Thương chiến Mỹ-Trung nhìn từ góc độ chính trị đối ngoại và vận hội đất nước

Tác giả: Trí thức Trẻ pv ĐS Phạm Quang Vinh

Chỉ chưa đầy tuần, Tổng thống Trump đã làm chao đảo tình hình, cả chính trị và kinh tế thế giới, nhất là trong quan hệ Mỹ – Trung, khi mà cuộc chiến thương mại hai nước lại bị đẩy căng hơn nữa, ăn miếng trả miếng, ngay trước thềm một G7 vốn đã và đang bất đồng nhiều chiều, khó có thể giải quyết được các vấn đề của thế giới như trông đợi, mà trong đó cũng lại luôn ẩn chứa nhân tố Trump.

Dư luận không chỉ phản ứng trái chiều về cách ứng xử của Trump, mà còn luôn thấy rất bị động, bất ngờ trước những quyết sách, phản ứng của Trump, như chính trong tuần vừa qua khi ông đáp trả ngay và hết sức quyết liệt, với một loạt các biện pháp trả đũa tức thì, sau khi Trung Quốc công bố sẽ áp thêm thuế đối với 75 tỉ USD hàng hoá từ Mỹ. Continue reading “Thương chiến Mỹ-Trung nhìn từ góc độ chính trị đối ngoại và vận hội đất nước”

04/09/1918: Hoa Kỳ can thiệp vào nội chiến Nga

Nguồn: American troops land at Archangel, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1918, quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ vào Archangel, thuộc miền bắc nước Nga. Cuộc đổ bộ là một phần trong chiến dịch can thiệp của quân Đồng minh vào cuộc nội chiến bùng lên ở nước Nga sau khi diễn ra cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 dẫn đến sự thoái vị của Sa hoàng Nicholas II và thành lập chính phủ lâm thời; việc Vladimir Lenin và Đảng Bolshevik xã hội chủ nghĩa cấp tiến của ông lên nắm quyền; và cuối cùng, việc Nga rút khỏi lực lượng Đồng minh trong Thế chiến I.

Đến mùa xuân năm 1918, sau khi Hiệp ước Brest-Litovsk chấm dứt nỗ lực chiến tranh của Nga chống lại phe Liên minh Trung tâm (Central Powers),  nước này đã bị cuốn vào một cuộc xung đột nội bộ dữ dội. Những người ủng hộ nhóm Bolsheviks – được gọi là Hồng quân – đối đầu với Bạch vệ, lực lượng chống Bolshevik trung thành với chính phủ lâm thời, trong một cuộc đấu tranh quyền lực nhằm xác định tiến trình tương lai của nhà nước Nga. Continue reading “04/09/1918: Hoa Kỳ can thiệp vào nội chiến Nga”

Thế giới hôm nay: 04/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Anh đã đánh mất thế đa số của mình (trong nghị viện) sau khi một nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã “đào ngũ” sang đảng Dân chủ Tự do (LD). Nghị sĩ Philip Lee đã bỏ sang hàng ghế của LD khi Thủ tướng Boris Johnson đang phát biểu trước một cuộc bỏ phiếu Brexit quan trọng. Nếu ông Johnson thua cuộc bỏ phiếu này, ông có thể yêu cầu tiến hành bầu cử sớm vào tháng Mười. Đảng Bảo thủ đã phải dựa vào các đối tác Bắc Ireland của mình để thông qua luật.

Một ủy ban của Liên Hợp Quốc gọi Mỹ, Pháp và Anh có thể là các đồng lõa gây nên tội ác chiến tranh ở Yemen. Các nước này cung cấp vũ khí cho Ả Rập Saudi, quốc gia bị cáo buộc bỏ đói dân thường Yemen trong chiến dịch chống lại phiến quân Houthi. Trong khi đó, Ả Rập Saudi thậm chí còn hứa sẽ gửi thêm quân tới Yemen. Và các lực lượng mà họ ủng hộ đã bắt đầu xung đột nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/09/2019”

Một thế giới, hai hệ thống

Nguồn: Joschka Fischer,  “Two Systems, One World”, Project Syndicate, 30/08/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Với lễ kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ đang đến gần, vấn đề tự do đã nổi lên trở lại hàng đầu ở Moskva và Hồng Kông, mặc dù trong những hoàn cảnh lịch sử và chính trị rất khác nhau. Chúng ta được nhắc nhở rằng kỷ nguyên hiện đại được xây dựng trên sự tự do, và trên sự thừa nhận rằng tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng. Ý tưởng Khai sáng cấp tiến này, một khi bén rễ, sẽ tạo thành một sự khác biệt so với toàn bộ lịch sử trước đó. Nhưng thời thế đã thay đổi. Trong thế kỷ hai mươi mốt, chúng ta phải đối mặt với một câu hỏi cơ bản: Liệu một hình thức chuyên chế hiện đại hóa có thể đại diện cho một sự thay thế đối với nền dân chủ tự do và nhà nước pháp quyền hay không? Continue reading “Một thế giới, hai hệ thống”

03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ

Nguồn: Treaty of Paris signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, Cách mạng Mỹ chính thức chấm dứt khi đại diện các nước Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Pháp cùng nhau ký kết Hiệp ước Paris. Hành động này cũng biểu thị vị thế quốc gia tự do của Mỹ, khi Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa cũ của mình và biên giới của nước cộng hòa mới cũng được thống nhất: từ Florida kéo dài đến Ngũ Hồ ở phía bắc, và từ bờ biển Đại Tây Dương đến sông Mississippi ở phía tây. Continue reading “03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ”

Thế giới hôm nay: 03/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh, ông Boris Johnson, nói rằng “không có hoàn cảnh nào” mà theo đó ông sẽ yêu cầu Liên minh châu Âu trì hoãn Brexit một lần nữa. Anh dự kiến sẽ rời EU vào ngày 31 tháng 10; đa số các Nghị sĩ phản đối việc Brexit không có thỏa thuận và có thể sớm thông qua luật buộc ông Johnson yêu cầu gia hạn. Vì vậy, “không có hoàn cảnh nào” xem ra đồng nghĩa với việc bầu cử sớm.

26 ứng viên tổng thống Tunisia đã bắt đầu chiến dịch tranh cử của mình. Cuộc bầu cử, được ấn định vào ngày 15 tháng 9 sau khi Tổng thống Beji Caid Essebsi qua đời, tạo ra cơ hội cho những kẻ “ngoại đạo.” Ứng viên số một hiện nay, một ông trùm truyền thông hay chỉ trích chính phủ, hiện đang bị giam giữ vì cáo buộc rửa tiền (mà đảng của ông nói là do động cơ chính trị). Bất cứ ai chiến thắng sẽ được “kế thừa” một nền kinh tế trì trệ và một đất nước mệt mỏi vì các phe phái chính trị đấu đá lẫn nhau. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/09/2019”

Nguồn gốc của bá đạo và bá quyền Trung Quốc

Tác giả: Hồ Anh Hải

Trong sách Giấc mơ Trung Quốc, tác giả – đại tá Quân Giải phóng Trung Quốc Lưu Minh Phúc – đặc biệt viết nhiều về sự bá đạo của Mỹ và vương đạo của Trung Quốc.

Tác giả dành cả chương II (có số trang nhiều thứ 2 trong 8 chương sách này) để trình bày cái gọi là bá quyền của nước Mỹ và dành chương III và IV (số trang nhiều thứ 6 và 5) để nói về những cái hay cái tốt của Trung Quốc. Tác giả dùng số trang nhiều nhất để nói về nước Mỹ — về mặt tốt cũng như mặt xấu. Số trang viết về Trung Quốc thì ít hơn nhiều; bởi lẽ tác giả cũng chẳng biết nói gì về những cái hay cái tốt của nước mình, còn những cái xấu thì có lẽ biết cả đấy nhưng chẳng dám viết ra. Continue reading “Nguồn gốc của bá đạo và bá quyền Trung Quốc”

02/09/1862: McClellan được khôi phục toàn quyền chỉ huy

Nguồn: McClellan is restored to full command, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1862, Tổng thống Abraham Lincoln đã phải miễn cưỡng khôi phục toàn quyền chỉ huy cho Tướng George B. McClellan của Liên minh miền Bắc sau thất bại thảm họa của Tướng John Pope trong Trận Bull Run thứ hai tại Virginia vào ngày 29 và 30 tháng 08. McClellan, chỉ huy của Quân đoàn Potomac, đã phải chứng kiến phần lớn đội quân của ông bị điều chuyển đến Quân đoàn Virginia của Pope sau thất bại của ông trong việc chiếm đóng Richmond, Virginia, trong Trận chiến Bảy ngày vào tháng 06 năm 1862. Continue reading “02/09/1862: McClellan được khôi phục toàn quyền chỉ huy”

Thế giới hôm nay: 02/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Người biểu tình ở Hồng Kông đã đánh đấu kỷ niệm năm năm cuộc bỏ phiếu bác bỏ các cải cách chính trị nửa vời do Trung Quốc đưa ra. Bất chấp việc chính quyền cấm tuần hành, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường một cách hòa bình tại trung tâm thành phố và, đồng thời, một cách ít hòa bình hơn, đã bao vây các tòa nhà chính phủ và làm tê liệt hệ thống tàu điện ngầm. Đó là đợt biểu tình cuối tuần lần thứ 13 liên tiếp.

Taliban, một nhóm thánh chiến, đã tấn công hai thành phố ở miền bắc Afghanistan ngay cả khi các nhà đàm phán cho biết họ đã gần hoàn thành một thỏa thuận hòa bình. Mỹ dự kiến sẽ rút gần hết quân đội ra khỏi Afghanistan nếu Taliban hứa ngừng che chở cho những tên khủng bố tìm cách tấn công các mục tiêu Mỹ. Tuy nhiên, một thỏa thuận hòa bình giữa Taliban và chính phủ dân cử của Afghanistan vẫn còn rất xa xôi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/09/2019”

Jimmy Lai: Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đối đầu Bắc Kinh

Nguồn: Why pro-democracy troublemaker Jimmy Lai is the only Hong Kong multi-millionaire standing up to China”, CNN, 28/08/2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jimmy Lai (Lê Trí Anh) đã trở thành tâm điểm của công luận trong nhiều thập niên qua.

Mọi sự bắt đầu khi ông trùm kinh doanh Hồng Kông – một người tị nạn từ Trung Quốc – tự thay đổi mình từ giữa những năm 1990 thành nhà sáng lập của tờ báo khiêu khích, chống Bắc Kinh, có tên gọi Apple Daily (Bình quả Nhật báo, hay Nhật báo Trái táo).

Một trong những quảng cáo giới thiệu tờ báo với thế giới miêu tả quan điểm của Lai theo cách thẳng thừng nhất: Bằng hình ảnh ông Lai ngồi trong nhà kho tối với một trái táo đỏ trên đầu, bị một người đàn ông trong bóng tối bắn tên loạn xạ vào người. Continue reading “Jimmy Lai: Tỉ phú Hồng Kông duy nhất dám đối đầu Bắc Kinh”

01/09/1966: De Gaulle kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam

Nguồn: De Gaulle urges the United States to get out of Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, trong bài phát biểu trước 100.000 người ở Phnom Penh, Campuchia, Tổng thống Charles de Gaulle của Pháp đã công khai tố cáo chính sách của Mỹ tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ nước này rút quân khỏi Đông Nam Á. Continue reading “01/09/1966: De Gaulle kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam”

Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rốt cuộc là gì?

Nguồn: Udayan Das, “What Is the Indo-Pacific?”, The Diplomat, 13/07/2019.

Biên dịch: Đỗ Hương Giang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Giống như mọi khu vực tưởng tượng khác trên bản đồ nhận thức, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một khái niệm gây tranh cãi với nhiều lối diễn giải đối lập.

Nhìn chung, tấm bản đồ thế giới có thể được phác họa và nhìn nhận theo ba cách. Người ta có thể phân chia thế giới dựa trên các ranh giới địa lý — đất và nước, cao nguyên và bán đảo, biển và đại dương. Một cách nhận thức khác về thế giới là thông qua các ranh giới chính trị, với các lục địa và quốc gia, đảo quốc và lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Cách thứ ba để diễn giải tấm bản đồ là qua việc dựng nên những không gian tưởng tượng vượt lên trên phạm vi bao hàm của cả hai khái niệm trên — một tấm bản đồ nhận thức vượt lên không gian vật lý. Những không gian tưởng tượng giống như vậy thường không có mặt trên bản đồ địa lý — đơn cử như khu vực Af-Pak (Afghanistan-Pakistan), và không phải lúc nào cũng tương thích với các chiều kích của không gian chính trị hiện hành, như trường hợp của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Continue reading “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rốt cuộc là gì?”

31/08/1888: Nạn nhân đầu tiên của Jack Đồ tể

Nguồn: Jack the Ripper’s first victim murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1888, cô gái bán hoa Mary Ann Nichols, nạn nhân đầu tiên của kẻ giết người hàng loạt ở London, Jack Đồ tể (Jack the Ripper), được phát hiện đã bị sát hại và phân xác tại quận Whitechapel. Thành phố London sau đó đã chứng kiến thêm bốn nạn nhân của tên giết người này trong vài tháng sau đó, nhưng chẳng có nghi phạm nào được tìm thấy.

Ở nước Anh thời Victoria, khu East End của London được mệnh danh là một khu ổ chuột đông đúc với gần một triệu người nghèo nhất thành phố. Nhiều phụ nữ đã buộc phải làm nghề bán hoa, và vào năm 1888, ước tính đã có hơn 1.000 gái mại dâm ở Whitechapel. Continue reading “31/08/1888: Nạn nhân đầu tiên của Jack Đồ tể”

Thế giới hôm nay: 31/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm qua , cảnh sát ở Hồng Kông đã bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ và chính trị gia, bao gồm Joshua Wong, một thanh niên 22 tuổi nổi tiếng từ cuộc “cách mạng dù” năm 2014. Làn sóng phản đối hiện nay, được kích hoạt bởi một dự luật nhằm cho phép dẫn độ các nghi phạm sang Trung Quốc đại lục, đã diễn ra 12 tuần qua dù không có ai lãnh đạo – do đó đã không cho nhà chức trách cơ hội bắt giữ những người tổ chức biểu tình.

Bão Dorian được dự báo sẽ đổ bộ vào Florida vào thứ Hai với sức gió lên tới 130 dặm một giờ. Điều đó sẽ biến nó trở thành cơn bão mạnh nhất từng tấn công bờ biển phía đông bang này kể từ năm 1992. Florida, nơi vẫn còn đang khắc phục thiệt hại do cơn bão Michael gây ra năm ngoái, đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến thăm theo kế hoạch tới Ba Lan nhằm ở lại theo dõi tình hình cơn bão. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/08/2019”

30/08/1967: Thurgood Marshall trở thành thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ

Nguồn: Thurgood Marshall confirmed as Supreme Court justice, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1967, Thurgood Marshall trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Ông sẽ làm việc tại Tòa án Tối cao trong 24 năm trước khi nghỉ hưu vì lý do sức khỏe, để lại một di sản về việc duy trì các quyền của cá nhân theo quy định của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Từ khi còn trẻ, Marshall dường như đã được tiên định sẽ giữ một vị trí trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ. Cha mẹ ông đã giúp ông hiểu rõ tầm quan trọng của Hiến pháp, một cảm giác được củng cố bởi các giáo viên của ông, những người đã buộc ông phải đọc tài liệu này như là hình phạt cho các hành vi nghịch ngợm của ông. Continue reading “30/08/1967: Thurgood Marshall trở thành thẩm phán Tòa án tối cao Hoa Kỳ”

Thế giới hôm nay: 30/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

 Iván Márquez, một cựu chỉ huy của FARC, lực lượng du kích đã trở thành một đảng chính trị ở Colombia, kêu gọi những người ủng hộ ông bắt đầu một giai đoạn mới của “cuộc đấu tranh vũ trang”. Lời kêu gọi cầm vũ khí trở lại diễn ra chưa đầy ba năm sau khi lực lượng phiến quân này ký thỏa thuận hòa bình với chính phủ Colombia.

Chính phủ Hàn Quốc đã tiết lộ một gói kích cầu khổng lồ trong ngân sách của họ. Chi tiêu sẽ tăng 8% so với năm ngoái lên 513,5 nghìn tỷ won (424 tỷ đô la). Nền kinh tế định hướng xuất khẩu của nước này đang bị ảnh hưởng bởi thương mại toàn cầu suy giảm và các tranh chấp gây nhiều thiệt hại với Nhật Bản. Tiền sẽ được chi cho tạo công ăn việc làm mới, phúc lợi xã hội và các doanh nghiệp nhỏ, cùng các lĩnh vực khác. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/08/2019”

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P2)

Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nỗi ám ảnh dai dẳng

Sự biến hóa của ông Tập đến từ nhiều yếu tố. Đà thăng tiến của hai đối thủ của ông, Bạc Hy Lai, Bí thư Trùng Khánh, và Chu Vĩnh Khang, Bộ trưởng Bộ Công an, đã gióng hồi chuông báo động các lãnh đạo Đảng. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, họ tỏ ra thận trọng trên nhiều mặt. Nay, với sự ủng hộ của ông Tập, các lãnh đạo quyết tâm loại bỏ Bạc và Chu. Hai ông này bị lật đổ sau một chuỗi dài các cuộc điều tra, phần lớn là về tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Sự sụp đổ của họ tạo nên một cơn địa chấn chính trị ở Trung Quốc. Ông Bạc là người con trai đầy cuốn hút của một anh hùng cách mạng (Bạc Nhất Ba), và là người chạy đua công khai cho một ghế lãnh đạo cấp cao ở trung ương. Còn ông Chu, một Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị cho đến cuối năm 2012, tập trung được quyền lực to lớn từ các chức vụ của ông trong lực lượng an ninh mật và ngành năng lượng (ông từng là Bộ trưởng Đất đai và Tài nguyên). Vụ bắt giữ hai ông này vào năm 2012 và 2013 đã công khai các tội danh và đời sống tình dục trụy lạc của họ. Sau đó, truyền thông nhà nước, dẫn lời các quan chức cấp cao, cho biết cặp đôi này đã âm mưu tiến hành một cuộc đảo chính nội bộ nhằm ngăn ông Tập bước lên nắm quyền. Trong nội bộ Đảng, những hành động chính trị sai trái như vậy còn tệ hơn cả tham nhũng đơn thuần. Continue reading “Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P2)”

29/08/1533: Pizarro xử tử Hoàng đế Inca cuối cùng

Nguồn: Pizarro Executes Last Inca Emperor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1533, Atahuallpa, Hoàng đế thứ 13 và cuối cùng của người Inca, đã chết vì bị siết cổ bởi lính chinh phạt Tây Ban Nha dưới quyền Francisco Pizarro. Vụ hành quyết Atahuallpa, vị hoàng đế trị vì tự do cuối cùng, đã đánh dấu sự kết thúc của 300 năm nền văn minh Inca.

Nằm trên dãy Andes của Peru, người Inca đã xây dựng một đế chế rực rỡ với dân số khoảng 12 triệu người. Mặc dù không có hệ thống chữ viết, họ vẫn có một chính phủ phức tạp, nhiều công trình công cộng sáng giá và một hệ thống nông nghiệp tuyệt vời. Năm năm trước khi quân Tây Ban Nha đến vùng đất này, cuộc chiến giành quyền thừa kế tàn khốc đã khiến đế chế suy sụp. Năm 1532, quân của Atahuallpa đã đánh bại lực lượng của người anh cùng cha khác mẹ Huascar trong trận chiến gần Cuzco. Atahuallpa đang củng cố quyền cai trị của mình thì Pizarro và 180 binh sĩ của ông xuất hiện. Continue reading “29/08/1533: Pizarro xử tử Hoàng đế Inca cuối cùng”

Thế giới hôm nay: 29/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ông Boris Johnson, thủ tướng Vương quốc Anh, đã đề nghị Nữ hoàng đình chỉ Quốc hội cho đến giữa tháng 10, gây ra phẫn nộ trong các nghị sĩ. Động thái này khiến họ ít có cơ hội thông qua luật nhằm ngăn chặn một Brexit không thỏa thuận trước ngày 31 tháng 10. Chủ tịch đảng Bảo thủ cho biết chính phủ chỉ đơn thuần là ấn định ngày bắt đầu phiên họp Quốc hội, vốn dĩ là đặc quyền của chính phủ.

Phong trào 5 Sao cấp tiến của Italia và Đảng Dân chủ trung tả đã đồng ý liên minh thành lập một chính phủ mới. Chính phủ này sẽ được lãnh đạo bởi Giuseppe Conte, thủ tướng hiện tại. Quyết định này đã cứu Italy khỏi các cuộc bầu cử sớm mà Matteo Salvini, lãnh đạo Liên đoàn Phương Bắc cực hữu, kêu gọi sau khi ông rút khỏi liên minh không mấy hòa thuận với Phong trào Năm sao hồi đầu tháng này. Các con số cho thấy thị trường ủng hộ chính phủ mới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/08/2019”

Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P1)

Nguồn: Richard McGregor, “Party Man: Xi Jinping’s Quest to Dominate China”, Foreign Affairs, September/October 2019.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi Joe Biden gặp Tập Cận Bình vào năm 2011, nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc đã dồn dập hỏi ngài Phó Tổng thống Mỹ một loạt các câu hỏi về nền chính trị Hoa Kỳ. Hệ thống vận hành như thế nào? Quan hệ giữa Nhà Trắng và Quốc hội ra sao? Bắc Kinh nên phân tích các dấu hiệu chính trị từ Washington như thế nào? Đối với Biden và các cố vấn của ông, đây là những câu hỏi rất được hoan nghênh sau gần một thập niên đầy “thất vọng” khi làm việc với người tiền nhiệm kín tiếng, kém sinh động của ông Tập – Hồ Cẩm Đào.

Song trải qua các buổi gặp và dùng bữa tại Bắc Kinh và Thành Đô, thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, các vị khách Mỹ ngạc nhiên trước sự hào hứng của ông Tập về một chủ đề hoàn toàn khác. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường rất cẩn trọng tránh sa đà nói về tiểu sử của chính họ. Kể lại các câu chuyện cá nhân của họ trước các quan chức Trung Quốc, chứ đừng nói đến người nước ngoài, đồng nghĩa với việc nhắc lại lịch sử chính trị gần đây của Trung Quốc, một “bãi mìn” đầy rẫy các cuộc thanh trừng, phản bội, và những sự thay đổi ý thức hệ. Continue reading “Tập Cận Bình đã thống trị Trung Quốc như thế nào? (P1)”