Thế giới hôm nay: 26/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tới nay đã có hơn 80.000 người được Mỹ và đồng minh sơ tán khỏi Afghanistan, ngay trước thềm thời hạn 31/8 mà Tổng thống Joe Biden muốn tuân thủ. Song cam kết rút quân của ông phụ thuộc vào việc Taliban có đảm bảo người dân được tiếp cận sân bay Kabul hay không. Ông Biden đã chỉ đạo cấp dưới soạn thảo các kế hoạch dự phòng nếu tình hình thay đổi.

Các cơ quan tình báo Mỹ được cho là đã không thể đưa ra kết luận cụ thể về nguồn gốc covid-19 trong báo cáo mật cho Tổng thống Joe Biden. Việc Trung Quốc từ chối chia sẻ dữ liệu đã gây khó cho quá trình điều tra nguồn gốc virus — bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm Vũ Hán hay lây lan từ động vật. Trung Quốc nói báo cáo này không hề nhằm phục vụ khoa học, mà chỉ mang tính chính trị. Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/08/2021”

Henry Kissinger lý giải thất bại của Mỹ ở Afghanistan

Nguồn:Henry Kissinger on why America failed in Afghanistan”, The Economist, 25/08/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Việc Taliban tiếp quản Afghanistan khiến người ta quan tâm trước mắt tới tình trạng của hàng chục nghìn người Mỹ, đồng minh và người Afghanistan bị mắc kẹt trên khắp đất nước này. Việc giải cứu họ nên là ưu tiên khẩn cấp của chúng ta. Tuy nhiên, mối quan tâm cơ bản hơn, là Mỹ đã đi đến việc rút quân như thế nào, trong một quyết định được đưa ra mà không đi kèm nhiều cảnh báo, hay có sự tham khảo ý kiến với các đồng minh, hoặc những người có liên quan trực tiếp nhất, trong 20 năm hy sinh đã qua. Và tại sao thách thức cơ bản ở Afghanistan lại được định hình và trình bày trước công chúng như là sự lựa chọn giữa kiểm soát hoàn toàn hay rút quân hoàn toàn khỏi Afghanistan. Continue reading “Henry Kissinger lý giải thất bại của Mỹ ở Afghanistan”

Thế giới hôm nay: 25/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Taliban nói người Afghanistan không nên đến sân bay Kabul để được sơ tán bởi các nước phương Tây vì ở đó đang rất hỗn loạn. Phát ngôn viên của nhóm cũng yêu cầu Mỹ không khuyến khích người dân rời đất nước, vì Afghanistan cần “tài năng của họ”. Trong khi đó, xuất hiện thông tin cho thấy giám đốc CIA William Burns đã gặp Abdul Ghani Baradar, thủ lĩnh trên thực tế của Taliban, hôm thứ Hai ở Kabul. Đây là cuộc gặp ngoại giao cấp cao nhất giữa Mỹ và Taliban kể từ khi nhóm này chiếm được thủ đô hồi đầu tháng, có lẽ để thảo luận xem quân đội Mỹ có thể ở lại Afghanistan sau ngày 31/8 hay không. Tổng thống Joe Biden đang chịu áp lực rất lớn, yêu cầu ông kéo dài thời hạn sơ tán.

Enrique Tarrio, thủ lĩnh nhóm cực hữu Proud Boys ở Mỹ, bị kết án hơn 5 tháng tù giam. Ông này bị kết tội vì đốt lá cờ Black Lives Matter giật đổ từ một nhà thờ da đen lâu đời ở Washington, DC vào năm ngoái, và vì tàng trữ các băng đạn sát thương lớn vài ngày trước vụ nổi loạn ở Điện Capitol ngày 6 tháng 1. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/08/2021”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung tuần tháng 6 năm 1950, Phó Tư lệnh Quân khu Tây Nam kiêm Tư lệnh Binh đoàn 4, Trần Canh [陈赓 Chen Geng, 1903-1961], nhận được điện báo từ Trung ương, ra lệnh cho ông thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc sang Việt Nam giúp bộ đội Việt Nam tổ chức và thực thi chiến dịch biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Trong bức điện gửi Trần Canh ngày 18/6/1950, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc viết: Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 13)”

24/08/1821: Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Mexico

Nguồn: Spain accepts Mexican independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1821, 11 năm sau khi Chiến tranh Giành Độc lập Mexico bùng nổ, Quan Tổng trấn đại diện Tây Ban Nha Juan de O’Donojú đã ký Hiệp ước Córdoba, thông qua kế hoạch đưa Mexico trở thành một chế độ quân chủ lập hiến độc lập.

Đầu thế kỷ 19, việc Napoléon chiếm Tây Ban Nha đã khiến nhiều cuộc nổi dậy nổ ra trên khắp các thuộc địa châu Mỹ của Tây Ban Nha. Ngày 16/09/1810, Miguel Hidalgo y Costilla, một linh mục Công giáo, đã trở thành người phát động Chiến tranh Giành Độc lập Mexico khi ban hành cuốn sách Grito de Dolores (Khóc cho Doroles – trong đó Dolores ám chỉ thị trấn Dolores, Mexico). Tác phẩm mang tính cách mạng này kêu gọi chấm dứt chế độ cai trị của Tây Ban Nha ở Mexico, phân chia lại đất đai và bình đẳng chủng tộc. Continue reading “24/08/1821: Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Mexico”

Thế giới hôm nay: 24/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

FDA Hoa Kỳ đã cấp phép đầy đủ cho vắc-xin covid-19 của Pfizer-BioNTech dành cho người từ 16 tuổi trở lên. Việc cấp phép này có thể giúp đẩy mạnh tiến trình bắt buộc tiêm vắc-xin ở các công ty, trường đại học và chính quyền địa phương. Nó cũng có thể giúp thuyết phục khoảng 85 triệu người Mỹ đủ điều kiện hiện vẫn chưa tiêm. Cho đến gần đây vắc-xin chỉ được cấp phép cho tình huống khẩn cấp.

Các lực lượng Mỹ và phương Tây phải rời Afghanistan trước ngày 31 tháng 8. Một phát ngôn viên Taliban cho biết thời hạn sơ tán này là “lằn ranh đỏ”. Hàng nghìn người Afghanistan đang tìm đường chạy trốn Taliban, trong đó sân bay Kabul, hiện được Taliban giữ an ninh ở bên ngoài, là lối thoát duy nhất của nhiều người. Một lính gác người Afghanistan đã thiệt mạng trong một cuộc đấu súng giữa các tay súng chưa xác định danh tính, lính gác Afghanistan và lực lượng an ninh phương Tây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/08/2021”

Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông

Nguồn: Bonnie S. Glaser & Gregory Poling, “China’s Power Grab in the South China Sea”, Foreign Affairs, 20/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hoa Kỳ phải đối mặt với một bài toán hóc búa ở Biển Đông: Trung Quốc đang thay đổi mạnh mẽ hiện trạng trên biển theo hướng có lợi cho mình. Nhưng kể từ năm 2016, các quốc gia Đông Nam Á, những nước có quyền lợi hợp pháp đang bị chà đạp, lại miễn cưỡng trong việc chống lại Bắc Kinh.

Hoa Kỳ và các nước cùng chí hướng không thể thay đổi hành vi trên biển của Trung Quốc nếu không có sự tham gia tích cực của các bên tranh chấp thuộc khu vực này. Tuy nhiên, ở phần lớn Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, giới tinh hoa và công chúng đánh giá cam kết của Washington đối với khu vực một phần dựa vào việc liệu Mỹ có giúp họ bảo vệ các quyền lợi trên biển hay không. Continue reading “Trung Quốc cướp đoạt quyền lực ở Biển Đông”

Thế giới hôm nay: 23/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Taliban được cho là đã nhận trách nhiệm kiểm soát đám đông bên ngoài sân bay Kabul ở Afghanistan. Nhân chứng cho biết họ đã bắn chỉ thiên và buộc đám đông phải xếp hàng trật tự. Khung cảnh bên ngoài sân bay – nơi đang được quân đội Mỹ, Anh và NATO quản lý – rơi vào hỗn loạn trong nhiều ngày qua khi hàng nghìn người tuyệt vọng tìm chuyến bay di tản. Bộ Quốc phòng Anh ước tính có bảy thường dân Afghanistan đã thiệt mạng hôm thứ Bảy, còn từ Chủ nhật tuần trước là ít nhất 20 người. Một số nước đang nỗ lực sơ tán công dân của họ và người Afghanistan có thị thực.

Lầu Năm Góc thông báo 18 máy bay của sáu hãng hàng không sẽ đưa người Afghanistan sơ tán khỏi các căn cứ quân sự ở Đức, Qatar và Bahrain tới các nước thứ ba, nhằm hỗ trợ các máy bay quân sự để giúp đưa thêm người dân ra khỏi Afghanistan. Đây là lần thứ ba bộ quốc phòng Mỹ kích hoạt đội Không quân Dự bị Dân sự, một chương trình trưng dụng máy bay thương mại để tăng cường khả năng không vận của Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/08/2021”

Tại sao Việt Nam nên thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ?

Tác giả: Đỗ Thiện phỏng vấn Lê Hồng Hiệp

Ngày mai (24-8), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris dự kiến sẽ rời Singapore và đến thăm Việt Nam theo chương trình công du châu Á kéo dài khoảng một tuần. TS Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute, Singapore), nhận định: Quan hệ Việt Nam và Mỹ đang vào giai đoạn thuận lợi nhất trong vòng hơn hai thập niên qua. Đây là nền tảng quan trọng để cả hai nghiên cứu thúc đẩy mối quan hệ song phương lên tầm cao mới trong tương lai. Continue reading “Tại sao Việt Nam nên thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược với Mỹ?”

Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)

Tác giả: Tiền Giang (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Bài nói của Mao Trạch Đông với đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc (ngày 27/6/1950)

“Thưa các đồng chí, lần này mọi người đi làm cố vấn, đây là một việc lớn và mới. Đây là lần đầu tiên Đảng, Nhà nước và quân đội ta phái một đoàn Cố vấn ra nước ngoài, việc này có ý nghĩa lớn, là vinh dự của chúng ta. Các đồng chí sẽ đi làm một nhiệm vụ rất quan trọng, rất khó khăn. Mong sao mọi người sẽ đạt được thành tích tốt, thu được kinh nghiệm tốt. Sau này, trong quá trình xây dựng đất nước và quân đội, cùng với sự biến đổi tình hình quốc tế, chúng ta có thể còn phái nhiều cố vấn ra nước ngoài, giúp đỡ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc và quốc gia bị áp bức. Đây là vấn đề của chủ nghĩa quốc tế, là nghĩa vụ của người cộng sản. Trên thế giới còn có nhiều nước bị áp bức, bị xâm lược, họ đang ở dưới gót sắt của bè lũ đế quốc. Chúng ta không những phải đồng tình với họ mà còn phải giơ hai tay viện trợ họ. Continue reading “Việt Nam Mật Chiến (Phần 12)”

22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô

Nguồn: Czechs protest against Soviet invasion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trên khắp các đường phố ở Praha và tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Thành phố New York, người Tiệp Khắc đã biểu tình phản đối việc Liên Xô xâm lược đất nước họ. Các cuộc biểu tình này nhằm nhấn mạnh sự tàn bạo của hành động xâm lược, đồng thời kêu gọi toàn thế giới cùng nhau lên án Liên Xô.

Ngày 21/08/1968, hơn 200.000 quân thuộc khối Hiệp ước Warsaw đã tràn sang Tiệp Khắc nhằm trấn áp những cải cách dân chủ và thị trường tự do do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Alexander Dubcek, đề xuất. Đàm phán giữa Dubcek và các nhà lãnh đạo của khối Liên Xô đã không thuyết phục được người đứng đầu Tiệp Khắc từ bỏ cương lĩnh cải cách của mình. Continue reading “22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô”

Minh Thái Tông hỏi tội 6 điều, mượn cớ xâm lăng An Nam

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vào năm Hồng Vũ thứ 31 [1398], Minh Thái Tổ mất, trải qua 3 năm loạn lạc tranh giành ngôi báu dưới thời Kiến Văn, đến năm 1402, Yên vương tự lập làm Vua, miếu hiệu là Thái Tông; sau đến đời Gia Tĩnh lại được truy tặng là Minh Thành Tổ. Sau khi lên ngôi, vào ngày 3/10/1402, ban chiếu báo tin cho các nước lân bang như sau:

Ngày 7 tháng 9 năm Hồng Vũ thứ 35 [3/10/1402]. Sai sứ mang chiếu chỉ về việc lên ngôi cho các nước An Nam, Tiêm La, Trảo Oa, Lưu Cầu,[1] Nhật Bản, Tây Dương,[2] Tô Môn Đáp Thứ [Sumatra], Chiêm Thành. Thiên tử dụ các quan bộ Lễ rằng: Continue reading “Minh Thái Tông hỏi tội 6 điều, mượn cớ xâm lăng An Nam”

21/08/1863: Thảm sát ở Kansas trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Guerillas massacre residents of Lawrence, Kansas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, chiến tranh du kích ác liệt ở Missouri đã tràn sang Kansas và dẫn đến một trong những hành động bạo lực kinh hoàng nhất trong Nội chiến Mỹ khi 150 người đàn ông ở thị trấn theo chủ nghĩa bãi nô Lawrence bị sát hại trong một cuộc đột kích của lính miền Nam.

Nội chiến diễn ra ở Kansas và Missouri theo một hình thức rất khác so với phần còn lại của nước Mỹ. Có rất ít quân đội chính quy hoạt động tại đây; thay vào đó, các đảng phái tấn công lẫn nhau và tấn công cả thường dân. Xung đột bắt nguồn từ năm 1854, khi biên giới Kansas-Missouri trở thành “khởi điểm” của căng thẳng về chế độ nô lệ. Continue reading “21/08/1863: Thảm sát ở Kansas trong Nội chiến Mỹ”

Nhật ký Bắc Kinh (01/03/21): Tại sao TQ tôn vinh Hoa Quốc Phong?

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 03/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi chạy dọc một con đường gần Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở Đảng Cộng sản Trung Quốc, tôi vô tình bắt gặp một cánh cổng lớn. Theo bảng chỉ dẫn, đây là cổng dẫn vào khu Liwangfu (Lí Vượng Phúc), một trong những di sản văn hóa quan trọng của thành phố. Người ta tin công trình này từng là dinh thự được xây bởi thân thích của các hoàng đế nhà Minh và Thanh.

Liwangfu không mở cửa cho công chúng. Khi nhìn vào, tôi thấy một nhóm binh sĩ đang xếp hàng.

Tôi dừng lại ở đó vì từng nghe nói Hoa Quốc Phong, người được Mao Trạch Đông chỉ định kế vị, đã sống ở đây cho đến khi qua đời vào năm 2008 ở tuổi 87. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/03/21): Tại sao TQ tôn vinh Hoa Quốc Phong?”

Thế giới hôm nay: 20/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người biểu tình đã xuống đường ở một số thành phố với cờ quốc gia Afghanistan trong tay để phản đối Taliban. Những người chứng kiến cho biết các tay súng Taliban đã bắn vào đám đông ở thành phố Asadabad, tương tự như vụ trước đó ở Jalalabad vốn khiến ba người thiệt mạng. Ngoài ra, cũng có tin cho thấy Taliban ngăn cản người dân, bao gồm những người có thị thực, đến sân bay Kabul, nơi đang chìm trong hỗn loạn khi người dân Afghanistan tìm cách bỏ chạy khỏi đất nước. Một quan chức Taliban nói với Reuters rằng kể từ Chủ nhật đã có 12 người chết tại sân bay.

Ashraf Ghani đến UAE và nói ông đang đàm phán để trở lại Afghanistan, nơi ông vẫn còn là tổng thống về mặt lý thuyết. Ông phủ nhận mang theo nhiều tiền khi bỏ trốn. Mỹ đã chặn Taliban rút tiền dự trữ của IMF, bao gồm khoảng 450 triệu đô la “quyền rút vốn đặc biệt” —một loại chứng chỉ có thể đổi lấy đô la – mà theo lịch sẽ được giao cho chính phủ ông Ghani vào tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/08/2021”

Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?

Nguồn: David Hutt, “Afghan retreat enables full US ‘pivot’ to Asia”, Asia Times, 19/08/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thời gian sẽ trả lời việc Mỹ đột ngột từ bỏ Afghanistan sau gần 20 năm cam kết có phải là một thời điểm mang tính quyết định trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden hay không.

Nhưng trong khi các nhà phân tích và bình luận cho rằng động thái này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Mỹ trong ngắn hạn, có lý do chính đáng để tin rằng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các mục tiêu dài hạn và mối quan hệ của Washington ở các khu vực cốt lõi hơn đối với lợi ích chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Đông Nam Á , một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Quốc. Continue reading “Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?”

19/08/1960: Phi công Mỹ Francis Gary Powers bị kết án ở Liên Xô

Nguồn: Captured U.S. spy pilot sentenced in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tại Liên Xô, phi công do thám người Mỹ, Francis Gary Powers, người bị bắt giữ cùng chiếc U-2 của mình, đã bị kết án 10 năm tù sau khi thừa nhận là gián điệp.

Ngày 01/05/1960, Powers cất cánh từ Pakistan, cầm lái chiếc máy bay trinh sát tầm cao Lockheed U-2 cực kỳ tối tân. Là phi công của CIA, ông được giao nhiệm vụ bay qua khoảng 2.000 dặm trên bầu trời Liên Xô đến sân bay quân sự BodØ ở Na Uy, thu thập thông tin tình báo dọc đường đi. Nhưng chỉ mới đi được nửa chặng đường, Powers đã bị Liên Xô bắn hạ, ngay tại Sverdlovsk trên dãy núi Ural. Ông may mắn sống sót sau cú nhảy dù ở độ cao 4500m, nhưng đã bị chính quyền Liên Xô bắt giữ ngay lập tức. Continue reading “19/08/1960: Phi công Mỹ Francis Gary Powers bị kết án ở Liên Xô”

Thế giới hôm nay: 19/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lời hứa của Taliban rằng Afghanistan không còn là “chiến trường xung đột” trở nên mong manh hơn bao giờ hết khi ba người bị bắn chết trong một cuộc biểu tình ở thành phố Jalalabad miền đông, theo Reuters. Ngoài ra có ghi nhận về các cuộc biểu tình khác trên khắp đất nước. Trong khi đó, hỗn loạn tiếp diễn tại sân bay Kabul khi người dân Afghanistan tranh nhau lên các chuyến bay di tản bằng máy bay quân sự của phương Tây.

Tập Cận Bình kêu gọi áp quy định chặt chẽ hơn đối với người thu nhập cao, đặc biệt những người có liên hệ với các công ty công nghệ, trong động thái mới nhất nhằm thắt chặt quyền kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc lên nền kinh tế đất nước. Chủ tịch Trung Quốc hứa sẽ buộc người giàu “đóng góp cho xã hội” và tăng thu nhập của người thu nhập thấp. Hiện tại 20% dân số dưới đáy xã hội Trung Quốc có thu nhập chỉ bằng 10% thu nhập của 20% dân số thuộc nhóm thu nhập cao nhất. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/08/2021”

Người lính Nhật cuối cùng đầu hàng

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đầu tháng 2 năm 1974, một du khách Nhật Bản khi đang thám hiểm trên đảo Lubang ở Philippines bất ngờ phát hiện ra một người lính Nhật còn sống sót từ Đại chiến Thế giới lần thứ hai – trung úy Hiroo Onoda.

Sáng hôm ấy, khi du khách trẻ người Nhật Norio Suzuki đi sâu vào rừng rậm nhiệt đới để thám hiểm, anh chợt nhìn thấy một quái vật hình dạng người, râu tóc xồm xoàm, mình đầy vỏ cây đang ngồi ngấu nghiến ăn quả dại trên cành cây. Suzuki sợ quá nhảy thót lên. Quái vật nhìn thấy anh cũng vội trèo lên cao. Nhìn thấy động tác trèo cây của nó không giống động tác của loài khỉ, Suzuki đoán ra đây là người. Anh vội lại gần và hét to bằng tiếng Nhật: “Ai thế? Đừng sợ, tôi không làm hại ai đâu!” Suzuki bỗng nghe thấy quái vật kia hỏi lại cũng bằng tiếng Nhật: “Anh là người Nhật Bản hả?” Mừng quá, Suzuki thét to: “Tôi là người Nhật sang đây du lịch. Tại sao anh cũng biết tiếng Nhật? Anh là người nước nào?” Continue reading “Người lính Nhật cuối cùng đầu hàng”

Thế giới hôm nay: 18/08/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong cuộc họp báo đầu tiên sau khi chiếm Kabul, Taliban tuyên bố đã “giải phóng” Afghanistan và nơi đây sẽ không còn là “chiến trường xung đột.” Họ cam kết tôn trọng quyền phụ nữ “trong khuôn khổ Sharia [luật Hồi giáo]”, và các nhà báo sẽ “được độc lập” miễn không “đi ngược lại các giá trị quốc gia”. Nhóm này cũng cho biết mong muốn xây dựng “quan hệ tốt đẹp” với các quốc gia khác. Trước đó, Taliban đã ân xá cho những người từng làm việc cho chính phủ cũ. Thủ lĩnh trên thực tế Abdul Ghani Baradar đã có lần đầu tiên về nước sau hơn một thập niên; ông về Kandahar, nơi khai sinh ra Taliban.

BHP công bố kế hoạch rút khỏi Sở Giao dịch Chứng khoán London, và thay vào đó chỉ niêm yết ở Sydney. Công ty Anh-Úc này từ lâu đã bị nhà đầu tư gây áp lực buộc từ bỏ niêm yết kép nhằm tăng lợi nhuận và tận dụng ưu đãi thuế của Úc. LSE sẽ rất nhớ BHP, vì hãng này có vốn hóa thị trường thuộc hàng lớn nhất chỉ số FTSE 100. Dù vậy công ty vẫn tiếp tục niêm yết thứ cấp ở London. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/08/2021”