20/04/2010: BP gặp sự cố tràn dầu tại Vịnh Mexico

Nguồn: Massive oil spill begins in Gulf of Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, một vụ nổ và theo sau là hỏa hoạn trên giàn khoan dầu Deepwater Horizon ở Vịnh Mexico, khoảng 50 dặm ngoài khơi bờ biển Louisiana, giết chết 11 người và gây ra sự cố tràn dầu ngoài khơi lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Giàn khoan này đang trong giai đoạn cuối cùng của việc khoan giếng thăm dò cho BP, tập đoàn dầu khí khổng lồ của Anh. Vào thời điểm giếng dầu được đóng lại ba tháng sau đó, ước tính có khoảng 4,9 triệu thùng (tương đương khoảng 206 triệu gallon) dầu thô đã tràn ra Vịnh.

Thảm họa bắt đầu khi một luồng khí tự nhiên từ giếng bất ngờ trào lên khỏi một đường ống dẫn khí tới bệ giàn khoan, nơi nó gây ra một loạt vụ nổ và một đám cháy lớn. Trong số 126 người đang có mặt trên Deepwater Horizon dài gần 400m, 11 công nhân đã thiệt mạng và 17 người khác bị thương nặng. Ngọn lửa cháy suốt hơn một ngày trước khi giàn khoan, được xây dựng với giá 350 triệu đô la vào năm 2001, chìm sâu 1.524m dưới mặt nước vào ngày 22/04. Continue reading “20/04/2010: BP gặp sự cố tràn dầu tại Vịnh Mexico”

Thế giới hôm nay: 20/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ ghi nhận hơn 273.000 ca nhiễm covid-19 mới trong một ngày, tốc độ tăng đáng kinh ngạc khi làn sóng thứ hai bao trùm đất nước này. Delhi đã tuyên bố lệnh giới nghiêm kéo dài một tuần từ hôm nay; trong khi một phần ba kết quả xét nghiệm của thủ đô là dương tính. Các bệnh viện Ấn Độ hiện đứng bên bờ vực với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các nguồn cung cấp thiết yếu — nhất là oxy y tế — chưa kể đến vắc-xin.

EU đã giành được thêm 100 triệu liều vắc-xin covid-19 của Pfizer-BioNTech, nâng tổng số liều sẽ được phân phối trong năm nay lên 600 triệu. Khối này cần nhiều nỗ lực hơn nữa để bù đắp cho sự chậm trễ trong quá trình triển khai vắc xin của Oxford-AstraZeneca và Johnson & Johnson. Trong khi đó, một nghiên cứu ở UAE cho thấy vắc-xin Sinopharm của Trung Quốc có hiệu quả 93% trong việc giúp bệnh nhân covid-19 không phải nhập viện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/04/2021”

Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar

Nguồn: Russell Goldman, “Myanmar’s Coup and Violence, Explained”, The New York Times, 12/4/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Bất ổn đang bao trùm Myanmar. Những cuộc biểu tình ôn hòa đòi dân chủ trên đường phố hay phong trào tổng đình công đã dần nhường chỗ cho các hoạt động bán quân sự chống lại những hành vi tàn bạo của quân đội, lực lượng đã giành quyền kiểm soát đất nước sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2.

Giới tướng lĩnh ban đầu đã kiềm chế trước làn sóng đầu tiên của các cuộc biểu tình, bất tuân dân sự và tổng đình công, nhưng rồi họ phản ứng lại ngày càng mạnh tay và cuối cùng leo thang thành một nỗ lực thô bạo nhằm dập tắt phong trào chống đối khiến hơn 600 người chết và hàng nghìn người bị thương tính đến thời điểm này. Continue reading “Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar”

Thế giới hôm nay: 19/4/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các bác sĩ của Alexei Navalny, lãnh đạo đối lập chuyên chỉ trích Putin, người đã bị đầu độc, bỏ tù và đã tuyệt thực từ cuối tháng 3, nói ông “sẽ chết trong vài ngày tới” nếu không được điều trị thích hợp. Có khoảng 80 nhân vật của công chúng đã viết một bức thư ngỏ cho ông Putin yêu cầu điều trị y tế cho ông Navalny. Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Joe Biden cũng cảnh báo về “hậu quả” nếu Navalny chết.

MỹTrung Quốc ra tuyên bố chung cam kết hợp tác chống biến đổi khí hậu. Tạm thời bỏ qua hiềm khích, John Kerry và Xie Zhenhua, các đặc phái viên khí hậu, đã hứa sẽ hành động “cụ thể”, bao gồm cả việc giúp các quốc gia nghèo chuyển sang năng lượng tái tạo. Thứ Năm này ông Biden sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh về khí hậu (dù Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn chưa xác nhận tham gia). Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/4/2021”

Tìm hiểu logic của cưỡng ép kinh tế trong quan hệ quốc tế

Nguồn: Youngseok Park, “Understanding economic coercion”, East Asia Forum, 10/04/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tháng 12 năm 2020, Trung Quốc đã chặn nhập khẩu than đá của Australia sau cuộc đối đầu chính trị ngày càng căng thẳng giữa hai nước. Hồi tháng 8 năm 2019, Nhật Bản cũng đã tăng cường các hạn chế đối với xuất khẩu sang Hàn Quốc sau phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc về các vấn đề lịch sử tranh cãi giữa hai nước. Sự cưỡng ép kinh tế như vậy gây hại cho cả hai bên vì nó làm gián đoạn trao đổi kinh tế.

Các biện pháp của Trung Quốc chống lại Úc tạo ra sự bất định và làm tăng chi phí kinh doanh. Các biện pháp hạn chế của Nhật phần lớn phản tác dụng sau khi các công ty Nhật chuyển hoạt động sản xuất sang Hàn Quốc và Châu Âu để cung cấp cho thị trường Hàn Quốc. Việc triển khai các biện pháp cưỡng ép kinh tế có thể không thực tế khi đối mặt với những chi phí này. Continue reading “Tìm hiểu logic của cưỡng ép kinh tế trong quan hệ quốc tế”

18/04/1906: Động đất ở San Francisco giết chết hàng nghìn người

Nguồn: The Great San Francisco Earthquake topples buildings, killing thousands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1906, lúc 5:13 sáng, một trận động đất có độ lớn ước tính gần 8,0 độ Richter đã xảy ra ở San Francisco, California, khiến khoảng 3.000 người thiệt mạng và nhiều tòa nhà sụp đổ. Nguyên nhân của vụ việc là do Khe đứt gãy San Andreas đã trượt dài khoảng 275 dặm. Sóng xung kích có thể được cảm nhận từ miền nam Oregon xuống tới tận Los Angeles.

Các tòa nhà bằng gạch và gỗ kể từ thời Victoria của San Francisco đã bị tàn phá đặc biệt nghiêm trọng. Hỏa hoạn ngay lập tức bùng phát và – do đường ống dẫn nước bị hỏng khiến các nhân viên cứu hỏa không thể ngăn chặn chúng – bão lửa nhanh chóng lan rộng trên toàn thành phố. Lúc 7 giờ sáng, Quân đội Mỹ từ Pháo đài Mason đã đến hỗ trợ cảnh sát San Francisco (Hall of Justice), còn Thị trưởng E.E. Schmitz thì kêu gọi thực thi lệnh giới nghiêm từ chập tối đến rạng sáng, đồng thời cho phép binh lính bắn chết bất cứ ai bị phát hiện lẻn ra ngoài để cướp bóc. Continue reading “18/04/1906: Động đất ở San Francisco giết chết hàng nghìn người”

Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc

Nguồn: Andrew Selth, “Aung San Suu Kyi: Why defend the indefensible?”, The Interpreter, 12/12/2019.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tuần này, cả thế giới được chứng kiến một cảnh tượng hiếm thấy. Bà Aung San Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình, từng được ca ngợi là “người dũng cảm và đạo đức nhất trên thế giới … một nữ anh hùng với hình tượng hoàn hảo khiến cho chúng ta có thể đặt chút niềm tin vào bản chất của con người”, đang đứng trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở La Hay để bảo vệ đất nước mình trước những cáo buộc về tội diệt chủng.

Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế đã ghi nhận những “hành động càn quét” đầy tàn bạo của lực lượng an ninh Myanmar chống lại cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakhine trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2016 đến cuối năm 2017. Ví dụ, vào năm 2018, một phái bộ điều tra độc lập của Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo dài 444 trang mô tả chi tiết hàng loạt vụ việc kinh hoàng bao gồm giết người, tra tấn, tấn công tình dục và phá hủy tài sản do lực lượng vũ trang Myanmar (Tatmadaw) và cảnh sát tiến hành. Continue reading “Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc”

17/04/1815: Núi lửa Tambora khiến 80.000 người thiệt mạng

Nguồn: Indonesian volcano erupts, killing 80,000, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1815, núi lửa Tambora ở Indonesia đã bắt đầu phun trào dữ dội. Ngọn núi lửa, vốn bắt đầu âm ỉ từ ngày 05/04, đã giết chết gần 100.000 người một cách trực tiếp lẫn gián tiếp. Vụ phun trào tại Tambora là vụ phun trào lớn nhất từng được ghi nhận và ảnh hưởng của nó đã được xác nhận trên toàn thế giới.

Tambora nằm trên đảo Sumbawa, phía cực đông quần đảo Indonesia. Đã không có dấu hiệu của hoạt động núi lửa nào ở khu vực này hàng nghìn năm trước khi xảy ra vụ phun trào năm 1815. Ngày 10/04, đợt phun trào đầu tiên trong loạt phun trào trong tháng đó đã đẩy tro bay cao lên tận 20 dặm vào khí quyển, bao phủ toàn bộ hòn đảo bằng một lớp tro dày tận 1,5 m. Continue reading “17/04/1815: Núi lửa Tambora khiến 80.000 người thiệt mạng”

Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 12/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ nhật (13/12/2020) đánh dấu kỷ niệm 83 năm vụ Thảm sát Nam Kinh, sự kiện trong đó Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã tàn sát một số lượng khủng khiếp người dân Trung Quốc.

Có thể vì lý do cân nhắc quan hệ với Nhật Bản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và sáu thành viên khác của Thường vụ Bộ Chính trị đã không đến dự lễ tưởng niệm ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, trong năm thứ ba liên tiếp.

Tuy nhiên, hồi năm 2014, chính phủ đã chọn ngày 13 tháng 12 là ngày quốc tang cho các nạn nhân, và các lễ tưởng niệm được tổ chức hàng năm trên khắp cả nước. Một sự kiện có liên quan vừa được tổ chức hồi cuối tuần tại Bảo tàng Nhân dân Trung Hoa Kháng chiến Chống quân Xâm lược Nhật Bản, gần Lư Câu Kiều ở Bắc Kinh. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (14/12/20): Quan hệ Nga – Trung – Nhật – Mỹ”

Thế giới hôm nay: 16/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính quyền Biden công bố các biện pháp trừng phạt lên 32 cá nhân và thực thể Nga. Động thái này nhằm phản đối Nga can thiệp bầu cử, can thiệp các hoạt động quân sự của Mỹ ở nước ngoài, và vụ tấn công mạng nhắm vào SolarWinds, một công ty Texas. Mỹ cũng sẽ trục xuất 10 nhân viên ngoại giao và áp đặt các biện pháp nhằm vào các khoản quốc gia của Nga.

Pháp khuyến cáo công dân nên rời khỏi Pakistan để bảo đảm an toàn. Quốc gia này đã trải qua nhiều tháng giận giữ vì Pháp kiên quyết bảo vệ quyền vẽ chân dung Nhà tiên tri Muhammad. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm hôm thứ Ba sau khi thủ lĩnh của một nhóm Hồi giáo thường chỉ trích Pháp bị bắt, dẫn đến nhiều ngày biểu tình. Nhà chức trách đã dùng hơi cay, vòi rồng và đạn cao su. Song hai cảnh sát đã thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/04/2021”

Việt Nam khôi phục cân bằng vùng miền trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vì lý do lịch sử, chính trị Việt Nam rất nhạy cảm với khía cạnh vùng miền. Quả thật, chia rẽ vùng miền là một trong những chủ đề quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam trong bốn thế kỷ qua.

Đối mặt với áp lực của các chúa Trịnh ở phía Bắc vào thế kỷ 17, các chúa Nguyễn đã dẫn một đội quân Nam tiến, cuối cùng giúp Việt Nam thiết lập chủ quyền tại hầu hết các lãnh thổ phía nam đất nước hiện nay. Nhưng một cuộc nội chiến kéo dài giữa hai dòng họ sau đó đã khiến đất nước bị chia cắt trong hơn 150 năm.

Việt Nam được thống nhất dưới thời Tây Sơn vào năm 1778 và sau đó là nhà Nguyễn vào năm 1802, nhưng lại tiếp tục bị chia cắt bởi người Pháp, khi Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp vào năm 1862, trong khi Trung Kỳ và Bắc Kỳ sau đó lần lượt trở thành các xứ bảo hộ của Pháp. Continue reading “Việt Nam khôi phục cân bằng vùng miền trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao?”

15/04/2013: Đánh bom khủng bố tại Boston Marathon

Nguồn: Three people killed, hundreds injured in Boston Marathon bombing, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, hai quả bom đã nổ gần vạch đích của cuộc thi Boston Marathon, giết chết ba khán giả và làm bị thương hơn 260 người tham dự. Bốn ngày sau, sau một cuộc truy lùng ráo riết khiến Boston bị phong tỏa, cảnh sát đã bắt được một trong những nghi phạm đánh bom, Dzhokhar Tsarnaev, 19 tuổi. Anh trai và đồng phạm của hắn, Tamerlan Tsarnaev, 26 tuổi, đã chết sau một vụ đấu súng với lực lượng hành pháp trước đó.

Giải Boston Marathon lần thứ 117 bắt đầu vào buổi sáng ngày 15/04, từ Hopkinton, Massachusetts, với khoảng 23.000 người tham gia. Khoảng 2h49 chiều cùng ngày, khi hơn 5.700 vận động viên vẫn còn đang chạy đua, hai quả bom nồi áp suất (pressure cooker bombs) giấu trong ba lô đã phát nổ cách nhau vài giây gần vạch đích, nằm dọc theo Phố Boylston. Ba người không may thiệt mạng: một phụ nữ 23 tuổi, một phụ nữ 29 tuổi và một bé trai 8 tuổi. Trong số những người bị thương, hơn chục người đã phải cắt bỏ tay/chân. Continue reading “15/04/2013: Đánh bom khủng bố tại Boston Marathon”

Thế giới hôm nay: 15/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hàng trăm lãnh đạo tập đoàn và công ty Mỹ, bao gồm Amazon, Google và Starbucks, đã cùng ký một tuyên bố chung phản đối “các luật phân biệt đối xử” có thể hạn chế quyền bỏ phiếu. Vào tháng 3, bang Georgia đã thay đổi luật bỏ phiếu của họ, dẫn đến các cáo buộc hạn chế quyền bỏ phiếu, đặc biệt là của người da đen. Tổng thống Joe Biden gọi các sửa đổi này là “Jim Crow của thế kỷ 21”; trong khi đó Donald Trump kêu gọi tẩy chay bất kỳ công ty nào phản đối các luật này.

Chúng ta đang bước vào mùa công bố thu nhập quý đầu năm ở Mỹ, với ba ngân hàng sẽ khai cuộc. Thu nhập của JPMorgan Chase tăng gấp 5 lần lên 14,3 tỷ USD trong ba tháng đầu năm, so với cùng kỳ 2020. Goldman Sachs cũng tăng thu nhập gấp sáu lần so với cùng kỳ để đạt mức kỷ lục 6,7 tỷ USD. Con số của Wells Fargo tăng gần gấp bảy lần, lên 4,7 tỷ đô la. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/04/2021”

Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?

Nguồn: What is a SPAC, Grab’s path to a $40bn listing?”, The Economist, 12/04/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Đầu tư vào các công ty mua lại có mục đích đặc biệt (special-purpose acquisition companies, hay SPAC), một loại hình công ty chỉ tồn tại trên giấy tờ gây tranh cãi, ngày càng bùng nổ lên một tầm cao mới. Vào ngày 13 tháng 4, một kỷ lục mới đã được thiết lập khi Grab, công ty Đông Nam Á có hoạt động giống Uber cung cấp các dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn và thanh toán kỹ thuật số, đồng ý sáp nhập với một SPAC do công ty quản lý đầu tư của Mỹ Altimeter thành lập trong một thỏa thuận định giá Grab vào khoảng 40 tỷ đô la. Điều này giúp Grab có một lối tắt để được niêm yết trên sàn Nasdaq và là giao dịch mới nhất trong chuỗi các giao dịch tương tự (Lucid, một nhà sản xuất ô tô điện, là một ví dụ đáng chú ý khác). Continue reading “Công ty mua lại có mục đích đặc biệt (SPAC) là gì?”

Thế giới hôm nay: 14/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một cuộc điện đàm, Tổng thống Joe Biden nói với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng cam kết của Mỹ đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine là không thể lay chuyển. Nga đã triển khai quân đội ồ ạt ở biên giới với Ukraine và ở Crimea. Bất chấp việc chính phủ Nga coi Mỹ là “kẻ thù”, ông Biden vẫn đề nghị gặp ông Putin ở nước thứ ba trong những tháng tới.

Lạm phát giá tiêu dùng hàng năm ở Mỹ đã tăng 2,6% trong 12 tháng tính đến tháng 3, sau khi tăng 1,7% cho tới tháng 2, một phần do giá cả bị giảm trong làn sóng đại dịch covid-19 đầu tiên của nước này vào năm ngoái. Mức tăng lạm phát 0,6% trong tháng 3 là mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 8 năm 2012. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/04/2021”

Vì sao Trung Quốc từ nhà Tần đến nhà Thanh không phải xã hội phong kiến?

Tác giả: Hứa Tiểu Niên (Trung Quốc) | Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Có thể coi đây là “oan sai” lớn nhất trong giới nghiên cứu lịch sử Trung Quốc. Trong suốt hai nghìn năm từ thời Tần Thủy Hoàng đến thời Tuyên Thống Đế nhà Thanh, xã hội Trung Quốc rõ ràng được đặt dưới bộ máy triều đình chuyên chế, nhưng đã bị “ép uổng” trở thành xã hội phong kiến và sự nhầm lẫn tai hại này cho tới nay vẫn đang lan truyền khắp thế giới. Việc sửa chữa sai lầm này đúng lúc và nhận định bản chất của hai nghìn năm này một cách chính xác không chỉ giúp làm rõ nguyên do khiến xã hội Trung Quốc phát triển trì trệ trong một thời gian dài, mà còn đóng góp một lối tư duy hoàn toàn mới cho sự chuyển đổi nghiên cứu từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại.

Vậy “phong kiến” là gì? Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Britannica, thuật ngữ “chế độ phong kiến” (Feudalism) xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17 và được dùng để miêu tả xã hội Tây Âu thời Trung cổ. Trong nhiều tác phẩm và nghiên cứu khác nhau, nghĩa của từ này không hoàn toàn tương đồng. Nghĩa rộng nhất của nó bao hàm tất cả quan hệ kinh tế, luật pháp, chính trị và xã hội ở Tây Âu trong thời Trung cổ, trong khi nghĩa hẹp nhất được dùng để chỉ mối quan hệ khế ước giữa các lãnh chúa (Lords) và chư hầu (Vassals). Continue reading “Vì sao Trung Quốc từ nhà Tần đến nhà Thanh không phải xã hội phong kiến?”

13/04/1870: Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ra đời tại New York

Nguồn: Metropolitan Museum of Art opens in New York City, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Metropolitan Museum of Art, Met) chính thức được thành lập tại Thành phố New York. Là đứa con tinh thần của những người Mỹ xa xứ ở Paris và một số thành viên giới nhà giàu New York, Met đã không tổ chức triển lãm nào cho đến năm 1872, nhưng nó nhanh chóng vươn lên thành một trong những bảo tàng nghệ thuật hàng đầu thế giới, vị trí vẫn được giữ vững cho đến ngày nay.

Năm 1866, một nhóm người Mỹ sống tại Paris, trong đó có luật sư John Jay, đã quyết định thành lập “một tổ chức và phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia.” Jay và những người bạn của mình đã tìm đến Liên minh New York (Union League Club of New York) – nơi giúp họ giành được ảnh hưởng chính trị và xã hội, cũng như sự hỗ trợ tài chính cần thiết để hiện thực hóa ý tưởng. Ngày 13/04/1870, Thành phố New York đã cấp cho họ một Đạo luật Thành lập (Act of Incorporation), quy định rằng bộ sưu tập nghệ thuật của bảo tàng sẽ được mở cửa cho công chúng vào xem quanh năm và hoàn toàn miễn phí. Continue reading “13/04/1870: Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ra đời tại New York”

Thế giới hôm nay: 13/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Iran đổ lỗi cho Israel về vụ mất điện tại khu hạt nhân Natanz và thề trả thù. Nhiều phương tiện truyền thông ở Israel cho rằng thủ phạm là một cuộc tấn công mạng tiến hành bởi Israel. New York Times dẫn lời các quan chức tình báo Mỹ cho biết đã xảy ra nổ. Sự cố mất điện hôm Chủ nhật diễn ra chỉ một ngày sau khi các máy ly tâm mới vừa được khởi động.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc chỉ đạo Ant Group tái cấu trúc, áp đặt nhiều quy định và yêu cầu về vốn khắt khe hơn, đồng thời buộc tập đoàn này tách ứng dụng thanh toán khỏi các dịch vụ khác của mình. Gã khổng lồ fintech do Jack Ma sáng lập đã từng kỳ vọng vào vụ IPO kỷ lục 37 tỷ USD hồi tháng 11 năm ngoái. Chỉ vài ngày trước, các cơ quan quản lý chống độc quyền của Trung Quốc ra án phạt kỷ lục 18 tỷ nhân dân tệ (2,8 tỷ USD) đối với Alibaba, cũng do ông Ma thành lập. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/04/2021”

Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc trưng cầu ý dân nhân dịp 50 năm chiến thắng phát xít, khi được đề nghị chọn 2 anh hùng của cuộc Đại chiến Thế giới lần thứ II, đa số người Mỹ đã chọn Dwight D. Eisenhower là anh hùng trên chiến trường châu Âu (về sau được bầu làm Tổng thống Mỹ), và Claire Lee Chennault là anh hùng trên chiến trường châu Á -Thái Bình Dương. Nhân dịp đó, một con tem in hình Chennault đã được phát hành.

Chennault dưới cái tên tiếng Hoa Trần Nạp Đức (陳 納 德) hoặc Trần Tướng quân đã trở nên quá quen thuộc với người Trung Quốc, họ coi ông là một ân nhân tình sâu nghĩa nặng. Continue reading “Claire Lee Chennault: Người hùng của Phi đội Hổ Bay”

Thế giới hôm nay: 12/04/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổ chức Năng lượng Nguyên tử của Iran nói sự cố mất điện tại khu hạt nhân Natanz của họ là một hành động “khủng bố hạt nhân”. Song họ không nêu tên thủ phạm. Đây cũng không phải là sự cố không rõ nguyên nhân đầu tiên ở địa điểm này. Tháng Bảy năm ngoái, các quan chức đã tuyên bố vụ nổ tại cơ sở thời điểm đó chỉ là một vụ hỏa hoạn tình cờ; trước đó vào năm 2010, Stuxnex, một loại virus được cho là của Mỹ và Israel, đã khiến các máy ly tâm của họ quay mất kiểm soát. Sự cố mất điện hôm Chủ nhật diễn ra chỉ một ngày sau khi các máy ly tâm làm giàu uranium mới được khởi động, làm phức tạp thêm nỗ lực hồi sinh thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cảnh báo Nga sẽ nhận “hậu quả” nếu hành động liều lĩnh hoặc gây hấn ở Ukraine. Gần đây đã nổ ra các cuộc đụng độ lẻ tẻ giữa lực lượng ly khai do Nga hậu thuẫn và quân đội Ukraine ở miền đông đất nước. Trong khi đó, các lực lượng Nga cũng đang tập trung về biên giới với Ukraine. Các quan chức Nga đã ám chỉ về khả năng can thiệp, khiến Ukraine và các đồng minh lo lắng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/04/2021”