09/05/1950: Cha đẻ Khoa luận giáo xuất bản cuốn Dianetics

Nguồn: L. Ron Hubbard publishes Dianetics, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1950, Lafayette Ronald Hubbard (1911-1986) xuất bản cuốn Dianetics: Khoa học Sức khỏe Tâm thần Hiện đại. Với cuốn sách này, Hubbard đã giới thiệu một nhánh của tâm lý học được gọi là Dianetics, mà sau đó nhanh chóng thu hút được sự hưởng ứng sâu rộng, và theo thời gian, đã biến thành một hệ thống niềm tin với hàng triệu tín đồ: Scientology (hay Khoa luận giáo). Continue reading “09/05/1950: Cha đẻ Khoa luận giáo xuất bản cuốn Dianetics”

Tiền lệ lịch sử cho chính sách nhập cư phân biệt chủng tộc của Trump

Nguồn: James Q. Whitman, “Trump’s Quest to Make America White Again”, Project Syndicate, 16/01/2018.

Biên dịch: Phạm Thị Xuân Hồng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bạn có thể đoán được tác giả viết đoạn trích sau là ai không? “Liên bang Mỹ tự nhận mình là một quốc gia Đức-Bắc Âu và không lý nào lại là một mớ hỗn tạp người tứ xứ. Điều này thể hiện rõ trong hạn mức người nhập cư của Mỹ… Người Scandinavia trước tiên…rồi người Anh và sau cùng người Đức được trao hạn mức nhập cư lớn nhất.” Những lời này do chính Adolf Hitler viết nên vào năm 1928, nhằm tung hô luật nhập cư Mỹ thời bấy giờ. Chắc chắn là việc trích lời Hitler không nên được thực hiện một cách cẩu thả. Bất chấp những điều xấu xí xuất phát từ Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Donald Trump, bao gồm cả việc ông bôi nhọ Haiti, El Salvador và các nước châu Phi là “các quốc gia đáng kinh tởm” (shithole countries), thì Hoa Kỳ vẫn còn lâu mới giống nước Đức Quốc xã. Continue reading “Tiền lệ lịch sử cho chính sách nhập cư phân biệt chủng tộc của Trump”

08/05/1970: Nixon biện hộ cho việc xâm lược Campuchia

Nguồn: Nixon defends invasion of Cambodia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, trong một cuộc họp báo, Tổng thống Nixon đã biện hộ cho việc quân đội Mỹ tiến vào Campuchia, nói rằng chiến dịch này sẽ cho họ thêm 6 – 8 tháng để huấn luyện lực lượng Việt Nam Cộng hòa, từ đó rút ngắn cuộc chiến cho người Mỹ. Nixon cũng tái khẳng định lời hứa sẽ triệu hồi 150.000 lính Mỹ vào mùa xuân tới.

Tuyên bố quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa xâm lược Campuchia đã dẫn tới một làn sóng phản đối kịch liệt và giúp phong trào chống chiến tranh có thêm một điểm mới để tập hợp lực lượng. Continue reading “08/05/1970: Nixon biện hộ cho việc xâm lược Campuchia”

Triều Tiên và ván cờ đang làm cả thế giới hồi hộp

Tác giả: Hồ Anh Hải

Ngày 21/4/2018 Thông tấn xã Triều Tiên tuyên bố nước này từ nay sẽ ngừng thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo vượt đại châu. Trước đó, tại Hội nghị Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên, lãnh tụ Kim Jong-un từng đưa ra tuyên bố tương tự và nói từ nay sẽ dốc toàn lực vào xây dựng kinh tế.

Thế giới thở phào nhẹ nhõm. Trung Quốc và Hàn Quốc hoan nghênh tuyên bố nói trên. Nhật hoan nghênh một cách thận trọng, vì tuyên bố này không nói gì tới tên lửa tầm ngắn và tầm trung, là thứ vũ khí trực tiếp đe dọa Nhật. Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên Twitter rằng đây là “một tin rất tốt” đối với Triều Tiên và thế giới. Continue reading “Triều Tiên và ván cờ đang làm cả thế giới hồi hộp”

07/05/1960: Brezhnev trở thành Chủ tịch Liên Xô

Nguồn: Brezhnev becomes president of the USSR, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1960, Leonid Brezhnev, một trong những người thân tín nhất của vị lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev, đã được chọn làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết Tối cao – tức nguyên thủ quốc gia của Liên Xô. Đây là một bước quan trọng trong sự gia tăng quyền lực của Brezhnev, kết thúc bằng việc sau đó ông bước lên nắm quyền kiểm soát Liên Xô vào năm 1964.

Brezhnev đã từng là một cấp phó thân tín của Khrushchev kể từ những năm 1940. Khi Khrushchev dần thăng tiến qua các cấp bậc, vị cấp phó thân tín này của ông cũng thăng tiến theo. Continue reading “07/05/1960: Brezhnev trở thành Chủ tịch Liên Xô”

Liệu Karl Marx có còn hợp thời?

Nguồn: Peter Singer, “Is Marx Still Relevant?Project Syndicate, 01/05/2018.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Từ năm 1949, khi những người cộng sản của Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cuộc nội chiến Trung Quốc, cho đến khi Bức tường Berlin sụp đổ 40 năm sau, ý nghĩa lịch sử của Karl Marx là vô cùng to lớn. Cứ mười người trên trái đất này thì gần bốn người sống dưới các chế độ tự nhận là Marxist, và ở nhiều nước chủ nghĩa Marx là ý thức hệ thống trị của cánh tả, trong khi các chính sách của cánh hữu thường được dựa trên cách chống lại chủ nghĩa Marx.

Tuy nhiên, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ ở Liên Xô và các nước vệ tinh, ảnh hưởng của Marx đã xuống dốc. Đến dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Marx, ngày 5 tháng 5 năm 1818, có vẻ không phải là quá xa vời khi cho rằng các dự đoán của ông đã sai lầm, các lý thuyết của ông đã mất uy tín, và các tư tưởng của ông đã trở nên lạc lõng. Vậy tại sao chúng ta lại nên quan tâm đến di sản của ông trong thế kỷ 21 này? Continue reading “Liệu Karl Marx có còn hợp thời?”

06/05/1994: Khánh thành Đường hầm Eo biển Manche

Nguồn: English Channel tunnel opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1994, trong một buổi lễ do Nữ hoàng Anh Elizabeth II và Tổng thống Pháp Francois Mitterand chủ trì, một đường hầm đường sắt dưới Eo biển Manche đã chính thức mở cửa, nối liền nước Anh và châu Âu lục địa lần đầu tiên kể từ kỷ băng hà.

Đường hầm Eo biển Manche – được đặt biệt danh “Chunnel” (ghép giữa channel/con kênh và tunnel/đường hầm) – đã nối Folkstone, Anh, với Sangatte, Pháp, nằm cách nhau 31 dặm. Chunnel đã giúp cắt giảm thời gian đi lại giữa Anh và Pháp chỉ còn 35 phút, và sau này là giữa London và Paris chỉ còn hai tiếng rưỡi. Continue reading “06/05/1994: Khánh thành Đường hầm Eo biển Manche”

Về quốc hiệu nhà Lý

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào năm 1054, sau khi  lên  ngôi,  vua  Lý Thánh Tông đặt ra quốc  hiệu là ĐẠI VIỆT  (建國號曰大越),[1] và từ đó về sau được các triều đại  Trần,  Hậu Lê, Lê Trung Hưng, chúa Trịnh –  Nguyễn vẫn sử dụng lại quốc hiệu này (quốc hiệu Đại Việt chỉ bị gián đoạn khi nhà Hồ cải quốc hiệu là Đại Ngu và chấm dứt vào thời nhà Nguyễn  với quốc hiệu mới là Việt Nam). Hầu như mọi sử gia, học giả trong và ngoài nước Việt Nam từ xưa đến nay đều tin tưởng không chút hoài nghi là quốc hiệu ĐẠI VIỆT do vua Lý Thánh Tông lần đầu tiên đặt ra. Tuy nhiên, trong bài viết “Nhận  thức mới về quốc  hiệu nhà Đinh”,[2]  chúng  tôi đã gợi ý, nhận định như sau: Sự xuất hiện  quốc hiệu ĐẠI VIỆT trên viên  gạch  thời Đinh  ở Hoa Lư đã là bằng chứng  quan trọng để phủ nhận định kiến xưa nay về quốc  hiệu ĐẠI VIỆT do Lý Thánh Tông đặt ra. Sự thật là nhà Lý chỉ dùng lại tên nước cũ từ thời Đinh – Tiền Lê mà thôi. Continue reading “Về quốc hiệu nhà Lý”

05/05/1945: Sáu người chết ở Oregon vì bom Nhật Bản

Nguồn: Six killed in Oregon by Japanese bomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tại Lakeview, Oregon, bà Elsie Mitchell và năm đứa trẻ sống trong cùng khu phố đã thiệt mạng khi cố kéo một quả bóng bay Nhật ra khỏi cành cây. Cả Mitchell lẫn bọn trẻ đều không biết rằng quả bóng thực chất là bom ngụy trang, và nó đã phát nổ ngay khi họ chạm vào. Đây là những thường dân Mỹ đầu tiên và duy nhất được biết đến là đã thiệt mạng trên đất Mỹ lục địa trong Thế chiến II. Sau cùng, chính phủ Mỹ đã trả 5000 USD tiền bồi thường cho chồng của Mitchell và 3000 USD cho mỗi gia đình của Edward Engen, Sherman Shoemaker, Jay Gifford, cùng với Richard và Ethel Patzke, năm đứa trẻ xấu số. Continue reading “05/05/1945: Sáu người chết ở Oregon vì bom Nhật Bản”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc

Nguồn: 郑永年, “美朝峰会很可能以牺牲中国为筹码“, Institute of Public Policy, 09/03/2018.

Biên dịch: Hoàng Lan

Sáng ngày 9/3, Nhà Trắng đưa ra tin quan trọng và bất ngờ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ gặp trực tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 5 tới. Mặc dù thời gian và địa điểm của cuộc gặp vẫn phải chờ xác định, nhưng cuộc gặp này chắc chắn sẽ trở thành một trong những sự kiện địa chính trị gây bất ngờ nhất kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc.

Mặc dù cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều không thể làm cho Triều Tiên trở thành nước chư hầu của Mỹ, nhưng nhất định khiến Triều Tiên trở thành phương tiện mới để Mỹ ứng phó với Trung Quốc. Một trong những quân bài mà Triều Tiên đàm phán với Mỹ có thể là hy sinh Trung Quốc, hy sinh Trung Quốc hiện tại trở thành xem xét ưu tiên nhất của Mỹ. Tất cả đều nhằm vào Trung Quốc, những gì còn lại đều là vấn đề thứ yếu. Triều Tiên làm gì, thực ra không phải do họ quyết định mà đã trở thành một chiến binh của Mỹ. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều có thể sử dụng quân bài hy sinh Trung Quốc”

04/05/1980: Tito qua đời

Nguồn: Tito dies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1980, Josip Broz Tito, lãnh đạo cộng sản của Nam Tư từ năm 1945, đã qua đời ở tuổi 88 tại Belgrade. Trong suốt 35 năm lãnh đạo của mình, Tito đã dẫn dắt Nam Tư theo một đường lối kết hợp giữa việc tuân thủ giáo điều chủ nghĩa Mác-xít với một mối quan hệ độc lập và thường mang tính mâu thuẫn với Liên Xô.

Sinh ra trong một gia đình nông dân, Tito đã tiếp nhận chủ nghĩa cộng sản khi còn là một thanh niên. Ông trở nên nổi tiếng tại Nam Tư bắt đầu từ Thế chiến II khi lãnh đạo các nhóm kháng chiến chống lại lực lượng chiếm đóng của Đức Quốc xã và tay sai người Nam Tư của họ. Continue reading “04/05/1980: Tito qua đời”

Tại sao Nhật khơi dậy hoài niệm về Minh Trị Duy Tân?

Nguồn:After 150 years, why does the Meiji restoration matter”, The Economist, 05/02/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 1 năm 1868, một số samurai trẻ tuổi và những thương gia ủng hộ họ đã lật đổ chế độ Mạc Phủ Tokugawa của Nhật Bản cùng với bảy thế kỷ chế độ phong kiến. Cái gọi là Minh Trị Duy Tân đã mở đường cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhanh chóng mà ngay cả những cải cách gần đây của Trung Quốc cũng không thể sánh bằng. Phong trào này đã đưa Nhật Bản bước vào hàng ngũ các cường quốc lớn trên thế giới. Chính phủ của ông Shinzo Abe đang long trọng tổ chức lễ kỷ niệm sự kiện này. Đối với ngài thủ tướng, câu chuyện tự hào về Minh Trị Duy Tân là một bài học về cách mà mọi người nên đón nhận sự hiện đại và thay đổi, trong khi vẫn tôn trọng truyền thống. Tuy nhiên, nhiều người Nhật không cảm thấy thoải mái với cách diễn giải này. Continue reading “Tại sao Nhật khơi dậy hoài niệm về Minh Trị Duy Tân?”

03/05/1951: Quốc Hội điều trần việc bãi nhiệm tướng MacArthur

Nguồn: Congressional hearings on General MacArthur, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, Các Ủy ban Quân sự và Đối ngoại của Thượng viện Mỹ đã tổ chức các phiên họp kín, bắt đầu điều trần về lý do Tổng thống Harry S. Truman bãi nhiệm tướng Douglas MacArthur. Các phiên điều trần này cũng được xem là nơi để xem xét MacArthur cùng những quan điểm cực đoan của ông về cách mà người Mỹ nên tiến hành Chiến tranh Lạnh.

Tướng MacArthur đã giữ chức chỉ huy lực lượng Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên mãi cho đến năm 1951. Cuối năm 1950, ông mắc phải sai lầm chiến lược nghiêm trọng khi bác bỏ các cảnh báo rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ tham chiến cùng phe đồng minh cộng sản Bắc Triều Tiên của họ. Hàng trăm ngàn binh sĩ Trung Quốc đã tấn công phòng tuyến Mỹ vào tháng 11/1950, buộc người Mỹ phải rút quân với những tổn thất nặng nề. MacArthur, người trước đó đã than phiền về việc Tổng thống Truman tiến hành chiến tranh, giờ đây tiếp tục một cuộc tấn công toàn diện về mặt quan hệ công chúng nhằm chống lại Tổng thống và chính sách Chiến tranh Lạnh của ông. Continue reading “03/05/1951: Quốc Hội điều trần việc bãi nhiệm tướng MacArthur”

02/05/1863: Quân đội miền Bắc thua trận Chancellorsville

Nguồn: Confederates deliver blow to Union at Chancellorsville, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào  ngày này năm 1863, Tướng Thomas “Stonewall” Jackson của quân đội Hợp bang miền Nam đã chỉ huy một chiến thắng mang tính hủy diệt đối với Binh đoàn Potomac (miền Bắc) trong trận Chancellorsville, Virginia. Là một trong những diễn biến bất ngờ nhất của cuộc chiến, một Binh đoàn Bắc Virginia bị áp đảo về quân số đã khiến Binh đoàn Potomac, dưới sự chỉ huy của Tướng Joseph Hooker, trở về Washington, D.C., trong thất bại. Continue reading “02/05/1863: Quân đội miền Bắc thua trận Chancellorsville”

‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng

Tác giả: Sơ Nguyên, Việt Phương, Khang Vũ

Các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa hội tụ, cả thế giới hồi hộp theo dõi thượng đỉnh Mỹ – Triều sắp diễn ra với hy vọng về một nền hòa bình mong manh.

Những tháng vừa qua là giai đoạn khủng hoảng tâm lý đối với những ai nghiên cứu lâu năm về Triều Tiên. Sự giảm nhiệt nhanh chóng của cuộc khủng hoảng hạt nhân trên bán đảo này đang diễn ra với những logic rất khó lý giải.

Câu chuyện bán đảo Triều Tiên hiện nay là tiêu biểu cho hiện tượng “thiên nga đen” – sự kiện với xác suất rất nhỏ, nhưng có tác động rất lớn và phá vỡ những nhận thức cố hữu trước đó. Sau hàng thập kỷ thà chịu đói nghèo chứ không chịu từ bỏ vũ khí hạt nhân và sau bao nhiêu lời lẽ đanh thép đe dọa chiến tranh, không ai nghĩ rằng Triều Tiên cuối cùng cũng sẽ xuống nước. Continue reading “‘Thiên nga đen’ Triều Tiên và cuộc khủng hoảng hạt nhân cuối cùng”

Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 18/04/2018, Bloomberg, trích dẫn dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), báo cáo rằng Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, “cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực như thế nào”. Cụ thể hơn, dữ liệu của IMF cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và Hoa Kỳ trong năm 2017 lần lượt là 50,6 tỷ USD và 46,5 tỷ USD.

Nếu đúng, đây là một diễn tiến đáng kể đối với mối quan hệ tam giác giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc, từ lâu là nguồn nhập khẩu lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng của Việt Nam, sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đối với Hà Nội nếu Việt Nam cũng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt xuất khẩu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vì ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh có thể làm hạn chế khả năng xoay sở chiến lược của Hà Nội. Continue reading “Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam”

01/05/1958: Eisenhower tuyên bố thành lập Ngày Pháp luật

Nguồn: President Eisenhower proclaims Law Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, Tổng thống Eisenhower đã tuyên bố lập ra Ngày Pháp luật (Law Day) nhằm tôn vinh vai trò của luật pháp trong việc tạo lập nên nước Mỹ. Ba năm sau đó, Quốc Hội đã có hành động tương tự khi thông qua một nghị quyết chung trong đó chọn ngày 01/05 làm Ngày Pháp luật.

Ý tưởng về Ngày Pháp luật đã được Hội Luật sư Hoa Kỳ (American Bar Association, ABA) đề xuất lần đầu tiên vào năm 1957. Mong muốn chặn đứng việc kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 01/05 (May Day) cũng đã góp phần tạo nên Ngày Pháp luật. Đối với người Mỹ, ngày Quốc tế Lao động còn mang hàm ý cộng sản, bởi nó xem người lao động là tầng lớp điều hành đất nước ở Liên Xô và những nơi khác. Continue reading “01/05/1958: Eisenhower tuyên bố thành lập Ngày Pháp luật”

Vì sao văn học TQ đương đại không có tác phẩm sám hối?

 

Tác giả: Sái Ích Hoài[1] (Trung Quốc) | Biên dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Tôi thường nghĩ về một vấn đề: đất nước ta từng trải qua thảm họa “Cách mạng Văn hóa”, dân tộc ta có nhiều hành vi xấu xa,[2] thế nhưng vì sao trong văn học của chúng ta lại chưa thấy có một tác phẩm sám hối đủ sức thức tỉnh người đời?

Tôi luôn luôn cảm thấy dân tộc ta quá ư giả dối, thiếu một tình cảm buồn thương và ý thức sám hối. Các nhà văn chúng ta có mỹ đức “nêu cao tính thiện” nhưng cũng có thói xấu “giấu giếm cái ác”. Không dám cúi đầu tự vấn linh hồn mình, không dám bày tỏ linh hồn mình cho người khác xem, đây là điểm thất bại nhất của nhà văn chúng ta. Continue reading “Vì sao văn học TQ đương đại không có tác phẩm sám hối?”

30/04/1948: Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ra đời

Nguồn: Organization of American States established, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, Hoa Kỳ và 20 quốc gia Mỹ Latinh đã ký điều lệ thành lập Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (Organization of American States – OAS). Tổ chức mới này được thiết kế để thúc đẩy quan hệ chính trị giữa các quốc gia thành viên và, ít nhất là đối với Hoa Kỳ, phục vụ như một thành lũy ngăn chặn sự xâm nhập của chủ nghĩa cộng sản ở Tây bán cầu.

OAS được thành lập chỉ một năm sau khi Hiệp ước Rio được ký kết. Hiệp ước Rio thiết lập một liên minh quân sự phòng thủ chung giữa Hoa Kỳ và các quốc gia Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các nước cộng hòa Mỹ Latinh muốn thứ gì đó quan trọng hơn là chỉ một liên minh quân sự. Để đáp ứng nhu cầu của Mỹ Latinh về một hội nghị thượng đỉnh nhằm thảo luận về các mối quan hệ kinh tế và chính trị với Hoa Kỳ, phái đoàn Hoa Kỳ đã bay tới dự một Hội nghị liên Mỹ tại Bogota, Colombia vào tháng 4 năm 1948. Continue reading “30/04/1948: Tổ chức các quốc gia châu Mỹ ra đời”

Nam Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh

Nguồn: Van Nguyen Marshall, “South Vietnam had an anti-war movement, too”, The New York Times, 15/09/2017.

Biên dịch: Trần Hoàng Nhị

Năm 1967 là một năm bước ngoặt trong phong trào chống chiến tranh ở Hoa Kỳ, từ những phát biểu mạnh mẽ như bài diễn văn của Mục sư Tiến sĩ Martin Luther King Jr. tại nhà thờ Riverside vào Tháng Tư, đến cuộc tuần hành đến Lầu Năm Góc vào tháng Mười. Cũng đáng chú ý như vậy, nhưng ít được biết đến hơn, là phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên miền Nam Việt Nam.

Thanh niên Việt Nam, cho dù theo xu hướng chính trị nào, cũng đã đóng vai trò tích cực và quan trọng trong nền chính trị của Nam Việt Nam, nhiều khi như một lực lượng đối lập chính thức, có khả năng định hình các sự kiện trên sân khấu quốc gia. Và cũng như ở Hoa Kỳ, 1967 là một năm trọng đại của phong trào này. Continue reading “Nam Việt Nam cũng có phong trào chống chiến tranh”