Thế giới hôm nay: 22/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Joe Biden tập trung vào covid-19 trong ngày đầu tiên nắm quyền, với việc ký mười sắc lệnh hành pháp để tăng cường xét nghiệm, đẩy nhanh tiêm chủng và thúc đẩy sản xuất trong nước các trang thiết bị bảo hộ, cùng các biện pháp khác. Trong khi đó Anthony Fauci, cố vấn y tế chính của ông Biden, thông báo Mỹ sẽ tham gia COVAX, một sáng kiến ​​toàn cầu nhằm đảm bảo quyền tiếp cận vắc-xin bình đẳng do Tổ chức Y tế Thế giới đồng dẫn dắt.

Hungary cấp phép sử dụng khẩn cấp trong sáu tháng cho vắc-xin Sputnik V của Nga, bên cạnh vắc-xin của AstraZeneca và Đại học Oxford. Đây là lần đầu tiên một quốc gia thuộc EU đơn phương phê duyệt vắc-xin trước các thành viên còn lại của khối, trong bối cảnh khối này đang tranh cãi với Pfizer-BioNTech về tốc độ cung cấp vắc-xin chậm chạp của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 22/01/2021”

Lãnh đạo mới của Lào cố gắng ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Việt Nam

Nguồn: Marwaan Macan-Markar, “Laos’ new leader to play balancing act between China and Vietnam”, Nikkei Asia, 20/01/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Khi bước vào vai trò là người đứng đầu đảng cộng sản Lào, Thủ tướng Thongloun Sisoulith phải đối mặt với một thách thức ngoại giao: tiếp tục tỏ ra trung thành với đồng minh lâu đời hơn là Việt Nam ngay cả khi nền kinh tế của đất nước nghèo khó, nợ nần chồng chất của ông đang được nâng đỡ bởi Trung Quốc, gã khổng lồ ngày càng quyết đoán ở phương bắc.

Các nhà quan sát chính trị Lào lâu năm nói rằng đó là một hành động cân bằng mong manh ở đất nước “sân sau” do những người cộng sản cai trị ở Đông Nam Á mà Thongloun đã tiên liệu. Rốt cuộc, chính trong nhiệm kỳ 5 năm của ông trên cương vị thủ tướng Lào, Trung Quốc đã vượt qua Việt Nam trở thành chủ nợ, nhà đầu tư và xây dựng hàng đầu của Lào. Trung Quốc cũng xếp cao hơn Việt Nam trên tư cách là đối tác thương mại song phương của Lào, đứng thứ hai chỉ sau Thái Lan. Continue reading “Lãnh đạo mới của Lào cố gắng ‘đi dây’ giữa Trung Quốc và Việt Nam”

21/01/1977: Tổng thống Carter ân xá cho những người trốn nghĩa vụ quân sự

Nguồn: President Carter pardons draft dodgers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter đã quyết định ân xá vô điều kiện cho hàng trăm nghìn người đàn ông trốn nghĩa vụ quân sự trong Chiến tranh Việt Nam.

Tổng cộng đã có khoảng 100.000 thanh niên Mỹ trốn ra nước ngoài vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 để tránh phải đi quân dịch. 90% số này đã đến Canada, nơi sau một số tranh cãi ban đầu, cuối cùng họ đã được chào đón với tư cách là người nhập cư. Trong khi đó, những người khác tìm cách lẩn trốn ngay tại nước Mỹ. Ngoài nhóm trốn đi nghĩa vụ thì một con số tương đối nhỏ – khoảng 1.000 người đào ngũ từ lực lượng vũ trang Mỹ cũng hướng đến Canada. Về mặt kỹ thuật, chính phủ Canada bảo lưu quyền truy tố những người đào ngũ, nhưng trên thực tế, họ đã ngó lơ những người này, thậm chí còn hướng dẫn các nhân viên biên phòng không hỏi quá nhiều câu hỏi. Continue reading “21/01/1977: Tổng thống Carter ân xá cho những người trốn nghĩa vụ quân sự”

Nhật ký Bắc Kinh (09/10/20): Trung Quốc căm thù Pompeo

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asian Review, 10/2020.

Người dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chuỗi tám ngày nghỉ lễ nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949 đã kết thúc vào thứ Năm (08/10/2020). Nhưng các quan chức ngoại giao Trung Quốc có thể đã chẳng được nghỉ ngơi.

Họ chắc chắn đang theo dõi việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đến thăm Nhật Bản vào thứ Ba (06/10/2020) để dự cuộc đối thoại an ninh của Bộ tứ, hay Quad, gặp các ngoại trưởng Nhật Bản, Ấn Độ và Úc. Ông cũng đã gặp tân Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga. Trong chuyến thăm, ông liên tục kêu gọi một liên minh quốc tế chống Trung Quốc. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (09/10/20): Trung Quốc căm thù Pompeo”

Thế giới hôm nay: 21/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Joe Biden tuyên bố “nền dân chủ đã thắng thế”. Phát biểu ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, ông Biden thừa nhận nỗi đau của đại dịch coronavirus và sự chia rẽ chính trị sâu sắc. Ông kêu gọi đoàn kết, cầu xin người Mỹ “chấm dứt cuộc chiến kém văn minh giữa màu đỏ và màu xanh”, và để quốc gia “chống lại” chủ nghĩa da trắng thượng đẳng. Trước đó vài phút, Kamala Harris cũng trở thành nữ phó tổng thống đầu tiên.

Ông Biden ngay lập tức ký một số sắc lệnh hành pháp: tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris và Tổ chức Y tế Thế giới; ngừng thi công bức tường biên giới với Mexico; và chấm dứt lệnh cấm đi lại đối với công dân từ sáu nước đa số Hồi giáo — tất cả đều đảo ngược hoàn toàn các chính sách của Donald Trump. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/01/2021”

Vắc-xin đầu tiên trên thế giới được phân phối như thế nào?

Nguồn: Sam Kean, “22 Orphans Gave Up Everything to Distribute the World’s First Vaccine”, The Atlantic, 13/01/2021.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Khi nước Mỹ bật đèn xanh cho hai loại vắc-xin phòng virus Corona vào tháng 12, đó là một điểm sáng hiếm hoi trong đại dịch này, khi các nhà khoa học đã phát triển vắc-xin phòng Covid-19 nhanh hơn bất kỳ một loại vắc-xin nào khác trong lịch sử. Chiến thắng dường như đang ở trong tầm tay.

Tiếc thay, kể từ đó đã có rất nhiều vấn đề. Vào giữa tháng 12, Pfizer thông báo họ có hàng triệu liều vắc-xin tồn kho mà không có điểm đến. Các đội ngũ nhân viên y tế được huấn luyện để tiêm phòng cho người dân đang “ngồi chơi xơi nước.” Các trung tâm y tế thì chỉ tiêm phòng trong giờ làm việc chứ không làm việc liên tục ngày đêm. Các thống đốc bang làm mọi việc đình trệ thêm vì họ dựa theo các hướng dẫn không rõ ràng về việc ai được tiêm phòng và lúc nào thì được. Nhiều liều vắc-xin đã bị hết hạn hoặc vứt bỏ. Continue reading “Vắc-xin đầu tiên trên thế giới được phân phối như thế nào?”

Thế giới hôm nay: 20/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thượng viện Hoa Kỳ bắt đầu các phiên điều trần phê chuẩn 5 đề cử cho nội các của tổng thống đắc cử Joe Biden. Việc chậm xác nhận kết quả bầu cử đã làm đình trệ tiến trình này; và không rõ bao nhiêu người sẽ được chấp thuận trước khi ông Biden tuyên thệ vào hôm nay. Tướng Lloyd Austin, người được chọn làm Bộ trưởng Quốc phòng, phải nhận được miễn trừ đặc biệt vì ông chỉ mới nghỉ hưu khỏi quân đội. Các thành viên Đảng Dân chủ tại Thượng viện cũng công bố luật đầu tiên của họ trong kỳ họp mới, tập trung vào đạo đức, bỏ phiếu và cải cách việc tài trợ tranh cử.

Vào ngày cuối cùng tại nhiệm, chính quyền Trump đã tuyên bố cách chính phủ Trung Quốc đối xử với người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc cũng như tôn giáo thiểu số khác ở Tân Cương là tương đương với tội ác diệt chủng và tội ác chống lại loài người. Chưa có chính phủ nào khác tố cáo các hành động của Trung Quốc – bao gồm sử dụng trại cải tạo, lao động cưỡng bức và triệt sản không tự nguyện. Ông Biden trước đây cũng ra tuyên bố tương tự. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/01/2021”

Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Nguồn: Robert C. O’Brien, “Statement from National Security Advisor Robert C. O’Brien”, The White House, 12/01/2021.

Người dịch: Nguyễn Thanh Hải

Hoa Kỳ hiện và sẽ luôn là một thành viên của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Từ những thương thuyền đầu tiên khởi hành đến Trung Quốc chỉ tám năm sau ngày Cách mạng Mỹ thành công, đến việc thiết lập sự hiện diện ngoại giao đầu tiên ở Ấn Độ vào năm 1794, sự tham gia của Hoa Kỳ trên nền tảng thương mại, hợp tác và sự hy sinh chung đã mang đến hòa bình và thịnh vượng trên toàn khu vực ngày hôm nay.

Khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (sau đây gọi tắt là Khung chiến lược) đóng vai trò như bản chỉ dẫn chiến lược tổng thể cho chính quyền Trump suốt 3 năm qua trong việc triển khai thực hiện Chiến lược An ninh Quốc gia 2017 (NSS) của Tổng thống tại khu vực đông dân và có nền kinh tế năng động nhất thế giới. Continue reading “Tuyên bố của Robert C. O’Brien về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do”

19/01/1764: John Wilkes bị khai trừ khỏi Nghị viện Anh

Nguồn: John Wilkes expelled from British Parliament, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1764, Nghị viện Anh chính thức khai trừ John Wilkes vì những bài viết được cho là nhằm bôi nhọ, kêu gọi lật đổ và có tính khiêu dâm của ông. Trong 12 năm tiếp theo, tên của Wilkes đã trở thành từ đồng nghĩa với sự áp bức của Nghị viện cả ở Anh Quốc và các thuộc địa Bắc Mỹ.

Wilkes đã bị đuổi khi dám nghi ngờ tính chính trực của Vua George III và cố vấn thân cận nhất, John Stuart người Scotland, trong ấn bản thứ 45 của tờ báo của ông, Người miền Bắc (The North Briton), vào năm 1763. Khi chính phủ đáp trả bằng cách ra lệnh khám xét văn phòng tòa soạn và bắt giữ các nhân viên, một thẩm phán đã tuyên bố lệnh khám xét này là bất hợp pháp và theo đó bác bỏ mọi cáo buộc. Continue reading “19/01/1764: John Wilkes bị khai trừ khỏi Nghị viện Anh”

Thế giới hôm nay: 19/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sau khi một thẩm phán kết án Alexei Navalny 30 ngày tù, được cho là vì vi phạm các điều khoản án treo, chính trị gia đối lập nổi tiếng của Nga đã kêu gọi những người ủng hộ ông xuống đường. Ông bị bắt giữ khi trở về Nga lần đầu kể từ khi bị đầu độc hồi tháng 8 (ông tin là theo lệnh của Tổng thống Vladimir Putin). Các nước phương Tây kêu gọi Nga thả ông.

WHO cảnh báo một “sự thất bại thảm khốc về mặt đạo đức” sắp xảy đến trong việc phân phối vắc-xin covid-19. Cho đến nay, chỉ mới có 25 liều được tiêm ở các nước nghèo nhất (đều ở Guinea), so với 39 triệu ở các nước giàu hơn. COVAX, một chương trình chia sẻ vắc-xin do WHO đồng dẫn đầu và nhằm phân phối vắc-xin ở các nước nghèo, cáo buộc các nước giàu tích trữ vắc-xin. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/01/2021”

Bình luận sách Chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cuốn sách Mao: The Unknown Story (Chuyện chưa biết về Mao) của vợ chồng bà Jung Chang (Trương Nhung) — Jon Halliday sau khi xuất bản đã gây xôn xao dư luận phương Tây. Riêng tại Anh, sau 6 tháng đầu tiên, sách này đã bán được 60 nghìn bản, đứng đầu bảng xếp hạng của mạng Amazon. Trên toàn cầu, trong một thời gian ngắn sách bán được 12 triệu bản. Mick Jagger, ca sĩ chính của ban nhạc Rolling Stones, đi đâu cũng quảng cáo cho sách này. Ngôi sao bóng đá Davis Beckham, cựu Tổng thống Nam Phi Mandela nói họ từng đọc Mao: The Unknown Story. Tổng thống G. Bush giới thiệu nó với Thủ tướng Đức Angela Merkel khi bà tới thăm Mỹ, ông nói cuốn sách cho thấy Mao là một bạo chúa tàn ác hơn những gì người ta tưởng tượng… Continue reading “Bình luận sách Chuyện chưa biết về Mao Trạch Đông”

Tại sao Big Tech không nên được trao quyền kiểm duyệt tự do ngôn luận?

Nguồn:Big tech and censorship”, The Economist, 16/01/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Phản ứng đầu tiên của nhiều người là một sự nhẹ nhõm. Vào ngày 6 tháng 1, khi còn 14 ngày nữa là kết thúc nhiệm kỳ, vị tổng thống mạng xã hội đã bị Twitter khóa tài khoản sau nhiều năm lạm dụng, dối trá với công chúng. Ngay sau đó, nhiều người thân tín và những người ủng hộ Trump cũng bị Thung lũng Silicon loại khỏi thế giới online. Sự chấm dứt “bản giao hưởng” của họ thật đáng mừng. Nhưng ẩn sau sự bình yên đó là một sự hạn chế quyền tự do ngôn luận đang làm lạnh sống lưng người Mỹ — cũng như tất cả các nền dân chủ. Continue reading “Tại sao Big Tech không nên được trao quyền kiểm duyệt tự do ngôn luận?”

Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

“Chính trị là nghệ thuật của những điều có thể”. Câu nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau để đạt được những giải pháp mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận. Những thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12.

Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của ĐCSVN, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam vốn sẽ được thông qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ hội nghị cho thấy Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ở lại giữ cương vị tổng bí thư và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề bạt làm chủ tịch nước. Trong khi đó, vị trí thủ tướng sẽ do ông Phạm Minh Chính, hiện là trưởng ban tổ chức trung ương, tiếp quản, và ông Vương Đình Huệ, nguyên phó thủ tướng chính phủ và hiện là bí thư thành ủy Hà Nội, sẽ trở thành tân chủ tịch quốc hội. Continue reading “Lộ diện ‘Tứ trụ’ và sự khó đoán định gia tăng trong chính trị Việt Nam”

17/01/1820: Ngày sinh nữ nhà văn Anne Brontë

Nguồn: English author Anne Brontë is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1820, Anne Brontë, con út trong số sáu người con của nhà Brontë, được sinh ra ở Yorkshire, Anh. Người mẹ đã qua đời khi Anne còn là một đứa trẻ sơ sinh, và chị em nhà Brontë đã bị để mặc cho tự xoay sở trong dinh thự ảm đạm của gia đình tại Haworth, một ngôi làng hẻo lánh ở Yorkshire, nơi người cha đang làm giáo sĩ. Bốn chị gái của Anne đều đi học nội trú, nhưng hai người chị lớn nhất chẳng may qua đời nên Emily và Charlotte đã trở về nhà. Các cô gái, cùng với anh trai Branwell, đã đọc ngấu nghiến mọi cuốn sách và sáng tác ra những câu chuyện dày dặn của riêng mình về các vùng đất thần thoại. Continue reading “17/01/1820: Ngày sinh nữ nhà văn Anne Brontë”

Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Hưng Long (1293-1314)

Tháng 3 năm Trùng Hưng thứ 9 [4/1293], tức Anh Tông năm Hưng Long thứ nhất, Vua Trần Nhân Tông truyền ngôi cho Thái tử Thuyên tức vua Anh Tông.

Thái tử lên ngôi, xưng là Anh Hoàng, bầy tôi dâng tôn hiệu Ứng Thiên quảng vận nhân minh thánh hiếu Hoàng đế, tôn vua cha làm Hiếu nghiêu quang thánh thái Thượng hoàng đế, và tôn mẹ là Bảo Thánh hoàng hậu làm Khâm Từ bảo thánh hoàng thái hậu. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Trần Anh Tông (P1)”

16/01/1916: Montenegro đầu hàng quân Áo – Hung

Nguồn: Montenegro capitulates to Austro-Hungarian force, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, sau cuộc tấn công kéo dài 8 ngày đánh dấu sự khởi đầu của một chiến lược mới, tích cực gây hấn trong khu vực, quân đội Áo-Hung dưới sự chỉ huy của tổng tư lệnh Franz Conrad von Hotzendorf đã chiếm được Montenegro thuộc vùng Balkan.

Cuối năm 1915, sau những thất bại ban đầu, Liên minh Trung tâm đã hoàn thành việc chinh phục Serbia, quốc gia Balkan mới nổi mà họ tuyên bố đã kích động chiến tranh vào tháng 06/1914, khi một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia ám sát Franz Ferdinand, Thái tử nước Áo. Bất chấp thành công ở Balkan, Conrad vẫn rất tức giận vì những chiến thắng này phần lớn là do quân Đức chứ không phải Áo. Ông phản đối việc thành lập bộ chỉ huy liên quân Đức-Áo trong khu vực, với lý do sợ rằng Áo sẽ bị phụ thuộc vào đồng minh mạnh hơn của mình. Continue reading “16/01/1916: Montenegro đầu hàng quân Áo – Hung”

Về nội hàm các danh xưng ‘Bách Việt’, ‘Lạc Việt’, ‘dân tộc Việt’

Tác giả: Hà Văn Thùy

Trên Nghiên cứu quốc tế tháng 4 năm 2020, tác giả Nguyễn Trần Hoàng có bài Cần khoa học khi nhận định về nguồn gốc dân tộc Việt. Trong đó ông phản bác kết luận “ Người Kinh-Việt Nam không phải là hậu duệ của người Bách Việt hoặc Lạc Việt” của ông Nguyễn Hải Hoành trong bài Bàn thêm về nước Nam Việt của Triệu Đà và lịch sử Việt Nam” đăng tải trước đó. Đọc các bài viết, chúng tôi thấy cả hai tác giả cùng bất cập về phương pháp luận khi không xác định nội hàm những danh xưng Bách Việt, Lạc Việt, dân tộc Việt. Rõ ràng, Bách Việt, Lạc Việtdân tộc Việt là đối tương nghiên cứu trong những chuyên luận này. Một khi không xác định nội hàm của đối tượng nghiên cứu thì việc nghiên cứu sẽ thiếu cơ sở. Do vậy, chúng tôi xin đóng góp đôi điều. Continue reading “Về nội hàm các danh xưng ‘Bách Việt’, ‘Lạc Việt’, ‘dân tộc Việt’”

Thế giới hôm nay: 15/01/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lo ngại bạo lực ở Mỹ tiếp tục gia tăng, với các báo cáo cho thấy khu vực National Mall ở Washington, DC – nơi thường chật kín người khi tổng thống mới nhậm chức – sẽ đóng cửa vào lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Joe Biden thứ Tư tuần tới. Airbnb đã hủy mọi đặt phòng trong thành phố cho tuần sau. Peter Meijer, một nghị sĩ Đảng Cộng hòa bỏ phiếu ủng hộ luận tội Tổng thống Donald Trump vào hôm thứ Tư, nói với các phóng viên rằng ông cùng một số đồng nghiệp lo sợ cho sự an toàn của mình.

Trung Quốc đại lục ghi nhận ca tử vong đầu tiên do covid-19 kể từ tháng 5. Ca tử vong là ở tỉnh Hà Bắc, gần Bắc Kinh, nơi 23 triệu người đang sống chung với một số hình thức hạn chế vì đợt bùng dịch lớn nhất của đất nước kể từ mùa hè. Tỉnh Hắc Long Giang miền đông bắc cũng đã ghi nhận các ca nhiễm mới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/01/2021”

Bối cảnh Chiến tranh Việt Nam trước trận Tết Mậu Thân

Nguồn: George C. Herring, “The Road to Tet”, New York Times, 27/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong ký ức của chúng ta, cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam bắt đầu từ thời chính quyền Kennedy. Nhưng thực ra cội nguồn của nó còn xa hơn nhiều, đi ngược về thời kỳ Thế chiến II, và về với cuộc cách mạng Việt Minh của Hồ Chí Minh nhằm chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp.

Là một phần của chính sách rộng lớn hơn – nhưng lại sai lầm – nhằm “ngăn chặn” cộng sản trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ đã hỗ trợ người Pháp chống lại Việt Minh do Cộng sản lãnh đạo, chi trả gần 80% chiến phí vào năm 1953. Chiến tranh kết thúc vào năm 1954, và đất nước Việt Nam bị chia cắt ở vĩ tuyến 17, chờ đợi một kỳ tổng tuyển cử sẽ được tổ chức trong vòng hai năm. Continue reading “Bối cảnh Chiến tranh Việt Nam trước trận Tết Mậu Thân”

14/01/1980: Giá vàng đột ngột tăng vọt

Nguồn: Gold prices soar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, sau khi không còn bị chính phủ kiểm soát, giá vàng đã bất ngờ tăng mạnh, đạt mức kỷ lục mới, vượt quá 800 USD/ounce.

Vàng nằm rải rác khắp nơi trong vỏ trái đất, và ngay từ thời cổ đại đã được xem là kim loại quý vì tính khan hiếm và ứng dụng trong luyện kim. Trước thế kỷ 19, hầu hết các quốc gia đều duy trì một hệ thống tiền tệ lưỡng kim, thường bao gồm vàng nhưng chủ yếu vẫn là bạc. Kể từ năm 1821, khởi đầu từ Vương quốc Anh, các đơn vị tiền tệ có thể được quy đổi thành một lượng vàng cố định, một sự thay đổi mà Anh hy vọng sẽ giúp ổn định nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của mình. Continue reading “14/01/1980: Giá vàng đột ngột tăng vọt”