Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của phương Tây như thế nào?

Tác giả: Katriina Pajari | Biên dịch: Việt Xuân

Khi nói về Trung Quốc, điều thường lặp lại trong các câu là: tăng cường kiểm duyệt và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc. Đảng Cộng sản Trung Quốc kêu gọi hành động để cổ vũ các giá trị cốt lõi xã hội chủ nghĩa. Đó là tinh thần yêu nước, sự hài hòa và cư xử lịch sự.

Vì sao Trung Quốc quan tâm đến vấn đề đó? Bởi vì trong nước có khoảng trống giá trị, Jyrki Kallio, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện các vấn đề quốc tế nói. Trong thực tiễn của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chính trị tư bản đã vượt xa lý tưởng xã hội chủ nghĩa đến mức mọi người không còn biết phải tin cái gì nữa. Continue reading “Trung Quốc chống lại ảnh hưởng của phương Tây như thế nào?”

20/12/1941: Hitler yêu cầu quân đội không rút khỏi mặt trận Nga

Nguồn: Hitler to Halder: No retreat!, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, trong hành động đầu tiên trên cương vị tổng tư lệnh mới của quân đội Đức, Adolf Hitler đã tuyên bố với Tướng Franz Halder rằng sẽ không có chuyện rút lui khỏi mặt trận Nga gần Moskva: “Quyết tâm cầm cự phải được truyền đạt tới từng đơn vị!” 

Hitler cũng cho Halder biết ông ta có thể tiếp tục làm tổng tham mưu trưởng quân đội nếu ông ta muốn, nhưng cần hiểu rằng Hitler là người duy nhất nắm quyền điều hành hoạt động và chiến lược của quân đội. Continue reading “20/12/1941: Hitler yêu cầu quân đội không rút khỏi mặt trận Nga”

Thế giới hôm nay: 20/12/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi cho biết bà có thể trì hoãn việc chuyển giao các hồ sơ luận tội, đã được Hạ viện bỏ phiếu thông qua hôm thứ Tư, lên Thượng viện để phục vụ xét xử. Bà cho rằng lãnh đạo đa số của Thượng viện, Mitch McConnell, sẽ bỏ qua các thủ tục xét xử. “Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa thấy sự công bằng”, bà nói.

Airbnb thắng trong một cuộc chiến pháp lý khi Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) phán quyết rằng công ty này không thể được quản lý như một đại lý môi giới bất động sản trực tuyến. Vụ tranh chấp bắt nguồn từ Pháp, nơi nhà chức trách tìm cách áp đặt các quy định chặt chẽ hơn đối với dịch vụ cho thuê nhà ở, có thể bao gồm các hình phạt hình sự cho các vi phạm. Thay vì chờ tòa, Pháp đã tự đặt ra các quy định khác để áp dụng cho Airbnb. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/12/2019”

Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?

Nguồn: Does democracy hurt or help growth in the tiger economies of Asia?”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Eo biển Đài Loan thường được mô tả là một điểm nóng tiềm tàng. Trên vùng biển hẹp này, Trung Quốc đang chỉa hàng ngàn tên lửa vào quốc gia mà họ coi là một tỉnh nổi loạn. Nhưng đối với những người làm việc tại Formosa 1, một trang trại điện gió ngoài khơi, eo biển này là một cái gì đó rất khác. “Đây là nơi có luồng gió tốt nhất thế giới.” Một kỹ sư cất lời, mắt nhìn vào một cụm tuabin trên mặt nước màu lam ngọc.

Khi bắt đầu hoạt động vào cuối năm nay, đây sẽ là trang trại điện gió ngoài khơi có quy mô thương mại đầu tiên của Châu Á bên ngoài Trung Quốc và là trang trại đầu tiên trong số nhiều trang trại tương tự được quy hoạch ở eo biển này. Việc Đài Loan đón nhận điện gió đi kèm với quyết định loại bỏ dần năng lượng hạt nhân. Nhiều doanh nghiệp lo ngại điều này sẽ khiến hòn đảo thiếu điện, đe dọa nền kinh tế. Cuộc tranh luận đã có lúc trở nên quá lố: các nhà lập pháp đã ẩu đả với nhau trong quốc hội. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Dân chủ có tốt cho tăng trưởng hay không?”

19/12/1776: Thomas Paine xuất bản loạt bài ‘American Crisis’

Nguồn: Thomas Paine publishes American Crisis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Đây là khoảng thời gian thử thách linh hồn con người; trong cuộc khủng hoảng này, những chiến binh mùa hè và những người ái quốc tỏa ánh dương sẽ ngã xuống khi phụng sự đất nước; nhưng những ai đứng vững trong lúc này đều xứng đáng với tình yêu và lòng biết ơn của mọi người dân. Chế độ chuyên chế, giống như địa ngục, không dễ bị chinh phục; tuy nhiên, chúng ta có niềm an ủi này bên mình, rằng xung đột càng khó khăn, chiến thắng càng vinh quang.”

Khi những từ này lần đầu tiên xuất hiện trên Pennsylvania Journal, quân đội của Tướng George Washington đã bị chặn tại Phà McKonkey, trên sông Delaware đối diện Trenton, New Jersey. Tháng 08, họ đã phải chịu thất bại nhục nhã và để mất thành phố New York vào tay người Anh. Từ tháng 9 đến tháng 12, 11.000 lính tình nguyện Mỹ đã từ bỏ cuộc chiến và trở về với gia đình. Continue reading “19/12/1776: Thomas Paine xuất bản loạt bài ‘American Crisis’”

Francis Bacon: Triết gia, chính khách, nhà khoa học nổi tiếng người Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Francis Bacon (1561 – 1626) là một triết gia, chính khách người Anh và là người tiên phong của tư tưởng khoa học hiện đại.

Sinh ngày 22/01/1561 tại London, Francis Bacon là con trai của Nicholas Bacon, Quốc tỉ thượng thư (Keeper of the Great Seal) của nữ hoàng Elizabeth I. Ông từng học tại Đại học Cambridge và Học viện Luật sư Gray’s Inn, sau đó trở thành nghị sĩ quốc hội vào năm 1584. Tuy nhiên, ông không được Nữ hoàng Elizabeth chú ý và sự nghiệp chỉ phát triển khi James I lên nắm quyền năm 1603. Sau khi được phong tước hiệp sĩ trong năm này, ông được bổ nhiệm vào các chức vụ liên tiếp nhau mà cao nhất là chức Quốc tỉ thượng thư như cha ông. Continue reading “Francis Bacon: Triết gia, chính khách, nhà khoa học nổi tiếng người Anh”

Thế giới hôm nay: 19/12/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hạ viện Hoa Kỳ vừa tổ chức một cuộc tranh luận về việc có nên đưa Donald Trump trở thành tổng thống thứ ba trong lịch sử nước Mỹ bị luận tội hay không. Chưa có tổng thống nào từng bị loại bỏ bởi phiên tòa sau đó tại Thượng viện; Richard Nixon từ chức trước khi bị luận tội vào năm 1974, trong khi Bill Clinton (1999) và Andrew Johnson (1868) được tha bổng, và ông Trump gần như chắc chắn cũng sẽ tương tự.

Tony Blair chỉ trích vai trò của giới lãnh đạo Công đảng trong cuộc tổng tuyển cử gần đây. Cựu thủ tướng Công đảng lập luận rằng nếu đảng này không từ bỏ “chủ nghĩa xã hội cận cách mạng” (“quasi-revolutionary socialism”) của Jeremy Corbyn để trở về một vị trí trung dung hơn, thì họ có thể bị hủy diệt. Ông Blair cũng chế giễu thái độ “thiếu quyết đoán gần như nực cười” của Công đảng về vấn đề Brexit; trước đó ông Corbyn giữ thái độ trung lập về vấn đề lớn nhất này của cuộc tuyển cử. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/12/2019”

18/12/1916: Trận Verdun kết thúc

Nguồn: Battle of Verdun ends, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1916, Trận Verdun – trận chiến dài nhất của Thế chiến I – đã kết thúc sau mười tháng với gần một triệu thương vong từ cả Đức và Pháp. 

Trận Verdun bắt đầu vào ngày 21 tháng 2 sau khi quân Đức, chỉ huy bởi Tham mưu trưởng Erich von Falkenhayn, phát triển một kế hoạch tấn công thành phố pháo đài Verdun trên Sông Meuse ở Pháp. Falkenhayn cho rằng quân Pháp dễ bị tổn thương hơn quân Anh và rằng một thất bại lớn ở Mặt trận phía Tây sẽ buộc quân Đồng minh mở các cuộc đàm phán hòa bình. Continue reading “18/12/1916: Trận Verdun kết thúc”

Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan, và họ biết rõ điều đó

Nguồn: Natasha Kassam, “China Has Lost Taiwan, and It Knows It”, The New York Times, 01/12/2019.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

“Không thể nào thành công,” đó là nội dung tweet bằng tiếng Hoa của bà Thái Anh Văn, tổng thống Đài Loan, vào ngày 5 tháng 11, sau khi chính phủ Trung Quốc công bố một loạt chính sách nhằm lôi kéo các công ty và người dân Đài Loan đến đại lục.

“26 biện pháp mới của Bắc Kinh là một phần của nỗ lực nhằm áp đặt hệ thống ‘một quốc gia, hai chế độ’ lên Đài Loan,” nội dung tweet của bà Thái viết, nhắc đến nguyên tắc mà Hồng Kông, một lãnh thổ khác mà Bắc Kinh hy vọng sẽ hoàn toàn kiểm soát trong tương lai, được cai trị lúc này, với sự tự trị được đảm bảo phần nào từ Bắc Kinh. “Tôi muốn nói rõ rằng những nỗ lực của Trung Quốc nhằm gây ảnh hưởng đến các cuộc bầu cử và ép buộc chúng ta phải chấp nhận ‘một quốc gia, hai chế độ’ sẽ không bao giờ thành công.” Những người biểu tình ở Hồng Kông trong nhiều tháng qua có thể xem là đã lên tiếng rằng nguyên tắc trên là một điều dối trá. Continue reading “Trung Quốc đã đánh mất Đài Loan, và họ biết rõ điều đó”

17/12/2011: Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il qua đời

Nguồn: Kim Jong Il, leader of North Korea, dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, Kim Jong Il, nhà độc tài ẩn dật của Triều Tiên, đã qua đời vì một cơn đau tim khi đang đi trên một chuyến tàu ở nước mình. Kim, người đảm đương vai trò lãnh đạo kể từ sau cái chết của cha mình năm 1994, đã cai trị quốc gia cộng sản này bằng nắm đấm sắt, và chế độ đàn áp, cô lập của ông đã nhiều lần bị cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Rất ít người biết về giai đoạn đầu đời của Kim, nhưng người ta tin rằng ông sinh năm 1941 tại một căn cứ quân sự của Liên Xô gần Khabarovsk, Nga, nơi cha ông đóng quân. Tuy nhiên, khi ông lên nắm quyền, bộ máy tuyên truyền của chính phủ, cái nôi sản sinh nhiều huyền thoại về lãnh đạo, đã tuyên bố rằng Kim sinh ngày 16 tháng 2 năm 1942, trên đỉnh núi thiêng Paektu của Triều Tiên, khi một ngôi sao mới mọc lên và cầu vồng kép xuất hiện trên bầu trời. Continue reading “17/12/2011: Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il qua đời”

Edward IV: Người hai lần làm vua nước Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Edward IV (1442 – 1483) từng hai lần làm vua nước Anh và đã đánh bại Nhà Lancaster để đưa Nhà York lên ngai vàng nước Anh.

Sinh ngày 28/04/1442 tại Rouen, Pháp, Edward là con trai của Richard Plantagenet, Công tước xứ York. Cha của Edward từng là nhân vật dẫn đầu nhà York trong các cuộc Chiến tranh Hoa hồng chống lại nhà Lancaster – bắt đầu vào năm 1455. Khi Richard Plantagenet bị giết tại Trận Wakefield năm 1460, Edward thừa hưởng quyền kế vị. Với sự ủng hộ của Bá tước Warwick nhiều quyền lực, vốn được coi là người có ảnh hưởng lớn tới việc định đoạt ngôi vương, Edward đã đánh bại nhà Lancaster trong một loạt trận đánh mà đỉnh điểm là Trận Towton năm 1461. Sau khi lật đổ vua Henry VI, Edward lên ngôi với tên hiệu là Edward IV. Continue reading “Edward IV: Người hai lần làm vua nước Anh”

Bốn con hổ châu Á: Bất ổn xã hội có phải vì thất bại kinh tế?

Nguồn: Social unrest in places like Hong Kong is not proof of economic failure”, The Economist, 05/12/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hai quả bom xăng, một màu xanh, một màu vàng, được quấn trong một chiếc khăn và đựng trong ba lô. Đeo găng tay xây dựng và mặt nạ Guy Fawkes, những người biểu tình treo chúng trên lan can, giống như những người pha chế rượu trong quán bar. Sau đó, gạch được chuyển đến, chất đống trên một chiếc xe đẩy và được dấu dưới những chiếc ô. Người biểu tình dành mấy phút ném gạch đá và những lời lăng mạ xuống cầu thang của một lối ra tàu điện ngầm, hướng về phía cảnh sát chống bạo động bên dưới. Một ngọn lửa bùng lên khiến cảnh tượng thêm phần kịch tính, đủ để kích thích một phản ứng từ phía cảnh sát: một hộp hơi cay được bắn lên cầu thang. Người biểu tình tản ra, và một hàng cảnh sát tiến lên đằng sau những tấm khiên, vừa đi bắn bắn đạn hơi cay. Continue reading “Bốn con hổ châu Á: Bất ổn xã hội có phải vì thất bại kinh tế?”

16/12/1960: Hai máy bay đâm nhau trên bầu trời New York

Nguồn: Two airplanes collide over New York City, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1960, hai chiếc máy bay đã va vào nhau trên bầu trời thành phố New York, giết chết 134 người trên máy bay và dưới mặt đất. Vụ va chạm trên không không tưởng này là tai nạn duy nhất kiểu như vậy từng xảy ra trên bầu trời một thành phố lớn trong lịch sử Hoa Kỳ.

Sáng hôm ấy, tuyết rơi dày ở New York khi chiếc United DC-8 đang bay từ Chicago đến Sân bay Idlewild (nay là sân bay quốc tế John F. Kennedy) ở phía nam quận Queens. Cùng lúc đó, một chiếc TWA Super Constellation đang bay từ Dayton, Ohio tới Sân bay LaGuardia ở phía bắc quận Queens. Do thời tiết xấu, chiếc United được yêu cầu bay vòng để chờ hạ cánh. Tuy nhiên, phi công đã tính toán sai vị trí của đường bay vòng này nên chiếc United đã đi thẳng vào đường bay của chiếc TWA. Continue reading “16/12/1960: Hai máy bay đâm nhau trên bầu trời New York”

Vị Đại sứ Mỹ làm giới quan chức Trung Quốc xấu hổ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ông Gary Locke (tên chữ Hán: Lạc Gia Huy) Đại sứ Mỹ ở Trung Quốc nhiệm kỳ 2011-2014 đã trở thành nhân vật làm rung chuyển dư luận đất nước có 1,3 tỷ dân này. Ngay từ hôm ông tới sân bay Bắc Kinh lần đầu trong tư cách Đại sứ, giới truyền thông và hàng trăm triệu dân mạng Trung Quốc đua nhau đưa tin và bàn tán về cách hành xử của ông. Họ ngạc nhiên rồi chân thành ca ngợi ông hết lời, và nhân dịp này họ so sánh ông với các quan chức nước mình. Gary Locke đi đâu cũng có nhiều người Trung Quốc bám theo chụp ảnh, đưa tin, khiến ông ngạc nhiên và giới quan chức Trung Quốc khó chịu.

Vì sao có chuyện như vậy? Continue reading “Vị Đại sứ Mỹ làm giới quan chức Trung Quốc xấu hổ”

15/12/2011: Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Iraq

Nguồn: U.S. declares an end to the War in Iraq, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, trong một buổi lễ được tổ chức tại Baghdad, cuộc chiến bắt đầu vào năm 2003 bằng cuộc xâm lăng Iraq do người Mỹ lãnh đạo đã chính thức chấm dứt. Mặc dù ngày 15/12/2011 được coi là ngày kết thúc chính thức của Chiến tranh Iraq, bạo lực vẫn tiếp tục và trên thực tế còn trở nên tồi tệ hơn trong những năm sau đó. Việc rút quân là ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Barack Obama, nhưng khi ông rời nhiệm sở, Mỹ lại tiếp tục tiến hành các chiến dịch quân sự ở Iraq.

Năm ngày sau vụ tấn công ngày 11/9, Tổng thống George W. Bush tuyên bố bắt đầu Cuộc chiến chống khủng bố (War on Terror), thuật ngữ chung dùng để chỉ một loạt các cuộc tấn công quân sự phủ đầu nhằm giảm bớt mối đe dọa khủng bố nhắm vào Mỹ. Đợt tấn công đầu tiên theo kiểu này là cuộc xâm lược Afghanistan vào tháng 10/2001, khởi đầu cho một cuộc chiến kéo dài đến tận ngày nay. Continue reading “15/12/2011: Mỹ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Iraq”

Công ước của LHQ về luật biển và 25 năm thực thi tại Việt Nam

Tác giả: Nguyễn Hồng Thao

Tóm tắt: Năm 2019 kỷ niệm 25 năm ngày Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982 có hiệu lực. Công ước là một trong những thành tựu quan trọng nhất của luật pháp quốc tế và của Liên Hợp Quốc trong thế kỷ 20 và tiếp tục khẳng định vai trò là “hiến pháp về biển và đại dương’’ trong thế kỷ 21. Bài viết khái quát các đóng góp và phát triển của Công ước 1982 cũng như các thành quả thực thi Công ước của Việt Nam như một công cụ hữu hiệu trong phát triển kinh tế và giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Continue reading “Công ước của LHQ về luật biển và 25 năm thực thi tại Việt Nam”

14/12/1900: Sự ra đời của thuyết lượng tử

Nguồn: The birth of quantum theory, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1900, nhà vật lý học người Đức Max Planck công bố nghiên cứu đột phá của ông về ảnh hưởng của bức xạ đối với một vật đen (blackbody), và thuyết lượng tử của vật lý hiện đại đã ra đời.

Thông qua các thí nghiệm vật lý, Planck đã chứng minh rằng năng lượng, trong một số tình huống nhất định, có thể thể hiện các đặc tính của vật chất. Theo các lý thuyết của vật lý cổ điển, năng lượng chỉ là một hiện tượng giống như sóng liên tục, không phụ thuộc vào đặc tính của vật chất. Lý thuyết Planck, cho rằng năng lượng bức xạ được tạo thành từ các thành phần giống như hạt, được gọi là quanta. Continue reading “14/12/1900: Sự ra đời của thuyết lượng tử”

Claudius: Hoàng đế La Mã từng chinh phạt Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Claudius I (10 BC – 54 AD) là vị hoàng đế đã biến Anh trở thành một phần của Đế chế La Mã. 

Claudius sinh ngày 1 tháng 8 năm 10 TCN tại Gaul (nay là Pháp) trong một gia đình hoàng gia La Mã. Tiberius, hoàng đế thứ hai của Rome, là chú của ông. Những hạn chế về thể chất như tật đi khập khiễng và nói lắp đã khiến ông bị gia đình đối xử khinh miệt và không được xem như một hoàng đế tương lai. Khi Caligula, người kế vị của Tiberius bị ám sát vào tháng 1 năm 41 SCN, Đội cận vệ Praetorian đã tìm thấy Claudius trong cung điện và tuyên bố ông là hoàng đế. Viện nguyên lão đã cố chống lại Claudius trong hai ngày nhưng sau đó đã chấp nhận ông. Continue reading “Claudius: Hoàng đế La Mã từng chinh phạt Anh”

13/12/1914: Đức pháo kích hai thành phố cảng của Anh

Nguồn: Germans bombard English ports of Hartlepool and Scarborough, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào khoảng 8 giờ sáng ngày này năm 1914, các tàu tuần dương Đức từ Hạm đội Trinh sát của Franz von Hipper đã khiến hải quân Anh bất ngờ bằng cách bắt đầu pháo kích dữ dội vào Hartlepool và Scarborough, hai thành phố cảng của Anh trên Biển Bắc.

Cuộc tấn công kéo dài khoảng một tiếng rưỡi, giết chết hơn 130 dân thường và làm bị thương 500 người khác. Báo chí Anh sau đó đã chỉ trích vụ việc như một ví dụ nữa về sự tàn bạo của người Đức. Thế nhưng, hải quân Đức xem hai thành phố cảng là những mục tiêu phù hợp bởi đây là những thành phố được phòng thủ kiên cố. Continue reading “13/12/1914: Đức pháo kích hai thành phố cảng của Anh”

Truyền thống xuất ngoại của người Hoa

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có lẽ vì dân đông khó làm ăn nên từ xa xưa, người Hoa đã có truyền thống bỏ tổ quốc ra nước ngoài kiếm kế sinh nhai. Hàng triệu dân các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông vùng ven biển miền Nam Trung Quốc tràn xuống Đông Nam Á. Hiện nay Indonesia, Thái Lan và Malaysia mỗi nước có hơn 7 triệu người Hoa; hơn 70% người Singapore là người Hoa đại lục di cư đến. Ai có tiền thì sang châu Âu, sang Mỹ. Nhiều thanh niên trí thức xuất ngoại du học và làm việc.

Báo cáo Chính trị và An ninh toàn cầu năm 2007 của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu người di cư lớn nhất thế giới. Văn phòng Kiều vụ thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết nước này có hơn 45 triệu kiều bào ở hải ngoại, nhất thế giới về số lượng, tương đương số dân một quốc gia trung bình. Continue reading “Truyền thống xuất ngoại của người Hoa”