Oscar Wilde: Nhà soạn kịch tài ba của thế kỷ 19

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Oscar Wilde (1854 – 1900) là một tiểu thuyết gia, nhà soạn kịch, nhà thơ, nhà phê bình người Anh-Ireland và là nhân vật nổi tiếng ở London vào cuối thế kỷ 19.

Oscar Fingal O’Flahertie Wills Wilde sinh ngày 16/10/1854 tại Dublin, có cha là một bác sĩ phẫu thuật thành đạt và mẹ là một nhà văn, nhà thơ ủng hộ các phong trào dân tộc và nữ quyền. Wilde từng học tại trường Trinity College ở Dublin và Magdalen College ở Oxford. Khi ở Oxford, Wilde bắt đầu quan tâm đến thẩm mỹ, nghệ thuật. Sau khi tốt nghiệp, ông tới London để theo đuổi sự nghiệp văn chương. Continue reading “Oscar Wilde: Nhà soạn kịch tài ba của thế kỷ 19”

06/03/1820: Tổng thống Monroe ký Thỏa ước Missouri

Nguồn: President Monroe signs the Missouri Compromise, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1820, Tổng thống James Monroe đã ký Thỏa ước Missouri, còn được gọi là Dự luật Thỏa ước năm 1820, để đưa Missouri gia nhập vào Liên bang Hoa Kỳ. Dự luật này nhằm cân bằng số lượng các bang theo chế độ nô lệ và các bang tự do ở Mỹ, cho phép Missouri gia nhập Liên bang như một bang ủng hộ chế độ nô lệ, còn Maine gia nhập như một bang tự do. Bên cạnh đó, dự luật cũng cấm chế độ nô lệ ở Lãnh thổ Louisiana phía bắc vĩ độ 30°36’. Continue reading “06/03/1820: Tổng thống Monroe ký Thỏa ước Missouri”

Thế giới hôm nay: 06/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Elizabeth Warren kết thúc chiến dịch tranh cử tổng thống của mình sau khi không giành được một bang nào trong các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ. Bà từng là ứng viên dẫn đầu và ra tranh cử với các đề xuất chính sách chi tiết nhưng cuối cùng không thể thu hút được một lượng lớn ủng hộ. Người ta đang chờ đợi xem bà sẽ ủng hộ ai trong cuộc đua giữa Bernie Sanders và Joe Biden.

Nỗi lo sợ toàn cầu về khả năng covid-19 lan truyền trở nên sâu sắc hơn khi các chính phủ và các công ty tăng cường các biện pháp ngăn chặn bùng phát. Hơn 90.000 ca nhiễm đã được báo cáo. California tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Bộ trưởng y tế của Anh cho biết nước này sẽ chuyển từ chiến lược ngăn chặn sang chiến lược làm chậm sự lây lan của căn bệnh này. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/03/2020”

Việt – Mỹ được gì khi tàu USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Lặng lẽ không cần phô trương, tàu sân bay USS Theodore Roosevelt thuộc lớp Nimitz đã trở thành tàu sân bay thứ hai của Mỹ đến thăm Việt Nam sau Chiến tranh Việt Nam, cập cảng Đà Nẵng từ ngày 5 đến ngày 9 tháng 3 năm 2020. Khi tàu sân bay USS Carl Vinson thực hiện chuyến thăm lịch sử đầu tiên đến Đà Nẵng vào tháng 3 năm 2018, đó là một sự kiện nổi bật, với việc hai bên thảo luận công khai về sự kiện này trong chuyến thăm của Tổng thống Trump tới Việt Nam vào tháng 11 năm 2017. Lần này, chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt hầu như không được quảng bá. Trên thực tế, tin tức chính thức về chuyến thăm chỉ được công bố vài ngày trước khi con tàu đến Đà Nẵng.

Không khó để đoán được lý do tại sao chuyến thăm không được quảng bá nhiều. Việt Nam lo ngại rằng việc quảng bá sự kiện này sẽ kích động Trung Quốc một cách không cần thiết. Cho tới cuối tháng 2 khi chuyến thăm đã cận kề, một số quan chức Việt Nam vẫn lo ngại về các phản ứng có thể xảy ra của Trung Quốc. Tuy nhiên, cuối cùng chuyến thăm đã được tiến hành theo kế hoạch, mang lại sự thở phào nhẹ nhõm cho những người ủng hộ quan hệ Mỹ-Việt bởi việc hủy bỏ chuyến thăm sẽ hãm đà quan hệ song phương và ảnh hưởng đến tư thế chiến lược của cả hai quốc gia trong khu vực. Continue reading “Việt – Mỹ được gì khi tàu USS Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng?”

05/03/1960: Ra đời bức ảnh mang tính biểu tượng của Che Guevara

Nguồn: Iconic photo of Che Guevara taken, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong khoảnh khắc trước khi bị bắn chết bởi một người lính của chính phủ Bolivia, nhà cách mạng Ernesto “Che” Guevara đã nói với người xử tử mình “Bắn đi tên hèn nhát! Ngươi chỉ có thể giết chết một người đàn ông thôi!” Guevara qua đời một thời gian ngắn sau đó, vào ngày 09/10/1967 ở tuổi 39, nhưng ông đã đúng khi khẳng định rằng đây không phải là dấu chấm hết cho di sản của mình. Ngày nay, di sản đó gần như luôn gắn liền với một bức ảnh duy nhất, Guerrillero Heroico, mà một số người đã gọi là bức ảnh nổi tiếng nhất thế giới.

Bức ảnh đó được chụp vào ngày 05/03/1960, bảy năm trước khi Guevara qua đời, tại một đám tang dành cho các công nhân thiệt mạng trong một vụ nổ ở cảng Cuba, mà chính phủ cách mạng Fidel Castro đã đổ lỗi là do người Mỹ tiến hành. Guevara, một vị tướng trong cuộc cách mạng, đồng thời là bộ não đứng sau chế độ Castro, đã đứng nhìn chăm chú khi Fidel phát biểu đầy phẫn nộ tại đám tang. Continue reading “05/03/1960: Ra đời bức ảnh mang tính biểu tượng của Che Guevara”

Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sự trỗi dậy của Trung Quốc là sự kiện có tác động mạnh mẽ nhất đến địa chính trị toàn cầu trong ba thập niên qua, mang lại cả những niềm hy vọng và nỗi sợ hãi. Là một nước láng giềng trực tiếp của Trung Quốc, Việt Nam là một trong những nơi đầu tiên được hưởng lợi từ sự thịnh vượng ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời cũng là nước đầu tiên cảm nhận được tác động từ sức nặng ngày càng tăng của nước này. Do đó, dù cố gắng duy trì một mối quan hệ ổn định và hòa bình với Trung Quốc để tạo thuận lợi cho hợp tác kinh tế, Hà Nội cũng tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ và các cường quốc khác để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc, đặc biệt là trên Biển Đông. Continue reading “Hàm ý chiến lược từ chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt”

Thế giới hôm nay: 05/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Michael Bloomberg từ bỏ cuộc đua tổng thống và ủng hộ Joe Biden sau khi Siêu thứ Ba mang lại cho ông chỉ đúng một chiến thắng: Samoa thuộc Mỹ. Vị tỷ phú và cựu thị trưởng New York đã chi hàng trăm triệu đô la cho quảng cáo, nhưng vấp ngã trong các cuộc tranh luận và cho thấy không thể thu hút được đủ số cử tri ôn hòa.

Mỹ đã tiến hành các cuộc không kích đầu tiên ở Afghanistan nhắm vào Taliban kể từ khi hai bên ký thỏa thuận hòa bình ngày 29 tháng 2. Trước khi ký thỏa thuận, cả hai đã hứa sẽ giảm bạo lực đáng kể. Một phát ngôn viên của quân đội Mỹ cho biết “cuộc tấn công phòng thủ” vào thứ Tư là nhằm chống lại các cuộc tấn công của Taliban vào lực lượng chính phủ Afghanistan. Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/03/2020”

Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)

Nguồn: Greg Miller, “The intelligence coup of the century”, The Washington Post, 11/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một báo cáo gây chấn động làng tình báo thế giới

Trong hơn nửa thế kỷ, các chính phủ khắp thế giới tin tưởng trao toàn bộ những giao tiếp bí mật về ngoại giao, quân đội, và tình báo vào tay đúng một công ty duy nhất.

Công ty ấy, Crypto AG, ra đời với bản hợp đồng xây dựng các máy tạo mã cho quân đội Mỹ hồi Thế chiến II. Thu được nhiều tiền mặt, họ trở thành nhà sản xuất thiết bị mã hóa thống trị suốt nhiều thập niên, dẫn đầu làn sóng công nghệ từ các thiết bị cơ học cho đến vi mạch điện tử, và cuối cùng, là chip bán dẫn và phần mềm máy tính. Continue reading “Crypto AG: Chương trình tình báo thế kỷ của CIA (P1)”

04/03/1952: Hemingway hoàn thành tiểu thuyết ‘Ông già và Biển cả’

Nguồn: Ernest Hemingway finishes “The Old Man and the Sea”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1952, Ernest Hemingway đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết ngắn The Old Man and the Sea (Ông già và Biển cả). Cùng ngày, ông đã viết thư cho nhà xuất bản và nói rằng mình đã hoàn thiện cuốn sách – tác phẩm tuyệt vời nhất mà ông từng sáng tác. Các nhà phê bình đồng ý với ý kiến này bởi cuốn sách đã đạt Giải Pulitzer vào năm 1953 và trở thành một trong những tác phẩm bán chạy nhất của Ernest Hemingway.

Cuốn tiểu thuyết, được đăng lên đầu trên tạp chí Life, là một câu chuyện ẩn dụ về cuộc đấu tranh của chính tác giả để giữ gìn nghệ thuật của mình trước sự nổi tiếng và chú ý.  Hemingway đã trở thành một nhân vật được tôn thờ với bốn cuộc hôn nhân, những chuyến đi săn và đánh cá mạo hiểm của ông đã được đưa tin rộng rãi trên báo. Continue reading “04/03/1952: Hemingway hoàn thành tiểu thuyết ‘Ông già và Biển cả’”

Thế giới hôm nay: 04/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang đã hạ lãi suất cơ bản 0,5%, mức giảm lớn nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Động thái này được đưa ra sau một cam kết của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm G7 rằng họ sẽ để sử dụng tất cả các công cụ chính sách phù hợp để chống suy thoái kinh tế do sự lây lan của covid-19. Tổng thống Donald Trump gần đây đã lặp lại phàn nàn của mình rằng lãi suất của Fed quá cao.

Binyamin Netanyahu tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử Israel. Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri khi rời phòng bỏ phiếu cho thấy Đảng Likud cánh hữu của ông đang dẫn đầu với khoảng cách năm ghế so với Liên minh Xanh và Trắng của Benny Gantz. Dự kiến ​​giành được chưa tới 61 ghế, vốn cần thiết để đạt đa số, Likud và các đồng minh có thể gặp khó trong việc thành lập chính phủ. Hai cuộc bầu cử năm 2019 đã không mang lại chiến thắng rõ ràng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/03/2020”

Chính trị Trung Quốc thay đổi sau đại dịch Covid-19?

Nguồn: Yuen Yuen Ang, “Is Political Change Coming to China?”, Project Syndicate, 14/02/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Ở Trung Quốc đương đại, sự thay đổi chính trị sâu sắc vẫn có thể – và đã – diễn ra ngay cả khi không có sự thay đổi chế độ hoặc dân chủ hóa kiểu phương Tây. Ví dụ rõ ràng nhất là thời kỳ cải cách và mở cửa bắt đầu vào năm 1978 dưới sự dẫn dắt của Đặng Tiểu Bình. Mặc dù Đặng từ chối chấp nhận các cuộc bầu cử đa đảng, nhưng về cơ bản, ông đã thay đổi đường hướng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cũng như sự phân bổ quyền lực trong đó.

Dịch coronavirus bắt đầu ở Vũ Hán vào tháng 12 năm 2019 có thể đẩy nhanh một bước ngoặt lịch sử tương tự. Sự bùng nổ của COVID-19 không chỉ là một khoảnh khắc thoáng qua đối với ĐCSTQ. Thế giới nên được chuẩn bị cho những gì có thể xảy ra sau đó. Continue reading “Chính trị Trung Quốc thay đổi sau đại dịch Covid-19?”

03/03/1918: Ký Hiệp ước Brest-Litovsk

Nguồn: Treaty of Brest-Litovsk concluded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, tại thành phố Brest-Litovsk, ngày nay nằm ở Belarus giáp biên giới Ba Lan, Nga đã ký hiệp ước với các nước Liên minh Trung tâm, chấm dứt việc tham gia Thế chiến I.

Việc Nga bước chân vào chiến tranh thế giới cùng với các đồng minh, Pháp và Anh, đã khiến họ phải hứng chịu nhiều tổn thất nặng nề trước người Đức, chỉ được bù đắp phần nào bằng những chiến thắng liên tiếp trước Áo-Hung. Thất bại trên chiến trường càng làm gia tăng bất mãn trong phần lớn dân số Nga, đặc biệt là những công nhân và nông dân nghèo khổ, dẫn tới sự phản đối chế độ Sa hoàng Nicholas II. Continue reading “03/03/1918: Ký Hiệp ước Brest-Litovsk”

Thế giới hôm nay: 03/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quân đội Syria chiến đấu nhằm chiếm lại một thị trấn chiến lược ở tỉnh Idlib từ tay phiến quân, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục tiến sâu vào Syria để trả đũa các cuộc không kích gây thương vong vào các lực lượng Thổ hồi tuần trước. Nga, nước ủng hộ chế độ Syria, cho biết họ không thể đảm bảo an toàn cho các máy bay Thổ Nhĩ Kỳ trong không phận trên tỉnh này, nơi mà giới lãnh đạo Syria đã tuyên bố đóng cửa.

Một đứa trẻ chết và 47 người di cư khác đã được giải cứu khi thuyền của họ lật úp ngoài khơi đảo Lesbos của Hy Lạp. Hàng ngàn người tị nạn đã cố gắng vượt qua Thổ Nhĩ Kỳ vào EU sau khi nước này tuyên bố không còn tuân thủ một thỏa thuận từ năm 2016, theo đó cam kết sẽ giữ người di cư. Khoảng 1.000 người di cư được cho là đã đến các đảo của Hy Lạp. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/03/2020”

Cơn sốt Quốc học ở Trung Quốc

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Nỗi long đong lận đận của Quốc học Trung Quốc

“Quốc học” là từ ngữ riêng của người Trung Quốc (TQ), hiện chưa có định nghĩa thống nhất, thường được hiểu là văn hóa và học thuật truyền thống Trung Hoa. Người TQ dùng từ “Quốc học” để phân biệt với “Tây học” tức văn hóa và học thuật của phương Tây.

Quốc học bao gồm các học thuật của TQ cổ đại như triết học, sử học, tôn giáo học, văn học, lễ tục học, khảo cứ học, luân lý học, y học, nghệ thuật sân khấu, thư họa, thuật chiêm tinh, thuật tướng số, v.v… Nhìn chung nói Quốc học là nói văn hóa truyền thống, văn hóa dân tộc Trung Hoa.

Văn hóa dân tộc có nhiều loại hình, trong đó văn hóa tư tưởng chiếm vai trò quan trọng nhất, có tác dụng chi phối các loại hình văn hóa khác. Tư tưởng truyền thống của TQ có 3 phái chính là Nho gia (hoặc Nho học; ta quen gọi Nho giáo), Đạo giaPháp gia. Continue reading “Cơn sốt Quốc học ở Trung Quốc”

02/03/1972: Tàu vũ trụ Pioneer 10 đến sao Mộc

Nguồn: Pioneer 10 launched to Jupiter, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1972, tàu thăm dò vũ trụ đầu tiên trên thế giới Pioneer 10 đã được phóng từ Mũi Canaveral, Florida để thực hiện sứ mệnh đến sao Mộc – hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời. Tháng 12/1973, sau khi vượt qua vành đai tiểu hành tinh và khoảng cách 620 triệu dặm thành công, tàu Pioneer 10 đã đến sao Mộc và gửi về Trái đất những bức ảnh đầu tiên chụp cận cảnh hành tinh khí khổng lồ này. Continue reading “02/03/1972: Tàu vũ trụ Pioneer 10 đến sao Mộc”

Thế giới hôm nay: 02/03/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Joe Biden thắng lớn trong cuộc bầu cử sơ bộ của Đảng Dân chủ ở bang Nam Carolina. Cựu phó tổng thống thắng với chênh lệch 29 điểm, nhờ vào hỗ trợ mạnh mẽ từ người Mỹ gốc Phi. Chiến thắng quyết định này đã tiếp thêm năng lượng cho chiến dịch tranh cử của ông trước Siêu thứ Ba vào ngày mai, khi hơn một phần ba số phiếu bầu Dân chủ trên toàn quốc được quyết định.

Trong một dấu hiệu cho thấy covid-19 và các biện pháp chống lại sự lây lan của nó đang ảnh hưởng lên nền kinh tế toàn cầu nặng hơn dự đoán, chỉ số nhà quản lý mua hàng của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục, dưới cả mức thấp nhất của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Chỉ số này giảm xuống còn 35,7 (dưới 50 đồng nghĩa với suy thoái), thấp hơn nhiều so với con số 45 mà các nhà kinh tế dự báo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/03/2020”

‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc

Nguồn:China is making substantial investment in ports and pipelines worldwide”, The Economist, 06/02/2020

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi nói về Con đường tơ lụa trên biển, ta không thể không đề cập đến các chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa. Đô đốc “thái giám” Trịnh Hòa, một người Hồi giáo trong triều đình nhà Minh, đã dẫn đầu bảy cuộc thám hiểm vào đầu thế kỷ 15 với một hạm đội lớn gồm những chiếc thuyền buồm còn được gọi là “thuyền châu báu”. Luận điệu chính thức nói rằng ông đi nước ngoài để làm sứ giả hòa bình, mang theo châu báu để tặng các quốc vương và tù trưởng ông gặp trải dài từ Đông Nam Á cho đến Đông Phi. Ông đã mang về cống nạp cho hoàng đế nhiều vật phẩm quý như một con hươu cao cổ. Bản chất hòa bình trong các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa được tô vẽ rất nhiều –  vì hạm đội được trang bị vũ khí đầy đủ và vẫn có một số cuộc đụng độ xảy ra. Tuy nhiên, ít câu chuyện nào cho thấy rõ sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và các lợi ích thể hiện mối quan hệ triều cống của Trung Quốc với những quốc gia khác như câu chuyện này. Những người man di vẫn đáng để thiết lập quan hệ nếu họ chấp nhận ưu thế văn hóa, quân sự của Trung Quốc và sẵn sàng đồng hóa theo tư tưởng của Trung Quốc. Continue reading “‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc”

01/03/1692: Cuộc săn Phù thủy Salem bắt đầu

Nguồn: Salem Witch Hunt begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1692, tại làng Salem, Thuộc địa vịnh Massachusetts, ba cô gái Sarah Goode, Sarah Osborne và Tituba, một nô lệ da đỏ đến từ Barbados, đã bị buộc tội hành nghề phù thủy bất hợp pháp. Cuối ngày hôm đó, Tituba, nhiều khả năng bị ép cung, đã thú nhận tội lỗi, từ đó châm ngòi cho việc chính quyền tìm kiếm thêm nhiều phù thủy Salem.

Rắc rối trong cộng đồng Thanh giáo nhỏ bé này bắt đầu một tháng trước đó, khi Elizabeth Parris, 9 tuổi và Abigail Williams, 11 tuổi, lần lượt là con gái và cháu gái, của Mục sư Samuel Parris, thường xuyên ngất xỉu và mắc phải các bệnh tật bí ẩn khác. Một bác sĩ kết luận rằng bọn trẻ đang chịu tác động của phù thủy, và hai nạn nhân cũng làm chứng cho chẩn đoán của bác sĩ. Continue reading “01/03/1692: Cuộc săn Phù thủy Salem bắt đầu”

Vì sao giảm lãi suất không cứu được nền kinh tế khỏi coronavirus?

Nguồn: Binyamin Appelbaum, “Only Doctors Can Save the Markets From the Coronavirus”, The New York Times, 28/02/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Giá cổ phiếu đang lao dốc và mọi con mắt đổ dồn vào Cục Dự trữ Liên bang (Fed), cơ quan được coi là chịu trách nhiệm duy trì tăng trưởng kinh tế. Tổng thống Trump phàn nàn trong tuần này rằng lãi suất quá cao. Các nhà đầu tư đang kêu gào đòi cắt giảm lãi suất.

Nhưng Fed có rất ít khả năng bảo vệ sức khỏe ngắn hạn của nền kinh tế Mỹ khi coronavirus bắt đầu sự lây lan không thể tránh khỏi trên khắp Hoa Kỳ, như mô  tả của các quan chức. Continue reading “Vì sao giảm lãi suất không cứu được nền kinh tế khỏi coronavirus?”

29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc

Nguồn: Two ships sink in North Sea battle, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào chiều ngày này năm 1916, cả tàu buôn có vũ trang Alcantara của Anh và tàu đột kích Grief của Đức đều đã chìm sau khi đối đầu nhau trong một trận chiến cự ly gần trên Biển Bắc.

Tàu Grief của Đức đã được ngụy trang, giương cờ Na Uy và sơn màu cờ Na Uy hai bên thân tàu, khi cố gắng phong tỏa chốt chặn tàu Anh. Alcantara, đinh ninh rằng Grief là một tàu vận tải của Na Uy, đã gửi tín hiệu truy vấn. Nhưng Grief đã không phản hồi với những nỗ lực liên lạc liên tục từ Thuyền trưởng Thomas E. Wardle của Alcantara và tiếp tục đi về phía đông bắc. Continue reading “29/02/1916: Hai tàu chìm trong trận chiến Biển Bắc”