Bài học từ Thảm sát Huế

Nguồn: Olga Dror, “Learning From the Hue Massacre”, The New York Times, 20/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Là một phần trong Chiến dịch Tết Mậu Thân (Tet offensive), Trận Huế bắt đầu bằng đợt tấn công của lực lượng cộng sản rạng sáng 30/01/1968. Cố đô khi ấy được bảo vệ bởi Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH), các đơn vị dân quân địa phương, cùng với Thủy quân Lục chiến và Không quân Hoa Kỳ. Trong khi đó, lực lượng nòng cốt của cộng sản ở Huế là quân đội Bắc Việt (Quân đội Nhân dân Việt Nam, QĐNDVN) với sự hỗ trợ của các đơn vị cộng sản miền Nam – Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn được gọi là Việt Cộng, cũng như những người cảm tình với cộng sản, nhiều người trong số họ là cựu thành viên của Phong trào Đấu tranh (Struggle Movement) do các nhà sư và sinh viên Phật giáo tổ chức tại Huế vào năm 1965, sau trở thành phong trào Phật giáo Nổi dậy (Buddhist Uprising) mà QLVNCH đàn áp vào năm 1966. Nhiều thành viên của phong trào này đã chạy trốn đến vùng núi và gia nhập phe cộng sản; đến Chiến dịch Tết Mậu Thân, họ trở về Huế trong hàng ngũ những người cộng sản. Continue reading “Bài học từ Thảm sát Huế”

22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình

Nguồn: President Thieu turns down peace proposal, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, tại Sài Gòn, Henry Kissinger gặp Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để để thuyết phục ông chấp thuận đề xuất ngừng bắn được đưa ra tại các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Bắc Việt tại Paris.

Đề xuất này cho phép duy trì vai trò của lực lượng Việt Cộng sau ngừng bắn và Thiệu đã bác bỏ từng điểm một trong hiệp định được đề xuất, đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ đã âm mưu cùng với Trung Quốc và Liên Xô phá hoại chế độ của ông. Vốn định ký tắt bản dự thảo hiệp định tại Hà Nội vào cuối tháng đó, Kissinger đã đánh điện cho Tổng thống Nixon nói rằng các điều khoản mà Thiệu yêu cầu “gần như điên rồ” và bay về nước. Continue reading “22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình”

Liệu Trung Quốc có dám bán tháo trái phiếu Mỹ?

Nguồn: Andrew Ross Sorkin, “The Unknowable Fallout of China’s Trade War Nuclear Option”,  The New  York Times, 09/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc hiện nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu của Mỹ và điều này thường được gọi là “phương án vũ khí hạt nhân” của Trung Quốc trong cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ.

Lâu nay các nhà kinh tế và nhà đầu tư đang cố gắng làm rõ vấn đề: Mỹ và Trung Quốc  sẽ sử dụng ảnh hưởng của mình ra sao trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước này. Ít nhất là cho tới gần đây hầu như mọi dự đoán đều xoay quanh cuộc chiến thuế quan ăn miếng trả miếng giữa hai bên.

Cho dù trong giả thiết bi quan nhất kiểu “ngày tận thế” của cuộc chiến đó thì một thứ vũ khí vẫn luôn được cho là không tưởng: Là kẻ nắm giữ khoản nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, hơn 1000 tỷ đô la, Trung Quốc sẽ có thể công khai ngừng mua trái phiếu Mỹ – hoặc tệ hơn nữa là  sẽ bán tháo lượng trái phiếu họ đang nắm giữ trên thị trường mở. Continue reading “Liệu Trung Quốc có dám bán tháo trái phiếu Mỹ?”

21/10/1805: Trận Trafalgar

Nguồn: Battle of Trafalgar, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1805, trong trận Trafalgar diễn ra ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha, một trong những trận hải chiến mang tính quyết định nhất trong lịch sử, hạm đội Anh dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Horatio Nelson đã đánh bại hạm đội liên quân Pháp -Tây Ban Nha.

Trên biển, Nelson và Hải quân Hoàng gia Anh luôn cản trở Napoléon Bonaparte, người đã đưa Pháp đến đỉnh cao quyền lực tại lục địa châu Âu. Chiến thắng cuối cùng và vĩ đại nhất của Nelson chống lại người Pháp là Trận Trafalgar, bắt đầu ngay sau khi Nelson bắt gặp một lực lượng Pháp-Tây Ban Nha gồm 33 tàu. Trước khi đối đầu vào ngày 21/10, Nelson đã chia 27 tàu của mình thành hai sư đoàn và đưa ra thông điệp nổi tiếng từ Chiến hạm Victory: “Nước Anh hy vọng các anh sẽ làm tròn nhiệm vụ của mình.” Continue reading “21/10/1805: Trận Trafalgar”

20/10/1947: Quốc hội Mỹ điều tra Cộng sản tại Hollywood

Nguồn: Congress investigates Reds in Hollywood, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Nỗi sợ Cộng sản (Red Scare) đã lên tới đỉnh điểm ở Washington, khi một Ủy ban Quốc hội bắt đầu điều tra ảnh hưởng của Cộng sản tại một trong những cộng đồng giàu có và hào nhoáng nhất thế giới: Hollywood.

Thế chiến II kết thúc và Chiến tranh Lạnh dần “nóng” lên giữa hai cường quốc thế giới – Hoa Kỳ và Liên Xô do Cộng sản kiểm soát. Tại Washington, các cơ quan giám sát bảo thủ đã tìm mọi cách để loại bỏ những người cộng sản trong chính phủ trước khi chuyển mục tiêu sang “bọn Cộng sản” trong ngành công nghiệp điện ảnh nổi tiếng. Continue reading “20/10/1947: Quốc hội Mỹ điều tra Cộng sản tại Hollywood”

Bước nhảy lùi vĩ đại của Trung Quốc

 

Nguồn: Jonathan Tepperman, “China’s Great Leap Backward”, Foreign Policy, 15/10/2018.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Trong nhiều thập niên, quốc gia này đã xoay xở tránh được phần lớn những vấn đề mà các chế độ độc tài phải chịu đựng. Giờ đây, trò chơi quyền lực cá nhân của Tập Cận Bình có nguy cơ phá hủy mọi thứ đã làm cho Trung Quốc trở nên khác biệt.

Trong bốn mươi năm qua, Trung Quốc đã tích cóp được một danh sách dài những thành tựu nổi bật. Từ năm 1978 đến 2013, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng bình quân 10 phần trăm mỗi năm, làm gia tăng mười lần mức thu nhập trung bình của người lao động trưởng thành. Tất cả sự tăng trưởng đó đã giúp khoảng 800 triệu người thoát ra khỏi đói nghèo; trong quá trình này Trung Quốc cũng giảm được 85 phần trăm mức tử vong của trẻ sơ sinh và nâng tuổi thọ bình quân thêm 11 năm. Continue reading “Bước nhảy lùi vĩ đại của Trung Quốc”

19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu

Nguồn: Kissinger discusses draft peace treaty with President Thieu, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Henry Kissinger và các quan chức Hoa Kỳ tổ chức các cuộc họp tại Sài Gòn với Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để thảo luận về hiệp ước hòa bình được soạn thảo bởi Kissinger và Lê Đức Thọ, nhà đàm phán chính của Bắc Việt tại Paris.

Thiệu kiên quyết phản đối các điều khoản của bản dự thảo hiệp định trong đó cho phép bộ đội Bắc Việt được tiếp tục hiện diện tại miền Nam. Kissinger đã cố gắng thuyết phục Thiệu chấp thuận các điều khoản, nhưng Thiệu vẫn không đồng ý. Đây sẽ là một trở ngại lớn trong các cuộc đàm phán đang tiếp diễn. Continue reading “19/10/1972: Kissinger thảo luận Hiệp định Paris với Thiệu”

Định giá lại ‘nông nghiệp, nhà nước, văn minh’?

Tác giả: Vũ Đức Liêm

Chúng ta được dạy và tin rằng từ săn bắn hái lượm đến nông nghiệp là bước tiến của văn minh nhân loại. Định cư và canh tác nông nghiệp là tiêu chí của sự tiến hóa lịch sử. Nhà nước là biểu hiện của xã hội văn minh. Những điều này sẽ bị thách thức nếu chúng ta nhìn sự tiến hóa của nhân loại từ một góc nhìn khác. Theo hướng này thì không chỉ có việc chúng ta thuần hóa cây trồng, vật nuôi, mà chính những cây con này đã “thuần hóa” con người, buộc con người phải lệ thuộc và phục vụ chúng. Theo hướng này, con người đã phải “trả giá” cho lựa chọn nông nghiệp, định cư và nhà nước thay vì săn bắn hái lượm. Vậy cái giá đó là gì? Continue reading “Định giá lại ‘nông nghiệp, nhà nước, văn minh’?”

18/10/1469: Ferdinand và Isabella kết hôn

Nguồn: Ferdinand and Isabella marry, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1469, Ferdinand xứ Aragon đã kết hôn với Isabella xứ Castile tại Valladolid, khởi đầu cho một triều đại sẽ thống nhất tất cả các tiểu quốc dưới quyền thống trị của Tây Ban Nha và đưa nước này trở thành cường quốc thế giới.

Ferdinand và Isabella đã sáp nhập một số tiểu quốc độc lập vào vương quốc Tây Ban Nha của họ. Năm 1478, hai người thành lập Tòa án Dị giáo Tây Ban Nha (Spanish Inquisition), một “công cụ” mạnh mẽ và tàn bạo nhằm đồng nhất hóa xã hội Tây Ban Nha. Năm 1492, Tây Ban Nha tái chiếm thành công Granada từ tay người Moor; sau đó, vua và hoàng hậu ra lệnh cho tất cả người Do Thái ở Tây Ban Nha phải cải đạo sang Công giáo hoặc sẽ bị trục xuất. Bốn năm sau, người Hồi giáo Tây Ban Nha cũng nhận được một mệnh lệnh tương tự. Continue reading “18/10/1469: Ferdinand và Isabella kết hôn”

Hiểm họa tiềm tàng từ trí thông minh nhân tạo

Nguồn: Adrienne Mayor, “An AI Wake-Up Call From Ancient Greece”, Project Syndicate, 15/10/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong các cuộc thảo luận về tác động của trí thông minh nhân tạo (AI), một số người luôn nhắc lại huyền thoại Hy Lạp cổ đại về chiếc hộp Pandora. Trong phiên bản hiện đại của câu chuyện thần thoại này, Pandora được mô tả như một người phụ nữ trẻ tò mò mở một chiếc hộp niêm kín và vô tình để những nỗi thống khổ vĩnh cửu thoát ra gây hại cho loài người. Giống như vị thần đã thoát khỏi cái chai, con ngựa đã chạy trốn khỏi chuồng, và con tàu đã rời khỏi sân ga, huyền thoại này đã trở thành một cách so sánh kinh điển.

Và câu chuyện thực sự của Pandora cũng phù hợp với cuộc tranh luận về AI và máy học hơn so với những gì nhiều người nhận ra. Câu chuyện cho thấy tốt hơn là nên lắng nghe những người như Promethus,[1] những người quan tâm đến tương lai của nhân loại, hơn những người như Epimetheus,[2] những người dễ dàng bị lóa mắt trước những lợi ích ngắn hạn. Continue reading “Hiểm họa tiềm tàng từ trí thông minh nhân tạo”

17/10/1986: Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Contra

Nguồn: U.S. aid to Contras signed into law, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1986, trong một chiến thắng ngắn ngủi cho chính sách Nicaragua của chính quyền Reagan, vị Tổng thống này đã ký ban hành đạo luật của Quốc hội phê chuẩn 100 triệu đô la viện trợ quân sự và “nhân đạo” cho Contra. Thật không may cho Ronald Reagan và các cố vấn của ông, vụ bê bối Iran-Contra sắp sửa bùng nổ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu lật đổ chính phủ Sandinista cánh tả ở Nicaragua.

Quốc hội, và đa số công chúng Hoa Kỳ, đã không ủng hộ nỗ lực của chính quyền Reagan để lật đổ chính phủ Sandinista ở Nicaragua. Reagan đã bắt đầu một “cuộc chiến bí mật” để hạ bệ chính phủ Nicaragua ngay sau khi nhậm chức vào năm 1981. Hàng triệu đô la, các khóa đào tạo và vũ khí đã được chuyển đến Contra (một lực lượng vũ trang của những người Nicaragua lưu vong nhằm loại bỏ chế độ Nicaragua cánh tả) thông qua CIA. Continue reading “17/10/1986: Hoa Kỳ viện trợ cho lực lượng Contra”

Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?

Nguồn: David A. Andelman, “Trump tariffs only a weak blow to China”, Reuters, 18/09/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Quân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đã sẵn sàng chuẩn bị để chiến thắng mọi kiểu chiến tranh thương mại mà Donald Trump có thể tung ra với một số kế sách đơn giản gói gọn dưới tiêu đề: Chủ nghĩa tư bản chuyên quyền (Autocratic Capitalism).

Sau khi thị trường Mỹ đóng cửa vào ngày thứ Hai, Trump tuyên bố rằng ông ta sẽ áp 10% thuế lên các mặt hàng xuất khẩu giá trị 200 tỷ đô của Trung Quốc tới Mỹ – một nửa số lượng dự tính trước đây, nhưng được thiết kế để thuyết phục Bắc Kinh hướng tới đàm phán song phương. Như một cách khuyến khích thêm để Trung Quốc đến bàn đàm phán, Trump công bố rằng mức thuế sẽ tăng lên 25% vào cuối năm, sau đợt mua sắm Giáng sinh của Mỹ. Continue reading “Chiến tranh thương mại khó làm suy yếu Trung Quốc?”

16/10/1854: Oscar Wilde chào đời

Nguồn: Oscar Wilde’s birthday, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1854, Oscar Wilde đã được sinh ra tại Dublin, Ireland. Ông lớn lên ở Ireland, sau đó đến Anh để theo học tại Oxford, nơi ông tốt nghiệp loại xuất sắc năm 1878. Là một nhân vật xã hội nổi tiếng được biết đến với phong cách hóm hỉnh và màu mè, ông xuất bản tập thơ đầu tiên vào năm 1881. Ông cũng dành một năm giảng dạy về thơ ở đất Mỹ, nơi mà tủ quần áo ấn tượng và tình yêu thái quá với nghệ thuật khiến ông bị nhiều kẻ nhạo báng. Continue reading “16/10/1854: Oscar Wilde chào đời”

Ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ là gì?

Nguồn: The meaning of conservatism, The Economist, 13/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất cứ ai cố gắng giải thích ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ ngay lập tức phải đối mặt với một nghịch lý. Hầu hết những người bảo thủ tránh các lý thuyết lớn mà tập trung vào thực hành. Những người Marxist có thể cống hiến cuộc đời mình cho việc tạo ra các định nghĩa về chủ nghĩa Marx; còn những người bảo thủ thích duy trì cách thức vận hành của chính phủ. Theo nghĩa đó, chủ nghĩa bảo thủ là điều mà những người bảo thủ làm. Tuy nhiên, thuật ngữ “bảo thủ” (conservative) không phải là hoàn toàn linh hoạt: có một số các nguyên tắc cốt lõi dẫn đường cho những người bảo thủ trong việc vận hành chính phủ. Continue reading “Ý nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ là gì?”

15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc

Nguồn: Vichy leader executed for treason, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1945, Pierre Laval, lãnh đạo bù nhìn của chính phủ Vichy của Pháp thời kỳ bị Đức Quốc xã chiếm đóng, đã bị xử bắn vì tội phản quốc.

Laval, ban đầu là một hạ nghị sĩ và thượng nghị sĩ theo khuynh hướng hòa bình, đã chuyển sang cánh hữu trong những năm 1930 khi làm bộ trưởng ngoại giao và hai lần là thủ tướng Pháp. Là một người chống cộng kiên định, ông đã trì hoãn hiệp ước Xô-Pháp năm 1935 và tìm cách đưa Pháp liên minh với Phát xít Ý. Continue reading “15/10/1945: Pierre Laval bị hành quyết vì tội phản quốc”

Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi Phó Tổng thống Mỹ Pence ngày 4/10 đọc bài diễn văn lên án toàn diện Trung Quốc tại Viện nghiên cứu Hudson – một think-tank của Washington, có rất nhiều người Trung Quốc  ở trong và ngoài nước đối chiếu bài này với bài “Diễn văn Bức Màn sắt” của Churchill đọc năm 1946 và cho rằng bài nói của Pence có thể trở thành dấu hiệu khởi đầu “Cuộc Chiến tranh Lạnh Trung-Mỹ”.

Nếu Trung Quốc đứng trên tư thế có tính chiến đấu trả đũa các trò khiêu khích của Mỹ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây và xác định bài nói của Pence là “Lời hịch Chiến tranh Lạnh” mà Mỹ phát ra đối với Trung Quốc, từ đó triển khai sự đối đầu với Mỹ, thì cuộc “Chiến tranh Lạnh” sẽ có thể thực sự mở màn và dần dần trở thành sự thật. Continue reading “Trung Quốc dùng thái cực quyền để đối phó Mỹ”

14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát

Nguồn: “The Desert Fox” commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, vị tướng người Đức Erwin Rommel, biệt danh là “Cáo Sa mạc” (Desert Fox) được lệnh phải lựa chọn: hoặc bị xét xử trong một phiên tòa công khai vì tội phản quốc, với cáo buộc là đồng phạm trong âm mưu ám sát Adolf Hitler; hoặc phải uống cyanide. Ông đã chọn cách thứ hai.

Rommel sinh năm 1891 tại Wurttenberg, Đức, là con trai của một giáo viên. Dù gia đình không có truyền thống quân nhân, Đế chế Đức mới thống nhất đã biến một sự nghiệp quân sự thành lựa chọn hợp thời, và chàng Rommel trẻ tuổi đã trở thành một sĩ quan. Trong Thế chiến I, ông đã cho thấy mình là một nhà lãnh đạo bẩm sinh với lòng can đảm hiếm thấy, tham gia chiến đấu ở Pháp, Romania và Ý. Sau chiến tranh, ông theo đuổi sự nghiệp giảng dạy trong các học viện quân sự Đức, trở thành tác giả cuốn giáo trình, Infantry Attacks (Tấn công Bộ binh), được đánh giá cao. Continue reading “14/10/1944: “Cáo Sa mạc” tự sát”

Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Khi nói đến tình hình thế giới hiện nay, câu chuyện cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và xa hơn một chút là nguy cơ đối đầu toàn diện về kinh tế, chính trị, chiến lược, khoa học kỹ thuật giữa cường quốc số một và số hai trong việc tranh ngôi bá chủ toàn cầu cùng các tác động của cuộc đối đầu này dường như đang chi phối mối quan tâm của thế giới.

Cuộc đối đầu này sẽ kéo dài bao lâu? Sau nhiệm kỳ của Tổng thống Trump hay sẽ kéo dài tới 45 năm như Chiến tranh lạnh Mỹ – Xô trước đây? Khó ai có thể dự báo chính xác, nhưng chắc chắn sẽ không kết thúc nhanh chóng.

Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Jack Ma đã “chuẩn bị tinh thần” cho giới lãnh đạo chính trị và kinh doanh Trung Quốc rằng Trung Quốc và thế giới cần phải chuẩn bị cho một cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ có thể kéo dài đến 20 năm, tức sẽ kéo dài nhiều năm sau khi Trump không còn là Tổng thống Mỹ nữa. Continue reading “Donald Trump và 5 cuộc chiến định vị lại nước Mỹ và thế giới”

13/10/1966: McNamara lạc quan về Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: McNamara claims that war is progressing satisfactorily, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert S. McNamara tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Sài Gòn rằng ông nhận thấy các hoạt động quân sự đã “tiến triển rất khả quan kể từ năm 1965.”

McNamara đến Sài Gòn vào ngày 11/10 trong chuyến đi thực địa thứ tám của ông đến miền Nam Việt Nam. Ông đã thảo luận với Tướng William Westmoreland, Chỉ huy Quân sự Cấp cao của Mỹ; Đại sứ Henry Cabot Lodge; cùng nhiều nhà lãnh đạo quân sự khác; cũng như Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ và Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Continue reading “13/10/1966: McNamara lạc quan về Chiến tranh Việt Nam”

Bài phát biểu của PTT Mike Pence về chính sách của chính quyền Trump đối với Trung Quốc

Nguồn: Vice President Mike Pence’s Remarks on the Administration’s Policy Towards China”, Hudson Institute, 04/10/2018.

Biên dịch: Đặng Sơn Duân

Cám ơn Ken (Kenneth R. Weinstein, chủ tịch Viện Hudson – ND) vì lời giới thiệu hào phóng đó. Xin chào các thành viên ban trị sự, Tiến sĩ Michael Pillsbury, các vị khách quý, và toàn thể mọi người, những người, đúng với sứ mệnh của mình, “nghĩ về tương lại theo những cách không bình thường” – thật vinh dự khi được quay trở lại Viện Hudson.

Trong hơn một nửa thế kỷ, viện này đã tận tụy “thúc đẩy an ninh, thịnh vượng, và tự do toàn cầu”. Và tuy Hudson đã thay đổi địa điểm đóng trụ sở trong nhiều năm qua, có một điều vẫn nhất quán: Các vị vẫn luôn quảng bá sự thật quan trọng rằng sự lãnh đạo của Mỹ luôn soi đuốc mở đường. Continue reading “Bài phát biểu của PTT Mike Pence về chính sách của chính quyền Trump đối với Trung Quốc”