13/04/1360: 1.000 lính Anh thiệt mạng vì mưa đá tại Pháp

Nguồn: Hail storm kills 1,000 English troops in France, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1360, ngày thường được gọi là “thứ Hai Đen tối”, một cơn mưa đá đã cướp đi sinh mạng của khoảng 1.000 lính Anh ở Chartres, Pháp. Cơn mưa đá và sự tàn phá của nó đã trở thành một phần của cuộc Chiến tranh Trăm năm (Hundred Years’ War) giữa Anh và Pháp.

Chiến tranh Trăm năm bắt đầu vào năm 1337, và cho đến năm 1359, Vua Edward III của Anh đã luôn nỗ lực để chinh phục Pháp. Tháng 10/1359, Edward đưa một lực lượng hùng hậu vượt qua Eo biển Manche để đổ bộ vào Calais. Quân Pháp đã tìm cách né tránh đối đầu trực diện với quân Anh, cố thủ sau những bức tường bảo vệ suốt mùa đông, trong khi Edward cho quân cướp phá các vùng quê. Continue reading “13/04/1360: 1.000 lính Anh thiệt mạng vì mưa đá tại Pháp”

Thế giới hôm nay: 13/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

OPEC và các đồng minh phê duyệt thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu toàn cầu gần 10 triệu thùng mỗi ngày (tức khoảng một phần mười tất cả nguồn cung toàn cầu). Giá dầu đã giảm từ hơn 60 đô la xuống mức thấp nhất là 20 đô la do nhu cầu giảm vì covid-19 lây lan. Dự thảo thỏa thuận được Mỹ, Nga và Ả Rập Xê Út chấp thuận, mặc dù Mexico gây ra hỗn loạn vào phút cuối khi đe dọa sẽ phủ quyết.

Số ca tử vong vì covid-19 tại các bệnh viện Anh đã vượt quá 10.000 người. Boris Johnson, lãnh đạo chính trị cao cấp nhất của thế giới bị mắc bệnh, vừa được Bệnh viện St Thomas ở London cho xuất viện, nơi ông trải qua ba đêm hồi sức tích cực. Thủ tướng nói trong một thông điệp video rằng “mọi sự có thể đã khác” đối với ông. Ông sẽ không lập tức trở lại làm việc, theo yêu cầu của bác sĩ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/04/2020”

Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới quan hệ Nga-Trung

Tác giả: Đinh Lê Hồng Giang

Đại dịch coronavirus về cơ bản sẽ không làm thay đổi cấu trúc trục chiến lược Moskva và Bắc Kinh song sẽ tạo ra những tổn thương cho mối quan hệ vốn không hề đơn giản này. Nước Nga sẽ càng trở nên phụ thuộc hơn vào Trung Quốc trong bối cảnh bất ổn giá dầu và suy thoái kinh tế toàn cầu sau đại dịch.

Ngay khi dịch bệnh mới chỉ bắt đầu phát triển tại Trung Quốc, Moskva đã có phản ứng hết sức quyết liệt, gây khó hiểu cho phía Bắc Kinh. Vào thời điểm ấy, mặc dù chưa có ca nhiễm nào trong nước, chính phủ Nga đã ngay lập tức hạn chế rồi đình chỉ các chuyến bay, phong toả đường biên giới, ngắt kết nối các tuyến vận chuyển đường sắt. Sau đó Nga ra chỉ thị cấm nhập cảnh tạm thời công dân Trung Quốc, chú trọng kiểm tra thân nhiệt người gốc Á ở toàn bộ hệ thống giao thông công cộng. Nga cũng đã trục xuất cả trăm Hoa kiều do vi phạm luật cách ly. Continue reading “Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 tới quan hệ Nga-Trung”

12/04/1961: Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ

Nguồn: Soviet cosmonaut Yuri Gagarin becomes the first man in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, trên tàu vũ trụ Vostok 1, nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Alekseyevich Gagarin trở thành người đầu tiên du hành vào vũ trụ. Trong chuyến bay, phi công thử nghiệm kiêm kỹ thuật viên công nghiệp 27 tuổi này cũng trở thành người đầu tiên bay quanh hành tinh của chúng ta, một kỳ tích được thực hiện bởi tàu không gian của ông trong vòng 89 phút. Vostok 1 đã bay quanh Trái Đất ở độ cao tối đa 187 dặm (301 km) và đã được hướng dẫn hoàn toàn bởi một hệ thống điều khiển tự động. Câu nói duy nhất được cho là của Gagarin trong suốt khoảng thời gian 1 giờ 48 phút trên vũ trụ là, “Chuyến bay đang diễn ra bình thường. Tôi vẫn khỏe.”

Sau khi chiến công lịch sử của ông được công bố, một Gagarin cuốn hút và khiêm nhường đã ngay lập tức trở thành người nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được trao tặng Huân chương Lenin và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Các tượng đài của ông được dựng lên khắp Liên Xô và nhiều đường phố cũng được đổi tên để vinh danh ông. Continue reading “12/04/1961: Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ”

Covid-19 phơi bày những góc khuất của nước Mỹ

Nguồn: Viet Thanh Nguyen, “The Ideas That Won’t Survive the Coronavirus”, The New York Times, 10/04/2020.

Biên dịch: Nguyễn Quý Tâm

Dịch Covid-19 đang đặt dấu chấm hết cho suy nghĩ hoang đường rằng chúng ta là quốc gia vĩ đại nhất trên trái đất.

Đôi khi có người hỏi tôi cần có những phẩm chất gì để trở thành nhà văn. Tôi nói những gì bạn cần làm là đọc liên tục; bỏ hàng ngàn giờ ra ngồi viết; và phải có khả năng thích thú và chịu đựng vô số lần bị từ chối cùng sự cô lập. Hoá ra, những phẩm chất đó lại giúp tôi sống tốt trong giai đoạn dịch bệnh này.

Thực ra, việc tôi gần như đang tận hưởng quãng thời gian cách ly đã khiến tôi nhận thức rõ đặc ân mình đang có, trừ những khoảnh khắc hoang tưởng âu lo về cái chết cận kề trước mắt và nỗi tức giận trước sự bất lực của lãnh đạo đất nước. Nhờ các mẩu tin trên mạng xã hội tôi mới thấy sự tàn phá đang xảy ra ngoài kia với những người bị mất việc, lo lắng vì không thể trả tiền thuê nhà. Ngày càng xuất hiện nhiều câu chuyện đau thương liên quan tới các bác sĩ, y tá, người nhiễm Covid-19, và những người đã mất người thân vì dịch bệnh này. Continue reading “Covid-19 phơi bày những góc khuất của nước Mỹ”

Bàn thêm về nội trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội thời Lý Nhân Tông

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tống Cảo, Sứ thần Trung Quốc từng viếng thăm Vua Lê Đại Hành tại Trường Châu [Ninh Bình] vào năm 990, lúc trở về nước phục trình lên Vua Tống Thái Tông, có đoạn ghi như sau:

Hoàn tính tàn nhẫn, thân cận với tiểu nhân, năm bảy tâm phúc hoạn quan chầu chực xung quanh; thích uống rượu, ra lệnh bằng tay. Phàm quan lại giỏi việc, cất nhắc ngay làm thân cận, bị lỗi nhỏ cũng giết, hoặc đánh vào lưng từ 100 đến 200 [trượng]. Bọn phụ tá không vừa lòng cũng đánh đòn từ 30 đến 50, hoặc giáng xuống cấp thấp; hết giận lại khai phục chức vị. Có cái tháp bằng gỗ, chế tạo thô lậu; một hôm Hoàn mời lên trên đó để ngắm cảnh. Đất không lạnh, tháng 11 vẫn mặc áo kép, dùng quạt.’ ”[1] Tống Sử, quyển 488, Giao Chỉ. Continue reading “Bàn thêm về nội trị, ngoại giao, văn hóa, xã hội thời Lý Nhân Tông”

11/04/1945: Quân đội Mỹ giải phóng trại tập trung Buchenwald

Nguồn: The U.S. army liberates Buchenwald concentration camp, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tập đoàn quân Thứ ba của Mỹ đã giải phóng trại tập trung Buchenwald, gần Weimar, Đức – một trại tử thần được đánh giá là chỉ đứng sau trại Auschwitz về mức độ kinh hoàng mà nó gây ra cho các tù nhân.

Trước khi lực lượng Mỹ áp sát trại tập trung của Đức Quốc Xã tại Buchenwald, văn phòng Gestapo tại Weimar đã thông báo cho những người điều hành trại rằng chất nổ đang được gửi đến để tiêu hủy mọi bằng chứng về trại – kể cả các tù nhân. Điều mà Gestapo không biết là những người điều hành trại đã trốn chạy vì sợ quân Đồng minh. Một tù nhân đã thay họ trả lời điện thoại và thông báo cho văn phòng Gestapo rằng họ không cần chất nổ, vì trại đã được cho nổ tung rồi. Điều này tất nhiên là không đúng sự thật. Continue reading “11/04/1945: Quân đội Mỹ giải phóng trại tập trung Buchenwald”

Tại sao người giàu sợ đại dịch?

Nguồn: Walter Scheidel, “Why the Wealthy Fear Pandemics”, The New York Times, 09/04/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào mùa thu năm 1347, bọ chét từ chuột khiến bệnh dịch hạch tràn vào nước Ý qua một vài con tàu đến từ Biển Đen. Trong bốn năm tiếp theo, đại dịch xé nát châu Âu và Trung Đông. Sự hoảng loạn lan rộng khi các hạch bạch huyết ở nách và háng nạn nhân sưng lên thành cục, mụn nước đen bao phủ khắp cơ thể, sốt tăng vọt và các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động. Có lẽ một phần ba dân số châu Âu đã chết.

Tác phẩm “Decameron” của Giovanni Boccaccio ghi lại một cảnh mà ông chứng kiến tận mắt: “Khi tất cả các huyệt mộ đã kín chỗ, người ta đào những cái hố khổng lồ ở sân nhà thờ, hàng trăm người mới chết được ném xuống đó, chen sát nhau thành từng lớp như hàng trên tàu”. Còn theo Agnolo di Tura đến từ Siena, “quá nhiều người chết đến nỗi tất cả đều tin rằng ngày tận thế đã tới”. Continue reading “Tại sao người giàu sợ đại dịch?”

10/04/1919: Lãnh tụ nông dân Mexico Emiliano Zapata bị ám sát

Nguồn: Revolutionary leader Emiliano Zapata assassinated in Mexico, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, Emiliano Zapata – lãnh đạo của nông dân và người bản địa trong cuộc Cách mạng Mexico – đã bị phục kích và bắn chết tại Morelos bởi lực lượng chính phủ.

Emiliano Zapata là một nông dân sinh năm 1879. Năm 1908, ông bị buộc gia nhập quân đội Mexico sau những nỗ lực giành lại phần đất của làng bị một chủ trang trại chiếm. Sau khi cách mạng nổ ra vào năm 1910, ông đã tập hợp một đội quân nông dân ở bang Morelos, miền nam Mexico dưới khẩu hiệu “Đất đai và Tự do”. Continue reading “10/04/1919: Lãnh tụ nông dân Mexico Emiliano Zapata bị ám sát”

Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?

Nguồn: Lanhee J. Chen, “Lost in Beijing: The Story of the WHO”, Wall Street Journal, 08/04/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) không chỉ “thiên về Trung Quốc” như Tổng thống Trump đã nói hôm thứ Ba. Tổ chức này còn bị phá hỏng và thao túng. WHO đã thất bại với phản ứng thiếu quyết đoán của mình trước dịch Ebola ở Tây Phi năm 2014, vốn cướp đi hơn 11.000 sinh mạng. Giờ đây phản ứng của WHO đối với đại dịch coronavirus cho thấy họ sẵn sàng đưa chính trị lên trước sức khỏe cộng đồng. Cách mà WHO luôn hành động để tâng bốc các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho thấy họ cần có những cải cách cơ bản.

Hoa Kỳ là nước đóng góp tài chính lớn nhất cho WHO – hơn 400 triệu đô la vào năm 2019, trong khi Trung Quốc chỉ đóng góp 44 triệu đô la, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Trump gợi ý rằng Hoa Kỳ có thể sẽ treo khoản đóng góp của mình trong thời gian chính quyền của ông “kiểm tra kỹ” liệu Mỹ nhận được gì từ khoản đóng góp đó. Ông và Quốc hội nên đi xa hơn thế. Continue reading “Tổ chức Y tế Thế giới đã bị Trung Quốc thao túng như thế nào?”

09/04/1942: Quân Mỹ đầu hàng ở Bataan, Philippines

Nguồn: Troops surrender in Bataan, Philippines, in largest-ever U.S. Surrender, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thiếu tướng Edward P. King Jr. đã đầu hàng tại Bataan, Philippines – bất chấp mệnh lệnh của Tướng Douglas MacArthur. 78.000 quân (66.000 người Philippines và 12.000 người Mỹ), lực lượng lớn nhất của Mỹ từng phải đầu hàng trong lịch sử, đã bị người Nhật bắt làm tù binh.

Các tù binh đã bị buộc phải đi 55 dặm từ Mariveles, phía nam của bán đảo Bataan, đến San Fernando, trong sự kiện mà sau này được gọi là “Bataan Death March” (Cuộc hành quân chết chóc Bataan). Có ít nhất 600 người Mỹ và 5.000 người Philippines đã thiệt mạng vì sự tàn bạo cực độ của những kẻ bắt giữ họ, những kẻ đã bỏ đói và đánh đập họ suốt hành trình. Continue reading “09/04/1942: Quân Mỹ đầu hàng ở Bataan, Philippines”

Thế giới hôm nay: 09/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bernie Sanders rời khỏi cuộc đua giành vị trí ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ. Thượng nghị sĩ theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa từ Vermont là đối thủ cuối cùng của Joe Biden. Đại dịch coronavirus khiến cho việc thay đổi cuộc đua là không thể, khi ông Biden vẫn đang dẫn đầu. Ông Biden trở thành ứng viên tiềm năng nhất để đấu với Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử tháng 11.

Một ngày sau khi Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở bảy tỉnh thành, Tokyo ghi nhận 144 ca nhiễm covid-19 mới, mức tăng cao nhất cho đến nay. Thành phố này hiện đã ghi nhận 1.339 trường hợp, nâng tổng số ca trong cả nước lên 4.768. Thống đốc Tokyo dự kiến thứ Sáu này sẽ công bố đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/04/2020”

Phân tích hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với Đông Nam Á

Tác giả: Bilahari Kausikan

Dịch bệnh Covid-19 dường như đã đạt đỉnh tại Trung Quốc. Ban đầu, Trung Quốc xử lý khủng hoảng thiếu khéo léo khi không phổ biến thông tin, tạo điều kiện cho virus lan ra khắp Trung Quốc và vượt ra khỏi biên giới. Nhưng các biện pháp hà khắc mà chỉ hệ thống xã hội chủ nghĩa kiểu Lênin có khả năng áp dụng đã giúp kiểm soát bệnh dịch, mặc dù khá tốn kém chi phí. Dù sao, Trung Quốc không phải gánh chịu tổn thất cho tất cả các biện pháp đó. Tâm chấn toàn cầu hiện đang ở châu Âu và ngày càng có xu hướng lan sang Mỹ. Giống như Trung Quốc, phương Tây dò dẫm những phản ứng ban đầu. Các nền dân chủ chậm phản ứng cho đến khi bị sốc thành hành động. Tuy nhiên, đây là những hệ thống kiên cường với khả năng kinh tế, khoa học và hành chính mạnh mẽ, và các hệ thống này đã bắt đầu phát huy tác dụng. Các phí tổn cho tất cả mọi người sẽ lớn. Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi cuối cùng họ sẽ nắm bắt được căn bệnh và kiểm soát nó theo cách riêng của họ. Continue reading “Phân tích hệ lụy của đại dịch Covid-19 đối với Đông Nam Á”

08/04/1993: Người phụ nữ gốc Tây Ban Nha đầu tiên bay vào vũ trụ

Nguồn: Astronaut Ellen Ochoa becomes the first Hispanic woman in space, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1993, tàu con thoi Discovery đã rời khỏi Trung tâm Vũ vụ Kennedy mang theo phi hành gia Ellen Ochoa – đưa bà trở thành phụ nữ gốc Tây Ban Nha đầu tiên bay vào vũ trụ.

Ochoa bắt đầu làm việc tại NASA vào năm 1988 sau khi nhận bằng tiến sĩ ngành kỹ thuật điện tại Đại học Stanford. Hai năm sau, bà được chọn làm phi hành gia. Trong đợt bay đầu tiên, Ochoa là chuyên gia nghiên cứu (Mission Specialist) trên chuyến bay 9 ngày vào vũ trụ với nhiệm vụ chính là nghiên cứu tầng ozone của Trái đất. Continue reading “08/04/1993: Người phụ nữ gốc Tây Ban Nha đầu tiên bay vào vũ trụ”

Thế giới hôm nay: 08/04/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Khi mà các nước bắt đầu nhắc tới việc nới lỏng các biện pháp chống dịch covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo không nên quá vội vàng. Cơ quan của LHQ này không đưa ra khuyến cáo chung nào về thời điểm nên dỡ bỏ các hạn chế, nhưng nhấn mạnh rằng làm vậy quá sớm có thể khiến các nước phải áp dụng lại chúng trong tương lai. Trong khi đó, WHO vừa ban hành một hướng dẫn gây ngờ vực về dùng khẩu trang, có thể mang lại cảm giác an toàn giả tạo.

Trung Quốc hôm qua cho biết họ không ghi nhận trường hợp tử vong mới nào do covid-19 trong 24 giờ trước đó, lần đầu tiên kể từ tháng 1. Tự tin là đã vượt qua giai đoạn tồi tệ nhất, nước này đang chuyển hướng sang các trường hợp không có triệu chứng và các ca đến từ nước ngoài. Bên ngoài Trung Quốc, nhiều người nghi ngờ số liệu tử vong của nước này không được báo các đầy đủ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/04/2020”

Đại dịch Covid-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới mãi mãi

Nguồn: Henry A. Kissinger, “The Coronavirus Pandemic Will Forever Alter the World Order”, Wall Street Journal, 03/04/2020.

Biên dịch: Phạm T. Sơn

Nước Mỹ phải bảo vệ công dân tránh khỏi bệnh tật đồng thời ngay lập tức lên kế hoạch cho một kỷ nguyên mới.

Bầu không khí kỳ dị của đại dịch Covid-19 khiến tôi nhớ lại cảm giác khi còn là anh lính trẻ trong Sư đoàn bộ binh 84 trong Trận Ardennes (Thế chiến II). Giờ đây, cũng như khi đó là cuối năm 1944, có một cảm giác nguy hiểm mơ hồ, không nhắm vào bất kỳ ai cụ thể, mà hoàn toàn ngẫu nhiên và mang tính tàn phá vô cùng. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa thời điểm xa xôi đó và thời gian này của chúng ta. Nước Mỹ khi đó, đương đầu với hiểm nguy, có một mục đích quốc gia tối thượng. Giờ đây, trong một đất nước bị chia rẽ, cần có một chính phủ hiệu quả và có tầm nhìn xa để có thể vượt qua những trở ngại lớn chưa từng có trên phạm vi toàn cầu. Duy trì niềm tin của công chúng là điều tối quan trọng đối với đoàn kết xã hội, đối với mối quan hệ của các xã hội với nhau, và đối với hòa bình và ổn định quốc tế. Continue reading “Đại dịch Covid-19 sẽ thay đổi trật tự thế giới mãi mãi”

Noor Inayat Khan: Nữ đặc vụ Anh trong Thế chiến II

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Noor Inayat Khan (1914 – 1944) là một đặc vụ thời chiến người Anh gốc Ấn Độ và là nữ điện báo viên đầu tiên được Cục Chiến dịch Đặc biệt (SOE) điều đến Pháp – khi ấy bị chiếm đóng bởi Đức Quốc xã. Sau cùng, cô bị bắt và bị xử tử bởi Gestapo.

Noor Inayat Khan sinh ngày 01/01/1914 tại Moskva, có cha là người Ấn Độ và mẹ là người Mỹ. Cô là hậu duệ trực tiếp của Tipu Sultan, người trị vì vương quốc Hồi giáo Mysore vào thế kỷ 18. Bố của Khan là một nhạc sĩ và giáo viên Hồi giáo Sufi. Gia đình Khan từng chuyển đến London sinh sống và sau đó là Paris, nơi cô được giáo dục và sau này trở thành một người viết truyện thiếu nhi. Sau khi Pháp rơi vào tay Đức vào tháng 11/1940, Khan trốn sang Anh và gia nhập Lực lượng Không quân Nữ Trợ chiến (Women’s Auxiliary Air Force). Continue reading “Noor Inayat Khan: Nữ đặc vụ Anh trong Thế chiến II”

07/04/1862: Trận Shiloh trong Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc

Nguồn: Battle of Shiloh concludes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, hai ngày giao tranh khốc liệt đã kết thúc gần Pittsburgh Landing, phía tây Tennessee. Trận Shiloh đã trở thành một chiến thắng cho Liên minh miền Bắc sau khi cuộc tấn công của Hợp bang miền Nam bị chặn đứng vào ngày 06/04, và quân tiếp viện miền Bắc đã đẩy lui kẻ thù vào ngày 07/04.

Trận Shiloh bắt đầu khi Tướng Ulysses S. Grant của miền Bắc đưa quân đi dọc theo sông Tennessee tới Pittsburgh Landing, trong một nỗ lực để đến Corinth, Mississippi, cách đó 20 dặm về phía tây nam. Liên minh miền Bắc đã chiếm được Corinth, một trung tâm đường sắt lớn, cho phép phe miền Bắc kiểm soát gần như toàn bộ miền tây Tennessee. Continue reading “07/04/1862: Trận Shiloh trong Nội chiến Hoa Kỳ kết thúc”

Đánh giá các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông

Tác giả: Michael Dahm | Giới thiệu: Minh Anh

Tương tự như các căn cứ quân sự ở Đại lục, các tiền đồn của Trung Quốc tại Biển Đông được tích hợp vào một hệ thống các hệ thống lực lượng chung lớn hơn nhằm hỗ trợ các chiến lược đang hình thành của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA).

Hãy tưởng tượng bạn bước vào một căn phòng tối. Bạn không thể nhìn hay nghe thấy gì, nhưng đối thủ của bạn có thể nhìn và nghe được mọi thứ. Đối thủ của bạn ở trong phòng và biết rõ mọi ngóc ngách. Bạn chỉ biết một vài lối vào hoặc ra. Bạn có thể tin rằng bạn có lợi thế về công nghệ và huấn luyện cùng với sự hỗ trợ của các đồng minh và đối tác. Tuy nhiên, trong phạm vi căn phòng, bạn không thể xác định nơi đặt vũ khí của mình và không thể liên lạc với bạn bè. Trong bóng tối, kẻ thù theo dõi và chờ đợi, sẵn sàng tấn công từng người một trong nhóm của bạn từ những hướng bất ngờ. Nếu bạn để lộ vị trí của mình, hoặc gọi trợ giúp, những kẻ đứng trong bóng tối sẽ nghe thấy. Continue reading “Đánh giá các căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông”

06/04/1909: Robert Peary suýt đến được Bắc Cực

Nguồn: Robert Peary almost reaches the North Pole, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1909, nhà thám hiểm người Mỹ Robert Peary đã hoàn thành ước mơ dang dở từ lâu – đặt chân đến nơi được cho là Bắc Cực cùng trợ lý của mình là Matthew Henson và bốn người Eskimo khác. Tuy nhiên, hàng chục năm sau khi Peary mất, những sai sót về điều hướng trong nhật ký hành trình của ông được khám phá, và nó chỉ ra rằng nhiều khả năng nhóm thám hiểm còn cách mục tiêu vài dặm nữa.

Năm 1886, Robert Peary – kỹ sư xây dựng của Hải quân Hoa Kỳ – đã thực hiện chuyến đi đầu tiên đến nội địa Greenland. Năm 1891, một thủy thủ trẻ người Mỹ gốc Phi là Henson đã tham gia cùng ông trong chuyến thám hiểm Bắc Cực lần thứ hai. Nhóm của họ đã thực hiện một hành trình dài bằng xe chó kéo để tới đông bắc Greenland và khám phá nơi sau này được gọi là “Peary Land” (Vùng đất của Peary). Năm 1893, các nhà thám hiểm bắt đầu lên kế hoạch cho việc thám hiểm Bắc Cực, và năm 1906, trong cuộc hành trình thứ hai, họ đã tới sát vĩ độ 88° bắc – chỉ còn cách mục tiêu 241km. Continue reading “06/04/1909: Robert Peary suýt đến được Bắc Cực”