‘Nan đề Needham’ về khoa học kỹ thuật Trung Quốc thời cận-hiện đại

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Joseph Needham (1900-1995), viện sĩ người nước ngoài của Viện Khoa học Trung Quốc (TQ), là tác giả bộ sách đồ sộ mà không nhà Trung Quốc Học nào không đọc: Science and Civilisation in China (Khoa học và văn minh tại Trung Quốc). Bộ sách này thường được người TQ nhắc tới do Needham từng đưa ra một câu hỏi làm đau đầu nhiều thế hệ nhà khoa học TQ nhiều năm qua và cho tới nay vẫn chưa ai tìm được lời giải đáp hợp lý nhất.

Bộ Bách khoa Toàn thư 27 tập Science and Civilisation in China do nhà khoa học kiêm sử gia Needham đề xuất và biên tập từng được Ủy ban Thư viện hiện đại (Modern Library Board) bình chọn đưa vào Danh sách 100 bộ sách phi tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Năm 1954, Needham cùng một nhóm người khác có sáng kiến làm một dự án nghiên cứukhoa học kỹ thuật (KHKT) và văn minh TQ cổ đại. Các tác giả dự án này đã biên soạn một loạt sách liên quan và đượcNhà xuất bản Đại học Cambridge xuất bản. Continue reading “‘Nan đề Needham’ về khoa học kỹ thuật Trung Quốc thời cận-hiện đại”

19/05/2016: Chuyến bay 804 của EgyptAir rơi ở Địa Trung Hải

Nguồn: EgyptAir flight 804 disappears over the Mediterranean Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2016, 66 hành khách và thành viên phi hành đoàn bay từ Cairo đến Paris trên chuyến bay 804 của hãng EgyptAir đã biến mất trên Địa Trung Hải. Tận một tháng sau người ta mới có thể tìm thấy xác máy bay.

Lúc đầu, chuyến bay mất tích được cho là bởi hành động khủng bố, nhưng nguyên nhân thực sự đã được tiết lộ một năm sau đó. Sau nhiều đợt tranh luận và điều tra, chính quyền Pháp đã phủ nhận tuyên bố của Ai Cập rằng vật liệu nổ được tìm thấy trong hài cốt của các nạn nhân, và rằng một vụ hỏa hoạn đã khiến máy bay bị rơi. Continue reading “19/05/2016: Chuyến bay 804 của EgyptAir rơi ở Địa Trung Hải”

Thế giới hôm nay: 19/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giám đốc WHO hứa tiến hành một cuộc điều tra độc lập về covid-19 sớm nhất có thể. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trước đó nói rằng bất kỳ cuộc điều tra nào cũng sẽ chỉ được tiến hành sau khi căn bệnh được kiểm soát. Khoảng 122 quốc gia, bao gồm Mỹ, Úc và Anh, đã kêu gọi một cuộc điều tra. Mỹ đã chỉ trích mạnh mẽ cả Trung Quốc và WHO vì những phản ứng của họ trước dịch bệnh.

Tập đoàn công nghệ Nhật Bản SoftBank báo cáo khoản lỗ hoạt động 1,36 nghìn tỷ yên (13 tỷ đô la) cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 3. Quỹ Tầm nhìn, quỹ đầu tư công nghệ của tập đoàn, chịu trách nhiệm cho phần lớn khoản lỗ này. Softbank cũng tuyên bố Jack Ma, người sáng lập Alibaba, gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc, sẽ rời khỏi ban lãnh đạo tập đoàn sau 13 năm. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/05/2020”

Dịch chuyển sản xuất khỏi TQ: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tin tức gần đây về việc Apple tuyển dụng nhân sự cho các vị trí quản lý và kỹ thuật khác nhau tại Việt Nam đã khiến các fan Apple tại Việt Nam phấn khích. Động thái này cho thấy người khổng lồ công nghệ Mỹ đangcó kế hoạch chuyển một phần sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam. Apple không phải là công ty đầu tiên làm như vậy. Trước Apple, các tập đoàn đa quốc gia (MNC) công nghệ cao như Microsoft, Google, Samsung, LG, Nintendo và Kyocera cũng đã công bố kế hoạch bắt đầu hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Đây là bằng chứng rõ ràng cho thấy Việt Nam đang hưởng lợi từ những nỗ lực của các MNC nhằm đa dạng hóa các cơ sở sản xuất của họ bên ngoài Trung Quốc để đối phó với cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra và sự gián đoạn sản xuất do dịch Covid-19 gần đây tại Trung Quốc. Continue reading “Dịch chuyển sản xuất khỏi TQ: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam”

Claudius Galen: Người tiên phong của giải phẫu y khoa

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Claudius Galen (130 SCN – 210 SCN) là một nhà văn, nhà triết học và là bác sĩ nổi tiếng nhất của Đế chế La Mã với những lý thuyết làm nền tảng cho y học châu Âu trong suốt 1.500 năm.

Claudius Galen sinh ra ở Pergamum (Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) và có cha mẹ là người Hy Lạp. Ông từng học tại Hy Lạp, Alexandria và các vùng khác của Tiểu Á, sau đó trở về quê nhà và làm bác sĩ chính cho trường đấu sĩ ở Pergamum. Công việc này đã giúp ông có được kinh nghiệm phong phú trong việc điều trị vết thương. Continue reading “Claudius Galen: Người tiên phong của giải phẫu y khoa”

18/05/1896: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết vụ Plessy v. Ferguson

Nguồn: Supreme Court rules in Plessy v. Ferguson, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1896, trong một chiến thắng lớn của những người ủng hộ phân biệt chủng tộc, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết với bảy phiếu thuận, một phiếu chống, rằng một đạo luật của Louisiana quy định “các chỗ ngồi bình đẳng nhưng tách biệt cho người da trắng và người da màu” trên xe lửa là hợp hiến. Tòa án tối cao kết luận miễn là các chỗ ngồi bình đẳng được cung cấp, sự chia tách không phải là phân biệt đối xử và do đó, điều này không vi phạm quyền được bảo vệ bình đẳng của người Mỹ gốc Phi trong Tu chính án thứ 14. Continue reading “18/05/1896: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ phán quyết vụ Plessy v. Ferguson”

Thế giới hôm nay: 18/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ấn Độ tuyên bố sẽ khởi động một chương trình tư nhân hóa và sẽ đình chỉ các vụ phá sản mới trong vòng một năm tới nhằm ngăn tình trạng các doanh nghiệp vỡ nợ hàng loạt vì Covid-19. Phong tỏa nghiêm ngặt của nước này đã giáng đòn đau vào nền kinh tế. Xuất khẩu hàng hóa từ Ấn Độ đã giảm 60% trong tháng 4.

Chính phủ Trung Quốc đã sa thải sáu quan chức cấp cao ở tỉnh Cát Lâm miền đông bắc, tâm dịch của đợt bùng phát covid-19 mới ở Trung Quốc. Người dân ở quận Phong Mãn của thành phố Cát Lâm được lệnh ở nhà để ngăn bệnh lây lan. Một số dịch vụ không thiết yếu, như rạp chiếu phim và quán karaoke, cũng đã bị đóng cửa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/05/2020”

Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc

Tác giả: Katsuji Nakazawa | Giới thiệu: Minh Anh

Sau khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 bùng phát, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đề xuất xây dựng một nền kinh tế ít phụ thuộc hơn vào một quốc gia, cụ thể là Trung Quốc, để có thể tránh được sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng. Lời kêu gọi này đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận đang nóng lên trong chính giới Trung Quốc.

Một nguồn tin kinh tế của Trung Quốc cho biết tại Trung Nam Hải (nằm ở trung tâm thủ đô Bắc Kinh nơi có văn phòng của các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và Chính phủ Trung Quốc), đã xuất hiện những mối quan ngại về việc các công ty nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc: “Điều được đề cập tới nhiều khi nói về vấn đề này là điều khoản ‘khuyến khích (và tài trợ) cho việc tái thiết lập các chuỗi cung ứng’ trong gói hỗ trợ kinh tế khẩn cấp của Nhật Bản”. Continue reading “Hậu quả của làn sóng doanh nghiệp rời Trung Quốc”

17/05/1943: Memphis Belle thực hiện nhiệm vụ ném bom thứ 25

Nguồn: The Memphis Belle flies its 25th bombing mission, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, tổ phi công Memphis Belle, một trong những tổ phi công máy bay ném bom của Mỹ đặt căn cứ tại Anh, đã trở thành tổ phi công máy bay B-17 đầu tiên hoàn thành 25 nhiệm vụ trên khắp châu Âu.

Máy bay Memphis Belle đã thực hiện nhiệm vụ thứ 25 và cuối cùng của mình, trong một cuộc không kích vào Lorient, một căn cứ tàu ngầm của Đức.  Trước khi trở về nước Mỹ, người ta đã quay lại cảnh các thành viên của Belle nhận huy chương chiến đấu. Đó chỉ là một phần trong bộ phim tài liệu dài hơn về một ngày trong cuộc đời của phi công lái máy bay ném bom Mỹ, bao gồm các cảnh quay kịch tính với hình ảnh máy bay ném bom bị bắn trên trời, và các thành viên nhảy dù ra từng người một. Continue reading “17/05/1943: Memphis Belle thực hiện nhiệm vụ ném bom thứ 25”

Elizabeth Gaskell: Tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Victoria

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Elizabeth Gaskell (1810 – 1865) là một tiểu thuyết gia dưới thời Victoria, người được biết đến bởi cuốn tiểu sử viết về bạn của bà là Charlotte Brontë.

Elizabeth Stevenson sinh ngày 29/09/1810 tại London và là con gái của một mục sư theo thuyết nhất vị (Unitarian). Sau khi mẹ mất sớm, bà được nuôi dưỡng bởi người dì sống ở Knutsford, Cheshire. Năm 1832, bà kết hôn với William Gaskell, người cũng là một mục sư theo thuyết nhất vị, và họ định cư tại thành phố công nghiệp Manchester. Continue reading “Elizabeth Gaskell: Tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Victoria”

16/05/1717: Voltaire bị giam tại ngục Bastille

Nguồn: Satirical writer, Voltaire, is imprisoned in the Bastille, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1717, nhà văn François-Marie Arouet, người thường được biết đến với bút danh Voltaire, đã bị giam tại ngục Bastille.

Cây bút với tính cách thẳng thắn này sinh ra trong một gia đình trung lưu, học đại học ở Paris và sau đó học thêm về luật. Tuy nhiên, ông sớm bỏ ngành luật để trở thành một nhà viết kịch và tạo dựng tên tuổi của mình bằng những tác phẩm bi kịch kinh điển. Các nhà phê bình hết lời ca ngợi bản sử thi của ông, La Henriade, nhưng lời lẽ châm biếm nhắm vào chính trị và tôn giáo của nó đã khiến chính phủ phẫn nộ, và Voltaire đã bị bắt vào năm 1717. Ông đã bị giam ở Bastille trong một năm. Continue reading “16/05/1717: Voltaire bị giam tại ngục Bastille”

Có phải Covid-19 đã giết chết toàn cầu hoá?

Nguồn: Has covid-19 killed globalisation?”, The Economist, 14/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngay cả trước đại dịch, toàn cầu hóa đã gặp rắc rối. Hệ thống thương mại mở thống trị nền kinh tế thế giới trong nhiều thập niên đã bị phá hủy bởi sự sụp đổ tài chính và chiến tranh thương mại Trung – Mỹ. Bây giờ nó đang quay cuồng trước cú đánh chí mạng thứ ba trong hàng chục năm khi các đợt phong toả làm đóng cửa biên giới và gây gián đoạn thương mại. Số hành khách tại sân bay Heathrow đã giảm 97% so với năm trước; Xuất khẩu ô tô củaMexico giảm 90% trong tháng 4; 21% các chuyến tàu container xuyên Thái Bình Dương trong tháng Năm đã bị hủy. Khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, hoạt động sẽ phục hồi, nhưng đừng mong đợi sự trở lại nhanh chóng với một thế giới vô tư với đi lại không bị cản trở và thương mại tự do. Đại dịch sẽ chính trị hóa việc đi lại và di cư, và tạo nên cảm giác lâu dài muốn tự lực. Sự hướng nội từ từ này sẽ làm suy yếu sự phục hồi, khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương và lây lan bất ổn địa chính trị. Continue reading “Có phải Covid-19 đã giết chết toàn cầu hoá?”

14/05/1991: Thảm họa đường sắt ở Nhật khiến 42 người thiệt mạng

Nguồn: Two trains crash in Japan, killing more than 40, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1991, hai tàu chở khách chạy bằng diesel đã đâm trực diện vào nhau gần Shigaraki, Nhật Bản, khiến hơn 40 người thiệt mạng và 400 người bị thương. Đây là thảm họa đường sắt nghiêm trọng nhất ở Nhật kể từ vụ tai nạn tháng 11/1963 ở Yokohama làm 160 người thiệt mạng.

Shigaraki là một thị trấn gần Kyoto nổi tiếng về đồ gốm sứ. Ngày 14/05, Lễ hội Gốm Thế giới được tổ chức tại Shigaraki. Chuyến tàu tới Kibukawa, lúc này đã chứa đầy hành khách, chuẩn bị chạy trên tuyến đường sắt đơn dài 14,7km để rời Shigaraki vào lúc hơn 10 giờ sáng. Continue reading “14/05/1991: Thảm họa đường sắt ở Nhật khiến 42 người thiệt mạng”

Thế giới hôm nay: 15/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới được nộp ở Mỹ đã giảm nhẹ vào tuần trước xuống dưới 3 triệu, từ mức 3,2 triệu của tuần trước. Hơn 36 triệu đơn đã được nộp trong hai tháng qua, kể từ khi phong tỏa diện rộng được áp đặt để hạn chế sự lây lan của covid-19. Hôm thứ Tư, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang cảnh báo phục hồi sẽ chậm chạp trừ khi có nhiều kích thích tài khóa.

Sanofi, một gã khổng lồ dược phẩm có trụ sở tại Paris, đã bị chính phủ Pháp phản đối dữ dội sau khi giám đốc của hãng gợi ý rằng Mỹ có thể được đặt đơn đặt hàng trước lớn nhất cho vắc-xin covid-19. Các quan chức Pháp gọi đặc quyền đặt trước này là “không thể chấp nhận được”. Tổng thống Emmanuel Macron – người từng nói vắc-xin phải được coi là “hàng hóa công của thế giới” – đã triệu tập các lãnh đạo của Sanofi đến Điện Elysée. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/05/2020”

Cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu sắp tới

Nguồn: Barry Eichengreen, “Managing the Coming Global Debt Crisis”, Project Syndicate, 13/05/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Các nước đang phát triển sắp sửa rơi vào cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ nhất kể từ năm 1982. Thời đó, phải mất ba năm trước khi các nước chủ nợ thực hiện một phản ứng có phối hợp được gọi là Kế hoạch Baker, đặt theo tên của Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ James Baker. Lần này, may mắn thay, chính phủ các nước G20 đã phản ứng nhanh hơn, kêu gọi tạm ngừng việc thanh toán nợ cho các nước thu nhập thấp.

Có lẽ có thể dự đoán được là tuyên bố của G20 có nhiều điểm tương tự như Kế hoạch Baker. Chỉ có một vấn đề duy nhất: Kế hoạch Baker đã không có hiệu quả. Continue reading “Cách quản lý cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu sắp tới”

14/05/1973: Mỹ phóng trạm vũ trụ Skylab

Nguồn: America’s first space station, Skylab, is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Skylab, trạm vũ trụ đầu tiên của Mỹ, đã được phóng thành công vào quỹ đạo Trái Đất. Mười một ngày sau, ba phi hành gia người Mỹ gồm Charles Conrad, Joseph Kerwin và Paul Weitz đã đến Skylab, sửa chữa một tấm pin mặt trời bị kẹt và tiến hành các thí nghiệm khoa học trong suốt 28 ngày trên trạm vũ trụ này.

Sứ mệnh đầu tiên này của Skylab diễn ra hai năm sau khi Liên Xô phóng Salyut, trạm vũ trụ đầu tiên của thế giới, lên quỹ đạo  Trái Đất. Tuy nhiên, không giống như Salyut vốn gặp rất nhiều trục trặc, trạm vũ trụ Mỹ đã thành công lớn, đảm bảo an toàn cho ba phi hành đoàn riêng biệt, mỗi đoàn gồm ba phi hành gia, trong thời gian dài và vượt xa các kế hoạch trước đó về nghiên cứu khoa học. Continue reading “14/05/1973: Mỹ phóng trạm vũ trụ Skylab”

Thế giới hôm nay: 14/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Paul Manafort, cựu giám đốc chiến dịch tranh cử của Donald Trump, vừa được thả vì lo ngại ông có nguy cơ cao lây nhiễm Covid-19 trong tù. Manafort đã bị kết án tội gian lận thuế và âm mưu sau một cuộc điều tra về khả năng có thông đồng giữa chiến dịch của ông Trump và Nga trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Ông sẽ bị quản thúc tại gia nốt phần còn lại của bản án bảy năm tù.

Chính quyền Trump ra lệnh cho một quỹ hưu trí liên bang hiện quản lý khoảng 600 tỷ đô la, Thrift Savings Plan, ngừng đầu tư vào tất cả các công ty Trung Quốc. Nhà Trắng cho biết các khoản đầu tư này tạo ra các mối đe dọa an ninh quốc gia và có thể trở thành đối tượng bị trừng phạt. Ngày càng có nhiều đảng viên Cộng hòa kêu gọi đề ra các biện pháp trừng phạt Trung Quốc, nước bị họ cáo buộc che đậy thông tin về covid-19. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/05/2020”

Thế mạnh và hạn chế của Trung Quốc khi vươn lên lãnh đạo toàn cầu

Nguồn: Ian Buruma, “Confronting China“, Project Syndicate, 11/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thay vì sử dụng tất cả các quyền lực của chính phủ liên bang để hạn chế sự tàn phá của COVID-19, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang lãng phí thời gian và năng lượng quý giá vào việc đổ lỗi cho Trung Quốc về sự lây lan của virus. Các chuyên gia đang nói về một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nếu Hoa Kỳ thực sự có ý định đối đầu với Trung Quốc trong cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo toàn cầu thì Trump đang làm hỏng nỗ lực đó một cách tồi tệ.

Khi chính phủ Trung Quốc đang gửi cho các nước nguồn tiếp tế để chống lại đại dịch và thậm chí cử cả các đội y tế, Trump lại cắt đứt việc đi lại bằng hàng không từ châu Âu mà không thèm thông báo cho các đồng minh của mình. Kể từ tháng 3, chính phủ Trung Quốc đã đóng góp 50 triệu đô la cho Tổ chức Y tế Thế giới, trong khi Trump tuyên bố rằng WHO “thiên vị Trung Quốc”, đồng thời đóng băng tài trợ của Hoa Kỳ. Continue reading “Thế mạnh và hạn chế của Trung Quốc khi vươn lên lãnh đạo toàn cầu”

13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá

Nguồn: Churchill announces: “I have nothing to offer but blood, toil, tears and sweat”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, Winston Churchill đã trở thành thủ tướng mới của Anh. Ông cam kết với Nghị viện rằng chính sách mới của ông sẽ tập trung vào việc “tiến hành chiến tranh trên biển, đất liền và trên không, bằng tất cả tiềm lực của chúng ta và tất cả sức mạnh mà Chúa có thể ban cho ta; tiến hành chiến tranh chống lại chế độ chuyên chế tàn ác, một chế độ mãi chìm đắm trong hàng loạt tội ác đen tối và thảm thương của con người.” Continue reading “13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá”

Thế giới hôm nay: 13/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Anthony Fauci, thành viên đội chuyên trách Covid-19 của Nhà Trắng và là chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cảnh báo Thượng viện rằng việc kết thúc lệnh ở nhà quá sớm có thể dẫn đến hậu quả “rất nghiêm trọng”. Chỉ một đốm lửa cũng tạo thành vụ cháy lớn, ông nói. Thông điệp của Tiến sĩ Fauci trái ngược hoàn toàn với giọng điệu của Tổng thống Donald Trump, người đã khuyến khích các bang dỡ bớt các hạn chế. Nhiều bang đã bắt đầu mở cửa trở lại.

Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã công bố kế hoạch kéo dài chương trình duy trì việc làm của chính phủ cho đến cuối tháng 10, mặc dù quy mô của các khoản trợ cấp mất việc sẽ giảm xuống trong những tháng tới. Các công ty cảnh báo sẽ có sa thải hàng loạt nếu chương trình không được gia hạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/05/2020”