Thế giới hôm nay: 15/04/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chuck Schumer, lãnh đạo phe đa số Dân chủ tại Thượng viện và là chính trị gia Do Thái cấp cao nhất của Mỹ, đã kêu gọi Israel tổ chức bầu cử. Ông Schumer nói rằng chính phủ của thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu đã để cho quá nhiều thường dân thiệt mạng ở Gaza và “không còn phù hợp với nhu cầu của Israel.” Ông nói thêm là đất nước “không thể tồn tại nếu trở thành một kẻ bị ruồng bỏ trên trường quốc tế.” Tổng thống Joe Biden cũng tỏ ra chán ngấy với ông Netanyahu – người mà gần đây ông nói là “làm tổn thương Israel nhiều hơn là giúp đỡ” nước này – nhưng vẫn chưa kêu gọi thay thế nhà lãnh đạo Israel.

Joe Biden cho biết ông phản đối đề xuất tiếp quản US Steel của Nippon Steel. Hồi tháng 12, nhà sản xuất thép lớn nhất Nhật Bản đã đồng ý mua công ty Mỹ trong một thỏa thuận trị giá gần 15 tỷ USD. Tuy vậy, thỏa thuận này bị chỉ trích gay gắt bởi các công đoàn và chính trị gia, một phần vì lý do an ninh quốc gia. Donald Trump, đối thủ của ông Biden trong cuộc bầu cử tổng thống, cho biết ông sẽ “chặn nó ngay lập tức.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/04/2024”

AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chẳng người lính nước nào không biết AK-47 – tên một loại vũ khí xếp đầu bảng trong lịch sử quân sự thế giới. Ngày 6/7/2007, nước Nga long trọng kỷ niệm 60 năm ngày ra đời khẩu AK-47 đầu tiên. Viện Bảo tàng Quân đội Nga hôm ấy chật kín người đến dự. Tác giả của AK-47 – thiếu tướng, tiến sĩ Mikhail Kalashnikov, 88 tuổi, cũng có mặt. Nhân dịp này, Tổng thống Putin đã ra sắc lệnh khen thưởng ông. Tuy đã cao tuổi, nhưng Kalashnikov vẫn làm cố vấn cho Công ty Xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga Rosoboronexport, một công ty nhà nước chuyên xuất khẩu vũ khí, trong đó có các kiểu súng mang tên Kalashnikov, đem lại nhiều lợi nhuận cho nước Nga, một cường quốc về xuất khẩu vũ khí. Trong dịp đến thăm Nga năm 2006, Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đã đặt mua 100 nghìn khẩu AK-47 để trang bị cho dân quân bảo vệ tổ quốc mình. Continue reading “AK-47: Khẩu súng làm thay đổi thế giới”

14/03/1967: Thi hài JFK được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng

Nguồn: JFK’s body moved to permanent gravesite, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, thi hài của Tổng thống John F. Kennedy được di dời đến một vị trí cách nơi chôn cất ban đầu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington chỉ vài mét. Vị tổng thống đã qua đời hơn ba năm trước đó, vào ngày 22/11/1963, do bị ám sát.

Dù JFK chưa bao giờ nói rõ ông muốn được chôn cất ở đâu, nhưng hầu hết các thành viên trong gia đình và bạn bè của ông đều cho rằng ông sẽ chọn một khu đất ở quê hương Massachusetts. Vì là cựu binh Thế chiến II, JFK đủ điều kiện để được chôn cất tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, nhưng ông cũng xứng đáng có một nơi chôn cất đặc biệt, phù hợp với vị thế tổng thống của mình. Continue reading “14/03/1967: Thi hài JFK được chuyển đến nơi an nghỉ cuối cùng”

Thế giới hôm nay: 14/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc chủ sở hữu Trung Quốc của TikTok, ByteDance, phải bán ứng dụng này cho chủ sở hữu quốc tịch khác. Nếu không TikTok sẽ bị cấm ở Mỹ, thị trường lớn nhất của công ty. Các cơ quan quản lý lo ngại Trung Quốc đang dùng ứng dụng này để thu thập dữ liệu cá nhân của người Mỹ. Hơn nữa, vì TikTok ngày càng trở thành một nguồn tin tức, họ lo ngại nó có thể bị sử dụng như một công cụ tuyên truyền. Dự luật lưỡng đảng được thông qua với tỷ lệ 352-65, dù số phận của nó tại Thượng viện vẫn chưa chắc chắn.

Vladimir Putin cảnh báo phương Tây rằng Nga đã sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân “từ quan điểm kỹ thuật quân sự” và cảnh báo Mỹ không nên triển khai quân tới Ukraine. Ông nói một loạt các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine gần đây vào các cơ sở dầu mỏ của Nga là nhằm mục đích phá hoại “cuộc bầu cử” tổng thống Nga. Cuộc bỏ phiếu kéo dài ba ngày đó, bắt đầu vào thứ Sáu, chắc chắn sẽ trao cho ông Putin thêm sáu năm nắm quyền. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/03/2024”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Một trong những cách chính mà Nga dùng để né tránh kiểm soát xuất khẩu của phương Tây là thông qua trung chuyển hàng hóa qua các nước thứ ba như Thổ Nhĩ Kỳ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và các quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô cũ. Vào tháng 11 năm ngoái, Bloomberg đưa tin rằng trong bối cảnh áp lực ngày càng tăng từ phương Tây, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã đồng ý hạn chế xuất khẩu hàng hóa nhạy cảm sang Nga, và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang xem xét một động thái tương tự. Về phần mình, các quan chức Kazakhstan đã công bố lệnh cấm xuất khẩu một số mặt hàng chiến trường sang Nga vào tháng 10. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P2)”

Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân

Nguồn: Alessio Patalano, “The New Age of Naval Power”, The Times, 06/03/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Ukraine tuyên bố đã đánh chìm một tàu chiến khác của Nga, Sergei Kotov, trên Biển Đen. Liên tục mất đi tàu Kotov và trước đó tàu Tsezar Kunikov vào tháng trước hiện đồng nghĩa với việc một phần ba hạm đội Biển Đen của Nga đã bị vô hiệu hóa. Kotov và Kunikov đã cùng với soái hạm Moskva nằm dưới đáy Biển Đen và củng cố thực tế rằng chiến trường hàng hải trong cuộc chiến tranh ở Ukraine là cuộc xung đột hải quân quan trọng nhất kể từ cuộc chiến Falklands hơn bốn thập kỷ trước. Continue reading “Kỷ nguyên mới của sức mạnh hải quân”

Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)

Nguồn: Amy Mackinnon, “Russia’s War Machine Runs on Western Parts,” Foreign Policy, 22/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bất chấp lệnh trừng phạt, Moscow vẫn nhập khẩu các linh kiện vũ khí quan trọng từ Mỹ và châu Âu.

Vào khoảng gần trưa ngày 19/08/2023, một tên lửa hành trình của Nga đã cắt ngang qua những mái vòm củ hành mạ vàng và những dãy chung cư thấp tầng trên đường chân trời Chernihiv ở miền bắc Ukraine. Tên lửa Iskander-K đã lao thẳng vào mục tiêu: nhà hát kịch của thành phố, nơi đang tổ chức cuộc họp của các nhà sản xuất máy bay không người lái vào thời điểm xảy ra vụ tấn công. Hơn 140 người bị thương và 7 người thiệt mạng. Nạn nhân nhỏ nhất, Sofia Golynska, 6 tuổi, đang chơi ở công viên gần đó. Continue reading “Cỗ máy chiến tranh Nga phụ thuộc vào linh kiện Phương Tây (P1)”

12/03/1988: Mưa đá gây ra thảm họa giẫm đạp tại Nepal

Nguồn: Hail causes stampede at soccer match in Nepal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, một trận mưa đá bất ngờ đã khiến các cổ động viên tại một trận bóng đá ở Kathmandu, Nepal phải bỏ chạy. Thảm họa giẫm đạp sau đó đã khiến ít nhất 70 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương.

Vào lúc đó, khoảng 30.000 người đang theo dõi trận đấu giữa đội Janakpur của Nepal và đội Muktijoddha của Bangladesh tại Sân vận động Quốc gia. Một cơn bão ập đến nhanh chóng và mưa đá bắt đầu trút xuống khán đài. Khi các cổ động viên hoảng loạn và lao về phía lối thoát, họ phát hiện các cánh cổng đã bị khóa, có lẽ là để ngăn những người không có vé vào sân vận động. Trong lúc người hâm mộ tiếp tục chen lấn, lối đi bắt đầu chật kín. Các nạn nhân của thảm họa giẫm đạp dần không thở được và đã bị đè bẹp đến chết. Continue reading “12/03/1988: Mưa đá gây ra thảm họa giẫm đạp tại Nepal”

Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?

Nguồn: “Does generative artificial intelligence infringe copyright?”, The Economist, 02/03/2024.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (AI) sẽ biến đổi thị trường lao động. IMF cho rằng các công cụ AI, như những phần mềm tạo văn bản hoặc hình ảnh, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến 40% việc làm. Ngân hàng Goldman Sachs thì cho rằng chúng có thể thay thế 300 triệu việc làm trên toàn thế giới. Những người hoài nghi cho rằng các ước tính như thế là phóng đại. Nhưng một số ngành dường như đã cảm nhận được tác động. Một bài báo xuất bản hồi tháng 8 năm 2023 trên SSRN, một kho lưu trữ các nghiên cứu chưa qua bình duyệt chính thức, cho thấy thu nhập của các lao động tự do “sáng tạo” — chẳng hạn như nhà văn và họa sĩ minh họa — đã giảm kể từ tháng 11 năm 2022 khi ChatGPT được phát hành. Continue reading “Các công cụ AI có vi phạm tác quyền hay không?”

Thế giới hôm nay: 12/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Israel tiếp tục tấn công Gaza khi tháng chay Ramadan bắt đầu. Hôm thứ Bảy Lực lượng Phòng vệ Israel được cho là đã tấn công nơi Marwan Issa – lãnh đạo Lữ đoàn Qassam, cánh vũ trang của Hamas – có thể đã ẩn náu và đang cố gắng xác nhận xem ông ta có bị giết hay chưa. Trong khi đó, chuyến khởi hành của con tàu chở hàng viện trợ nhân đạo đầu tiên từ Síp đến Gaza đã bị trì hoãn.

Tổng thống Joe Biden đề xuất ngân sách 7,3 nghìn tỷ USD cho năm tài khoá sắp tới. Kế hoạch của ông đề xuất giảm chi phí dịch vụ giữ trẻ và nhà ở, cùng nhiều thứ khác. Các đề xuất sẽ được tài trợ bằng cách tăng thuế đối với các tập đoàn và người giàu. Nhưng kế hoạch của ông Biden nhiều khả năng sẽ không qua được Hạ viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/03/2024”

Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza

Nguồn: Raphael S. Cohen, “The Brutal Logic to Israel’s Actions in Gaza,” Foreign Policy, 29/02/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đường lối bị nhiều chỉ trích của chính quyền Biden đã cho thấy việc thiếu một chiến lược thay thế rõ ràng.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Israel-Hamas, chính quyền Biden đã cố gắng áp dụng một chính sách cân bằng mong manh: ủng hộ cuộc chiến của Israel chống lại Hamas ở Gaza, đồng thời yêu cầu Israel giảm bớt thiệt hại nhân đạo trong các chiến dịch của họ và xem xét một cách nghiêm túc những bất bình chính trị chính đáng của người Palestine. Nhìn chung, nỗ lực triển khai chính sách này chỉ gây thất vọng – và ngày càng khiến Mỹ bị cô lập. Giờ đây, ngay cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng đang kêu gọi “ngừng bắn ngay lập tức” nhằm chấm dứt các chiến dịch của Israel ở Gaza. Trong nước, Nhà Trắng đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội cũng như từ các cơ sở của Đảng Dân chủ, yêu cầu thay đổi chiến thuật hiện tại trong việc đối phó với Israel. Continue reading “Logic tàn bạo đằng sau hành động của Israel ở Gaza”

Thế giới hôm nay: 11/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mọi hy vọng về một thỏa thuận ngừng bắn trước tháng Ramadan giữa HamasIsrael đã tiêu tan. Nhiều người Hồi giáo sẽ bắt đầu ăn chay vào thứ Hai sau khi có trăng lưỡi liềm, dấu hiệu đánh dấu khởi đầu tháng thánh, ở Ả Rập Saudi và các nước vùng Vịnh. Các cuộc đàm phán dường như đã bị đình trệ. Các quan chức Ai Cập cho biết họ vẫn giữ liên lạc với cả Hamas và Israel với hy vọng sớm đạt được thỏa thuận. Bộ y tế Hamas cho biết số người chết vì cuộc tấn công của Israel vào Gaza đã vượt quá 31.000 người.

Trước đó, tổng thống Joe Biden đã cáo buộc thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu “làm tổn thương Israel” với số người chết ngày càng tăng ở Gaza. Nhưng ông Biden cũng nhắc lại là “việc phòng thủ Israel vẫn rất quan trọng.” Trong khi đó, quân đội Mỹ đã điều tàu tới Gaza chở theo thiết bị để xây dựng một cầu tàu tạm ở bờ biển của dải đất. Bến tàu sẽ nhận được các chuyến hàng viện trợ cần thiết nhưng có thể mất tới 60 ngày để xây dựng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/03/2024”

Xanh SM có thể soán ngôi Grab tại Việt Nam?

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Why XanhSM Might Dethrone Grab in Vietnam“, Fulcrum, 08/03/2024.

Biên dịch và giới thiệu: Diệu Thanh

Gã khổng lồ về dịch vụ gọi xe Grab của Đông Nam Á có đối thủ nặng ký mới tại Việt Nam. Đó chính là Xanh SM – “đứa con” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng.

Trong bài phân tích đăng trên trang Fulcrum.sg (Singapore), tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Nghiên cứu viên cao cấp và Điều phối viên Chương trình Nghiên cứu Việt Nam tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak Institute, Singapore) cho biết hoạt động kinh doanh của Grab tại Việt Nam có thể bị đe dọa bởi Xanh SM (GSM).

Cụ thể, theo vị tiến sĩ, sau khi mua lại hoạt động của Uber tại Đông Nam Á vào năm 2018, Grab đã khẳng định mình là công ty hàng đầu trong lĩnh vực gọi xe công nghệ của khu vực. Continue reading “Xanh SM có thể soán ngôi Grab tại Việt Nam?”

Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Post-Tiananmen ‘openness’ fades from Chinese politics, ”Nikkei Asia, 07/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tập ủng hộ ‘mở cửa với tiêu chuẩn cao’ nhưng chế độ của ông lại đang đi thụt lùi.

Chính trị Trung Quốc lại một lần nữa rút vào hộp đen.

Thủ tướng Lý Cường dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 11/03/2024, sau khi Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Quốc hội Trung Quốc, bế mạc kỳ họp thường niên. Tuy nhiên, theo một thông báo chính thức trước thềm kỳ họp Quốc hội, cuộc họp báo của thủ tướng đã bị loại khỏi chương trình nghị sự. Continue reading “Thêm bằng chứng cho thấy chính trị Trung Quốc ngày càng khép kín”

10/03/1922: Mahatma Gandhi bị bắt vì tội kích động lật đổ

Nguồn: Mahatma Gandhi Arrested for Sedition, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1922, sau nhiều năm bị chính quyền thực dân Anh ở Ấn Độ bắt giam nhiều lần vì các hoạt động lãnh đạo trong phong trào đòi độc lập của đất nước, nhà hoạt động và lãnh đạo tinh thần Mohandas Karamchand Gandhi lại tiếp tục bị bắt tại Bombay với tội danh nghiêm trọng nhất cho đến đến thời điểm đó: kích động lật đổ. Gandi – người được gọi một cách tôn kính với tên Mahatma, có nghĩa là “linh hồn vĩ đại” – phải nhận bản án 6 năm tù vì tội phản đối chính quyền thực dân Anh. Continue reading “10/03/1922: Mahatma Gandhi bị bắt vì tội kích động lật đổ”

Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy

Nguồn: Martin Wolf, “China’s excess savings are a danger,” Financial Times, 05/03/2024.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh phải dám chọn biện pháp triệt để để đối phó.

Trung Quốc là siêu cường tiết kiệm toàn cầu. Trong quá khứ, ở một nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng với những cơ hội đầu tư tuyệt vời, tỷ lệ tiết kiệm cao là một tài sản lớn. Nhưng chúng cũng có thể gây ra những khó khăn đáng kể. Ngày nay, khi thời kỳ bùng nổ của thị trường bất động sản đi đến hồi kết, quản lý những khoản tiết kiệm này đã trở thành một thách thức. Chính phủ Trung Quốc phải dám lựa chọn những giải pháp tương đối triệt để. Continue reading “Mức tiết kiệm khổng lồ ở Trung Quốc là một mối nguy”

09/03/1916: Pancho Villa tấn công Columbus, New Mexico

Nguồn: Pancho Villa attacks Columbus, New Mexico, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, tức giận trước sự hỗ trợ của Mỹ dành cho các đối thủ trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát Mexico, thủ lĩnh cách mạng nông dân Pancho Villa đã tấn công thị trấn biên giới Columbus, New Mexico.

Năm 1913, cuộc nội chiến đẫm máu ở Mexico đã đưa tướng Victoriano Huerta lên nắm quyền. Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã khinh thường chế độ mới, gọi đó là “chính phủ đồ tể,” và tích cực hỗ trợ quân sự nhân vật đối lập, Venustiano Carranza. Thật không may, khi Carranza lên nắm quyền vào năm 1914, ông ta cũng trở thành một nỗi thất vọng khác và Wilson lại ủng hộ một lãnh đạo phiến quân khác, Pancho Villa. Continue reading “09/03/1916: Pancho Villa tấn công Columbus, New Mexico”

Chuyển động Quốc Phòng (2/03 – 08/03/2024)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Continue reading “Chuyển động Quốc Phòng (2/03 – 08/03/2024)”

Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Trịnh Duy Sản sau khi giết Vua Lê Tương Dực liền bàn mưu với các tông thất và đại thần, định lập Quang Trị, con của Mục Ý Vương; Mục Ý Vương là em của Cẩm Giang Vương Sùng. Nhưng Vũ Tá hầu Phùng Mại không nghe, bàn lập con trưởng của Cẩm Giang Vương Sùng, là Y. Tường quận công Phùng Dĩnh sai lực sĩ giết Mại ở Nghị sự đường trong cung cấm, rồi lập Quang Trị khi ấy mới 8 tuổi. Mới được 3 ngày, chưa kịp đổi niên hiệu, thì Trịnh Duy Đại, anh Duy Sản, đem Quang Trị về Tây Đô, Thanh Hóa. Continue reading “Lê Chiêu Tông lên ngôi, Mạc Đăng Dung thâu tóm quyền lực”

Thế giới hôm nay: 08/03/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Mỹ được cho là sẽ xây dựng một bến tàu ngoài khơi bờ biển Gaza để tăng thêm viện trợ cho khu vực này. Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ công bố dự án này trong bài phát biểu thông điệp liên bang của ông. Các quan chức cho biết dự án sẽ mất “vài tuần.” Trước đó, các nhà đàm phán của Hamas đã không đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong đàm phán ở Cairo, dù đại diện Ai Cập và Qatar đã hy vọng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 40 ngày ở Gaza trước tháng Ramadan, bắt đầu vào tuần tới. Hamas cho biết đại diện của họ sẽ tiếp tục đàm phán gián tiếp với Israel.

EU mở rộng khả năng tiếp cận miễn thuế vào thị trường chung cho các nhà sản xuất thực phẩm Ukraine. Khối đã miễn thuế nhập khẩu và hạn ngạch cho nông dân nước này từ năm 2022 sau khi chiến tranh làm gián đoạn các chuyến hàng qua Biển Đen. Thỏa thuận mới nhất có nhượng bộ cho những nông dân đang biểu tình trên khắp lục địa: thuế quan có thể được áp dụng lại nếu khối lượng hàng nhập khẩu của Ukraine tăng lên trên mức trung bình gần đây. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/03/2024”