Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?

Tác giả: Huỳnh Lộc

Điều trùng hợp là trong khi Nortel dần lụn bại, người ta lại chứng kiến sự vươn lên của một tên tuổi viễn thông khác từ Trung Quốc. Không ai khác, chính là Huawei.

Khoảng 800 tài liệu, gồm các file thuyết trình trước khách hàng, dữ liệu phân tích nguyên nhân sụt giảm doanh thu, thông tin quan trọng liên quan đến kỹ thuật như mã nguồn, mọi dữ liệu nhạy cảm bậc nhất của tập đoàn Nortel đều được gửi đến Trung Quốc vào một ngày thứ 7, tháng 4/2004.

Trong thời kỳ đỉnh cao của Nortel năm 2000, công ty sản xuất thiết bị viễn thông này thuê 90.000 nhân lực và có giá trị vốn hóa 250 tỷ USD theo thời giá hiện nay, chiếm hơn 35% giá trị thị trường chứng khoán Canada. Continue reading “Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?”

09/07/1762: Catherine Đại đế lên nắm quyền

Nguồn: Catherine the Great assumes power, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1762, vợ của Nga hoàng Peter III đã tập hợp các trung đoàn quân đội của St. Petersburg chống lại chồng mình và tuyên bố trở thành Nữ hoàng Catherine Đệ nhị, người trị vì duy nhất của nước Nga.

Được biết đến nhiều hơn với cái tên Catherine Đại đế, bà sẽ ngồi lại ngai vàng trong  34 năm tiếp theo, lâu hơn bất kỳ nữ hoàng nào trong lịch sử nước Nga.

Bà ra đời với tên gọi Sophie von Anhalt-Zerbst vào năm 1729 tại Ba Lan ngày nay. Cha của bà là một hoàng thân nhỏ của Phổ; mẹ bà là một thành viên của gia tộc Holstein-Gottorp, một trong những dòng họ nổi tiếng nhất nước Đức. Continue reading “09/07/1762: Catherine Đại đế lên nắm quyền”

Thế giới hôm nay: 09/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án Tối cao Mỹ phán quyết ủng hộ các điều luật do chính quyền Trump đặt ra cho phép các nhà tuyển dụng, vì lý do tôn giáo, được từ chối cung cấp biện pháp tránh thai miễn phí theo Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (Obamacare). Có tới 126.000 phụ nữ có thể mất bảo hiểm tránh thai nếu chủ lao động của họ áp dụng miễn trừ. Trong một quyết định khác, tòa cũng phán quyết rằng “sự miễn trừ tôn giáo” giúp các trường đạo không bị điều chỉnh bởi một số luật chống phân biệt đối xử về tuyển dụng và sa thải nhân viên.

Tổng thống Donald Trump chính thức thông báo đến WHO về việc Mỹ rút khỏi tổ chức này, một quyết định mà ông đã công bố hồi tháng 5. Ông Trump cho rằng WHO quá thiên vị Trung Quốc, và đôi khi đổ lỗi cho tổ chức này vì đại dịch. Việc rút khỏi WHO dự kiến ​​sẽ diễn ra sau đúng một năm. Tuy nhiên, Joe Biden, hiện đang dẫn đầu cuộc đua tổng thống vào tháng 11, phản đối quyết định này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/07/2020”

Tiếng Việt kỳ diệu: Hành trình từ chữ Nho, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Đã hơn trăm năm nay nước ta chính thức sử dụng chữ Quốc ngữ, thứ chữ viết được các nhà trí thức tiên tiến đầu thế kỷ20 ca ngợi là Hồn trong nước; Công cụ kỳ diệu giải phóng trí tuệ người Việt và tin rằng Nước Nam ta sau này hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ.

Dư luận nước ta trước đây quy công trạng làm ra thứ chữ kỳ diệu ấy cho giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes. Gần đây lại có dư luận yêu cầu ghi công các giáo sĩ không phải người Pháp như Francisco de Pina, António Barbosa, Gaspar do Amaral, António de Fontes… và đóng góp của giáo dân miền Nam nước ta từng giúp các giáo sĩ đó học tiếng Việt, và đóng vai trò “giám định” trong quá trình thí điểm sử dụng thứ chữ mới ấy. Continue reading “Tiếng Việt kỳ diệu: Hành trình từ chữ Nho, chữ Nôm đến chữ Quốc ngữ”

08/07/1941: Nhật ký tướng Đức tiết lộ kế hoạch của Hitler đối với Liên Xô

Nguồn: German general’s diary reveals Hitler’s plans for Russia, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, sau khi Đức xâm lược Pskov, cách Leningrad của Nga 289 km, tổng tham mưu trưởng quân đội Đức – Tướng Franz Halder – đã ghi lại kế hoạch của Hitler đối với Moskva và Leningrad vào nhật ký của mình như sau: “Loại bỏ toàn bộ dân của chúng, nếu không chúng ta sẽ phải nuôi họ suốt mùa đông.” Continue reading “08/07/1941: Nhật ký tướng Đức tiết lộ kế hoạch của Hitler đối với Liên Xô”

Thế giới hôm nay: 08/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã xét nghiệm dương tính với coronavirus. Ông này liên tục xem nhẹ các rủi ro của virus, và tranh cãi với các thống đốc vùng, những người muốn duy trì phong tỏa ở địa phương, điều theo ông là gây thiệt hại cho nền kinh tế. Bolsonaro nói ông được xét nghiệm sau khi có triệu chứng nhẹ – ho và sốt nhẹ – và “hoàn toàn khỏe mạnh”.

Melbourne sẽ khôi phục lại các biện pháp phong tỏa từ nửa đêm thứ Tư trong sáu tuần tới. Vào thứ Hai, 191 ca nhiễm covid-19 mới được ghi nhận tại bang Victoria nơi Melbourne là thủ phủ, sau khi bang này dỡ bỏ nhiều hạn chế trong tháng 6. Người dân ở Melbourne sẽ chỉ được phép rời nhà để mua nhu yếu phẩm, tập thể dục và đi làm nếu không thể làm việc tại nhà. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/07/2020”

Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why Hong Kong cannot be another Singapore”, Financial Times, 06/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vài năm trước, tôi có nói chuyện với một bộ trưởng trong chính phủ Singapore. Trong một khoảnh khắc thẳng thắn, ông thừa nhận rằng chính phủ của ông đã cố tình gây khó khăn cho các đối thủ chính trị – và sau đó cười khẽ: “Nhưng ở Singapore, chúng tôi sử dụng dụng cụ nha khoa. Ở Trung Quốc, họ dùng búa tạ”.

Tôi nhớ về cuộc trò chuyện đó khi Bắc Kinh tuần trước áp đặt luật an ninh quốc gia mới lên Hồng Kông. Trong giới tinh hoa của lãnh thổ này có nhiều người hy vọng rằng – một khi mọi người đã quen với đạo luật mới – Hồng Kông có thể trở lại vị thế là một trong những thành phố kinh doanh hàng đầu thế giới. Họ cho rằng một năm bất ổn và biểu tình đã khiến Hồng Kông tan nát trên bờ vực vô chính phủ. Lập luận ấy cho rằng bây giờ Bắc Kinh đã hành động để khôi phục trật tự và Hồng Kông có thể quay trở lại làm ăn. Continue reading “Tại sao Hồng Kông không thể trở thành như Singapore?”

07/07/1865: Người phụ nữ đầu tiên bị chính phủ liên bang Mỹ xử tử

Nguồn: Mary Surratt is first woman executed by U.S. federal government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, chính phủ Mỹ đã quyết định xử tử Mary Surratt vì cho rằng bà là đồng chủ mưu trong vụ ám sát Tổng thống Abraham Lincoln.

Vì khó khăn tài chính, Surratt, chủ sở hữu một quán rượu ở Surrattsville (nay là Clinton), Maryland, đã phải chuyển đổi quán của mình ở Washington, D.C., thành một nhà trọ. Chỉ cách Nhà hát Ford nơi Lincoln bị sát hại vài dãy nhà, ngôi nhà của Surratt là nơi một nhóm những người ủng hộ Hợp bang miền Nam, bao gồm cả John Wilkes Booth, đã lập mưu ám sát tổng thống. Chính mối liên hệ giữa Surratt với Booth cuối cùng đã dẫn đến việc bà bị kết tội, mặc dù người ta vẫn tiếp tục tranh luận về mức độ liên quan của bà, và liệu điều đó có đáng bị trao một bản án khắc nghiệt đến vậy hay không. Continue reading “07/07/1865: Người phụ nữ đầu tiên bị chính phủ liên bang Mỹ xử tử”

Thế giới hôm nay: 07/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Rạn nứt ngoại giao giữa Trung QuốcAnh thêm sâu sắc. Đại sứ Trung Quốc cáo buộc Anh “can thiệp thô bạo” vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc sau khi nước này đề nghị cấp quyền công dân Anh cho 3 triệu người Hồng Kông. Liu Xiaoming cũng cảnh báo Anh không được đảo ngược cam kết cho phép Huawei xây dựng mạng 5G của nước này; trong khi các bộ trưởng ngày càng phản đối sự tham gia của Huawei.

Đơn đặt hàng sản xuất của Đức đã tăng 10,4% trong tháng 5 so với tháng trước. Nhu cầu tăng khi các bang của Đức dỡ bỏ phong tỏa coronavirus nghiêm ngặt, đồng thời đến sau những con số tồi tệ của tháng 4, bao gồm lần sụt giảm lớn nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi nhận vào năm 1991. Dù vậy, phục hồi sẽ chậm chạp. Hoạt động của ngành này trong tháng 5 vẫn giảm 29,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/07/2020”

Thấy gì từ màn biến tấu quyền lực của Putin?

Nguồn: Russia’s fragile one-man rule”, Financial Times, 06/07/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Gần ba thập niên đã trôi qua kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Hồi đó, nhiều người ở phương Tây và Nga đã dám hy vọng một nền dân chủ tự do kiểu châu Âu có thể bám rễ. Nhưng hy vọng đó đã tan vỡ. Một nhóm gồm những sĩ quan an ninh Liên Xô cũ và các đầu sỏ trung thành đã điều hành một nền dân chủ giả tạo hơn bao giờ hết, với Vladimir Putin đóng vai trò thủ lĩnh và người bảo lãnh. Một cuộc trưng cầu dân ý về hiến pháp tuần trước đã mở đường cho Putin có thể tiếp tục nắm ghế tổng thống cho đến năm 2036 – khi ông 83 tuổivà trở thành nhà lãnh đạo tối cao nắm quyền lâu nhất ở Nga kể từ Peter Đại đế. Nga dường như đã quaylại mô hình cai trị dựa trên một cá nhân kéo dài hàng thế kỷ của nó. Continue reading “Thấy gì từ màn biến tấu quyền lực của Putin?”

06/07/1976: Học viện Hải quân Hoa Kỳ nhận học viên nữ đầu tiên

Nguồn: Women inducted into U.S. Naval Academy for the first time, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1976, tại Annapolis, Maryland, Học viện Hải quân Hoa Kỳ đã nhận các học viên nữ lần đầu tiên trong lịch sử với lễ ra mắt 81 nữ sinh hải quân. Tháng 05/1980, Elizabeth Anne Rowe đã trở thành học viên nữ đầu tiên của khóa tốt nghiệp. Bốn năm sau, Kristine Holderied cũng trở thành nữ học viên đầu tiên tốt nghiệp thủ khoa một khóa. Continue reading “06/07/1976: Học viện Hải quân Hoa Kỳ nhận học viên nữ đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 06/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các nhà chức trách Tây Ban Nha, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi covid-19, đã đặt lại các hạn chế ở hai vùng sau khi phong tỏa được dỡ bỏ hôm 21 tháng 6. Catalonia phong tỏa El Segriá vào thứ Bảy, ảnh hưởng khoảng 200.000 người, sau khi số ca nhiễm tăng vọt. Galicia làm theo vào Chủ nhật, ngăn 70.000 người tại một khu vực rời khỏi nhà. Khi châu Âu mở cửa lại cho kỳ nghỉ lễ, các chính phủ lo ngại về các vụ bùng dịch ở địa phương như vậy.

Iran ghi nhận 163 trường hợp tử vong mới do covid-19 vào Chủ nhật, mức tăng trong ngày cao nhất cho tới nay. Nước này hiện đã có 240.438 ca nhiễm được ghi nhận và 11.571 trường hợp tử vong liên quan đến covid, dù vẫn còn lo ngại rằng con số thực tế có thể cao hơn. Đáp lại sự tăng đột biến, nhà lãnh đạo tối cao Ayatollah Ali Khamenei tuyên bố đeo khẩu trang giờ là bắt buộc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/07/2020”

Hồng Kông: Từ đấu tranh cho người Việt tị nạn đến đấu tranh cho chính mình

Nguồn: Jana Lipman, “Why Hong Kong’s untold history of protecting refugee rights matters now in its struggle with China”, The Conversation, 04/06/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Dự luật an ninh quốc gia mới do chính quyền Trung Quốc đề xuất sẽ làm xói mòn nghiêm trọng nền pháp quyền của Hồng Kông, hạn chế quyền tự do ngôn luận, quyền được xét xử theo trình tự công bằng (due process) và các quyền tự do dân sự cơ bản khác. Những người Hồng Kông đã và đang đấu tranh quyết liệt cho quyền tự trị của đặc khu trước chính quyền trung ương trong nhiều năm qua sẽ phải đối mặt với một rủi ro rất lớn.

Sự tôn trọng đối với quyền con người và nền pháp quyền, thứ được xem là bản sắc của cựu thuộc địa Anh so với Trung Quốc đại lục, bắt nguồn phần nào từ một chương ít được biết đến trong lịch sử Hồng Kông. Continue reading “Hồng Kông: Từ đấu tranh cho người Việt tị nạn đến đấu tranh cho chính mình”

05/07/2003: WHO tuyên bố SARS đã được kiểm soát trên toàn thế giới

Nguồn: World Health Organization declares SARS contained worldwide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2003, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo rằng tất cả các trường hợp lây truyền từ người sang người của Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (Severe Acute Respiratory Syndrome; viết tắt: SARS) đã chấm dứt. Trong vòng tám tháng trước đó, căn bệnh này đã giết chết khoảng 775 người ở 29 quốc gia, đồng thời phơi bày những rủi ro từ toàn cầu hóa đối với y tế công cộng. Bất chấp thông báo của WHO, một trường hợp nhiễm bệnh mới đã được xác nhận ở Trung Quốc vào tháng 01/2004 và bốn chẩn đoán tiếp theo được đưa ra vào tháng 04.

Các trường hợp mắc SARS đầu tiên – khi đó được cho là viêm phổi – nhiều khả năng đã xuất hiện ở Quảng Đông, Trung Quốc vào tháng 11/2002. Ngày 15/02/2003, Trung Quốc đã báo cáo về 305 trường hợp viêm phổi không điển hình, mà sau đó được phát hiện là SARS. Trung Quốc đã bị chỉ trích, và sau đó cũng xin lỗi, vì đã không cảnh báo cho các cơ quan y tế thế giới về đợt bùng phát ban đầu và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để ngăn chặn dịch bệnh. Continue reading “05/07/2003: WHO tuyên bố SARS đã được kiểm soát trên toàn thế giới”

Mỹ đã thay Pháp bước vào Chiến tranh Việt Nam như thế nào?

Trích dịch: Lê Đỗ Huy

Cuốn Kết thúc một cuộc chiến tranh: Đông Dương năm 1954 (End of a war: Indochina 1954) của Jean Lacouture và Philippe Devillers được NXB Fredrick A. Praeger (Mỹ) xuất bản năm 1969, đề cập tình hình quốc tế và Đông Dương giai đoạn Hiệp định Geneva 1954. Các tác giả, cũng là những nhà Việt Nam học nổi tiếng, phê phán các cường quốc phương Tây cố tình lập các “bức màn sắt” chia cắt các dân tộc, chia cắt thế giới, nhằm thực hiện chính sách “chia để trị” của chủ nghĩa thực dân cũ trong hoàn cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành. Xin giới thiệu cùng bạn đọc một số nội dung của cuốn sách (các đầu đề nhỏ là của người dịch). Continue reading “Mỹ đã thay Pháp bước vào Chiến tranh Việt Nam như thế nào?”

04/07/1997: Tàu thám hiểm Pathfinder đến sao Hỏa

Nguồn: Pathfinder lands on Mars, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, sau hành trình 120 triệu dặm kéo dài bảy tháng, Mars Pathfinder của NASA đã trở thành tàu vũ trụ Mỹ đầu tiên đến được bề mặt sao Hỏa trong hơn hai thập niên. Trong quá trình hạ cánh được lên kế hoạch khéo léo, tiết kiệm chi phí, Pathfinder đã sử dụng những chiếc dù để làm chậm dần vận tốc tiếp cận bề mặt sao Hỏa, sau đó dùng thêm các túi khí để giảm bớt tác động khi chạm đất. Va chạm với Bãi bồi Ares Vallis ở tốc độ 40 dặm/giờ, con tàu vũ trụ đã nảy cao vào bầu khí quyển sao Hỏa tận 16 lần trước khi hạ cánh an toàn. Continue reading “04/07/1997: Tàu thám hiểm Pathfinder đến sao Hỏa”

Xung đột Trung – Ấn tại Galwan: Hiểm hoạ từ chủ nghĩa dân tộc

Nguồn: KB Teo, “China-India Galwan Conflict: The Perils of Nationalism”, RSIS Commentary, 02/07/2020.

Biên dịch: Huỳnh Ngọc Lập

Từ năm 1949, quan hệ Trung – Ấn đã luôn chông gai, trắc trở. Trong những năm 1950, hai nước cùng nhau theo đuổi chính sách ngoại giao không liên kết. Mối quan hệ này trở nên xấu đi với chiến tranh Trung – Ấn vào tháng 10/1962. Mặc dù quan hệ song phương đã được cải thiện với các cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước vào năm 2018 và 2019, tranh chấp lãnh thổ trên dãy Hy Mã Lạp Sơn vẫn chưa được giải quyết.

Vào ngày 16/06/2020, ẩu đả đẩm máu đã nổ ra giữa lực lượng quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại cao nguyên Galwan, Ladakh, trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Nơi đây cao 4.300 mét so với mặt nước biển với tuyết phủ trắng xoá các dãy núi.  Khu vực này nằm ngay cạnh Aksai Chin và sát tỉnh Tân Cương của Trung Quốc. Continue reading “Xung đột Trung – Ấn tại Galwan: Hiểm hoạ từ chủ nghĩa dân tộc”

03/07/1890: Idaho gia nhập liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: Idaho becomes 43rd state, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1890, Idaho đã gia nhập liên bang Hoa Kỳ. Việc khám phá lục địa Bắc Mỹ chủ yếu được tiến hành từ bờ biển Đại Tây Dương và Thái Bình Dương vào sâu trong lục địa, hoặc từ Mexico của Tây Ban Nha ngược lên phía Bắc. Do đó, phần lãnh thổ nhiều đồi núi mà sau này là Idaho đã không được động đến bởi những thợ săn và nhà thám hiểm người Tây Ban Nha, Pháp, Anh và Mỹ. Kể cả đến năm 1805, những người da đỏ Idaho như người Shoshone cũng chưa bao giờ gặp một người da trắng nào. Continue reading “03/07/1890: Idaho gia nhập liên bang Hoa Kỳ”

Thế giới hôm nay: 03/07/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm xuống còn 11,1% trong tháng 6, tức giảm 2,2% so với tháng 5, khi một số bang dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa. Nền kinh tế đã lấy lại  7,5 triệu trong số 22 triệu việc làm bị mất kể từ tháng Ba. Tuy nhiên, việc số ca nhiễm covid-19 tăng lại đã buộc nhiều tiểu bang phải khôi phục các hạn chế, điều có thể gây nên làn sóng mất việc mới.

Một trận lở bùn do mưa lớn gây ra cái chết của hơn 120 người tại một mỏ ngọc bích ở Hpakant, Myanmar. Một số vụ tai nạn tương tự đã xảy ra ở các mỏ ngọc Myanmar những năm gần đây, bao gồm sự cố hồi năm 2015 làm ít nhất 113 người chết. Nhân viên cứu hộ đang tiếp tục tìm kiếm những người sống sót. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/07/2020”

Trần Quốc Hương: Người chỉ huy những nhà tình báo huyền thoại

Tác giả: Hoàng Hải Vân

1. Người chỉ huy 4 lưới tình báo chiến lược của trung ương và khối điệp báo chủ yếu của miền

Ông Trần Quốc Hương (Mười Hương) hoạt động cách mạng từ tiền khởi nghĩa, từng bị thực dân Pháp cầm tù, là cộng sự thân cận gần gũi Cụ Hồ, Tổng bí thư Trường Chinh và nhiều nhà lãnh đạo “khai quốc” khác.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông làm Phó giám đốc Nha Tình báo trung ương. Năm 1954, ông được cử vào Nam làm nhiệm vụ đặc biệt cùng với Xứ ủy Nam Bộ tổ chức mạng lưới tình báo nhằm chuẩn bị thi hành Hiệp định Genève thống nhất đất nước. Continue reading “Trần Quốc Hương: Người chỉ huy những nhà tình báo huyền thoại”