Thế giới hôm nay: 25/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Microsoft công bố Windows 11, đợt nâng cấp lớn nhất kể từ sau Windows 10 hồi năm 2015. Gã khổng lồ phần mềm Mỹ tuyên bố hệ điều hành “thế hệ tiếp theo” của họ sẽ tốt hơn cho làm việc từ xa, an toàn hơn và trực quan hơn cho người dùng. Vào tuần tới sẽ có phiên bản xem trước cho các nhà phát triển ứng dụng, và phát hành ra công chúng từ cuối năm nay.

Tổng thống Joe Biden đạt được thỏa thuận về dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 579 tỷ đô la với một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng. Gói này nhỏ hơn nhiều so với đề xuất ban đầu của ông Biden, và bỏ qua nhiều mong muốn của phe tiến bộ, nhưng ít nhất nó có thể tạo ra đồng thuận. Tiếp theo nó sẽ được trình lên Quốc hội, và hai bên hứa hẹn tranh cãi nhau đến từng chi tiết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/06/2021”

Ba bí quyết ‘trường thọ’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Nguồn: China’s Communist Party at 100: the secret of its longevity”, The Economist, 26/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 7, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của mình. Đảng luôn tự gọi mình là “vĩ đại, vinh quang và đúng đắn”. Và khi bắt đầu thế kỷ thứ hai, đảng có lý do chính đáng để tự hào. Đảng không chỉ tồn tại lâu hơn nhiều so với dự đoán của nhiều nhà phê bình; mà thậm chí còn tỏ ra ngày càng mạnh hơn. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, nhiều chuyên gia đã nghĩ rằng Trung Quốc cũng sẽ sụp đổ theo. Để biết họ đã nhận định sai như thế nào, hãy xem việc Tổng thống Joe Biden đã tuyên bố tại một hội nghị thượng đỉnh vào ngày 13 tháng 6 vừa qua rằng không chỉ Mỹ mâu thuẫn với Trung Quốc, mà phần lớn thế giới nghi ngờ “liệu ​​các nền dân chủ có thể cạnh tranh [được với Trung Quốc] hay không ”.

Một đảng đã cai trị Trung Quốc trong 72 năm mà không có sự trao quyền của cử tri. Đó không phải là một kỷ lục thế giới. Lenin và những người thừa kế đã nắm giữ quyền lực ở Moskva lâu hơn một chút, tương tự là Đảng Lao động ở Triều Tiên. Nhưng không có chế độ độc tài nào khác có thể chuyển mình từ một chế độ đói kém như Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, với công nghệ và cơ sở hạ tầng tiên tiến khiến những con đường và hệ thống đường sắt sắt ọp ẹp của Mỹ phải xấu hổ. Những người cộng sản Trung Quốc đã trở thành những nhà độc tài thành công nhất thế giới. Continue reading “Ba bí quyết ‘trường thọ’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc”

24/06/1675: Chiến tranh Vua Philip bắt đầu

Nguồn: King Philip’s War begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1675, tại thuộc địa New England, Chiến tranh Vua Philip (King Philip’s War) bắt đầu khi một nhóm chiến binh Wampanoag đột kích vào khu định cư Swansea, Massachusetts, và tàn sát những cư dân Anh sinh sống ở đó.

Đầu thập niên 1670, nền hòa bình kéo dài 50 năm giữa thuộc địa Plymouth và thổ dân Wampanoag bản địa bắt đầu xấu đi khi sự mở rộng nhanh chóng của những người định cư đã buộc phía bộ tộc phải bán đất. Đối mặt với sự thù địch ngày càng tăng của người bản địa, người Anh đã đến gặp Vua Philip, tù trưởng của người Wampanoag, và yêu cầu lực lượng của ông đầu hàng. Phía Wampanoag đồng ý, nhưng đến năm 1675, một người Mỹ bản địa theo đạo Thiên Chúa, người đang cung cấp thông tin cho phía Anh, bị sát hại, và ba người Wampanoag đã bị kết án và xử tử sau đó. Continue reading “24/06/1675: Chiến tranh Vua Philip bắt đầu”

Thế giới hôm nay: 24/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Anh bác bỏ thông tin cho thấy hải quân Nga bắn cảnh cáo gần một tàu khu trục Anh. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố họ đã thả ngư lôi và bắn đạn thật gần tàu HMS Defender, với cáo buộc xâm nhập vùng biển Nga ở Biển Đen. Đáp lại, Bộ Quốc phòng Anh nói con tàu đi trong vùng biển Ukraine; và đã được thông báo về một cuộc tập trận có kế hoạch từ trước của Nga ở gần đó.

Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ tăng 11,8% trong quý đầu năm 2021 so với quý trước đó, lên 195,7 tỷ đô la. Nhập siêu cũng lên mức cao nhất 14 năm qua. Phục hồi kinh tế nhanh chóng đã cho phép người Mỹ chi tiêu nhiều hơn cho hàng hóa và dịch vụ từ nước ngoài. Song xuất khẩu giảm vì các nước phục hồi chậm hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 24/06/2021”

Nhật ký Bắc Kinh (01/02/21): Vương Kỳ Sơn và ‘ngân hàng trung ương đỏ’

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 02/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngày 1 tháng 2 là sinh nhật của “ngân hàng trung ương đỏ” của Trung Quốc. Cách đây 89 năm, Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, tiền thân của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc ngày nay, đã được thành lập ở Thụy Kim, tỉnh Giang Tây.

Ngân hàng được thành lập ba tháng sau khi người cha lập quốc Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập một “nhà nước” do nông dân nắm quyền vào tháng 11 năm 1931. Khi ấy có lẽ Mao nhận thấy nhà nước mới, Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, phải có đồng tiền mới.

Vì vậy ngay khi chính phủ lâm thời bắt đầu vận hành, Mao đã ra lệnh thành lập một ngân hàng trung ương phụ trách phát hành tiền. Em trai ông, Mao Trạch Dân, được giao làm thống đốc đầu tiên của Ngân hàng Quốc gia Cộng hòa Xô-viết Trung Hoa, với chỉ năm nhân viên trong những ngày đầu. Ngân hàng bắt đầu phát hành đồng tiền riêng, tiền thân của đồng Nhân dân tệ ngày nay. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (01/02/21): Vương Kỳ Sơn và ‘ngân hàng trung ương đỏ’”

Thế giới hôm nay: 23/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

EU mở một cuộc điều tra chống độc quyền chính thức về các cáo buộc Alphabet lạm dụng sức mạnh thị trường trong mảng quảng cáo-công nghệ. Đây là cuộc điều tra có phạm vi rộng nhất mà gã khổng lồ tìm kiếm Google phải đối mặt, và sẽ xem xét liệu hãng có ưu ái không công bằng cho bộ phận quảng cáo-công nghệ của mình bằng cách hạn chế quyền truy cập của các đối thủ cạnh tranh vào dữ liệu người dùng đi kèm gói dịch vụ do Google bán hay không.

Vatican đã viết thư cho đại sứ Ý tại Tòa thánh cảnh báo rằng một đạo luật đang đề xuất nhằm chống phân biệt đối xử và bạo lực với người LGBTQ sẽ đe dọa “quyền tự do tư tưởng” của nhà thờ. Dự luật này được đưa ra từ năm ngoái, với nỗ lực đưa Ý đến gần hơn với các tiêu chuẩn chống phân biệt đối xử ở châu Âu. Vatican cũng nói các trường Công giáo nên được miễn trừ ngày quốc gia chống kỳ thị đồng tính đang được đề xuất. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/06/2021”

Học giả Trung Quốc đề xuất ‘hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo’

Tác giả: Bạch Đồng Đông | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 29-30 tháng 5 năm 2021, Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải đăng cai tổ chức thành công “100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc: Hội nghị chuyên đề về Tầm nhìn thế giới và Tiếng nói toàn cầu” với sự góp mặt của nhiều chuyên gia đến từ các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu trong và ngoài Trung Quốc. Dưới đây là bài phát biểu của ông Bạch Đồng Đông – Giáo sư khoa Triết học thuộc Đại học Phúc Đán – tại diễn đàn phụ có tên “Tầm nhìn thế giới và Tiếng nói ngoại giao” trong khuôn khổ hội nghị này.

Luồng tư tưởng chủ đạo trong gần 100 năm trở lại đây cho rằng tiêu chí quan trọng nhất của một nhà nước hiện đại chính là hình thái quốc gia dân tộc. Khi Trung Quốc bại dưới tay phương Tây vào cuối thời nhà Thanh, Lương Khải Siêu nói rằng, Trung Quốc bị đánh bại bởi vì người Trung Quốc không có tinh thần ái quốc, người Trung Quốc tuy có khái niệm gia đình và thiên hạ nhưng không có khái niệm quốc gia. Điều này là do chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và đây cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự suy bại của Trung Quốc. Continue reading “Học giả Trung Quốc đề xuất ‘hệ thống Thiên hạ mới của Nho giáo’”

22/06/1783: Phiên tòa xét xử tàu buôn nô lệ Zong

Nguồn: Zong slave ship trial, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, trong phiên xét xử vụ Zong, một tàu buôn nô lệ, Chánh án Tòa Bench (tòa dân sự) ở London tuyên bố rằng vụ thảm sát nô lệ người châu Phi trên tàu chỉ “như thể ngựa bị ném đi.” Thủy thủ đoàn Zong đã ném ít nhất 142 nô lệ châu Phi xuống biển, nhưng câu hỏi đặt ra trước tòa không phải là ai đã thực hiện hành vi tàn bạo này, mà là liệu “món hàng” bị mất có được bảo hiểm hay không. Phiên tòa đã cho thấy sự kinh hoàng và vô nhân đạo của việc buôn bán nô lệ ở Đại Tây Dương, đồng thời dẫn tới một phong trào mới nhằm xóa bỏ nó.

Tàu Zong rời Accra vào tháng 08/1781, mang theo 442 người châu Phi bị bắt làm nô lệ, đưa họ đến các đồn điền thuộc địa ở Jamaica. Như thường thấy trên các tàu buôn nô lệ, Zong đã ở trong tình trạng quá tải, chở gấp đôi lượng người mà một con tàu cỡ lớn có thể vận chuyển một cách an toàn. Continue reading “22/06/1783: Phiên tòa xét xử tàu buôn nô lệ Zong”

Thế giới hôm nay: 22/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống đắc cử của Iran, Ebrahim Raisi, đã tỏ ra cứng rắn trong cuộc họp báo đầu tiên của ông kể từ khi giành chiến thắng trong một cuộc bầu cử có sắp đặt trước. Ông từ chối gặp Tổng thống Joe Biden và nói ông chỉ có thể tiếp tục đàm phán hạt nhân nếu điều đó có lợi cho “lợi ích quốc gia” của Iran. Song ông cũng đề cập đến khả năng nối lại quan hệ ngoại giao với Saudi Arabia sau 5 năm gián đoạn.

Tối đa 10.000 khán giả Nhật Bản sẽ được phép tham dự mỗi sự kiện tại Thế vận hội Tokyo năm nay, với điều kiện không vượt quá 50% sức chứa của địa điểm. Khán giả cũng sẽ phải nhỏ giọng và luôn đeo khẩu trang. Quyết định này được đưa ra bất chấp một báo cáo của các chuyên gia y tế Nhật Bản hồi tuần trước khuyến cáo rằng tổ chức không khán giả sẽ là lựa chọn “ít rủi ro nhất”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/06/2021”

Trung Quốc đã điều chỉnh mô hình phát triển Châu Á như thế nào?

Nguồn: Gideon Rachman, “How China broke the Asian model”, Financial Times, 21/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

“Ông thấy mô hình Trung Quốc có gì độc đáo?” Đó là câu hỏi mà một phóng viên truyền hình hỏi tôi trong chuyến thăm lần trước của tôi tới Bắc Kinh. Câu trả lời của tôi là tôi không nghĩ rằng có một mô hình kinh tế cụ thể nào của riêng Trung Quốc.

Có một mô hình phát triển Đông Á dựa trên công nghiệp hóa nhanh chóng và hướng vào xuất khẩu, được thực hiện tiên phong bởi Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Những gì Trung Quốc đã làm là theo đuổi mô hình tương tự – nhưng trên quy mô lớn. Tôi nói thêm rằng một trong những đổi mới thực sự của Trung Quốc là đất nước này đã không tự do hóa về mặt chính trị dù đã trở nên giàu có hơn. Điều này khiến Trung Quốc trở nên khác biệt so với Hàn Quốc và Đài Loan. Continue reading “Trung Quốc đã điều chỉnh mô hình phát triển Châu Á như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 21/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi vòng đầu tiên của cuộc bầu cử ở Pháp khép lại, các dấu hiệu ban đầu đang cho thấy tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu khá thấp. Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu của Marine Le Pen dù kỳ vọng thắng lớn trong kỳ bầu cử này nhưng lại thể hiện không tốt, một tin tốt lành cho phe trung hữu. Và đến vòng hai vào ngày 27 tháng 6, bỏ phiếu chiến thuật ​​sẽ còn làm giới hạn hơn nữa số vùng mà đảng bà Le Pen có thể thắng.

Trong khi đó cuộc bầu cử quốc hội Armenia cũng vừa khép lại, đánh dấu cuộc bỏ phiếu đầu tiên kể từ khi nước này bị Azerbaijan đánh bại trong cuộc xung đột Nagorno-Karabakh hồi năm ngoái. Armenia đã đồng ý nhượng lại phần lãnh thổ chiếm đóng xung quanh khu vực ly khai, theo thỏa thuận ngừng bắn bị người dân Armenia phản đối. Dù thắng trong cuộc bầu cử trước, song thủ tướng Nikol Pashinyan có thể sẽ thua lần này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/06/2021”

Rộ tin đồn Thứ trưởng An ninh Quốc gia TQ Đổng Kinh Vỹ đào tẩu sang Mỹ

Nguồn: Rumors of U.S. Secretly Harboring Top China Official Swirl”, Daily Beast, 17/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các phương tiện truyền thông và tài khoản Twitter chống cộng bằng tiếng Hoa tuần này đã gây xôn xao với tin đồn rằng Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Đổng Kinh Vỹ (Dong Jingwei) đã đào tẩu vào giữa tháng Hai vừa rồi, bay từ Hong Kong đến Hoa Kỳ cùng với con gái của ông, Đổng Dương (Dong Yang).

Đổng Kinh Vỹ được cho là đã cung cấp cho Hoa Kỳ thông tin về Viện Virus học Vũ Hán và làm thay đổi lập trường của chính quyền Biden về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

Đổng là, hoặc từng là, một quan chức lâu năm trong Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc (MSS), còn được gọi là Quốc An Bộ. Lý lịch công khai của ông cho thấy ông phụ trách các nỗ lực phản gián của Bộ, tức là bắt gián điệp, kể từ khi được thăng chức thứ trưởng vào tháng 4 năm 2018. Nếu những câu chuyện này là sự thật, Đổng sẽ là quan chức giữ chức vụ cao nhất trong lịch sử của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từng đào tẩu. Continue reading “Rộ tin đồn Thứ trưởng An ninh Quốc gia TQ Đổng Kinh Vỹ đào tẩu sang Mỹ”

20/06/1863: West Virginia gia nhập Liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: West Virginia enters the Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, trong Nội chiến Hoa Kỳ, West Virginia (Tây Virginia) được kết nạp vào Liên bang Hoa Kỳ với tư cách là bang thứ 35 của Mỹ, hoặc bang thứ 24 nếu xét đến việc ly khai của 11 bang miền Nam. Cùng ngày, Arthur Boreman nhậm chức thống đốc đầu tiên của bang này.

Việc định cư tại các vùng đất phía tây Virginia đã diễn ra từ từ trong thế kỷ 18, khi những người định cư dần vượt qua rào cản tự nhiên của Cao nguyên Allegheny. Khu vực này ngày càng trở nên quan trọng đối với chính quyền bang Virginia tại Richmond vào thế kỷ 19, nhưng sự phổ biến của các trang trại nhỏ và sự vắng mặt của chế độ nô lệ đã khiến phía tây trở nên xa cách với phía đông. Bởi vì nô lệ là một yếu tố được tính đến khi phân bổ đại diện, các chủ đồn điền giàu có ở phía đông đã chiếm ưu thế trong cơ quan lập pháp Virginia, và những yêu cầu của cư dân phía tây về mức thuế thấp hơn và phát triển cơ sở hạ tầng đã không được đáp ứng. Continue reading “20/06/1863: West Virginia gia nhập Liên bang Hoa Kỳ”

‘Hội nghị G-7 cuối cùng’: Biếm họa Trung Quốc chế nhạo Mỹ và đồng minh

Nguồn: Tsukasa Hadano, “‘Last G-7’: China revels in parody mocking US and allies”, Nikkei Asia, 16/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một con đại bàng đầu trắng ngồi ở giữa bàn đang biến giấy vệ sinh thành những tờ đô la trong khi một chú chó Akita không có ghế ngồi đang rót nước phóng xạ từ Fukushima cho những con thú khách mời khác uống.

Đây là một trong những chi tiết trong bức biếm họa dựa trên bức tranh nổi tiếng “Bữa tối cuối cùng” của danh họa Leonardo da Vinci nhằm chế nhạo những nỗ lực của nhóm G7 và Hoa Kỳ trong việc xây dựng một liên minh chống lại Trung Quốc.

Với tựa đề “The Last G-7” (Hội nghị G-7 cuối cùng), tác phẩm này đã lan truyền ở Trung Quốc vào cuối tuần này sau khi nó được đăng trên trang Sina Weibo trong lúc hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 đang diễn ra ở Anh, nơi mà câu hỏi về cách đối phó với Bắc Kinh được đưa ra nhiều lần trong chương trình nghị sự. Continue reading “‘Hội nghị G-7 cuối cùng’: Biếm họa Trung Quốc chế nhạo Mỹ và đồng minh”

Nhật ký Bắc Kinh (29/01/21): Cách Bắc Kinh kiểm soát dịch Covid-19

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 01/2021.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tôi vừa xét nghiệm PCR lần đầu tại một bệnh viện gần nhà ở Bắc Kinh. Hôm thứ Tư (27/01/2021), một ngày trước khi đến Thiên Tân công tác, khách sạn tôi đặt trước đã gọi và cho biết là tôi sẽ chỉ được phép ở nếu có thể trình kết quả xét nghiệm COVID-19 âm tính.

Tôi hoảng hốt chạy đến bệnh viện. Đến lượt tôi sau khoảng 10 phút chờ đợi. Kỹ thuật viên nhét một que thử vào lỗ mũi tôi. Hơi đau nhưng nhanh chóng. Dịch vụ này có giá 120 nhân dân tệ (19 USD).

Sau đó lại một bất ngờ khác. Chính quyền thành phố Bắc Kinh yêu cầu tất cả mọi người đến thành phố từ thứ Năm (28/01/2021) sẽ phải làm xét nghiệm PCR ở điểm khởi hành. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (29/01/21): Cách Bắc Kinh kiểm soát dịch Covid-19”

19/06/2014: Felipe VI trở thành tân vương Tây Ban Nha

Nguồn: Felipe VI becomes king of Spain after Juan Carlos I abdicates, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, khi đồng hồ điểm nửa đêm, triều đại gần 40 năm của Vua Juan Carlos I tại Tây Ban Nha đã kết thúc. Hai tuần sau khi thoái vị khỏi ngai vàng Tây Ban Nha trong bối cảnh mức độ ủng hộ ông đang giảm xuống, Juan Carlos đã tháo chiếc thắt lưng màu đỏ của mình – biểu tượng của nhà lãnh đạo quân đội Tây Ban Nha – và đeo nó cho con trai là Thái tử Felipe, 46 tuổi. Việc chuyển giao quyền lực chính thức – mà nhiều người cho là đáng lẽ phải diễn ra từ lâu – theo đó cũng hoàn tất.

Carlos lên ngôi năm 1975, sau cái chết của nhà độc tài tàn bạo Francisco Franco. Nổi tiếng là người bảo vệ trung thành của nền dân chủ, Carlos ngay lập tức tiến hành cuộc cải cách chính trị lịch sử dẫn đến bầu cử dân chủ ở Tây Ban Nha năm 1976 – lần đầu tiên kể từ năm 1936. Dưới sự cai trị của ông, Tây Ban Nha đã phát triển thành một cường quốc kinh tế, thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Continue reading “19/06/2014: Felipe VI trở thành tân vương Tây Ban Nha”

Trần Thuận Tông lên ngôi, Chế Bồng Nga bị giết

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Quang Thái

Tháng Chạp năm Quang Thái thứ 1 [1388], sau khi Đế Hiện bị truất ngôi, Quý Ly nói phao lên rằng sẽ lập Thái úy Trang định vương Ngạc, một người con của Thượng hoàng lên nối ngôi. Ngạc từ chối không nhận; nhân đấy Quý Ly nói với Thượng hoàng rằng:

Quan Thái uý biết chối từ không nhận ngôi Vua, là người có đức độ lớn’.

Thượng hoàng lấy làm phải; vì thế, nên mới có mệnh lệnh phong Ngạc làm Đại vương và lập người con út là Chiêu Định vương Ngung lên làm vua, tức Vua Thuận Tông, niên hiệu Quang Thái. Continue reading “Trần Thuận Tông lên ngôi, Chế Bồng Nga bị giết”

Thế giới hôm nay: 18/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án Tối cao Mỹ đã trả vụ kiện California v Texas, một vụ kiện nhằm hủy bỏ Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Vừa túi tiền dưới thời Obama. Còn trong vụ kiện tự do tôn giáo Fulton v Thành phố Philadelphia, các thẩm phán đã quyết định là thành phố không thể loại trừ một tổ chức Công giáo khỏi chương trình chăm sóc nuôi dưỡng của mình chỉ vì từ chối cho các cặp đồng tính nhận nuôi. Dù cả hai vụ đều thông qua dễ dàng – lần lượt với tỉ lệ phiếu 7-2 và 9-0 – song chúng đều không giải quyết được vấn đề chủ đạo. Tòa án nói các nguyên đơn của vụ đầu thiếu tư cách pháp lý để khởi kiện, còn Fulton v Thành phố Philadelphia được quyết định dựa trên các căn cứ hẹp liên quan cụ thể của vụ việc.

Theo Liên đoàn Chữ thập Đỏ và Trăng lưỡi liềm Đỏ Quốc tế, số ca nhiễm Covid-19 ở Afghanistan đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Tỷ lệ lây nhiễm đã tăng khoảng 2.400% trong tháng qua. Tuần trước, có tới 34% số người xét nghiệm covid-19 của nước này cho ra kết quả dương tính. Và thậm chí còn nhiều ca nữa chưa được chẩn đoán, trong bối cảnh thiếu giường bệnh và nguồn cung ôxy. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/06/2021”

Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?

Nguồn: America and Russia return to traditional great-power diplomacy”, The Economist, 17/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Joe Biden mới 12 tuổi vào năm 1955 khi Dwight Eisenhower tham dự cuộc họp với Nikita Khrushchev tại Geneva, cuộc họp thượng định song phương lần đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Liên Xô. Tổng thống Mỹ hiện tại cũng mới là một thượng nghị sĩ 42 tuổi làm việc về vấn đề kiểm soát vũ khí khi Ronald Reagan lần đầu tiên ngồi trên cùng một chiếc ghế sofa với Mikhail Gorbachev cũng tại thành phố này, trong sự kiện hóa ra là bước đi đầu tiên để chấm dứt Chiến tranh Lạnh.

Vào ngày 16 tháng 6, đến lượt Biden chạm trán với nhà lãnh đạo Nga, Vladimir Putin, người đã làm xói mòn nhiều thành tựu của trật tự hậu Chiến tranh Lạnh và làm sống lại một số hoạt động tồi tệ nhất thời Liên Xô. Nhưng dù địa điểm họp giống nhau, cốt truyện lại khác nhau. Đây không phải là cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai siêu cường đang nắm giữ vận mệnh của thế giới trong tay. Đó cũng không phải là một nỗ lực để thiết lập lại mối quan hệ, như Barack Obama đã từng làm. Đúng hơn, đó là một câu chuyện âm u hơn một chút. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ – Nga: Quay lại ngoại giao truyền thống và chiến thắng cho ai?”

17/06/1940: Pháp đầu hàng Đức Quốc Xã

Nguồn: France to surrender to Nazis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Paris chính thức thất thủ và cuộc chinh phục nước Pháp của người Đức đã kết thúc, Thống chế Henri Pétain lên thay Paul Reynaud làm thủ tướng và thông báo ý định ký hiệp định đình chiến với Đức Quốc xã. Ngày hôm sau, Tướng Charles de Gaulle – vốn không được nhiều người biết đến, ngay cả ở Pháp – đã có một buổi phát thanh tới dân Pháp từ Anh, kêu gọi đồng bào của ông tiếp tục cuộc chiến chống Đức.

Là một anh hùng quân đội trong Thế chiến I, Pétain được bổ nhiệm làm phó thủ tướng Pháp vào tháng 05/1940 nhằm thúc đẩy tinh thần đất nước đang trên đà sụp đổ dưới sức mạnh của quân xâm lược Đức Quốc xã. Tuy nhiên, Pétain lại quyết định dàn xếp đình chiến với Đức. Hiệp định đình chiến được Pháp ký vào ngày 22/06, có hiệu lực vào ngày 25/06, và đã khiến hơn một nửa nước Pháp rơi vào tay quân Đức. Continue reading “17/06/1940: Pháp đầu hàng Đức Quốc Xã”