18/03/1969: Mỹ lần đầu ném bom Campuchia

Nguồn: U.S. bombs Cambodia for the first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, lần đầu tiên trong chiến tranh, các máy bay ném bom B-52 của Mỹ đã chuyển hướng từ các mục tiêu của họ ở Nam Việt Nam sang tấn công các căn cứ địa và khu tiếp tế nghi ngờ là của lực lượng cộng sản ở Campuchia. Continue reading “18/03/1969: Mỹ lần đầu ném bom Campuchia”

Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?

Tác giả: Hồng Thủy

30 năm sau ngày diễn ra vụ thảm sát Gạc Ma, một số học giả Trung Quốc đã lên tiếng thông qua Thời báo Hoàn Cầu. Chúng tôi xin dẫn lại và có đôi lời phản biện.

Ngày 14/3 là vừa tròn 30 năm ngày diễn ra sự kiện lính Trung Quốc thảm sát 64 chiến sĩ Công binh Hải quân Nhân dân Việt Nam đang làm nhiệm vụ xây dựng tại bãi đá Gạc Ma, Trường Sa, Khánh Hòa.

Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc đã lên tiếng về sự kiện này.

Mục Tin tức quốc tế, Thời báo Hoàn Cầu phiên bản tiếng Trung Quốc ngày 14/3 đăng bài: “Trận chiến cuối cùng Trung Quốc đánh, người Việt Nam miêu tả khiến tôi kinh ngạc” của tác giả Bổ Nhất Đao, do Lý Lâm Chi biên tập. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu nói gì về vụ xâm lược, thảm sát Gạc Ma?”

17/03/1964: Hội đồng An ninh Quốc gia xem xét tình hình Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: National Security Council reviews situation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã chủ trì một phiên họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, trong đó Bộ trưởng Quốc phòng McNamara và Tướng Maxwell Taylor đã trình bày một đánh giá đầy đủ về tình hình tại Việt Nam. Continue reading “17/03/1964: Hội đồng An ninh Quốc gia xem xét tình hình Chiến tranh Việt Nam”

16/03/1751: ‘Cha đẻ Hiến pháp Mỹ’ James Madison ra đời

Nguồn: “Father of the Constitution” is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1751, James Madison, người soạn thảo Hiến pháp Mỹ, người ghi lại Hội nghị lập hiến Philadelphia, một trong số các tác giả của tập bài viết Federalist Papers (nhằm kêu gọi thông qua hiến pháp) và là vị Tổng thống thứ tư của nước Mỹ, đã chào đời tại một đồn điền ở Virginia.

Madison lần đầu tiên chứng minh năng lực của mình khi còn là sinh viên tại Đại học New Jersey (nay là Đại học Princeton), nơi ông đã hoàn thành khóa học bốn năm chỉ trong hai năm và, vào năm 1769, đã giúp thành lập Hiệp hội Whig, cộng đồng văn học và tranh luận xã hội thứ hai ở Princeton (và trên toàn thế giới), để đối đầu với Hiệp hội Cliosophic đã được thành lập trước đó. Continue reading “16/03/1751: ‘Cha đẻ Hiến pháp Mỹ’ James Madison ra đời”

Khi Trump gặp Kim, Trung Quốc sẽ làm gì?

Nguồn: Zha Daojiong,  “When Trump and Kim Meet, What Will Xi Do?”, China File, 13/03/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Cuộc gặp Kim – Trump mở ra một cơ hội cho cộng đồng quốc tế để giảm kỳ vọng của mình về việc Trung Quốc phải “chịu trách nhiệm” đối với hành vi hạt nhân của Bắc Triều Tiên và yêu cầu Washington đóng một vai trò thỏa đáng hơn.

Dưới thời Trump, các quan chức Hoa Kỳ áp dụng một lập trường cực đoan hơn so với giới tinh hoa nghiên cứu an ninh Hoa Kỳ, những người đã nhiều thập niên nay lập luận rằng thành công gần đây của Trung Quốc được tạo ra ở Hoa Kỳ. Họ cho rằng Washington đã hỗ trợ Trung Quốc bằng cách cho phép nước này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và sử dụng Hải quân Hoa Kỳ để giữ Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương luôn mở cho các hành trình hàng hải vào và ra các cảng Trung Quốc. Continue reading “Khi Trump gặp Kim, Trung Quốc sẽ làm gì?”

Trật tự mới cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Nguồn: Brahma Chellaney, “A New Order for the Indo-Pacific”, Project Syndicate, 09/03/2018.

Biên dịch: Trần Thanh Bình

Động lực an ninh đang thay đổi nhanh chóng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khu vực này không những bao gồm các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới mà còn là nơi chứng kiến sự gia tăng nhanh nhất các khoản chi tiêu quân sự và năng lực hải quân, sự cạnh tranh quyết liệt nhất đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như các điểm nóng chiến lược nguy hiểm nhất. Người ta thậm chí có thể nói rằng khu vực này giữ chìa khóa đối với an ninh toàn cầu.

Việc sử dụng thuật ngữ “Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương” ngày càng nhiều – khái niệm để chỉ tất cả các nước nằm dọc Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương – chứ không phải là “Châu Á – Thái Bình Dương”, nhấn mạnh khía cạnh trên biển của các căng thẳng hiện nay. Các đại dương ở châu Á ngày càng trở thành một đấu trường cạnh tranh về nguồn lực và ảnh hưởng. Giờ đây có vẻ như các cuộc khủng hoảng khu vực trong tương lai sẽ được kích hoạt và/hoặc giải quyết trên biển. Continue reading “Trật tự mới cho khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”

15/3/1973: Nixon gợi ý về việc tái can thiệp vào Việt Nam

Nguồn: President Nixon hints at reintervention, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon gợi ý rằng Mỹ có thể tái can thiệp vào Việt Nam để ngăn chặn phe cộng sản vi phạm Hiệp định Paris. Lệnh ngừng bắn theo các điều khoản của Hiệp định Paris có hiệu lực từ ngày 27/01/1973, nhưng cả hai bên đều liên tục vi phạm thỏa thuận vì họ đang cố giành quyền kiểm soát lãnh thổ ở Nam Việt Nam. Rất nhanh sau đó, cả hai bên tiếp tục chiến đấu trong cái gọi là “cuộc chiến ngừng bắn” (cease-fire war). Continue reading “15/3/1973: Nixon gợi ý về việc tái can thiệp vào Việt Nam”

Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ

Nguồn: Odd Arne Westad, The Cold War and America’s Delusion of Victory, The New York Times, 28/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến tranh Lạnh trong vai trò một hệ thống nhiều quốc gia đã kết thúc vào một ngày tháng mười hai lạnh giá và xám xịt ở Moskva vào năm 1991, khi Mikhail Gorbachev ký một văn bản tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên bang Xô viết. Bản thân chủ nghĩa cộng sản, dưới dạng thức chủ nghĩa Marx – Lenin, đã không còn tồn tại như một lý tưởng thực tế về cách tổ chức xã hội.

“Nếu tôi được chọn lại một lần nữa, tôi thậm chí sẽ không là một người cộng sản,” Todor Zhivkov, một nhà lãnh đạo cộng sản bị lật đổ của Bulgaria, từng nói một năm trước đây. “Và nếu Lenin còn sống hôm nay, ông cũng sẽ nói như vậy. Giờ đây tôi phải thừa nhận rằng chúng ta đã bắt đầu từ một cơ sở sai lầm, từ một tiền đề sai lầm. Nền tảng của chủ nghĩa xã hội là sai lầm. Tôi tin rằng ý tưởng về chủ nghĩa xã hội đã chết yểu ngay khi thành hình.” Continue reading “Chiến tranh Lạnh và ảo giác chiến thắng của người Mỹ”

14/03/1879: Ngày sinh Albert Einstein

Nguồn: Albert Einstein born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1879, Albert Einstein – con trai của một kỹ sư điện người Do Thái sinh sống ở Ulm, Đức – đã ra đời. Lý thuyết tương đối (thuyết tương đối rộng và thuyết tương đối hẹp) của Einstein đã làm thay đổi quan điểm của con người về vũ trụ, đồng thời công trình về lý thuyết hạt và năng lượng của ông đã làm nền tảng cho cơ học lượng tử, và sau này là bom nguyên tử.

Sau quãng đời thơ ấu ở Đức và Ý, Einstein đến theo học vật lý và toán học tại Học viện Bách khoa Liên bang tại Zurich, Thụy Sĩ. Ông trở thành một công dân Thụy Sĩ và đã được nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich trong khi làm việc tại Cục Bằng Sáng chế Thụy Sĩ ở Bern vào năm 1905. Đây cũng là năm mà các nhà sử học nghiên cứu sự nghiệp của Einstein gọi là annus mirabilis – “Năm Kỳ diệu” – khi ông cho xuất bản năm nghiên cứu lý thuyết vốn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của ngành vật lý hiện đại. Continue reading “14/03/1879: Ngày sinh Albert Einstein”

14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov

Nguồn: Germans recapture Kharkov, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, quân đội Đức một lần nữa tiến vào Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, nơi đã bị các lực lượng Liên Xô và Đức thay nhau chiếm đóng nhiều lần trong cuộc chiến giữa hai bên.

Kharkov là một mục tiêu được ưu tiên cao của quân Đức khi họ xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, vì thành phố này là một trung tâm công nghiệp và đường sắt, và có các mỏ than và sắt ở gần đó. Một trong số các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất đối với nhu cầu chiến tranh của Stalin là Nhà máy Xe tăng Kharkov. Nhà máy này đã được Stalin chuyển ra khỏi Kharkov vào tháng 12 năm 1941 tới khu vực dãy núi Ural. Trên thực tế, Joseph Stalin muốn bảo vệ Kharkov đến mức đã ra lệnh “không được rút lui” cho quân đội của mình, điều đã dần dần gây ra thương vong lớn cho lực lượng Hồng quân. Continue reading “14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov”

Hà Nội: Nơi lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim

Nguồn: Vũ Minh Khương, “Hanoi the ideal place for the Trump–Kim summit”, East Asia Forum, 12/03/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Vào ngày 8 tháng 3 năm 2018, chính phủ Hoa Kỳ tuyên bố rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý gặp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại một địa điểm và thời gian sẽ được xác định sau. Các phương tiện truyền thông dường như cùng chung nhận định rằng có hai nơi có thể xảy ra sự kiện đáng ngạc nhiên này: Khu phi quân sự trên bán đảo Triều Tiên hoặc Bắc Kinh.

Địa điểm của cuộc họp mang tính biểu tượng cao và do đó có thể là một động thái chiến lược có giá trị cho cả hai bên. Hà Nội là một lựa chọn lý tưởng, đáp ứng ba tiêu chí quan trọng để có được một kết quả thành công: Cuộc gặp ở Hà Nội sẽ thể hiện sự quan tâm nghiêm túc đối với việc cải thiện cơ bản quan hệ Hoa Kỳ- Triều Tiên; gửi một thông điệp mang tính biểu tượng mạnh mẽ đến cộng đồng thế giới tại nơi mà Việt Nam và Hoa Kỳ đã hòa giải những xung đột đau thương trong quá khứ, và nó cũng chỉ ra các bước chuẩn bị mà Bắc Triều Tiên cần phải làm để tái gia nhập cộng đồng thế giới. Continue reading “Hà Nội: Nơi lý tưởng để tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim”

13/03/1781: William Hershel phát hiện ra Thiên vương tinh

Nguồn: William Hershel discovers Uranus, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1781, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức, William Hershel, đã khám phá ra Thiên Vương tinh, hành tinh thứ bảy trong Thái Dương hệ. Phát hiện mới này của Herschel là phát hiện đầu tiên được thực hiện trong thời hiện đại, và cũng là phát hiện đầu tiên được thực hiện bằng cách sử dụng một kính thiên văn, cho phép Herschel xác định Thiên Vương tinh là một hành tinh, chứ không phải một ngôi sao như các nhà thiên văn học trước đó lầm tưởng.

Herschel, người sau này được phong tước nhờ khám phá mang tính lịch sử của ông, đã đặt tên cho hành tinh mới là Georgium Sidus, hay “Hành tinh của George” nhằm vinh danh vua George III của nước Anh. Continue reading “13/03/1781: William Hershel phát hiện ra Thiên vương tinh”

Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?

Nguồn:Why America’s Federal Reserve might make money disappear”, The Economist, 17/4/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra tín hiệu rằng nó sẽ sớm giảm quy mô bảng cân đối kế toán.

Trước khủng hoảng tài chính 2007-2008, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ các tài sản trị giá khoảng 850 tỷ USD. Ngày nay, bảng cân đối kế toán của ngân hàng trung ương này lớn gấp 5 lần, ở mức 4,5 nghìn tỷ. Nó đã tăng lên trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính khi Fed mua số lượng lớn trái phiếu chính phủ và chứng khoán được bảo đảm bằng tài sản thế chấp bằng cách sử dụng lượng tiền mới được tạo ra, phần lớn theo một chính sách được gọi là chính sách “nới lỏng định lượng” (quantitative easing – QE). Bây giờ Fed đang chuẩn bị bán một số tài sản, và rút về lượng tiền tương ứng. Tại sao và làm thế nào mà nó có thể làm được điều này? Continue reading “Tại sao Fed có thể làm cho tiền ‘biến mất’?”

12/03/1938: Đức sáp nhập Áo

Nguồn: Germany annexes Austria, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, quân Đức đã tiến vào Áo để sáp nhập quốc gia nói tiếng Đức này vào Đệ Tam Đế chế.

Đầu năm 1938, lần thứ hai trong vòng bốn năm, phe Quốc Xã tại Áo đã âm mưu lật đổ chính phủ bằng vũ lực và sáp nhập nước họ vào nước Đức phát xít. Biết được âm mưu này, Thủ tướng Áo Kurt von Schuschnigg đã gặp lãnh đạo Đức Quốc Xã, Adolf Hitler, với hy vọng giữ được nền độc lập cho đất nước. Nhưng thay vào đó, ông lại bị ép phải bổ nhiệm một số thành viên Quốc xã Áo vào nội các của mình. Continue reading “12/03/1938: Đức sáp nhập Áo”

12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam

Nguồn: Australians withdraw from South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, những nhóm binh sĩ cuối cùng của Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất đã rút khỏi Việt Nam. Chính phủ Australia lần đầu tiên đưa quân tới Việt Nam vào năm 1964 với một đơn vị không quân nhỏ và một nhóm công binh dân sự. Tháng 5 năm 1965, Australia gia tăng lực lượng tham chiến của mình với việc triển khai Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Australia (RAR).

Sự hình thành Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất vào năm 1966 đã thiết lập một căn cứ hoạt động của Australia gần Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy. Continue reading “12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam”

Nỗi ám ảnh của Putin

Nguồn: Sergey Aleksashenko, “The Future of Putin’s Illusion”, Project Syndicate, 21/02/2018.

Biên dịch: Trần Thanh Bình

Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Nga vào ngày 18 tháng 3 tới là một điều ai cũng biết trước: Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin sẽ giành chiến thắng sau khi giành được gấp 5 đến 6 lần số phiếu của ứng viên xếp thứ hai. Các cuộc bầu cử ở Nga ngày nay không công bằng, tự do, hoặc cạnh tranh hơn so với thời Liên Xô cũ. Sự khác biệt duy nhất là thời đó chỉ có một ứng cử viên duy nhất trên lá phiếu, trong khi ngày nay có nhiều ứng viên hơn để làm cho cuộc bầu cử có vẻ đáng tin cậy hơn. Continue reading “Nỗi ám ảnh của Putin”

11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease

Nguồn: FDR signs Lend-Lease, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký phê duyệt Chương trình Lend-Lease, một chương trình nhằm hỗ trợ về ngân sách và vật tư cho các đồng minh trong chiến tranh.

Chương trình Lend-Lease được Roosevelt đưa ra như là một phương tiện để giúp đỡ nước Anh trong nỗ lực chiến tranh chống lại người Đức, bằng cách trao cho Tổng thống quyền “bán, nhượng quyền sở hữu, trao đổi, cho thuê, cho mượn, hoặc loại bỏ” bất kỳ tài nguyên quân sự nào mà ông cho là vì lợi ích nhằm bảo vệ đất nước. Continue reading “11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease”

Tống Sơn Quận chúa Ngọc Vạn: Huyền Trân công chúa của phương Nam

Trước nay khi bàn đến công lao mở đất về phương Nam dưới thời chúa Nguyễn, mọi người đều đề cập đến công lao của công nữ Ngọc Vạn, ái nữ của chúa Sãi Nguyễn Phương Nguyên, người có tầm nhìn chiến lược sâu sắc trong công cuộc thực hiện di ngôn chánh trị của chúa tiên Nguyễn Hoàng, qua cuộc hôn nhân với quốc vương Chân Lạp Chey Chetta II. Nhưng do điều kiện tư liệu, nên tiểu sử của vị công nữ đã từng là thái hậu của vương quốc Chân Lạp, chưa được viết đầy đủ. Chỉ biết bà kết hôn với quốc vương Chân Lạp về Ouđông từ năm 1620, đến năm 1628, quốc vương qua đời, bà được tôn làm thái hậu và trong những năm cuối đời bà về Sài Côn ( Tên gọi cũ của Sài Gòn) rồi lên núi chứa chan ( Biên Hoà) dựng chùa ẩn tu cho đến lúc qua đời. Continue reading “Tống Sơn Quận chúa Ngọc Vạn: Huyền Trân công chúa của phương Nam”

10/03/1975: Lực lượng cộng sản bao vây Ban Mê Thuột

Nguồn: Communists surround Ban Me Thuot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, lực lượng Bắc Việt đã bao vây và tấn công thành phố Ban Mê Thuột khi những trận đánh bắt đầu bùng nổ ở Tây Nguyên. Được phát động vào cuối tháng 01/1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngưng bắn được thiết lập theo Hiệp định Paris, hành động này là một phần của Chiến dịch 275 (Chiến dịch Tây Nguyên) của Bắc Việt.

Trận đánh Ban Mê Thuột bắt đầu vào ngày 04/03, khi Bắc Việt bao vây thành phố với năm sư đoàn tấn công chính và đã hoàn toàn cắt đứt mọi hỗ trợ từ bên ngoài. Sư Đoàn 23 của miền Nam bị áp đảo về quân số và nhanh chóng rơi vào tay lực lượng cộng sản. Continue reading “10/03/1975: Lực lượng cộng sản bao vây Ban Mê Thuột”

09/03/1981: Nhà máy điện Nhật rò rỉ chất thải phóng xạ

Nguồn: Japanese power plant leaks radioactive waste, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, một tai nạn hạt nhân tại nhà máy của Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản ở Tsuruga, Nhật, đã làm 59 công nhân bị phơi nhiễm phóng xạ. Thay vì thực hiện đúng quy trình như với các vụ tai nạn điện hạt nhân, nhóm quan chức phụ trách lại không thông báo kịp thời cho công chúng và người dân gần đó, khiến họ gặp phải những nguy hiểm không cần thiết.

Tsuruga nằm gần vịnh Wakasa ở bờ biển phía tây của Nhật Bản. Có khoảng 60.000 người sống trong khu vực xung quanh nhà máy điện nguyên tử. Vào ngày 09/03, một công nhân đã quên đóng một van quan trọng, khiến bể chứa bùn phóng xạ bị tràn. Năm mươi sáu công nhân đã được gửi đến để xử lý chất thải phóng xạ trước khi rò rỉ có thể thoát ra khỏi tòa nhà, nhưng kế hoạch đã không thành công và 16 tấn chất thải đã đổ xuống Vịnh Wakasa. Continue reading “09/03/1981: Nhà máy điện Nhật rò rỉ chất thải phóng xạ”