Lý Thái Tông dẹp nội loạn, đánh Chiêm Thành

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Thiên Thành:1028-1033; Thông Thụy:1034-1038; Càn Phù Hữu Đạo: 1041; Minh Đạo:1042-1043; Thiên Cảm Thánh Vũ: 1044; Sùng Hưng Đại Bảo 1053.

Hai triều đại Đinh, Lê trước đó đều xảy ra tệ trạng anh em tranh ngôi; triều Lý cũng dẫm vào vết xe đổ. Tuy nhiên, Vua Lý Thái Tổ đã chuẩn bị sẵn cho trường hợp này nên từng giao cho người con được chỉ định làm Vua là Thái tử Phật Mã cầm quân dẹp giặc nhiều lần, có sẵn uy tín với các tướng lãnh dưới quyền. Nên sau khi Vua mất, các Hoàng tử tranh quyền, Thái tử Phật Mã bèn giao cho các tướng  đánh dẹp; không phải trực tiếp nhúng tay vào việc anh em giết nhau; nhờ vậy chính quyền được chuyển tiếp một cách nhánh chóng. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, [Bản Kỷ, quyển 2] thuật lại như sau: Continue reading “Lý Thái Tông dẹp nội loạn, đánh Chiêm Thành”

14/09/1812: Napoleon đưa quân tiến vào Moskva

Nguồn: Napoleon enters Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, một tuần sau khi giành chiến thắng đẫm máu trước quân Nga trong Trận Borodino, Đại Quân (Grande Armée) của Napoléon Bonaparte đã tiến vào thành phố Moskva, chỉ để thấy dân chúng đã di tản, còn quân Nga một lần nữa rút lui. Moskva là mục tiêu của cuộc xâm lược, nhưng thành phố hoang vắng này chẳng còn quan chức Sa hoàng nào ở lại để cầu xin hòa bình, cũng chẳng có cửa hàng thực phẩm hay kho đồ tiếp tế nào để tưởng thưởng cho lính Pháp sau cuộc hành quân dài đằng đẵng. Chưa dừng lại, ngay sau nửa đêm, các đám cháy đã bùng phát khắp thành phố, nhiều khả năng do những người yêu nước Nga gây ra, khiến đội quân khổng lồ của Napoléon không còn cách nào để sống sót qua mùa đông nước Nga đang gần kề. Continue reading “14/09/1812: Napoleon đưa quân tiến vào Moskva”

Thế giới hôm nay: 14/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Sàn giao dịch chứng khoán Luân Đôn (LSEG) đã từ chối lời đề nghị mua lại từ Sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông. Hội đồng quản trị LSEG cho biết họ có “các mối quan ngại căn bản” về “chiến lược, khả năng thực hiện, hình thức xem xét và giá trị” của đề xuất. Với các lý do trên, LSEG nói vấn đề sẽ không được thảo luận thêm. Gần đây, họ đã đồng ý mua Refinitiv, một hãng dữ liệu, với giá 27 tỷ đô la; việc mua lại của sàn Hồng Kông nếu diễn ra sẽ làm đảo ngược tiến trình này.

Ngân hàng Japan Post Bank thừa nhận đã bán sai khoảng 19.500 sản phẩm tài chính cho khách hàng cao tuổi. Giá cổ phiếu của ngân hàng này đã giảm khoảng 15% kể từ các tiết lộ hồi tháng 7 về những sai phạm tài chính của một công ty con. Điều này có thể làm chậm tiến độ bán số cổ phần 10 tỷ đô la của chính phủ Nhật Bản. Số tiền thu được được dự kiến sẽ dành riêng để tái thiết các khu vực bị sóng thần tấn công năm 2011. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/09/2019”

Ai sống ở Đại Nam thế kỷ XIX?

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Bạn sẽ rất ngạc nhiên khi xem ghi chép của vương triều Nguyễn (nhà nước) và các quan chức về những cư dân cư trú trên lãnh thổ hình chữ S. Liệu bạn có tìm thấy người Chăm, người Ede, người Mường, người Khmer… Câu trả lời là không. Thay vào đó là những “Hán nhân”, “Thanh nhân”, “Minh hương”, ‘Phiên nhân”, “man”, “thổ”, …1

Đây là câu chuyện về những người sống trên lãnh thổ Việt Nam thế kỷ XIX. Họ gồm những ai và phân bố ở đâu?

Một thống kê nhanh về các ‘nhóm người’2 sống trên lãnh thổ Việt Nam cách đây hơn một thế kỷ sẽ cung cấp một bức tranh về những người này: Continue reading “Ai sống ở Đại Nam thế kỷ XIX?”

Thế giới hôm nay: 13/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố gói kích thích kinh tế mới trong nỗ lực ngăn chặn suy thoái trong khu vực đồng euro. Ngân hàng này đã cắt giảm lãi suất tiền gửi của họ -tính trên các khoản tiền gửi do ECB nắm giữ – từ -0,4% xuống -0,5%, mức thấp kỷ lục. Họ cũng sẽ khởi động nới lỏng định lượng và mua vào 20 tỷ euro (22 tỷ đô la) trái phiếu mỗi tháng kể từ tháng 11.

Như để chứng minh ECB đã hành động đúng, Eurostat tuyên bố rằng sản lượng công nghiệp trong khu vực đồng euro suy giảm nhiều hơn dự kiến vào tháng Bảy. Sản xuất giảm 0,4% so với tháng trước và 2% so với tháng 7 năm ngoái. Đà giảm được thúc đẩy bởi sự sụt giảm mạnh sản lượng công nghiệp của Đức. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/09/2019”

Hình ảnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong mắt lính Mỹ

Nguồn: Carie Uyen Nguyen, “Whose War Was It?”, The New York Times, 18/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có lẽ chẳng ai bước ra khỏi Chiến tranh Việt Nam với danh tiếng bị hủy hoại nhiều như Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH). Từ rất lâu trước khi chiến tranh kết thúc, các binh sĩ QLVNCH đã trở thành vật tế thần dễ dàng và luôn sẵn sàng cho những thất bại của Mỹ, một hình mẫu điển hình trong các nghiên cứu học thuật và văn hóa đại chúng. Chúng ta được nghe kể rằng họ là bọn hèn nhát bất tài, hay trốn tránh nhiệm vụ, để lại mọi việc khó khăn cho người Mỹ.

Là một người nghiên cứu Việt Nam tại một trường đại học Mỹ với kho tài liệu lớn lưu trữ lịch sử qua lời kể (oral history) về thời kỳ Việt Nam, cả bằng văn bản và băng ghi âm, tôi may mắn có cơ hội đặc biệt để đào sâu hơn và để minh chứng rằng câu chuyện kể trên là mơ hồ và bất công. Đây là cơ hội đặc biệt bởi vì tôi không muốn nói rằng lính Mỹ đã sai – thay vào đó, tôi đã tình cờ tìm được những câu chuyện từ các cựu binh Mỹ nói về sự can đảm và hiệu quả công việc của những chiến hữu đồng minh của họ, những người lính Nam Việt Nam. Continue reading “Hình ảnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong mắt lính Mỹ”

12/09/1940: Phát hiện bản vẽ trong hang động Lascaux

Nguồn: Lascaux cave paintings discovered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, gần Montignac, Pháp, một bộ sưu tập tranh hang động thời tiền sử đã được phát hiện bởi bốn thiếu niên tình cờ tìm thấy khu di vật cổ đại sau khi đuổi theo con chó của họ xuống lối dẫn hẹp vào một hang động. Các bức tranh có niên đại từ 15.000 đến 17.000 năm, gồm chủ yếu là các hình tượng động vật. Đây là một trong những ví dụ điển hình nhất về nghệ thuật thời kỳ đồ đá cũ. Continue reading “12/09/1940: Phát hiện bản vẽ trong hang động Lascaux”

Thế giới hôm nay: 12/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đến gặp Toàn quyền nước này để yêu cầu giải tán quốc hội và chính thức bắt đầu chiến dịch tổng tuyển cử cả nước. Ông Trudeau rất được ủng hộ trong những năm đầu của nhiệm kỳ đầu tiên nhưng đã bị ảnh hưởng trong năm nay bởi các cáo buộc can thiệp vào một vụ án hối lộ; Đảng Tự do của ông đang ngang tài ngang sức với đảng Bảo thủ trong các cuộc thăm dò ý kiến.

Một tòa phúc thẩm Scotland tuyên bố việc Thủ tướng Anh Boris Johnson yêu cầu đình chỉ Quốc hội Anh trong năm tuần (nhằm hạn chế các nghị sĩ ngăn chặn kế hoạch Brexit của ông) là bất hợp pháp. Nhưng tòa án đã không yêu cầu Quốc hội triệu tập trở lại. Tòa tối cao sẽ xem xét bản kháng cáo của vụ án này và một vụ kiện song song khác tại các tòa án Anh bắt đầu từ tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/09/2019”

Tại sao Huawei muốn chuyển giao công nghệ 5G cho phương Tây?

Nguồn:Huawei may sell its 5G technology to a Western buyer”, The Economist, 11/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong một sân giữa tòa nhà được thiết kế theo phong cách Hy Lạp cổ đại, bao quanh là các cột đá cao kiểu tượng phụ nữ, sẽ thật phù hợp nếu Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), giám đốc điều hành của Huawei, chìa ra cho phương Tây một nhành ô liu: một phần trong công ty của ông. Tòa nhà rộng lớn trong khuôn viên mênh mông của Huawei ở Thâm Quyến có một phòng triển lãm tự hào trưng bày các công nghệ “thế hệ thứ năm” (5G) của gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc. Mạng điện thoại di động cực nhanh và cực kỳ được thèm muốn này sẽ sớm kết nối mọi thứ từ ô tô đến robot công nghiệp .

Chính công nghệ 5G đóng vai trò trung tâm đối với tăng trưởng doanh thu trong tương lai này của Huawei là thứ mà ông Nhậm nói rằng ông sẵn sàng chia sẻ, trong một cuộc phỏng vấn kéo dài hai giờ với The Economist vào ngày 10 tháng 9. Chỉ với một khoản phí trả một lần, giao dịch sẽ cung cấp cho người mua quyền tiếp cận vĩnh viễn đối với các bằng sáng chế, giấy phép, mã nguồn, thiết kế kỹ thuật và bí quyết chế tạo 5G hiện có của Huawei. Continue reading “Tại sao Huawei muốn chuyển giao công nghệ 5G cho phương Tây?”

11/09/1915: Hội nghị Zimmerwald kêu gọi chấm dứt Thế chiến I

Nguồn: Zimmerwald Conference issues a call for immediate peace, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1915, tại Zimmerwald ở Thụy Sĩ, các đại biểu tham dự Hội nghị Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa lần thứ nhất đã kêu gọi chấm dứt ngay lập tức Thế chiến I. Ngay cả khi xung đột kéo dài trên các chiến hào của Mặt trận phía Tây và cuộc chiến trên không tăng cường với các cuộc không kích của Đức vào London và các vùng xung quanh, một nhóm các nhà hoạt động chống chiến tranh và các nhà xã hội chủ nghĩa tận tụy đã tập trung tại Thụy Sĩ từ ngày 5 đến 11 tháng 9 năm 1915, tại Hội nghị Quốc tế Xã hội Chủ nghĩa lần đầu tiên. Continue reading “11/09/1915: Hội nghị Zimmerwald kêu gọi chấm dứt Thế chiến I”

Thế giới hôm nay 11/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Jack Ma, chủ tịch Alibaba, đã từ bỏ vị trí của mình tại người khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc mà ông đồng sáng lập 20 năm trước. CEO hiện tại, Daniel Zhang, sẽ tiếp quản việc điều hành công ty trị giá 460 tỷ đô la. Ông Ma, một cựu giáo viên tiếng Anh, hiện là người giàu nhất Trung Quốc với tài sản khoảng 40 tỷ đô la. Sau khi từ chức, ông sẽ tập trung vào hoạt động từ thiện và giáo dục.

Tổng thống Donald Trump đã sa thải John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia thứ ba của ông, và giải thích trong một tweet rằng ông “bất đồng mạnh mẽ với nhiều lời đề nghị của ông ấy.” Trong khi ông Trump rõ ràng tìm cách xuống thang với Iran và Triều Tiên thi Bolton, một nhân vật diều hâu cứng rắn, lại ủng hộ cách tiếp cận đối đầu hơn. Tổng thống cho biết ông sẽ đề xuất người thay thế vào tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay 11/09/2019”

Học giả Trung Quốc phê phán chủ trương ‘đường 9 đoạn’

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lời người dịch: Dưới đây là bài viết của học giả Lý Lệnh Hoa (李令华, Li Linghua, sinh 1946, tốt nghiệp Học viện Hải dương Sơn Đông, nay là Nghiên cứu viên Trung tâm Thông tin Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc). Ông từng viết nhiều bài phê phán các sai lầm của TQ trong việc giải quyết tranh chấp về biển đảo với các nước xung quanh. Nguyên văn tiêu đề là “Kiên trì ‘Đường 9 Đoạn’, việc vạch ranh giới biển Nam Hải sẽ đi vào con đường bế tắc”.

Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Biển Đông[1] sau khi công bố đã được dư luận nước ngoài và Trung Quốc quan tâm. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tỏ ý không tiếp thu, không tham gia, không thừa nhận vụ trọng tài Biển Đông do Philippines đưa ra. Tòa Trọng tài phán quyết rằng “Đường 9 Đoạn” ở Biển Đông không phù hợp luật quốc tế. Continue reading “Học giả Trung Quốc phê phán chủ trương ‘đường 9 đoạn’”

10/09/1813: Trận Hồ Erie

Nguồn: The Battle of Lake Erie, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1813, trong một thất bại hoàn toàn đầu tiên trong lịch sử hải quân Anh, Đại tá người Mỹ Oliver Hazard Perry đã chỉ huy một hạm đội gồm chín tàu Mỹ giành chiến thắng trước hạm đội gồm sáu tàu chiến Anh tại Trận Hồ Erie trong Chiến tranh năm 1812. Continue reading “10/09/1813: Trận Hồ Erie”

Thế giới hôm nay: 10/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Ireland Leo Varadkar đã gặp nhau lần đầu kể từ khi ông Johnson nhậm chức hồi tháng Bảy. Ông Johnson cho biết một Brexit không có thỏa thuận sẽ là “một thất bại của chính sách đối ngoại”; Ông Varadkar nói Anh vẫn chưa đề xuất một giải pháp thay thế thực tế cho giải pháp biên giới cứng với Ireland, điều mà những người ủng hộ Brexit coi là trở ngại chính để đạt được một thỏa thuận.

Trong cuộc bầu cử các thống đốc và hội đồng khu vực ở Nga, Đảng Nước Nga Thống nhất của Tổng thống Vladimir Putin đã mất một phần ba số ghế trong hội đồng lập pháp Moskva. Sau khi các quan chức bầu cử loại bỏ nhiều ứng cử viên đối lập, Alexei Navalny, một nhà lãnh đạo phe đối lập, đã khuyên những người ủng hộ bỏ phiếu cho các ứng cử viên có khả năng đánh bại Đảng Nước Nga Thống nhất nhất, một chiến lược dường như đã có hiệu quả. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/09/2019”

Dấu ấn của Trump lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Nguồn: Joseph S. Nye, “Trump’s Effect on US Foreign Policy”, Project Syndicate, 04/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hành vi của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp G7 gần đây ở Biarritz đã bị chỉ trích là bất cẩn và gây rối loạn bởi nhiều nhà quan sát. Những người khác lập luận rằng báo chí và các học giả chú ý quá mức đến những trò hề cá nhân, các dòng tweet và các trò chơi chính trị của Trump. Họ lập luận, về lâu dài, các nhà sử học sẽ chỉ coi những hành động đó là những chuyện vặt. Câu hỏi lớn hơn là liệu tổng thống Trump có chứng tỏ mình là một bước ngoặt lớn trong chính sách đối ngoại của Mỹ, hay cũng chỉ là một sự thay đổi nhỏ trong lịch sử mà thôi.

Cuộc tranh luận hiện tại về Trump làm dấy lên một câu hỏi đã có từ lâu: Liệu các kết quả lịch sử quan trọng là sản phẩm từ sự lựa chọn của con người hay chúng chủ yếu xuất phát từ các yếu tố cấu trúc chi phối được tạo ra bởi các lực lượng kinh tế và chính trị nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta? Continue reading “Dấu ấn của Trump lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

09/09/1971: Bạo loạn tại nhà tù Attica

Nguồn: Riot at Attica prison, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1971, các tù nhân đã nổi loạn và giành quyền kiểm soát Nhà tù Attica, một nhà tù có mức an ninh tối đa nằm gần Buffalo, New York. Cuối ngày hôm đó, cảnh sát tiểu bang đã giành lại được phần lớn nhà tù, nhưng 1.281 tù nhân đã chiếm một sân tập thể dục tên là D Yard, nơi họ giam giữ 39 lính canh và nhân viên làm con tin trong bốn ngày. Sau khi các cuộc đàm phán đi vào ngõ cụt, cảnh sát tiểu bang và các sĩ quan nhà tù đã phát động một cuộc đột kích thảm khốc vào ngày 13 tháng 09, khiến 10 con tin và 29 tù nhân bị giết trong một trận đấu súng. Tám mươi chín người khác bị thương nặng. Continue reading “09/09/1971: Bạo loạn tại nhà tù Attica”

Thế giới hôm nay: 09/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump đã hủy các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Taliban tại Trại David, vốn theo lịch sẽ diễn ra vào ngày hôm qua. Ông Trump cáo buộc nhóm phiến quân Afghanistan cố gắng sử dụng “lợi thế giả” sau khi họ nhận trách nhiệm về một vụ đánh bom gần đây khiến 12 người thiệt mạng, bao gồm một lính Mỹ. Ông Trump cũng dự kiến gặp Ashraf Ghani, tổng thống Afghanistan.

Amber Rudd đã rút khỏi chính phủ của ông Boris Johnson. Quốc vụ khanh phụ trách việc làm và lương hưu cho biết thủ tướng đã không làm việc nghiêm túc nhằm đảm bảo một thỏa thuận Brexit và chỉ trích việc ông thanh trừng các nghị sĩ Bảo thủ chống đối. Tuần trước, em trai Thủ tướng cũng đã từ chức Quốc vụ khanh phụ trách mảng đại học. Trong khi đó, chính phủ cho biết họ sẽ “thách thức đến giới hạn cuối cùng” bất kỳ đạo luật nào yêu cầu họ phải gia hạn Brexit. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/09/2019”

Ngành chính sách công có thể học hỏi từ ngành y như thế nào?

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Don’t Blame Economics, Blame Public Policy”, Project Syndicate, 01/09/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Giờ đây người ta thường đổ lỗi cho ngành kinh tế học hoặc các nhà kinh tế về nhiều tai ương của thế giới. Các nhà phê bình cho rằng các lý thuyết kinh tế phải chịu trách nhiệm cho sự bất bình đẳng gia tăng, sự khan hiếm các việc làm tốt, sự mong manh của hệ thống tài chính và tăng trưởng thấp, bên cạnh những thứ khác. Nhưng dù những chỉ trích này có thể thúc đẩy các nhà kinh tế phải nỗ lực hơn, sự công kích tập trung vào kinh tế học đã vô tình chuyển sự chú ý khỏi một ngành học đáng ra phải gánh nhiều trách nhiệm hơn: đó là ngành chính sách công.

Kinh tế học và chính sách công có liên quan chặt chẽ với nhau, nhưng chúng không giống nhau, và không nên được xem là như vậy. Kinh tế học và chính sách công giống như ngành vật lý và kỹ thuật vậy, hoặc sinh học với y học. Dù vật lý là nền tảng cho việc thiết kế các tên lửa có thể sử dụng năng lượng để thách thức trọng lực, Isaac Newton không thể chịu trách nhiệm cho thảm họa của tàu con thoi Challenger. Ngành sinh hóa cũng không thể bị đổ lỗi cho cái chết của Michael Jackson. Continue reading “Ngành chính sách công có thể học hỏi từ ngành y như thế nào?”

08/09/1504: Công bố tượng David của Michelangelo

Nguồn: Michelangelo’s statue of David is unveiled to the public, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1504, một trong những tác phẩm nghệ thuật được yêu thích nhất trên thế giới, tượng David, kiệt tác bằng đá cẩm thạch cao 5,18m, nặng 5,44 tấn của Michelangelo Buonarroti, đã chính thức ra mắt công chúng ở Florence, Ý.

Được chạm khắc từ một khối đá cẩm thạch Carrara trắng của Ý vốn bị các nghệ sĩ khác từ chối vì “thiếu sót,” bức tượng khổng lồ mô tả chàng David khỏa thân, người anh hùng trong Kinh thánh đã sử dụng ná cao su để giết gã khổng lồ Goliath. Continue reading “08/09/1504: Công bố tượng David của Michelangelo”

Đất nước dưới thời vua Lý Thái Tổ

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Về lãnh vực ngoại giao, sau khi lên ngôi vào năm Thuận Thiên thứ nhất [1010] Vua Lý Thái Tổ sai Sứ sang triều Tống giao hảo:

Năm Thuận Thiên thứ nhất [1010] Sai Viên ngoại lang Lương Nhậm Văn và Lê Tái Nghiêm sang nước Tống để kết hảo.” Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 2.

Triều Tống bèn phong chức cho Vua Lý Giao Chỉ Quận vương:

Năm Thuận Thiên thứ nhất [1010] Nhà Tống phong vua làm Giao Chỉ Quận Vương lĩnh Tĩnh Hải quân tiết độ sứ.” Toàn Thư, Bản kỷ, quyển 2.

Sử Trung Quốc chép, vào năm sau nhà Vua được phong tiếp chức Đồng bình chương sự: Continue reading “Đất nước dưới thời vua Lý Thái Tổ”