22/01/1779: Tướng cướp Claudius Smith bị treo cổ

Nguồn: Claudius Smith, “Cowboy of the Ramapos,” hangs, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1779, Claudius Smith, tên cướp nổi tiếng theo tư tưởng Trung quân (loyalist, ủng hộ nước Anh) đã bị treo cổ tại Goshen, New York. Sau cái chết của anh ta, người dân phe Ái quốc (ủng hộ độc lập cho các thuộc địa Mỹ) hy vọng sẽ được giải thoát khỏi chiến tranh du kích ở vùng ngoại ô New York.

Claudius Smith sinh ra ở Brookhaven, New York năm 1746, sau đó cùng gia đình chuyển đến Hạt Orange, New York vào năm 1741. Anh ta được cho là đã đối đầu với thủ lĩnh người bản địa Mohawk là Joseph Brandt với tư cách là người bảo vệ cho Hoàng gia Anh trong chiến dịch New York năm 1777, và Smith đã được gọi với biệt danh “Cao bồi vùng Ramapo” vì chiến thuật du kích anh ta dùng để chống lại người dân phe Ái quốc. Continue reading “22/01/1779: Tướng cướp Claudius Smith bị treo cổ”

Thấy gì từ cú “tự đảo chính” của Putin?

Nguồn: Sergei Guriev, “Putin’s Meaningless Coup”, Project Syndicate, 18/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin có thể sẽ tiến hành các dàn xếp để duy trì vai trò lãnh đạo nước Nga sau nhiệm kỳ tổng thống của mình, điều không làm ai bất ngờ. Trong thông điệp liên bang hàng năm vào đầu tuần này, ông đã vạch ra một lộ trình để sửa đổi các thể chế chính trị Nga, trong đó hàm ý một đợt cải cách hiến pháp lớn. Toàn bộ nội các do Thủ tướng Dmitry Medvedev dẫn đầu đã ngay lập tức từ chức.

Các đề xuất của Putin vẫn mơ hồ và đôi khi tự mâu thuẫn. Nhưng chúng mang lại những thông tin có giá trị về kế hoạch của ông sau năm 2024, khi nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp của ông – và về mặt pháp lý là nhiệm kỳ cuối cùng – kết thúc. Trước tiên, Putin sẽ chuyển quyền lực từ vị trí tổng thống sang Duma Quốc gia (tức Quốc hội) và chuyển các quyền lực đáng kể, chưa được xác định cụ thể sang cho Hội đồng Nhà nước do Putin lãnh đạo (cơ quan này không được đề cập trong Hiến pháp) và Hội đồng An ninh (được đề cập nhưng không được mô tả trong Hiến pháp). Continue reading “Thấy gì từ cú “tự đảo chính” của Putin?”

21/01/1738: Ngày sinh Ethan Allen, người sáng lập Cộng hòa Vermont

Nguồn: Ethan Allen is born, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1738, Ethan Allen, người anh hùng tương lai của Cách mạng Mỹ và là người sáng lập chủ chốt của nước Cộng hòa Vermont, đã ra đời tại Litchfield, Connecticut.

Cha của Ethan là Joseph từng dự định cho ông theo học Đại học Yale, song cái chết của cha ông vào năm 1755 đã khép lại mong muốn ấy. Thay vào đó, Ethan tiếp quản đất đai của gia đình với tư cách là anh cả trong bảy anh chị em. Hai năm sau, ông thực hiện chuyến thăm đầu tiên tới nhượng địa New Hampshire (ngày nay thuộc bang Vermont), trong thành phần lực lượng dân quân Hạt Litchfield trong Chiến tranh Bảy năm. Continue reading “21/01/1738: Ngày sinh Ethan Allen, người sáng lập Cộng hòa Vermont”

Các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế và tranh chấp Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Bá Diến

Lãnh thổ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quan hệ giữa các quốc gia, là cơ sở vật chất cho sự tồn tại của quốc gia, duy trì ranh giới quyền lực nhà nước đối với một cộng đồng dân cư nhất định, góp phần tạo dựng một trật tự pháp lý quốc tế hòa bình và ổn định.

Luật pháp quốc tế hiện đại ghi nhận quyền tối cao của quốc gia đối với lãnh thổ trong mối quan hệ tổng thể, logic và biện chứng giữa những yếu tố tự nhiên với những yếu tố liên quan mật thiết khác, như chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử… của cộng đồng một quốc gia với cộng đồng quốc tế.

Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ chỉ được coi là hợp pháp khi dựa trên những cơ sở và phương thức do luật quốc tế quy định. Continue reading “Các nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ trong luật quốc tế và tranh chấp Biển Đông”

20/01/1945: FDR bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ tư

Nguồn: FDR inaugurated to fourth term, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1945, Franklin Delano Roosevelt (FDR), tổng thống duy nhất từng đắc cử ba nhiệm kỳ vào thời điểm đó, đã bắt đầu nhiệm kỳ thứ tư và cũng là cuối cùng của ông.

Vào giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Đại Suy thoái, Roosevelt, khi ấy là thống đốc New York, đã được bầu làm tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu nhậm chức năm 1933, Tổng thống Roosevelt đã nói với người Mỹ rằng “điều duy nhất chúng ta phải sợ chính là nỗi sợ” và đã điểm qua Chính sách Kinh tế mới – một chính sách mở rộng chính quyền liên bang nhằm tăng cơ hội việc làm và phúc lợi. Dù bị chỉ trích bởi cộng đồng doanh nghiệp, song nỗ lực này của Roosevelt đã giúp cải thiện môi trường kinh tế của Mỹ, và ông tái đắc cử vào năm 1936. Continue reading “20/01/1945: FDR bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống thứ tư”

Thế giới hôm nay: 20/01/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hoàng gia Anh tuyên bố Hoàng tử Harry và vợ, Meghan Markle, sẽ không còn thực hiện các nghĩa vụ công đối với nữ hoàng, sử dụng các tước hiệu hoàng gia hoặc nhận trợ cấp. Thông báo được đưa ra chưa đầy hai tuần sau khi cặp đôi công bố ý định từ bỏ vị trí thành viên cấp cao của hoàng gia Anh và sống một nửa thời gian ở Bắc Mỹ.

Các luật sư của Tổng thống Donald Trump đã công bố phản ứng chính thức đầu tiên của họ đối với các cáo buộc luận tội, đả kích các cáo buộc này là “trơ tráo và bất hợp pháp” và là “một sự công kích nguy hiểm” đối với nền dân chủ. Hạ viện Mỹ đã chuyển các điều khoản luận tội đến Thượng viện vào tuần trước. Phiên tòa xét xử ở Thượng viện dự kiến sẽ bắt đầu trong tuần này, nhưng Đảng Cộng hòa hiện đang nắm đa số khả năng cao sẽ tha bổng cho ông Trump. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/01/2020”

Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nhật học Trung Quốc hay Trung Quốc học Nhật? – đây là một vấn đề báo chí Trung Quốc bàn thảo nhiều, nhất là gần đây khi kinh tế Trung Quốc đã vượt Nhật, không ít người nước này nhìn nhận người Nhật với con mắt khác trước.

Cái đáng phục, đáng sợ nhất ở người Nhật là họ chịu khó học hỏi bất kỳ ai giỏi hơn họ, dù là kẻ địch đi nữa, và chỉ học cái hay cái tốt – đây là một sự thật lịch sử không phải bàn cãi gì. Người Nhật thường phàn nàn nước họ xưa nay không có triết gia hoặc nhà tư tưởng, không đưa ra được một chủ nghĩa hoặc lý thuyết nào mới. Vì vậy ngày xưa họ “lăn xả” học nền văn minh Trung Hoa, học Khổng Mạnh, thậm chí bê nguyên xi cả kho chữ Hán về dùng để ghi âm tiếng Nhật. Giữa thế kỷ 19, sau khi tiếp xúc với phương Tây, họ lập tức từ bỏ ông thầy cũ ấy mà chuyển sang “lăn xả” học mấy ông thầy mới, là Hà Lan, Mỹ… và nhờ thế đi trước Trung Quốc khá lâu. Sau thảm bại trong Thế chiến II, họ “Dĩ địch vi sư” (coi kẻ địch là thầy học), chân thành học nước Mỹ, kẻ đã tiêu diệt phát xít Nhật, và kết quả lại đi trước Trung Quốc khá xa. Continue reading “Trung Quốc không giấu giếm ý định học Nhật”

19/01/1840: Charles Wilkes tuyên bố một phần châu Nam Cực thuộc Mỹ

Nguồn: Charles Wilkes claims portion of Antarctica for U.S., History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1840, trong một chuyến thám hiểm, Thuyền trưởng Charles Wilkes đã nhìn thấy bờ biển phía đông châu Nam Cực và tuyên bố nó thuộc về Hoa Kỳ. Đội thám hiểm của Wilkes đã lên đường vào năm 1838, đi quanh Nam Mỹ đến Nam Thái Bình Dương và sau đó tới châu Nam Cực, nơi họ thám hiểm dải bờ biển phía đông châu Nam Cực kéo dài 2.414km mà sau này được gọi là Wilkes Land. Năm 1842, đoàn thám hiểm trở về New York sau khi hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới. Continue reading “19/01/1840: Charles Wilkes tuyên bố một phần châu Nam Cực thuộc Mỹ”

18/01/1912: Robert Falcon Scott chinh phục Nam Cực

Nguồn: Robert Falcon Scott reaches the South Pole, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1912, sau hai tháng đầy thử thách, đoàn thám hiểm người Anh của Robert Falcon Scott đã đến Nam Cực và phát hiện ra Roald Amundsen – một nhà thám hiểm người Na Uy – đã đến trước họ một tháng. Hết sức thất vọng, nhóm thám hiểm, vốn đã kiệt sức, lại chuẩn bị cho một hành trình dài và khó khăn để trở về trại căn cứ của họ.

Scott, một sĩ quan hải quân Anh, đã bắt đầu chuyến thám hiểm Nam Cực đầu tiên của ông vào năm 1901 trên tàu Discovery. Trong ba năm thám hiểm, ông đã phát hiện ra Bán đảo Edward VII và khảo sát bờ biển Victoria Land, nơi cũng là một khu vực thuộc châu Nam Cực trên Biển Ross, đồng thời dẫn đầu các đoàn thám hiểm vào sâu trong châu Nam Cực. Năm 1911, Scott và Amundsen bắt đầu một cuộc đua không công bố chính thức để trở thành người đầu tiên đến Nam Cực. Continue reading “18/01/1912: Robert Falcon Scott chinh phục Nam Cực”

Lý Nhân Tông đối phó âm mưu xâm lăng của nhà Tống

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên Hiệu: Thái Ninh:1072-1075; Anh Vũ Chiêu Thắng:1076-1084; Quảng Hựu:1085-1091; Hội Phong: 1092-1110; Long Phù:1001-1109; Hội Tường Đại Khánh 1110-1119; Thiên Phù Duệ Vũ 1120-1126; Thiên Phù Khánh Thọ:1127.

Khác với 3 vị Vua Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông tiền nhiệm, nắm chính quyền lúc trưởng thành; Vua Nhân Tông lên ngôi lúc 7 tuổi, nên địa vị bà mẹ đẻ Linh Nhân Thái hậu lúc bấy giờ rất quan trọng. Thời con gái, Thái hậu gặp Vua Thánh Tông trong khung cảnh thơ mộng, bên khóm lan, nên được đặt tên là Ỷ Lan Phu nhân. Buổi gặp gỡ mang dấu ấn đặm đà trong lòng Vua; nên làng Thổ Lỗi quê Thái Hậu, nguyên chỉ là một làng tầm thường như tất cả các làng khác tại Bắc Ninh; được Vua đổi thành làng Siêu Loại. Ở địa vị được sủng ái, lúc Vua mất, con trai nối ngôi còn nhỏ tuổi; ắt phải có nhiều người xu phụ xui dục nắm quyền lực; Thái hậu nghe lời bèn xui Vua ban lệnh giết Thái hậu chính cung họ Dương, cùng cung nhân tùy tùng: Continue reading “Lý Nhân Tông đối phó âm mưu xâm lăng của nhà Tống”

17/01/1950: Vụ cướp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: Boston thieves pull off historic Brink’s robbery, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1950, 11 người đàn ông đã đánh cắp hơn 2 triệu đô la (tương đương 29 triệu đô la ngày nay) từ kho chứa Xe Bọc thép của công ty bảo vệ Brink’s ở Boston, Massachusetts. Đó là một vụ cướp gần như hoàn hảo khi thủ phạm không bị bắt cho đến tháng 01/1956, chỉ vài ngày trước khi hết thời hạn điều tra vụ án.

Kẻ chủ mưu vụ cướp là Anthony “Fats” Pino, một tên tội phạm chuyên nghiệp, người đã tuyển một nhóm gồm 10 người đàn ông khác để giám sát kho chứa trong 18 tháng nhằm tìm ra thời điểm kho giữ nhiều tiền nhất. Đội của Pino sau đó đã lấy cắp thành công sơ đồ hệ thống báo động kho chứa, rồi trả chúng lại chỗ cũ mà không bị ai phát hiện. Continue reading “17/01/1950: Vụ cướp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”

Thế giới hôm nay: 17/01/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine mở một cuộc điều tra các dấu hiệu cho thấy Marie Yovanovitch, cựu đại sứ Mỹ tại Kiev, đã bị theo dõi trong những tháng cuối cùng bà tại chức. Lev Parnas, người nhận mình là trung gian trong liên lạc của Tổng thống Donald Trump với Ukraine, đã nhận được thông tin về nơi ở và việc sử dụng điện thoại của bà từ một ứng viên Hạ viện của đảng Cộng hòa và người ủng hộ Trump. Ông Trump sau đó đã sa thải bà Yovanovitch.

Trong khi đó, Văn phòng về Trách nhiệm Giải trình của Chính phủ (GAO), một cơ quan giám sát trong chính phủ liên bang, đã phát hiện ông Trump phạm luật với việc đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine vào năm ngoái. Nhánh hành pháp không được đóng băng các khoản tiền đã được quốc hội thông qua ngay cả khi nhằm thực hiện “các ưu tiên chính sách” của ông Trump, GAO cho biết. Các tài liệu luận tội chống lại ông cho rằng ông đã tìm kiếm sự giúp đỡ chính trị từ Ukraine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/01/2020”

Copernicus: Cha đẻ của thuyết nhật tâm

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Copernicus là một nhà thiên văn học người Ba Lan nổi tiếng với lý thuyết “Mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ chứ không phải Trái đất.”

Nicolaus Copernicus sinh ngày 19/02/1473 tại Thorn (Torun ngày nay), Ba Lan, và có cha là một thương nhân và quan chức địa phương. Khi Copernicus lên 10, cha ông mất và chú của ông – một giáo sĩ – đã đảm bảo cho Copernicus có được một nền tảng giáo dục tốt. Năm 1491, ông đến Học viện Krakow (nay là Đại học Jagiellonia) và đến Ý vào năm 1496 để học luật. Khi còn là sinh viên tại Đại học Bologna, ông đã ở cùng một giáo sư toán học là Domenico Maria de Novara, người đã truyền cho Copernicus niềm đam mê về địa lý và thiên văn học. Continue reading “Copernicus: Cha đẻ của thuyết nhật tâm”

16/01/1919: Lệnh cấm rượu được các bang của Mỹ phê chuẩn

Nguồn: Prohibition is ratified by the states, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, bản Tu chính án thứ 18 của Hiến pháp Hoa Kỳ, nghiêm cấm “sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại đồ uống có cồn cho mục đích giải khát,” đã được phê chuẩn bởi đủ số bang theo luật định.

Phong trào cấm đồ uống có cồn bắt đầu vào đầu thế kỷ 19, khi những người Mỹ lo ngại về các tác động bất lợi của việc uống rượu đã bắt đầu hình thành các cộng đồng không uống rượu. Đến cuối thế kỷ 19, các nhóm này đã trở thành một lực lượng chính trị có ảnh hưởng, tiến hành vận động ở cấp tiểu bang và kêu gọi hạn chế uống rượu trên phạm vi toàn quốc. Tháng 12/1917, Tu chính án thứ 18, còn gọi là Tu chính án Cấm rượu, đã được Quốc hội thông qua và gửi đến các tiểu bang để phê chuẩn. Continue reading “16/01/1919: Lệnh cấm rượu được các bang của Mỹ phê chuẩn”

Thế giới hôm nay: 16/01/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cảnh sát biển Philippines và Trung Quốc đàm phán

Để tránh bị coi là hành động hung hăng, Trung Quốc thường dùng các biện pháp dân sự để tuyên bố yêu sách của mình đối với vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Song các vụ đụng độ – chẳng hạn như khi một chiếc thuyền đánh cá của Trung Quốc đâm vào một chiếc khác của Philippines hồi năm ngoái – đã thử thách sự kiên nhẫn của các nước láng giềng. Và vì vậy, trong tuần này, các lãnh đạo cảnh sát biển của Trung Quốc và Philippines dự kiến sẽ kết thúc các cuộc đàm phán ở Manila về cách ngăn chặn các cuộc đối đầu giữa hai bên. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/01/2020”

Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?

Nguồn: How Vladimir Putin is preparing to rule for ever”, The Economist, 15/01/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vladimir Putin đang toan tính gì? Vào ngày 15 tháng 1, vị tổng thống Nga đã khiến những người theo dõi Điện Kremlin bất ngờ. Trong Thông điệp Liên bang, ông đã tuyên bố sửa đổi triệt để hiến pháp Nga và tiến hành trưng cầu dân ý về một số điều khoản được đề xuất (vẫn chưa có chi tiết rõ ràng). Một sự kiện gây sốc khác diễn ra ngay sau đó. Thủ tướng Dmitry Medvedev cùng toàn bộ nội các đã từ chức. Khi tờ The Economist chuẩn bị lên khuôn, những lý do khiến ông Medvedev từ chức và được thay thế bởi một nhà kỹ trị ít tên tuổi vẫn là một điều bí ẩn.

Để hiểu những gì có thể xảy ra, hãy bắt đầu với một thực tế rất đơn giản. Trong 20 năm qua, chế độ của ông Putin đã giết quá nhiều người và chiếm đoạt quá nhiều tỷ rúp, khiến khả năng ông tự nguyện từ bỏ quyền lực là rất thấp. Theo hiến pháp hiện tại, ông không thể tranh cử tổng thống khi hết nhiệm kỳ năm 2024 vì không ai được phép nắm quyền quá hai nhiệm kỳ liên tiếp. Vì vậy, người ta luôn cho rằng bằng cách này hay cách khác, Putin sẽ thao túng các quy tắc để giữ quyền lực. Continue reading “Putin chuẩn bị nắm quyền mãi mãi như thế nào?”

15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết

Nguồn: Rebel leaders are murdered in failed coup in Berlin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, một cuộc đảo chính ở Berlin được phát động bởi một nhóm các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa cực đoan đã bị đàn áp dã man bởi các đơn vị bán quân sự cánh hữu từ ngày 10/01 đến 15/01/1919. Hai thủ lĩnh của nhóm là Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg đã bị sát hại.

Cuộc chiến dai dẳng, không có khả năng chiến thắng của Đức với đỉnh điểm là việc ký hiệp ước đình chiến vào tháng 11/1918 cùng tình trạng ảm đạm ở hậu phương, bao gồm việc thiếu lương thực nghiêm trọng, đã khiến những người Đức theo chủ nghĩa xã hội quay lưng lại với Đảng Dân chủ Xã hội – đảng từng ủng hộ nỗ lực chiến tranh vào năm 1914 với hy vọng chiến thắng của Đức sẽ đem đến cải cách. Dù vẫn là đảng lớn nhất trong quốc hội liên bang, song số đảng viên của Đảng Dân chủ Xã hội đã giảm từ một triệu vào năm 1914 xuống còn khoảng 250.000 người vào năm 1917. Continue reading “15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết”

Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông

Tác giả: Jung Chang & Jon Halliday | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Khi mới lên cầm quyền, Mao không lập quan hệ ngoại giao với Mỹ. Mao làm thế là để Stalin có thể yên tâm giúp Trung Quốc xây dựng một cường quốc quân sự. Sau khi Stalin qua đời, Mao muốn lập quan hệ ngoại giao với Mỹ, nhưng vì lúc đó đang có chiến tranh Triều Tiên nên Mỹ không quan tâm đến Trung Quốc. Tuy hai nước đã bắt đầu đàm phán cấp đại sứ nhưng toàn bộ mối quan hệ Trung – Mỹ vẫn đóng băng. Mao chọn tư thế chống Mỹ cực kỳ căng thẳng, coi tư thế đó là tiêu chí của chủ nghĩa Mao.

Năm 1969, nhằm để chống Liên Xô, tân Tổng thống Mỹ Nixon quyết định chấm dứt chiến tranh Việt Nam và công khai ngỏ ý muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Mao phớt lờ đề nghị ấy, vì sợ việc hòa giải với Mỹ sẽ làm tổn hại hình ảnh “Lãnh tụ phản đế” của mình. Sau khi bản tuyên bố chống Mỹ ngày 20/5/1970 của Mao không gây ra ảnh hưởng gì, Mao mới quyết định chủ động mời Nixon thăm Trung Quốc. Mao không nhằm mục đích hòa hảo với Mỹ mà muốn để cho thế giới biết rằng Nixon cần đến Mao, tìm đường đến Trung Quốc, Mao thay mặt lực lượng chống đế quốc của thế giới để đàm phán đối đầu với Mỹ. Continue reading “Đằng sau lời mời Nixon thăm Trung Quốc của Mao Trạch Đông”

14/01/1943: Tổng thống Mỹ đầu tiên công du bằng máy bay

Nguồn: FDR becomes first president to travel by airplane on U.S. official business, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1943, Franklin Roosevelt đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đi công tác bằng máy bay. Chiếc Boeing 314 Flying Boat, biệt danh Dixie Clipper, đã chở ông băng qua Đại Tây Dương để đến dự một cuộc họp chiến lược về Thế chiến II với Winston Churchill tại Casablanca ở Bắc Phi. Do các tàu ngầm Đức đã gây tổn thất nặng nề cho giao thông hàng hải của Mỹ ở Đại Tây Dương, các cố vấn của Roosevelt đành miễn cưỡng để ông di chuyển bằng máy bay. Như vậy, ở tuổi 60, Roosevelt đã thực hiện một hành trình khứ hồi dài 27.359 km đầy gian nan. Continue reading “14/01/1943: Tổng thống Mỹ đầu tiên công du bằng máy bay”

Vấn đề tranh chấp đất đai ở Việt Nam nhìn từ sự kiện Đồng Tâm

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 09/01/2020, một cuộc đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát xoay quanh một cuộc tranh chấp đất đai kéo dài ở làng Đồng Tâm, ngoại thành Hà Nội, đã khiến ba sĩ quan cảnh sát và một dân làng thiệt mạng, cùng một người dân khác bị thương. Đây là vụ tranh chấp đất đai gây tổn thất nhân mạng nhiều nhất ở Việt Nam trong nhiều năm qua, đồng thời cho thấy rõ thực trạng tranh chấp đất đai đang trở thành một nguồn xung đột xã hội lớn ở Việt Nam.

Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam quy định rằng đất đai “là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Quy định pháp lý này cùng với tình trạng quản lý đất đai lỏng lẻo và không nhất quán của nhiều chính quyền địa phương đã tạo ra một mảnh đất màu mỡ cho các tranh chấp đất đai nảy sinh, đặc biệt là ở những nơi các sự kiện lịch sử tạo ra sự mơ hồ về quyền sử dụng đất qua thời gian. Continue reading “Vấn đề tranh chấp đất đai ở Việt Nam nhìn từ sự kiện Đồng Tâm”