Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?

Nguồn: Katharina Pistor, “Facebook’s Libra Must Be Stopped”, Project Syndicate, 20/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Facebook vừa tiết lộ nỗ lực mới nhất của mình nhằm thống trị thế giới: Libra, một loại tiền điện tử được thiết kế để hoạt động như một đồng tiền tư nhân ở bất cứ đâu trên hành tinh. Trong quá trình chuẩn bị cho dự án này, CEO Mark Zuckerberg của Facebook đã đàm phán với các ngân hàng trung ương, các cơ quan quản lý và 27 công ty đối tác, mỗi công ty sẽ đóng góp ít nhất 10 triệu đô la. Vì sợ làm tăng sự lo ngại về tính an toàn, Facebook đã tránh làm việc trực tiếp với các ngân hàng thương mại.

Zuckerberg dường như hiểu rằng chỉ sự sáng tạo công nghệ thôi sẽ không đủ đảm bảo cho thành công của đồng Libra. Ông còn cần một sự cam kết từ các các chính phủ để thực thi mạng lưới các quan hệ hợp đồng làm nền tảng cho đồng tiền, và chấp nhận việc sử dụng đồng tiền của các chính phủ làm tài sản đảm bảo cho đồng Libra. Nếu đồng Libra phải đối mặt với một sự cố khách hàng rút tiền hàng loạt, các ngân hàng trung ương sẽ có nghĩa vụ cung cấp thanh khoản. Continue reading “Tại sao phải chặn đồng Libra của Facebook?”

24/06/1993: Bom thư gây thương tích cho giáo sư Đại học Yale

Nguồn: Mail bomb injures Yale professorHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1993, vị giáo sư khoa học máy tính của Đại học Yale, David Gelernter, đã bị thương nặng trong khi mở thư, khi một phong bì được độn dày phát nổ trên tay ông. Vụ tấn công chỉ diễn ra hai ngày sau khi một nhà di truyền học tại Đại học California bị thương bởi một quả bom tương tự, và đây là vụ đánh bom mới nhất trong một chuỗi đánh bom kể từ năm 1978 mà các nhà chức trách tin rằng có liên quan đến nhau.

Sau cuộc tấn công vào giáo sư Gelernter, nhiều bộ ngành liên bang đã thành lập Lực lượng Đặc nhiệm UNABOM nhằm tổ chức một cuộc điều tra chuyên sâu đối với nghi phạm được gọi là “Unabomber”. Các vụ đánh bom này, cùng với 14 vụ đánh bom khác kể từ năm 1978 vốn giết chết 3 người và làm 23 người khác bị thương, cuối cùng đã được tìm thấy có mối liên hệ với Theodore John Kaczynski, một nhà toán học đến từ Chicago. Continue reading “24/06/1993: Bom thư gây thương tích cho giáo sư Đại học Yale”

Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka

Nguồn: Abe Shinzo, “The G20 in Osaka“, Project Syndicate, 21/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 28 tháng 6 tới, tôi sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2019 tại Osaka. Chương trình nghị sự của chúng tôi sẽ tập trung vào ba vấn đề chính, vấn đề nào cũng có tầm quan trọng đặc biệt đối với châu Á.

Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự liên quan đến những gì tôi tin là thách thức quan trọng nhất của thời đại chúng ta: nỗ lực duy trì và cuối cùng là củng cố trật tự quốc tế cho thương mại tự do và công bằng. Đối với các nhà lãnh đạo châu Á, điều này có nghĩa là hình thành nên RCEP, tức Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do tiên tiến giữa mười thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sáu quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand). Continue reading “Những điểm chính trong chương trình nghị sự Thượng đỉnh G20 tại Osaka”

23/06/1992: “Teflon Don” bị kết án chung thân

Nguồn: Teflon Don sentenced to life, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, ông trùm mafia John Gotti, người có biệt danh là “Teflon Don” vì nhiều lần được tha bổng trong các phiên tòa hồi thập niên 1980, cuối cùng đã lãnh án tù chung thân sau khi bị chứng minh phạm 14 tội liên quan đến âm mưu giết người và tống tiền. Chỉ một lúc sau khi bản án của hắn được tuyên tại một tòa án liên bang ở Brooklyn, hàng trăm người ủng hộ Gotti đã xông vào tòa nhà, lật đổ và đập phá nhiều xe hơi trước khi bị đẩy lùi bởi lực lượng cảnh sát. Continue reading “23/06/1992: “Teflon Don” bị kết án chung thân”

Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?

Tác giả: Nguyên Hải

Trong Nhật ký người điên, Lỗ Tấn mượn lời người điên để tố cáo bản chất ăn thịt người của lễ giáo phong kiến: “Mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi người ta ăn thịt lẫn nhau”… “Sách thánh hiền chép toàn những điều nhân nghĩa nhưng người đọc chỉ thấy thấp thoáng giữa các trang sách mấy chữ Ăn Thịt Người!

Thánh hiền ở đây là Khổng Tử, nhà sáng lập Nho giáo với thành phần chính là lễ giáo phong kiến. Như vậy giữa Nho giáo với nạn ăn thịt người có mối quan hệ gì chăng? Bài này thử bàn chuyện ấy. Việc này nên làm, vì Nho giáo hiện nay vẫn còn tác động tới đời sống mọi mặt ở ta, làm chậm bước tiến của nền dân chủ, do đó cần phê phán mặt tiêu cực của Nho giáo. Continue reading “Lễ giáo phong kiến liên quan gì với nạn ăn thịt người ở TQ thời xưa?”

22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa

Nguồn: Congress issues Continental currency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Quốc hội Mỹ đã phát hành một khoản tiền giấy (bills of credit) trên toàn lục địa trị giá 2 triệu USD.

Đến mùa xuân năm 1775, quan ngại trước tình trạng thiết quân luật và gia tăng các ràng buộc thương mại của Anh ở Boston, các nhà lãnh đạo thuộc địa Mỹ cố gắng tìm cách chống lại chính quốc. Nhưng, các nhà cách mạng đã gặp phải một vấn đề nhỏ trong cuộc tranh đấu của mình: họ thiếu hụt khoản kinh phí cần thiết để tiến hành một cuộc chiến dài lâu. Continue reading “22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa”

Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’

Biên dịch: Trần Quang

Liệu Bắc Kinh có thực sự tìm cách mua ảnh hưởng chính trị ở nước ngoài hay không?

Trung Quốc đang có một trong những dấu ấn phát triển toàn cầu lớn nhất. Nước duy nhất có các dòng chảy tài chính quốc tế chính thức lớn hơn là Mỹ.

Tuy nhiên, Washington chi cho Hỗ trợ phát triển chính thức nhiều gấp 4 lần so với Bắc Kinh. Phần lớn nhất của các dòng tiền chính thức của Trung Quốc được xếp vào khoản Tài chính chính thức khác và gần như chi cho các khoản vay để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng, năng lượng và liên lạc. Continue reading “Giải mã vấn đề nợ trong sáng kiến ‘Vành đai và Con đường’”

21/06/1864: Tướng Grant mở rộng phòng tuyến Petersburg

Nguồn: Grant extends the Petersburg lineHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1862, Tướng Ulysses S. Grant của Liên bang miền Bắc đã kéo dài các phòng tuyến của mình quanh Petersburg, Virginia, cùng với tổng tư lệnh của mình, Abraham Lincoln. Sau sáu tuần chiến đấu khó khăn giữa Quân đoàn Potomac của ông và Quân đoàn Bắc Virginia của Robert E. Lee trong một loạt các trận chiến quanh Richmond, Grant đã chọn một chiến lược khác. Bây giờ, ở tại phía nam của Richmond, bên ngoài Petersburg, ông không còn sẵn lòng tiến hành các trận chiến trên chiến trường mở khốc liệt vốn đã cướp đi rất nhiều sinh mạng. Continue reading “21/06/1864: Tướng Grant mở rộng phòng tuyến Petersburg”

Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện

Tác giả: Mai Nhật Dương

Kế từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 1/10/1949 đến nay, chưa từng có một nhà lãnh đạo nước ngoài nào đưa ra “ tối hậu thư” với lời lẽ “trịch thượng” như Tổng thống Donald Trump tuyên bố cách đây ít ngày với lãnh đạo Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình cần phải dự và gặp ông Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka cuối tháng 6/2019. Nếu không gặp, ông Trump sẵn sàng đánh thuế “ngay và luôn” đối với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc chưa bị đánh thuế trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Continue reading “Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện”

20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose

Nguồn: Britain launches Operation Bellicose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các máy bay ném bom của Anh đã tiến hành cuộc đột kích đầu tiên trong đợt “ném bom con thoi” của họ, nhắm vào các địa điểm ở Đức và Ý.

Cất cánh từ các căn cứ không quân ở Anh, các máy bay ném bom này được chế tạo để nhắm vào thành phố Friedrichshafen phía tây nam nước Đức, từng một thời là nơi chế tạo khinh khí cầu Zeppelin. Thành phố này giờ đây là nơi có nhiều nhà máy thép, vốn bị phá hủy nặng nề sau cuộc tấn công của Anh. Continue reading “20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose”

Chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Trump: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?

Nguồn: Brett McGurk, “American Foreign Policy Adrift”, Foreign Affairs, 05/06/2019.

Lược dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bài phát biểu “Chính sách ngoại giao từ nguồn cội” tại Viện Claremont hôm 11/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dẫn lời cựu Tổng thống John Quincy Adams để lý giải cho thứ “chủ nghĩa hiện thực” trong chính sách ngoại giao dưới thời Trump, thứ mà các chính quyền tiền nhiệm của George W. Bush và Barrack Obama không có. Năm 1821, ông Adams, khi ấy cũng là Ngoại trưởng, đã viết rằng Mỹ “không đi ra nước ngoài tìm quái vật để tiêu diệt. Mỹ là người bảo trợ cho tự do và độc lập của tất cả”.

Theo ông Pompeo, chính sách ngoại giao của Trump dựa trên truyền thống tốt đẹp này của thế hệ lập quốc Hoa Kỳ, nhấn mạnh “chủ nghĩa hiện thực, tự kiểm soát, và tôn trọng”. Pompeo cho rằng Trump “không có ý định dùng vũ lực để phổ biến mô hình Hoa Kỳ”. Thay vào đó, Trump muốn Hoa Kỳ trở thành một hình mẫu. Ông nói “Sự hấp dẫn khó cưỡng của mô hình Mỹ là thứ mà tôi quảng cáo hằng ngày”. Ông cũng trích dẫn lời tiên dự của Tổng Thống Geogre Washington rằng nền dân chủ Hoa Kỳ cuối cùng sẽ nhận được “sự tán thành, yêu mến, và đón nhận của mọi quốc gia vốn xa lạ với nó”. Continue reading “Chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Trump: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?”

19/06/1856: Hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa kết thúc

Nguồn: First Republican national convention ends, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1856, tại Hội trường Quỹ Âm nhạc ở Philadelphia, hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa, được thành lập hai năm trước, đã kết thúc. John Charles Fremont của California, nhà thám hiểm nổi tiếng của bờ Tây, được đề cử vào vị trí ứng viên tổng thống, và William Dewis Dayton của New Jersey được chọn làm ứng cử viên cho vị trí phó tổng thống. Continue reading “19/06/1856: Hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa kết thúc”

Tại sao Brazil kỷ niệm cuộc đảo chính quân sự năm 1964?

Nguồn: Why is Jair Bolsonaro commemorating a coup that happened 55 years ago, The Economist, 05/04/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày 31 tháng 3 năm 1964, những người lính Brazil đóng quân tại thành phố Juiz de Fora ở phía đông nam đất nước bắt đầu hành quân về phía Rio de Janeiro, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đảo chính quân sự. Trong những ngày sau đó, João Goulart, vị tổng thống dân cử dân chủ, đã trốn sang Uruguay. Ông được thay thế bởi một vị tướng. Nhiều người dân Brazil ủng hộ những người lính, tin rằng Goulart, một người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, đang lên kế hoạch thực hiện một cuộc đảo chính của riêng mình để thành lập một chính phủ lấy cảm hứng từ chủ nghĩa Peron của nước láng giềng Argentina. Continue reading “Tại sao Brazil kỷ niệm cuộc đảo chính quân sự năm 1964?”

18/06/1812: Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812 bắt đầu

Nguồn: War of 1812 begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, một ngày sau khi Thượng viện và Hạ viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh chống lại Vương quốc Anh, Tổng thống James Madison đã ký phê chuẩn tuyên bố tuyên chiến và Cuộc chiến năm 1812 bắt đầu. Tuyên bố chiến tranh của Mỹ, bị phản đối bởi một nhóm thiểu số đáng kể trong Quốc Hội, là nhằm đáp trả đòn phong tỏa kinh tế của Anh ở Pháp, việc ép buộc thủy thủ Mỹ gia nhập Hải quân Hoàng gia trái với ý muốn của họ, và việc Anh ủng hộ các bộ lạc thù địch dọc theo biên giới Ngũ Đại Hồ. Một phe trong Quốc Hội – War Hawk (Diều hâu chủ chiến) – đã ủng hộ chiến tranh với Anh suốt nhiều năm qua và chẳng hề che giấu hy vọng rằng một cuộc xâm lược Canada có thể giúp nước Mỹ giành thêm được lãnh thổ đáng kể. Continue reading “18/06/1812: Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812 bắt đầu”

Cuộc chiến chống lại chính sách Trung Quốc hóa của Mông Cổ

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố độc lập, Mao Trạch Đông đã tiến hành chính sách Trung Quốc hóa người Mông Cổ và bắt đầu thực thi nhiều hành động chống lại nền độc lập của Mông Cổ.

Lãnh tụ Mông Cổ lúc đó là  Khorloogiin Choibalsan nói với Yumjaagiin Tsedenbal rằng, “dã tâm của Trung Quốc đối với Mông Cổ là không bao giờ thay đổi, nhưng vì thông lệ ngoại giao, chúng ta sẽ gửi điện mừng cho họ”.  Vì vậy, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã gửi điện mừng nhân ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại Bắc Kinh, khi tiếp đoàn đại biểu Chính phủ Mông Cổ do Yumjaagiin Tsedenbal dẫn đầu, Mao Trạch Đông nói: “Trung Quốc đã áp bức Mông Cổ trong nhiều thế kỷ”. Yumjaagiin Tsedenbal lập tức đáp lại: “Người Mông Cổ chúng tôi cũng áp bức, làm khổ nhân dân Trung Quốc trong nhiều năm (ám chỉ việc Thành Cát Tư hãn và hậu duệ của ông đô hộ Trung Quốc gần 100 năm – ND); vấn đề này chúng ta không nên bàn luận nữa, nó có thể làm tất cả chúng ta đi lạc hướng; chúng ta cần phải nhìn về phía trước, hợp tác để cùng nhau phát triển”. Continue reading “Cuộc chiến chống lại chính sách Trung Quốc hóa của Mông Cổ”

17/06/1972: Nhân viên tranh cử của Nixon bị bắt vì tội ăn trộm

Nguồn: Nixon’s re-election employees are arrested for burglaryHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1972, năm kẻ trộm đã bị bắt tại trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ tại khu tổ hợp văn phòng và chung cư Watergate, Washington, DC. James McCord, Frank Sturgis, Bernard Barker, Virgilio Gonzalez và Eugenio Martinez bị bắt giữ vào sáng sớm sau khi một nhân viên bảo vệ tại Watergate nhận thấy rằng một số cánh cửa dẫn từ cầu thang đến các hành lang khác nhau đã được dán băng dính để ngăn chúng không bị khóa lại. Những kẻ xâm nhập đã đeo găng tay phẫu thuật và mang theo bộ đàm, máy ảnh và gần 2.300 USD tiền mặt bao gồm các tờ 100 USD với series liên tiếp. Một cuộc tìm kiếm tiếp theo trong phòng của họ tại Watergate đã tìm ra thêm 4.200 USD, các dụng cụ trộm cắp và thiết bị nghe lén điện tử. Continue reading “17/06/1972: Nhân viên tranh cử của Nixon bị bắt vì tội ăn trộm”

Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông

Nguồn: Min Xinpei, “China Is Courting Disaster in Hong Kong”, Project Syndicate, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thế giới đã bị choáng ngợp bởi các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông chống lại việc chính quyền thành phố này đề xuất một đạo luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Khoảng một triệu người – gần một phần bảy dân số của thuộc địa cũ này của Anh – đã xuống đường vào ngày 9 tháng 6 để phản đối dự luật, và một cuộc biểu tình lớn khác vào ngày 12 tháng 6 đã dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát.

Tuy nhiên, bất chấp các cuộc biểu tình lớn, chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm đạt được mục đích của mình. Thay vì rút lại dự luật, các nhà lãnh đạo Hồng Kông do Bắc Kinh kiểm soát đã tiến hành thủ tục rút gọn và định tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật tại Hội đồng Lập pháp của thành phố vào cuối tháng này. Việc thông qua dự luật này sẽ là một thảm họa không chỉ đối với Hồng Kông mà cả với Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông”

Hai cống hiến lớn về văn hóa của học giả Phạm Quỳnh

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Học giả Phạm Quỳnh sinh ra vào thời đại văn minh phương Tây ồ ạt tràn vào châu Á, va chạm với văn minh phương Đông. Giới trí thức Á Đông bừng tỉnh trước sự vượt trội của văn minh phương Tây và sức mạnh quân sự hơn hẳn của các nước Âu Mỹ. Tự đắc với nền văn minh 5.000 năm, triều đình nhà Thanh  ra sức chống lại các đế quốc phương Tây, kết cục thất bại nhục nhã. Giới trí thức Trung Quốc giận dữ đổ tội cho nền văn hóa truyền thống nước mình. Người Nhật khôn ngoan vội “bái địch vi sư”, bỏ ông thầy Tàu, dốc lòng học ông thầy Tây, tiến nhanh lên con đường hiện đại hóa, trở thành cường quốc số Một châu Á.

Việt Nam phản ứng ra sao trước sự xâm nhập của văn minh phương Tây ? Khi ấy nước ta đã trở thành thuộc địa của Pháp. Sau khi bình định xong các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, thực dân Pháp bắt đầu thi hành chiến lược đồng hóa dân tộc ta bằng văn hóa. Chính quyền thuộc địa dùng các biện pháp hành chính mở rộng giảng dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp, hạn chế giáo dục chữ Hán. Tây học bắt đầu hưng thịnh, Hán học suy tàn dần. Continue reading “Hai cống hiến lớn về văn hóa của học giả Phạm Quỳnh”

16/06/1918: Trận Sông Piave

Nguồn: Battle of the Piave River, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Trận Sông Piave đã nổ ra trên Mặt trận Ý, đánh dấu cuộc tấn công lớn cuối cùng của quân đội Áo-Hung tại Ý trong Thế chiến I.

Sau khi Nga lâm vào tình trạng hỗn loạn và rút khỏi cuộc chiến vào đầu năm 1918, Đức bắt đầu gây sức ép với đồng minh của mình là Áo-Hung, buộc họ phải dồn nhiều nguồn lực hơn để chống lại Ý. Cụ thể, Đức chủ trương mở một cuộc tấn công lớn dọc theo sông Piave, nằm cách các trung tâm đô thị quan trọng của Ý như Venice, Padua và Verona chỉ vài kilomet. Không chỉ đẩy mạnh tấn công nhằm bù đắp việc người Nga rút lui, trận đánh này còn được mong đợi sẽ tiếp nối thành công của chuỗi chiến dịch do Đức dẫn đầu tại Caporetto hồi mùa thu 1917. Continue reading “16/06/1918: Trận Sông Piave”

Lê Đại Hành dẹp loạn, phạt Tống, bình Chiêm

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Lê Đại Hành họ Lê tên Hoàn, người đất Ái Châu [Thanh Hóa],[1] làm quan nhà Đinh đến chức Thập đạo tướng quân; khi quân Tống xâm lược nước ta, đem quân ra chống cự thắng lợi, rồi thay nhà Đinh làm vua; ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi [941 – 1005]. Vua trừ nội loạn lên ngôi, đuổi giặc ngoại xâm yên dân, trong nước thanh bình.

Trước kia cha vua là Mịch, mẹ là Đặng thị khi mới có thai chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đã kết hạt, bèn lấy hạt chia cho mọi người, còn mình thì không ăn, tỉnh dậy không hiểu nguyên do thế nào; đến ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu [941], sinh ra vua. Bà mẹ thấy con tướng mạo khác thường, lại nhân giấc mộng suy ra, bảo với mọi người rằng: Continue reading “Lê Đại Hành dẹp loạn, phạt Tống, bình Chiêm”