Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The Coming Crisis of China’s One-Party Regime”, Project Syndicate, 20/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 1 tháng 10 năm nay, để đánh dấu 70 năm ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có bài phát biểu nhằm ca ngợi thành tích của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) kể từ năm 1949. Nhưng bất chấp sự tự tin và lạc quan rõ ràng của ông Tập, các thành viên trên dưới của  Đảng ngày càng lo lắng cho triển vọng tương lai của chế độ – với những lý do chính đáng.

Vào năm 2012, khi Tập lên nắm quyền lãnh đạo ĐCSTQ, ông đã hứa rằng Đảng sẽ cố gắng mang lại những thành công vĩ đại trước thềm hai lễ kỷ niệm một trăm năm sắp tới, đó là ngày thành lập ĐCSTQ vào năm 1921 và ngày quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 1949. Nhưng một sự suy giảm kinh tế dai dẳng và căng thẳng gia tăng với Hoa Kỳ có thể sẽ làm xáo trộn tâm trạng của ĐCSTQ trong lễ kỷ niệm năm 2021. Và chế độ độc đảng thậm chí có thể không tồn tại được cho đến năm 2049. Continue reading “Cuộc khủng hoảng sắp tới của chế độ độc đảng Trung Quốc”

21/09/1792: Chế độ quân chủ bị bãi bỏ ở Pháp

Nguồn: Monarchy abolished in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1792, tại nước Pháp cách mạng, Hội đồng Lập pháp đã bỏ phiếu bãi bỏ chế độ quân chủ và thành lập nền Cộng hòa thứ nhất. Biện pháp này được đưa ra một năm sau khi vua Louis XVI miễn cưỡng phê chuẩn một hiến pháp mới, tước đi phần lớn quyền lực của ông. Continue reading “21/09/1792: Chế độ quân chủ bị bãi bỏ ở Pháp”

Thế giới hôm nay: 21/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thomas Cook, công ty lữ hành trọn gói lâu đời nhất thế giới, đang trên bờ vực phá sản. Hai chủ nợ chính của công ty là Royal Bank of Scotland và Lloyds đã đe dọa sẽ ngừng hỗ trợ nếu hãng không thể tìm được thêm 200 triệu bảng (250 triệu đô la) nguồn vốn, bên cạnh gói cứu trợ 900 triệu bảng đã được thỏa thuận vào tháng trước, để giúp hãng vượt qua mùa đông khắc nghiệt sắp tới.

Donald Trump đã công bố một vòng trừng phạt mới đối với Ngân hàng Trung ương Iran và quỹ đầu tư quốc gia của nước này. “Hiện tại, chúng tôi đã cắt tất cả các nguồn vốn vào Iran”, ông Steven Mnuchin, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết. Mỹ đổ lỗi cho Iran về các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi. Tehran phủ nhận mọi trách nhiệm và tuyên bố sẽ đáp trả hành động quân sự bằng một cuộc chiến tranh toàn diện. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/09/2019”

Số phận bi kịch của con cái một số nhà lãnh đạo Liên Xô

So phan con cai mot so nha lanh dao chop bu cua Lien Xo hinh anh 3

Những người cha của họ từng điều hành đất nước, xây dựng Liên Xô, đưa con người lên vũ trụ, hoặc từng hủy hoại cuộc sống của hàng nghìn người khác.

Sergo Beria: chế tạo tên lửa ở nơi tha hương

Cánh tay phải của Stalin và là người đứng đầu Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), Lavrenty Beria chỉ có một người con trai. Sergo có một sự nghiệp sáng giá khi làm kỹ sư quân sự.

Ở giai đoạn ban đầu của Thế chiến 2, thanh niên trẻ tuổi khi đó mới 20 tuổi gia nhập quân đội, trở thành một kỹ sư quân sự giữ hàm trung úy.

Năm 1941, Sergo được gửi tới Iran trong một chiến dịch đặc biệt tối mật. Năm 1942, Sergo làm việc trong Nhóm các lực lượng Bắc Caucasus, và sau đó, trong một nhiệm vụ đặc biệt, ông tham dự các cuộc họp Tehran và Yalta giữa những người đứng đầu liên minh chống Hitler. Continue reading “Số phận bi kịch của con cái một số nhà lãnh đạo Liên Xô”

20/09/1973: ‘Trận chiến Giới tính’ trong môn quần vợt

Nguồn: King triumphs in Battle of Sexes, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1973, trong một trận đấu quần vợt “Trận chiến Giới tính” được đăng tải rộng rãi trên khắp các mặt báo, nữ vận động viên hàng đầu Billie Jean King, 29 tuổi, đã đánh bại Bobby Riggs, 55 tuổi, một cựu nam vận động viên xếp hạng số 1. Riggs (1918-1995), một người theo chủ nghĩa số vanh giới tính tự xưng, khoe khoang rằng phụ nữ thấp kém hơn, rằng họ không thể xử lý áp lực của trò chơi này, và thậm chí ở tuổi 55 ông có thể đánh bại bất kỳ nữ vận động viên nào. Continue reading “20/09/1973: ‘Trận chiến Giới tính’ trong môn quần vợt”

Thế giới hôm nay: 20/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Quốc hội Áo đã bỏ phiếu phủ quyết thỏa thuận thương mại được đàm phán giữa Liên minh châu Âunhóm Mercosur của các nước Nam Mỹ. Các nghị sĩ lo ngại Brazil, một nước sẽ tham gia thỏa thuận này, không kiểm soát được các đám cháy trong rừng nhiệt đới Amazon. Pháp và Ireland cũng bày tỏ quan ngại. Hiệp định thương mại này mất 20 năm để đàm phán nhưng phải được tất cả các thành viên EU phê chuẩn.

Sau khi không đạt được thế đa số để lập chính phủ, Thủ tướng Binyamin Netanyahu của Israel đã mời đối thủ chính của mình thảo luận về thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Nhưng Benny Gantz, lãnh đạo của đảng Xanh và Trắng trung tả, dường như đã từ chối. Đảng của ông, đang dẫn đầu sau khi 98% số phiếu được kiểm, kêu gọi đảng Likud loại bỏ ông Netanyahu. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/09/2019”

Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?

Nguồn: Sergey Radchenko, “Why Were the Russians in Vietnam?”, The New York Times, 27/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày nay chúng ta đã biết được tại sao người Mỹ lại mất quá nhiều thời gian như vậy trước khi rút khỏi Việt Nam: Rời đi có nghĩa là thể hiện sự yếu đuối trước mối đe dọa của Cộng sản toàn cầu, gây ra phản ứng dữ dội tại quê nhà và đánh mất uy tín của Mỹ đối với các đồng minh.

Nhưng nếu sự tham gia của Mỹ được hiểu rõ, người ta lại chẳng thể nói điều tương tự về siêu cường đối thủ của họ, Liên Xô. Người Liên Xô nhận được gì từ việc ủng hộ một cuộc chiến nơi rừng rậm xa xôi, gửi các cố vấn, vật tư và tiền của đến giúp đỡ Bắc Việt – chấp nhận thực hiện một hành động không chỉ làm đóng băng quan hệ Xô-Mỹ, mà còn có nguy cơ châm ngòi xung đột toàn cầu? Continue reading “Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?”

19/09/1995: ‘Tuyên ngôn Unabomber’ được công bố

Nguồn: Unabomber manifesto published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, một bản tuyên ngôn viết bởi Unabomber, một kẻ khủng bố chống công nghệ, đã được tờ New York TimesWashington Post đăng tải với hy vọng ai đó sẽ nhận ra kẻ thủ ác mà suốt 17 năm qua đã gửi bom tự chế qua thư, giết hại và làm bị thương rất nhiều người vô tội trên khắp Hoa Kỳ. Sau khi đọc văn bản trên báo, David Kaczynski nhận thấy cách viết này rất giống với anh trai Ted của mình, người sau đó đã bị buộc tội gây ra các vụ tấn công và bị kết án chung thân không ân xá. Unabomber phải chịu tội giết chết 3 người và làm bị thương 23 người khác. Continue reading “19/09/1995: ‘Tuyên ngôn Unabomber’ được công bố”

Thế giới hôm nay: 19/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang một lần nữa cắt giảm lãi suất 0,25% xuống phạm vi mục tiêu 1,75-2,0% nhưng không đưa ra dấu hiệu rõ ràng về động thái tiếp theo. Họ cho biết đầu tư kinh doanh và xuất khẩu đã suy yếu kể từ cuộc họp thiết lập chính sách gần nhất của họ vào tháng 7 khi họ cắt giảm lãi suất lần đầu tiên kể từ 2008, nhưng chi tiêu hộ gia đình vẫn “tăng với tốc độ mạnh mẽ.”

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez tuyên bố nước này sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào tháng 11. Đảng Xã hội của ông Sánchez giành được nhiều ghế nhất trong cuộc bầu cử hồi tháng 4 nhưng thất bại trong việc thành lập chính phủ vì đảng của ông không chiếm đa số. Đảng của ông đã ngăn ông tìm kiếm một liên minh tiềm năng với Podemos, một đảng dân túy cánh tả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/09/2019”

Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?

Nguồn: Jasmine M. El-Gamal, “Is Arab Unity Dead?”, Project Syndicate, 12/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong lịch sử, nhiệm vụ thúc đẩy chủ nghĩa đa phương ở Trung Đông thuộc về hai tổ chức: Liên đoàn Ả Rập, một liên minh hợp tác rộng rãi về các vấn đề chính trị, kinh tế và văn hóa, và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), chủ yếu liên quan đến vấn đề kinh tế. Bất chấp sự khác biệt về lịch sử, trọng tâm và thành phần tham gia, cả hai cơ quan này đều có ý định trở thành phương tiện đảm bảo sự thống nhất của khối Ả Rập trong các vấn đề quan trọng – như chống lại Israel – và tránh xung đột giữa các quốc gia thành viên.

Trong nhiều thập niên, cuộc xung đột giữa Israel và Palestine đã giúp tập hợp các quốc gia Ả Rập xung quanh một mục tiêu chung là ủng hộ tư cách nhà nước của Palestine. Nhưng kể từ cuộc nổi dậy Mùa xuân Ả Rập năm 2011, ba vấn đề gây chia rẽ hơn đã xuất hiện: nhận thức về mối đe dọa từ Iran, sự lây lan của khủng bố khu vực, và sự trỗi dậy của chủ nghĩa Hồi giáo chính trị. Continue reading “Tại sao khối Ả Rập ngày càng chia rẽ?”

18/09/1634: Anne Hutchinson tới Tân Thế Giới

Nguồn: Anne Hutchinson arrives in the New World, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1634, Anne Hutchinson, một phụ nữ người Anh, người sau đó trở thành một nhà tư tưởng tôn giáo “lề trái” ở các thuộc địa Mỹ, đã đặt chân tới khu định cư Vịnh Massachusetts cùng với gia đình.

Bà định cư ở Cambridge và bắt đầu tổ chức các cuộc gặp mặt của phụ nữ Boston tại nhà, dẫn dắt họ vào các cuộc thảo luận về các bài thuyết giáo và các vấn đề tôn giáo thời bấy giờ. Chẳng mấy chốc, các mục sư và thẩm phán cũng bắt đầu tham dự các cuộc gặp gỡ của bà. Hutchinson thuyết giáo rằng chỉ đức tin là đủ cho sự cứu rỗi, và do đó, các cá nhân không cần đến nhà thờ hay luật nhà thờ. Continue reading “18/09/1634: Anne Hutchinson tới Tân Thế Giới”

Thế giới hôm nay: 18/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một diễn biến đáng xấu hổ, công ty cho thuê văn phòng WeWork đã hoãn IPO. Công ty từng hy vọng thu hút được 3 tỷ đô la và đạt được mức định giá 47 tỷ đô la, nhưng các con số này đã được giảm xuống trong những tuần gần đây vì lo ngại của nhà đầu tư về các khoản lỗ. WeWork đã chi khoảng gấp đôi số tiền kiếm được trong nửa đầu năm 2019.

Các cuộc thăm dò ý kiến những người vừa bỏ phiếu ở Israel cho thấy cuộc bầu cử là rất sít sao. Khảo sát cho thấy đảng Likud cánh hữu của Binyamin Netanyahu giành 31-33 trong số 120 ghế trong quốc hội, trong khi đảng trung dung Xanh và Trắng, do Benny Gantz lãnh đạo, giành 32-34 ghế. Điều đó có nghĩa là cựu bộ trưởng quốc phòng Avigdor Lieberman sẽ trở thành nhân tố quyết định, với việc đảng Yisrael Beitothy cực hữu của ông có vai trò rất quan trọng trong việc thành lập liên minh cầm quyền. Continue reading “Thế giới hôm nay: 18/09/2019”

Các Ủy viên Ủy ban châu Âu được bổ nhiệm như thế nào?

Nguồn: How European Commissioners are appointed, The Economist, 13/09/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nghị viện châu Âu, cơ quan lập pháp dân cử của Liên minh châu Âu, rất thích tiến hành các cuộc chất vấn. Vì vậy, cơ quan này chắc chắn trông chờ các phiên điều trần đối với một nhóm các ủy viên được công bố bởi tân Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Ursula von der Leyen, vào ngày 10 tháng 09.

Những sửa đổi liên tiếp đối với các hiệp ước của EU đã làm gia tăng sức mạnh của Nghị viện Châu Âu trong việc bổ nhiệm các ủy viên, tạo ra một vẻ ngoài của sự chính danh dân chủ cho một quá trình thường bị chỉ trích là thiếu dân chủ. Mỗi quốc gia thành viên đề cử một ứng viên cho vị trí ủy viên phục vụ một nhiệm kỳ năm năm. (Vì bà von der Leyen là người Đức, Đức không đề cử thêm ủy viên nào. Anh không đề cử, nhưng có thể sẽ phải làm điều này nếu thời hạn Brexit được gia hạn một lần nữa.) Continue reading “Các Ủy viên Ủy ban châu Âu được bổ nhiệm như thế nào?”

17/09/1976: NASA công bố tàu con thoi đầu tiên

Nguồn: Space Shuttle unveiled, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1976, NASA đã công khai tiết lộ tàu con thoi đầu tiên của mình, tàu Enterprise, trong một buổi lễ tại Palmdale, California. Việc phát triển con tàu vũ trụ với hình dáng như máy bay này đã tiêu tốn gần 10 tỷ USD và mất gần một thập niên. Năm 1977, Enterprise đã trở thành tàu con thoi đầu tiên bay tự do sau khi được máy bay Boeing 747 đưa lên độ cao 25.000 feet (7.620m) và thả ra, để nó tự bay trở lại Căn cứ Không quân Edwards theo cách riêng của mình.

Các chuyến bay thường xuyên của tàu con thoi bắt đầu vào ngày 12/04/1981, ngày phóng tàu Columbia từ Mũi Canaveral, Florida. Được phóng bởi hai tên lửa đẩy và một bình nhiên liệu ngoài, tàu con thoi này đã đi vào quỹ đạo quanh Trái Đất. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ kéo dài hai ngày, nó khởi động các động cơ để giảm tốc độ và sau khi bay vào bầu khí quyển thì hạ cánh theo kiểu tàu lượn xuống Căn cứ Không quân Edwards. Continue reading “17/09/1976: NASA công bố tàu con thoi đầu tiên”

Thế giới hôm nay: 17/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Giá dầu tăng vọt 20% đầu phiên giao dịch đầu tuần sau khi hai vụ tấn công vào các nhà máy dầu của Ả Rập Saudi cuối tuần qua làm gián đoạn 6% nguồn cung của thế giới. Giá dầu sau đó hạ nhiệt, chỉ còn tăng 13% vào cuối ngày. Tổng thống Donald Trump cho biết ông đã cho phép dùng nguồn cung từ Kho Dự trữ Dầu Chiến lược Hoa Kỳ để trấn an thị trường, đồng thời tweet rằng đã có “RẤT NHIỀU DẦU!”

Kết quả sơ bộ trong cuộc bầu cử tổng thống Tunisia cho thấy hai “người ngoài cuộc” đang có khả năng sẽ chạm mặt nhau trong cuộc bỏ phiếu bổ sung. Với hơn một nửa số phiếu đã được kiểm, Kais Saied, một ứng viên độc lập, và Nabil Karoui, một ông trùm truyền thông hiện đang ngồi tù vì cáo buộc rửa tiền và trốn thuế (mà theo ông là mang động cơ chính trị), hiện đang dẫn đầu cuộc đua một cách khá chắc chắn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/09/2019”

Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?

Nguồn: Bejamin Studebaker, “The real stakes of Trump’s trade war with China,” The New Republic, 27/08/2019.

Biên dịch: Trần Mẫn Linh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Tổng thống Donald Trump và Trung Quốc sẽ leo thang một lần nữa vào ngày 1/9, khi chính quyền Trump dự kiến áp đặt mức thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Trước đó, mức thuế 25% đã được áp cho một số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD khác. Nhiều động thái mới sẽ còn tiếp diễn vào mùa thu này khi hai quốc gia vẫn kiên trì cuộc chơi ăn miếng trả miếng của họ với nhau.

Theo ông Trump, chiến tranh thương mại là nhằm thúc đẩy mục tiêu tạo ra việc làm ở Mỹ, hay buộc Trung Quốc phải giao thương với Hoa Kỳ theo những điều khoản có lợi hơn. Các đảng viên Dân chủ lập luận rằng không kết quả nào kể trên sẽ xảy ra. Tuy nhiên, cuộc tranh luận xoay quanh việc liệu Trump có thể “thắng” cuộc chiến thương mại với Trung Quốc hay không đang khá mơ hồ về chính định nghĩa thế nào gọi là “thắng”. Continue reading “Hệ lụy thực sự của thương chiến Mỹ – Trung là gì?”

16/09/1932: Gandhi tuyệt thực để phản đối phân biệt đẳng cấp

Nguồn: Gandhi begins fast in protest of caste separation, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1932, trong phòng giam của mình tại Nhà tù Yerwada gần Bombay, Mohandas Karamchand Gandhi bắt đầu tuyệt thực để phản đối quyết định của chính phủ Anh phân biệt hệ thống bầu cử Ấn Độ dựa theo đẳng cấp.

Là một nhà lãnh đạo trong chiến dịch của người Ấn Độ nhằm giành quyền tự trị, Gandhi đã dành cả cuộc đời để truyền bá phong trào phản kháng thụ động của riêng mình trên khắp Ấn Độ và thế giới. Đến năm 1920, khái niệm của ông về Satyagraha (hay “chấp trì chân lý”) đã khiến Gandhi trở thành một nhân vật có ảnh hưởng rất lớn đối với hàng triệu môn đồ. Bị chính quyền Anh bỏ tù từ năm 1922-24, ông rút khỏi hoạt động chính trị một thời gian trong những năm 1920, nhưng năm 1930 ông đã trở lại với một chiến dịch bất tuân dân sự mới. Continue reading “16/09/1932: Gandhi tuyệt thực để phản đối phân biệt đẳng cấp”

Thế giới hôm nay: 16/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Phiến quân Houthi tại Yemen tuyên bố nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào hai cơ sở thuộc sở hữu Saudi Aramco, công ty dầu mỏ quốc doanh của Ả Rập Saudi. Các vụ tấn công đã làm gián đoạn hơn một nửa tổng năng lực sản xuất dầu của nước này, tương đương 6% sản lượng toàn cầu. Hai vụ tấn công này sẽ tạo bất ổn trên thị trường dầu mỏ và sẽ làm leo thang căng thẳng giữa Iran và Mỹ, nước đổ lỗi cho Tehran về các cuộc tấn công.

Lễ tang cựu tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã diễn ra tại sân vận động thể thao quốc gia Harare. Người tham dự chưa đầy một nửa khán đài; hầu hết người dân Zimbabwe quá bận rộn đối phó với tình trạng thiếu nhiên liệu và nước uống nên chẳng có thời giờ thương tiếc sự ra đi của ông. Kế hoạch chôn cất ban đầu dự kiến vào Chủ nhật đã bị hoãn lại vì gia đình ông Mugabe muốn lăng của ông phải được xây dựng xong từ trước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 16/09/2019”

Sự thật về vụ máy bay chở Lâm Bưu rơi trên đất Mông Cổ

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Sáng sớm ngày 14 tháng 9 năm 1971, Đại sứ quán Trung Quốc tại U-lan-ba-to nhận được điện thoại của Bộ Ngoại giao Mông Cổ nói Thứ trưởng Ngoại giao Mông Cổ có việc khẩn cấp cần gặp Đại sứ Trung Quốc.

Tám giờ rưỡi sáng, Đại sứ Hứa Văn Ích đến Bộ Ngoại giao Mông Cổ. Tại đây, ông được Thứ trưởng Ô-rơ-đôn-pi-côp tiếp và nói: “Hôm nay, được Chính phủ Mông Cổ uỷ quyền, tôi xin thông báo một việc như sau: khoảng 2 giờ 30 sáng ngày 13, tại tỉnh Ken xảy ra một vụ máy bay rơi, chúng tôi đã cho người đến nơi tìm hiểu tình hình, được biết đây là máy bay của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, 9 người trên máy bay đều tử nạn, trong đó có 1 phụ nữ. Việc này xảy ra vào ban đêm, chúng tôi phải cử người đi tìm hiểu, cho nên bây giờ mới thông báo Sứ quán được … Máy bay quân sự Trung Quốc vào sâu lãnh thổ nước chúng tôi, tôi thay mặt Chính phủ Mông Cổ đưa ra kháng nghị miệng. Mong Chính phủ Trung Quốc có giải thích chính thức về nguyên nhân vụ việc này, phía Mông Cổ bảo lưu quyền đề xuất giao thiệp.” Continue reading “Sự thật về vụ máy bay chở Lâm Bưu rơi trên đất Mông Cổ”

15/09/1935: Luật Nuremberg được áp dụng ở Đức

Nguồn: Nuremberg race laws imposed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, người Do Thái tại Đức đã chính thức bị tước đoạt quyền công dân và chỉ còn là “đồ vật” của nhà nước.

Sau khi Hitler gia nhập văn phòng Tổng thống và trở thành Thủ tướng Đức, ông ta đã đặt ra nhiệm vụ cải tổ đất nước đã “nhận nuôi” mình đạt đến đỉnh cao mà ông tưởng tượng (quả thật, Hitler đã phải dụng nhiều chiêu trò để gia nhập giới lãnh đạo bởi ông sinh ra là người Áo). Nhưng giấc mơ của Hitler đã sớm trở thành cơn ác mộng đối với nhiều người. Trong giai đoạn đầu ông lên nắm quyền, cuộc sống của những công dân Đức không phải là người Do Thái hầu như không bị gián đoạn. Nhưng đối với “kẻ thù” của ông ta thì không hẳn là vậy. Tư tưởng phân biệt chủng tộc của Hitler, chủ trương đưa những người Đức “thuần chủng” trở thành “chủ nhân” của thế giới, đã dần dần hoạt động theo những cách độc ác nhất. Continue reading “15/09/1935: Luật Nuremberg được áp dụng ở Đức”