổi tiếng ở Mỹ cũng như trong cộng đồng Do Thái.

Singer sinh ra ở Ba Lan vào năm 1904 trong một gia đình có truyền thống làm giáo sĩ Do Thái giáo Hasidim. Ông theo học tại Warsaw Rabbinical Seminar (Trường Giáo sĩ Warsaw), và sau khi được truyền cảm hứng từ người anh trai Joshua, cũng là một nhà văn, ông bắt đầu viết những câu chuyện và tiểu thuyết của riêng mình. Ông đã xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tay, Satan in Goray, tại Ba Lan vào năm 1935. Continue reading “05/10/1978: Isaac Singer giành giải Nobel Văn học”

Đánh giá cuộc tranh luận phó tổng thống giữa JD Vance và Tim Walz

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Tối ngày 1/10, cuộc tranh luận phó tổng thống Mỹ duy nhất trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 đã diễn ra trên kênh truyền hình CBS. Hai ứng cử viên, JD Vance (Đảng Cộng hoà) và Tim Walz (Đảng Dân chủ), đã dành ra 90 phút để tranh luận về các vấn đề đang được cử tri Mỹ quan tâm nhất.

Bầu không khí ôn hoà của cuộc tranh luận này khiến nhiều người xem cảm thấy ngạc nhiên khi xét về bối cảnh chia rẽ của nước Mỹ, đặc biệt nếu so sánh với cuộc “đối đầu” nảy lửa giữa Donald Trump và Kamala Harris cách đây chưa đầy một tháng. Có lẽ là một trong những cuộc tranh luận văn minh và lịch sự nhất mà người dân Mỹ chứng kiến trong hơn 10 năm qua. Cả hai ứng cử viên đều tập trung giải thích rõ ràng quan điểm và chính sách của Trump và Harris, dẫn đến một cuộc đối thoại phần lớn dựa trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Continue reading “Đánh giá cuộc tranh luận phó tổng thống giữa JD Vance và Tim Walz”