Đối tác bất bình đẳng: Nga đang trở nên phụ thuộc vào TQ như thế nào?

Nguồn: Partnership is much better for China than it is for Russia“, The Economist, 27/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là một mối quan hệ tay ba của chính trị toàn cầu. Kể từ sau Thế chiến II, Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ đã nhiều lần hoán đổi đối tác với nhau. Sự sụp đổ của hiệp ước Trung-Xô sau cái chết của Josef Stalin dẫn đến chuyến thăm của Richard Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972 và chính sách hòa hoãn của Mikhail Gorbachev với Trung Quốc 30 năm trước. Cặp đối tác ngày nay, giữa Vladimir Putin và Tập Cận Bình, đã được củng cố vào năm 2014 sau khi Nga sáp nhập Crimea. Trong mỗi trường hợp, quốc gia bị bỏ lại một mình dường như luôn phải trả giá, bằng cách bị dàn trải về mặt quân sự và ngoại giao. Continue reading “Đối tác bất bình đẳng: Nga đang trở nên phụ thuộc vào TQ như thế nào?”

28/07/1945: Máy bay đâm vào Tòa nhà Empire State

Nguồn: Plane crashes into Empire State Building, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một chiếc máy bay quân sự của Mỹ đã đâm vào Tòa nhà Empire State, khiến 14 người thiệt mạng. Nguyên nhân của vụ tai nạn kỳ lạ này là do sương mù dày đặc.

Chiếc máy bay ném bom B-25 Mitchell, với hai phi công cùng một hành khách, đang trên đường từ New Bedford, Massachusetts, đến Sân bay LaGuardia ở Thành phố New York. Khi họ đến khu vực đô thị vào sáng thứ Bảy đó, sương mù đặc biệt dày đặc và các kiểm soát viên không lưu đã điều hướng chiếc Mitchell đến Sân bay Newark. Continue reading “28/07/1945: Máy bay đâm vào Tòa nhà Empire State”

Tại sao Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình phát triển F-35?

Nguồn: Turkey’s row with America over Russian military hardware”, The Economist, 26/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hai quốc gia có đội quân lớn nhất trong khối NATO một lần nữa lại mâu thuẫn với nhau. Vào ngày 17 tháng 7, Nhà Trắng đã chính thức hủy việc bán 100 máy bay chiến đấu tàng hình F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Động thái này được đưa ra để đáp trả việc Thổ Nhĩ Kỳ mua một hệ thống phòng không và tên lửa của Nga, được gọi là S-400. Hệ thống này đi kèm với radar, trung tâm chỉ huy và bệ phóng tên lửa riêng, được giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 12 tháng 7. Mỹ lo ngại rằng radar của hệ thống có thể được Nga sử dụng để do thám bất kỳ máy bay chiến đấu nào mà Mỹ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Tại sao Mỹ loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình phát triển F-35?”

27/07/1953: Hiệp định đình chiến kết thúc Chiến tranh Triều Tiên

Nguồn: Armistice ends the Korean War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, sau ba năm chiến tranh đẫm máu và thù địch, Mỹ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với hai miền Triều Tiên đã đồng ý đình chiến, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Hiệp định đình chiến đã chấm dứt thử nghiệm đầu tiên của Mỹ về khái niệm chiến tranh hạn chế (limited war) trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào ngày 25/08/1950, khi Bắc Hàn xâm chiếm Nam Hàn. Gần như ngay lập tức, Mỹ đã đảm bảo thông qua một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, kêu gọi bảo vệ quân sự để giúp Nam Hàn chống lại sự xâm lược của Bắc Hàn. Trong vòng vài ngày, các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển của Mỹ bước chân vào trận chiến. Continue reading “27/07/1953: Hiệp định đình chiến kết thúc Chiến tranh Triều Tiên”

Những rủi ro đối với người di cư qua Eo biển Manche

Nguồn: The risks to migrants of crossing the English ChannelThe Economist, 23/04/2019

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Đứng trên bờ phía nam nước Anh nhìn về phía Pháp, bạn sẽ nhìn thấy tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới. Hơn 600 tàu chở hàng đi qua Eo biển Manche (English Channel) mỗi ngày. Nhiều tàu đi và đến từ London hoặc Rotterdam, được phân tách bởi một khoảng cách gần bằng với một dải phân cách đường cao tốc mà họ không được vượt qua (xem hình ảnh). Bên cạnh lưu lượng vận tải là hơn 60 phà dịch vụ qua eo biển hàng ngày, cũng như các tàu ngư dân và tàu giải trí tư nhân có thể lên tới hàng ngàn chiếc vào dịp cuối tuần mùa hè. Cho đến nay, chỉ có một số lượng nhỏ người di cư đã cố gắng đến Anh theo cách này, nhưng con số đó đang tăng lên: 539 người di cư đã cố gắng thực hiện hành trình này vào năm ngoái, theo số liệu từ Văn phòng Di trú, nhưng khoảng 80% những nỗ lực này đã được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng cuối năm 2018. Những rủi ro và phần thưởng khi thực hiện hành trình vượt eo biển này là gì? Continue reading “Những rủi ro đối với người di cư qua Eo biển Manche”

26/07/1775: Thành lập hệ thống bưu chính Hoa Kỳ

Nguồn: U.S. postal system established, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1775, hệ thống bưu chính của Hoa Kỳ được thành lập bởi Quốc hội Lục địa lần thứ hai, với Benjamin Franklin là tổng giám đốc bưu chính đầu tiên. Franklin (1706-1790) đã đặt nền móng cho nhiều khía cạnh của hệ thống bưu chính ngày nay.

Vào đầu thời kỳ thuộc địa của những năm 1600, rất ít người Mỹ định cư cần gửi thư cho nhau; thư từ của họ chủ yếu là với những người ở Anh. Thư từ chuyển phát xuyên Đại Tây Dương rất hiếm và có thể mất nhiều tháng để đến nơi. Không có bưu điện ở các thuộc địa, vì vậy thư thường được để lại tại các nhà trọ và quán rượu. Continue reading “26/07/1775: Thành lập hệ thống bưu chính Hoa Kỳ”

Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang đẩy Việt Nam lại gần Mỹ hơn

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sau một thời gian tạm lắng ngắn ngủi khi Bắc Kinh dường như kiềm chế không tiến hành các hành động gây hấn đối với các bên tranh chấp khác ở Biển Đông, Trung Quốc lại bắt đầu dương oai diễu võ trong những tuần gần đây. Từ giữa tháng 6, một tàu Hải cảnh Trung Quốc đã quấy rối các tàu Việt Nam đang phục vụ giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật Bản tại Bãi Tư Chính, nơi Việt Nam coi là thềm lục địa của mình nhưng Trung Quốc đòi là một phần thuộc quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.

Từ ngày 3 tháng 7, Trung Quốc cũng đã cử tàu khảo sát Haiyang Dizhi 8 để thực hiện một cuộc khảo sát dầu khí tại một khu vực rộng lớn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Hộ tống  tàu khảo sát này có ít nhất ba tàu Hải cảnh, khiến Việt Nam phải gửi các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của mình tới hiện trường để theo dõi đội tàu Trung Quốc. Cuộc đối đầu này gợi nhớ đến một cuộc tranh chấp tương tự vào năm 2014 vốn đưa quan hệ song phương xuống mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Continue reading “Hành động của Trung Quốc tại Biển Đông đang đẩy Việt Nam lại gần Mỹ hơn”

25/07/1898: Mỹ xâm lược Puerto Rico

Nguồn: Puerto Rico invaded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, lực lượng của Mỹ đã phát động cuộc xâm lược Puerto Rico, hòn đảo dài 108 dặm, rộng 40 dặm, vốn từng là một trong những lãnh thổ quan trọng của Tây Ban Nha tại vùng biển Caribbe. Gặp rất ít kháng cự và chỉ có bảy người lính thiệt mạng, quân Mỹ dưới quyền Tướng Nelson A. Miles đã có thể chiếm hòn đảo vào giữa tháng 8. Sau khi ký hiệp định đình chiến với Tây Ban Nha, người Mỹ đã giương quốc kỳ của mình trên đảo, chính thức hóa quyền kiểm soát của họ đối với một triệu cư dân trên đảo. Tháng 12, Hiệp ước Paris đã được ký kết, chấm dứt Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha và chính thức hóa việc chuyển giao Puerto Rico cho Mỹ. Continue reading “25/07/1898: Mỹ xâm lược Puerto Rico”

Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?

Nguồn: Relations between Japan and South Korea are fraying alarmingly“, The Economist, 18/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó là hai nền dân chủ trưởng thành, một điều hiếm có ở khu vực của họ. Về mặt lịch sử và văn hóa, họ có những điểm tương đồng. Trên hết, trong một khu vực đầy rủi ro, họ là những đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Nhật Bản và Hàn Quốc đã hành động giống như kẻ thù hơn là bạn bè của nhau.

Đầu tháng này, Nhật Bản đã áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu lên các hóa chất quan trọng đối với ngành công nghiệp bán dẫn và điện thoại thông minh của Hàn Quốc – một sự leo thang lớn trong tiến trình đối địch giữa hai bên. Mặc dù Hàn Quốc chỉ nhập khẩu một lượng tương đối ít ỏi là 400 triệu đô la mỗi năm, nhưng nguồn cung thay thế rất khan hiếm, do đó tác động lên chuỗi cung ứng toàn cầu có thể là rất lớn. Continue reading “Tại sao quan hệ Nhật Bản – Hàn Quốc gia tăng căng thẳng?”

24/07/1567: Nữ hoàng Mary của Scotland bị phế truất

Nguồn: Mary Queen of Scots deposed, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1567, trong thời gian bị giam cầm tại lâu đài Lochleven ở Scotland, Nữ hoàng Scotland Mary đã buộc phải thoái vị để nhường ngôi cho đứa con trai một tuổi của mình, người sau đó lên ngôi, trở thành Vua James VI của Scotland.

Năm 1542, khi mới sáu ngày tuổi, Mary kế vị ngai vàng Scotland sau cái chết của cha mình, Vua James V. Mẹ bà đã gửi bà đến triều đình Pháp để được nuôi dạy, và năm 1558, bà kết hôn với thái tử Pháp, người trở thành Vua Francis II của Pháp năm 1559 nhưng qua đời chỉ một năm sau đó. Sau khi Francis qua đời, Mary trở về Scotland để đảm nhận vai trò người trị vì đất nước. Continue reading “24/07/1567: Nữ hoàng Mary của Scotland bị phế truất”

Chuyện đời văn sĩ Marguerite Duras, tác giả tiểu thuyết ‘Người tình’

Tác giả: Hồ Anh Hải

Marguerite Duras sinh ngày 4/4/1914 tại Gia Định, cha mẹ đều là giáo viên dạy tiểu học ở miền Nam Việt Nam. Tên khai sinh của bà là Marguerite Donnadieu, khi bắt đầu viết văn (1943) bà lấy tên là Duras – một địa danh ngoại ô Paris, nơi cha bà dưỡng bệnh những ngày cuối đời rồi chết (1918). Mẹ Duras là bà Mary Legrand khi ấy đã dùng toàn bộ tiền dành dụm tậu một khu đất tại Campuchia định lập đồn điền kinh doanh. Về sau bà mới biết mình đã nhầm vì mảnh đất này hàng năm bị ngập nước 6 tháng liền. Phá sản, cuộc sống gia đình khó khăn hơn bao giờ hết – kết cục bi thảm ấy đã ảnh hưởng đến Mary và các con. Continue reading “Chuyện đời văn sĩ Marguerite Duras, tác giả tiểu thuyết ‘Người tình’”

23/07/1967: Cuộc nổi loạn ở Detroit bắt đầu

Nguồn: Detroit Riots Begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, cuộc Nổi loạn Detroit – một trong những cuộc bạo loạn đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ – đã bắt đầu. Cuộc nổi loạn xảy ra trong giai đoạn lịch sử quan trọng của Detroit khi thành phố giàu có một thời nay gặp phải khó khăn về kinh tế, và tình trạng quan hệ chủng tộc trên khắp nước Mỹ đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Đội phòng chống tệ nạn xã hội (vice squad) của Sở Cảnh sát Detroit thường xuyên đột kích các cơ sở kinh doanh rượu bất hợp pháp trong thành phố, những khu dân cư nghèo khó. Vào lúc 3:35 sáng Chủ nhật, ngày 23/07, họ đã đánh úp một câu lạc bộ – nơi đang tổ chức một bữa tiệc cho các cựu chiến binh trở về từ chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch của cảnh sát vào sáng sớm đã thu hút một đám đông người xem giận dữ, và tình hình nhanh chóng xấu đi. Continue reading “23/07/1967: Cuộc nổi loạn ở Detroit bắt đầu”

Tại sao Trump cần giải thích chính sách Trung Quốc cho người dân Mỹ?

Nguồn: Min Xinpei, “The US Needs to Talk About China”, Project Syndicate, 22/07/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong tất cả những thay đổi chính sách đối ngoại Mỹ mà chính quyền Tổng thống Donald Trump đã thực hiện, thay đổi hệ trọng nhất là việc áp dụng một lập trường mang tính đối đầu với Trung Quốc. Cách tiếp cận của Trump đã thay thế cho một chính sách hợp tác kéo dài hàng thập niên, không chỉ dẫn đến một cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới mà còn làm dấy lên nỗi ám ảnh về xung đột vũ trang ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan.

Trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống, Trump đã gán cho Trung Quốc tên gọi “đối thủ” cạnh tranh chiến lược và “cường quốc đối địch”. Nhưng đó không chỉ là quan điểm của Trump: đối với giới chức an ninh quốc gia Hoa Kỳ và các nghị sĩ hàng đầu của Đảng Cộng hòa – cũng như một số nghị sĩ Đảng Dân chủ – Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với vị thế vượt trội toàn cầu và lợi ích sống còn của nước Mỹ. Continue reading “Tại sao Trump cần giải thích chính sách Trung Quốc cho người dân Mỹ?”

22/07/1991: Kẻ giết người hàng loạt Jeffrey Dahmer bị bắt

Nguồn: Cannibal and serial killer Jeffrey Dahmer is caught, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1991, tại Milwaukee, Wisconsin, cảnh sát phát hiện Tracy Edwards chạy trên đường với còng số 8 trên tay, và sau khi điều tra, họ chứng kiến một trong những cảnh tượng khủng khiếp nhất trong lịch sử hiện đại, đó là căn hộ của Jeffrey Dahmer.

Edwards nói với cảnh sát rằng Dahmer đã giữ mình tại căn hộ của hắn và đe dọa sẽ giết anh. Ban đầu nghi ngờ câu chuyện nhưng các sĩ quan cảnh sát sau đó đã đưa Edwards trở lại căn hộ của Dahmer. Dahmer bình tĩnh giải thích rằng toàn bộ vấn đề chỉ đơn giản là một sự hiểu lầm và các sĩ quan cảnh sát gần như đã tin lời hắn. Tuy nhiên, họ đã phát hiện ra một vài bức ảnh chụp bằng máy Polaroid cho thấy các thi thể bị chặt mất chân tay và Dahmer đã bị bắt giữ. Continue reading “22/07/1991: Kẻ giết người hàng loạt Jeffrey Dahmer bị bắt”

Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Cách đây hơn ba năm, trong bài “Trung Quốc có thể làm gì tại Biển Đông” (29/02/2016), tôi đã ủng hộ lập luận của Alexander Vuving (APCSS/Hawaii) phản biện lại quan điểm của Lyle Goldstein (US Naval War College) vì không phù hợp với thực tế tại Biển Đông và vô tình tiếp tay cho Trung Quốc. Trong bài này, tôi cập nhật vắn tắt cơ hội và thách thức mới, và khuyến nghị Việt Nam có thể làm gì trong bối cảnh hiện nay tại Biển Đông.

Cập nhật diễn biến

Theo AMTI/CSIS (16/7/2019), trong mấy tuần qua, tàu HD-8 đã vào thăm dò dầu khí tại lô Riji 03 và Riji 27 (gần lô 06-01) trong vùng SEZ của Việt Nam, bị các tàu CSB và Kiểm Ngư của Việt Nam bám sát. Đồng thời, tàu hải cảnh Trung Quốc (Haijing 35111) đã khiêu khích 2 tàu Sea Meadow 29 và Crest Argus 5, đang phục vụ giàn khoan Hakuryu-5 của liên doanh PVN-Rosneft tại lô 06-01 (Lan Tây & Lan Đỏ), thuộc Nam Côn Sơn, phía tây-bắc Bãi Tư Chính, cách Vũng Tầu 370km. Continue reading “Việt Nam có thể làm gì tại Biển Đông?”

21/07/1899: Ngày sinh Ernest Hemingway

Nguồn: Ernest Hemingway is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1899, Ernest Miller Hemingway – tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng như Chuông Nguyện Hồn Ai (For Whom the Bell Tolls) hay Ông già và Biển cả (The Old Man and the Sea) – đã chào đời tại Oak Park, Illinois. Biểu tượng văn học của nước Mỹ được biết đến với lối viết thẳng thắn, khéo léo vận dụng nói giảm nói tránh. Hemingway, người đã lựa chọn những chủ đề như đấu bò và chiến tranh cho tác phẩm của mình, còn trở nên nổi tiếng bởi tính cách trượng phu, ưa nhậu nhẹt của mình. Continue reading “21/07/1899: Ngày sinh Ernest Hemingway”

Sự tham gia của Ấn Độ vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Tại cuộc gặp thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) tại Astana (Kazakhstan) tháng 6 năm 2017, Ấn Độ và Pakistan được kết nạp, đưa số thành viên chính thức của SCO lên con số 8. Sau thượng đỉnh Astana, Quỹ Nghiên cứu Người Quan sát (Observer Research Foundation) của Ấn Độ tiến hành cuộc thảo luận rộng rãi về chuyên đề “Khuynh hướng của Ấn Độ sau khi gia nhập SCO” được đăng tải trên các trang mạng. Các cựu đại sứ của Ấn Độ, như Rakesh Sud, Ajai Malhotra, Puntsag Stobdan, Ashok Kant, Nandan Unnikrinshnan, có dịp bày tỏ quan điểm của mình tại cuộc thảo luận này. Continue reading “Sự tham gia của Ấn Độ vào Tổ chức Hợp tác Thượng Hải”

20/07/2012: Thảm sát tại Aurora, Denver

Nguồn: Aurora shooting leaves 12 dead, 70 wounded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, James Holmes đã thực hiện vụ xả súng hàng loạt tại một rạp chiếu phim ở Aurora, ngoại ô Denver, giết chết 12 người, nhỏ nhất là một bé gái 6 tuổi, và làm bị thương 70 người khác.

Vụ xả súng Aurora diễn ra ngay giữa suất chiếu ban đêm đông đúc của bộ phim The Dark Knight Rises, vốn được công chiếu trên toàn nước Mỹ trong ngày hôm đó. Đó là vụ xả súng hàng loạt nguy hiểm nhất ở Colorado kể từ vụ Columbus năm 1999, trong đó 12 học sinh trung học và một giáo viên đã bị sát hại. Continue reading “20/07/2012: Thảm sát tại Aurora, Denver”

Diễn biến tại Bãi Tư Chính và lô 06-01 qua góc nhìn Luật quốc tế

Tác giả: Phạm Ngọc Minh Trang

Hôm 19/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã cho công luận biết rằng nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông.

“Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên,” bà Thu Hằng phát biểu, theo truyền thông Việt Nam. Continue reading “Diễn biến tại Bãi Tư Chính và lô 06-01 qua góc nhìn Luật quốc tế”

Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Bình mới rượu cũ?

Tác giả: Hoàng Thị Hà | Biên dịch: Trần Quang

Giới thiệu

Kể từ khi chiến lược “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mở và tự do” (FOIP) của Tổng thống Mỹ Donald Trump được đưa ra và Đối thoại an ninh 4 bên hay còn gọi là Bộ tứ (gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc) được khôi phục vào cuối năm 2017, khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã được chú ý nhiều trong diễn ngôn về quan hệ quốc tế. Tuy vậy, ngay cả những bên đề xuất sáng kiến này cũng không có nhận thức chung hay một định nghĩa chính thức về thuật ngữ này. Trong 2 năm qua, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã đưa ra những cách lý giải riêng của họ về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương khi họ đưa khái niệm này vào chính sách đối ngoại nước mình. Trong khi đó Trung Quốc vẫn tránh xa cuộc luận bàn về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nghi ngờ đây là một chiến dịch nhằm kiềm chế Trung Quốc. Continue reading “Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Bình mới rượu cũ?”