Cuộc phiêu lưu của Trung Quốc tại Địa Trung Hải

greece-port

Nguồn: Elodie Sellier, “China’s Mediterranean Odyssey“, The Diplomat, 19/04/2016.

Biên dịch: Văn Cường

Ngày 8/4, sau khi ký thỏa thuận mua cảng Piraeus của Hy Lạp, nằm ở phía Tây Nam thủ đô Athens, Chủ tịch Tập đoàn Vận tải Đường biển Trung Quốc (COSCO) Xu Lirong đã phát biểu: “Hãy để tàu căng buồm và mang Bộ lông cừu vàng về đây”. Bên cạnh truyền thuyết lãng mạn về các anh hùng Jason và Argonauts của Hy Lạp, “bộ lông cừu vàng” kiểu Trung Quốc (hợp đồng giữa COSCO với Hy Lạp) có giá trị không dưới 368,5 triệu Euro và một cam kết đầu tư 350 triệu Euro trong thập kỷ tới.

Trung Quốc đang ngày càng tiến về phía Tây, khi đưa ra hàng loạt đề nghị với các đối tác Châu Âu nhằm hiện thực chiến lược làm sống lại các tuyến đường tơ lụa của mình. Dưới con mắt của Bắc Kinh, việc mua cảng Piraeus là một bước tiến lớn trong dự án “Một Vành đai Một Con đường”, một mạng lưới cơ sở hạ tầng và đầu tư với mục tiêu xây dựng “một cây cầu mới của tình hữu nghị và hợp tác”. Gần đây, Trung Quốc đang ngày càng mong muốn gắn kết các nền kinh tế năng động của hai đầu con đường tơ lụa, là khu vực Đông Á và Tây Âu. Continue reading “Cuộc phiêu lưu của Trung Quốc tại Địa Trung Hải”

Quyền lực (Power)

power

Tác giả: Lục Minh Tuấn

Quyền lực là phương tiện để bảo đảm sự an ninh và tồn tại, thực hiện lợi ích và là mục tiêu mà mọi quốc gia tìm kiếm. Quyền lực theo đó thể hiện qua khả năng của một quốc gia trong việc thực hiện một hành động nào đó. Mặc dù đối với chủ nghĩa hiện thực, quyền lực là khái niệm cốt lõi, nhưng những học giả theo trường phái này vẫn không thống nhất được với nhau cách hiểu về quyền lực. Điều này còn tuỳ thuộc vào việc nhìn nhận khái niệm quyền lực là một khái niệm mang tính tĩnh hay động. Continue reading “Quyền lực (Power)”

29/04/1970: Mỹ và Việt Nam CH xâm nhập Campuchia

ARVN_in_Cambodia

Nguồn:U.S.-South Vietnamese forces launch Cambodian ‘incursion’,” History.com (truy cập ngày 28/04/2016).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1970, các lực lượng Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đã mở một chiến dịch “xâm nhập” có giới hạn vào Campuchia. Chiến dịch này bao gồm 13 hoạt động lớn trên bộ nhằm xóa sổ chỗ trú ẩn của quân đội Bắc Việt nằm sâu hơn 30 km bên trong biên giới Campuchia. Khoảng 50.000 lính Nam Việt và 30.000 lính Hoa Kỳ đã tham gia, khiến nó trở thành chiến dịch lớn nhất của chiến tranh kể từ sau Chiến dịch Junction City vào năm 1967.

Chiến dịch bắt đầu với việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa tấn công vào khu “Mỏ vẹt” (Parrot’s Beak) của Campuchia nằm trải dài về phía miền Nam Việt Nam trên vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong hai ngày đầu tiên, một lực lượng đặc nhiệm gồm 8.000 lính Nam Việt, bao gồm hai sư đoàn bộ binh, bốn tiểu đoàn biệt động, và bốn nhóm kỵ binh, đã sát hại 84 lính cộng sản trong khi thiệt hại 16 người và 157 người bị thương.[1] Continue reading “29/04/1970: Mỹ và Việt Nam CH xâm nhập Campuchia”

Cần chấm dứt di sản Chiến tranh Lạnh của Đài Loan

tawf

Nguồn: Daniel Blumenthal, “Unwinding Taiwan’s Cold War Legacy”, Foreign Policy, 29/03/2016.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong khi Tổng thống Obama đến thăm Cuba vào tuần trước để tái thiết lập quan hệ ngoại giao với hòn đảo dưới sự cai trị của Castro và “chấm dứt di sản của Chiến tranh Lạnh” ở khu vực Mỹ Latinh, thì một Đài Loan dân chủ vẫn đang bị kìm kẹp bởi những di sản của Chiến tranh Lạnh.

Quan hệ Mỹ – Đài bị đóng băng vào năm 1979, năm nước Mỹ hủy bỏ liên minh Trung Hoa Dân quốc – Mỹ và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, cái giá phải trả cho việc bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Các nhà sử học vẫn tranh cãi liệu có cần sự thay đổi lớn này không để đạt được những gì chúng ta muốn trong quan hệ với Bắc Kinh. Continue reading “Cần chấm dứt di sản Chiến tranh Lạnh của Đài Loan”

Nguyên nhân xung đột ở Nagorno-Karabakh là gì?

Nagorno-Karabakh

Nguồn: The conflict in Nagorno-Karabakh“, The Economist, 15/04/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chỉ ít người chú ý tới cuộc giao tranh dữ dội nổ ra vào đầu tháng Tư ở Nagorno-Karabakh, một vùng đất bị tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan. Khoảng 50 người đã thiệt mạng trong bốn ngày khi xe tăng, máy bay trực thăng và đạn pháo thắp sáng một mặt trận đã bị lãng quên từ lâu. Sự hồi sinh của cuộc xung đột đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế khi tất cả các quan chức của Mỹ, Liên minh châu Âu và Nga đều kêu gọi các bên bình tĩnh nhằm ngăn chặn sự bùng phát của một cuộc chiến tranh trên diện rộng. Sau khi Moskva giúp làm cầu nối cho một thỏa thuận ngừng bắn, chiến sự đã chậm lại; tuy nhiên, hoà bình lâu dài vẫn là một ảo tưởng. Vậy mục đích của cuộc xung đột Nagorno-Karabakh là gì? Continue reading “Nguyên nhân xung đột ở Nagorno-Karabakh là gì?”

Bi kịch đổi đất lấy viện trợ của Ai Cập

aca

Nguồn: Barak Barfi, “Egypt for Sale”, Project Syndicate, 15/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Ai Cập hồi tuần trước của Vua Ả Rập Saudi Salman, hai nước đã ký kết 22 thỏa thuận, trong đó có một thỏa thuận dầu khí trị giá 22 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế đang hấp hối của Ai Cập. Nhưng sự trợ giúp hào phóng nào cũng có cái giá của nó: Ai Cập đã phải trả hai hòn đảo trên Biển Đỏ mà Ả Rập Saudi đã nhượng lại cho nước này vào năm 1950. Động thái này đã vạch trần luận điệu của giới lãnh đạo Ai Cập, rằng nước này vẫn là một cường quốc khu vực, chỉ là một lời nói dối. Thật vậy, Ai Cập thậm chí còn không thể xử lý được những thách thức trong nước, do dân số phát triển quá nhanh và phụ thuộc vào nguồn trợ cấp mà chính phủ không có khả năng chi trả. Đây là tình thế mà các phần tử thánh chiến đang khai thác khá thành công. Vậy làm thế nào mà Ai Cập lại rơi vào hoàn cảnh này? Continue reading “Bi kịch đổi đất lấy viện trợ của Ai Cập”

Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-eu

Nguồn: Joschka Fischer, “Realism for Europe and Turkey”, Project Syndicate, 04/04/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã được đặc trưng bởi một mâu thuẫn sâu sắc. Trong khi hợp tác an ninh (đặc biệt là trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh) và quan hệ kinh tế trở nên mạnh mẽ, thì những nền tảng quan trọng của dân chủ – nhân quyền, tự do báo chí, quyền của người thiểu số, và một nền tư pháp độc lập để thực thi pháp quyền – vẫn còn yếu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Lịch sử cũng đã chia rẽ hai bên, khi các tranh cãi về việc thừa nhận nạn diệt chủng người Armenia trong Thế chiến I là một minh chứng.

Sau khi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) cầm quyền hiện nay lên nắm quyền dưới thời Abdullah Gul năm 2002 và sau đó là dưới thời Recep Tayyip Erdogan, những xung đột này dường như đã được giải quyết. Trong những năm đầu tiên nắm quyền, các đảng viên AKP muốn Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu và hiện đại hóa nền kinh tế. Và đảng này đã tiến hành những cải cách thực sự, đặc biệt là trong các lĩnh vực như tư pháp, điều vốn cần thiết cho mục tiêu trở thành thành viên EU của Thổ Nhĩ Kỳ. Continue reading “Thách thức trong quan hệ giữa châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ”

Tập Cận Bình là ai?

<> on September 4, 2014 in Beijing, China.

Nguồn: Andrew J. Nathan,  “Who Is Xi?“, New York Review of Books, 12/05/2016.

Người dịch: Phan Văn Song

Hơn một nửa nhiệm kỳ 5 năm đã qua với tư cách là chủ tịch Trung Quốc và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc — dự kiến sẽ là nhiệm kỳ đầu trong ít nhất hai nhiệm kỳ— việc Tập Cận Bình đàn áp lan rộng đối với xã hội dân sự và đề cao tệ sùng bái cá nhân đã làm thất vọng nhiều nhà quan sát, cả Trung Quốc lẫn nước ngoài, vốn thấy ông ta do di sản gia đình và kinh nghiệm sống nhất định phải là một nhà cải cách tự do. Nhiều người nghĩ Tập Cận Bình tất phải hiểu được sự nguy hiểm của sự độc tài của Đảng qua kinh nghiệm gia đình ông dưới thời cai trị của Mao. Cha ông, Tập Trọng Huân (1913-2002), đã gần như bị xử tử trong một cuộc xung đột bên trong Đảng năm 1935, đã bị thanh trừng trong một cuộc đấu khác vào năm 1962, bị “lôi ra” và chịu nhục hình trong cuộc Cách mạng Văn hóa, và đã được cho nghỉ hưu sau một cuộc đối đầu khác trong Đảng năm 1987. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, một chị cùng cha khác mẹ của Tập Cận Bình đã bị dày vò đến mức phải tự tử. Ngay chính Tập Cận Bình, con của một “kẻ chạy theo tư bản”, đã bị “đưa về nông thôn” để lao động cùng với nông dân. Những khó khăn gay gắt đến mức ông được cho là đã cố để trốn thoát, nhưng bị bắt và đưa trở lại.

Continue reading “Tập Cận Bình là ai?”

Điều gì đằng sau cuộc nổi loạn chống hội nhập toàn cầu?

Cargo ships entering one of the busiest ports in the world, Singapore.

Nguồn: Lawrence Summers, “What’s behind the revolt against global integration?”, The Washington Post, 10/04/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi Thế Chiến II kết thúc, sự đồng thuận rộng rãi trong việc ủng hộ hội nhập kinh tế toàn cầu như là một nguồn lực hướng đến hòa bình và thịnh vượng đã là một trụ cột của trật tự quốc tế. Từ các thỏa thuận thương mại toàn cầu đến dự án Liên minh Châu Âu; từ hoạt động của Hệ thống Bretton Woods đến việc loại bỏ sự kiểm soát luồng vốn rộng khắp; từ sự mở rộng trên quy mô lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự gia tăng mạnh mẽ những dòng người di chuyển qua các biên giới, phương hướng chung đều vô cùng rõ ràng. Được thúc đẩy bởi tăng trưởng kinh tế trong nước, các công nghệ như vận tải bằng container và Internet vốn giúp tăng cường hội nhập, cũng như bởi các thay đổi về luật pháp trong nước và những thỏa thuận quốc tế giữa các quốc gia, thế giới trở nên nhỏ hơn và kết nối chặt chẽ hơn. Continue reading “Điều gì đằng sau cuộc nổi loạn chống hội nhập toàn cầu?”

27/04/1773: Quốc hội Anh thông qua Luật Trà

bstontpt

Nguồn:Parliament passes the Tea Act”, History.com (truy cập ngày 27/4/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1773, Quốc hội Anh thông qua Luật Trà, một dự luật được thiết kế để cứu vãn Công ty Đông Ấn khỏi bị phá sản bằng cách giảm đáng kể thuế trà mà công ty phải trả cho chính phủ Anh, qua đó cấp cho công ty này vị thế độc quyền trên thực tế đối với việc xuất khẩu trà sang Mỹ. Bởi vì tất cả các loại trà hợp pháp nhập vào các thuộc địa Bắc Mỹ đều phải đi qua Anh nên cho phép công ty Đông Ấn trả thuế thấp hơn ở Anh cũng đồng nghĩa với việc cho phép công ty này bán trà giá rẻ hơn ở các thuộc địa Bắc Mỹ. Thậm chí trà Hà Lan trốn thuế, nhập vào các thuộc địa một cách bất hợp pháp thông qua buôn lậu, vẫn đắt hơn trà của công ty Đông Ấn sau khi đạo luật này có hiệu lực. Continue reading “27/04/1773: Quốc hội Anh thông qua Luật Trà”

Tâm trạng của nước Mỹ trước bầu cử

vote-buttons

Nguồn: Richard N. Haass, “The State of the United States”, Project Syndicate, 24/03/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vẫn còn hơn một nửa năm nữa mới tới, và không thể biết chắc ai sẽ được đề cử để đại diện cho hai đảng lớn, và càng không thể biết chắc ai sẽ là vị chủ nhân thứ 45 của Nhà Trắng. Nhưng cũng không phải quá sớm để đánh giá tâm trạng của hơn 320 triệu người dân nước này và ý nghĩa của nó đối với người sẽ chiến thắng cuối cùng trong cuộc bầu cử mà hẳn đối với đại đa số mọi người trên thế giới chính là một bộ phim truyền hình chính trị không hồi kết.

Tâm trạng đa số tại nước Mỹ thời gian này là sự lo lắng bao trùm, nếu không muốn nói là sự tức giận tuyệt đối. Tờ Washington Post gần đây đã xuất bản một chuỗi các bài báo gồm 4 phần, cho thấy sự giận dữ của người dân nhắm tới Phố Wall, người Hồi Giáo, các hiệp định thương mại, Washington, các vụ bắn súng của cảnh sát, Tổng thống Barack Obama, Đảng Cộng hòa, người nhập cư và các mục tiêu khác. Continue reading “Tâm trạng của nước Mỹ trước bầu cử”

Hội nghị Bretton Woods 1944 quyết định những gì?

17-Bretton-woods

Nguồn:What was decided at the Bretton Woods summit“, The Economist, 30/06/2014.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 01/07/1944, các chuyên gia tài chính của nhóm các nước giàu đã nhóm họp tại một khách sạn ở vùng núi New Hampshire để thảo luận về hệ thống tiền tệ thời hậu chiến. Hệ thống Bretton Woods nổi lên từ cuộc họp này đã chứng kiến sự hình thành của hai thể chế toàn cầu vẫn đang đóng vai trò quan trọng cho đến ngày nay: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Nó cũng lập ra một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định kéo dài cho đến đầu những năm 1970. Một động lực quan trọng cho các quốc gia tham dự hội nghị là cảm giác về sự hỗn loạn của hệ thống tài chính giữa hai cuộc thế chiến, với sự sụp đổ của hệ thống bản vị vàng, cuộc Đại Khủng hoảng và sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ. Continue reading “Hội nghị Bretton Woods 1944 quyết định những gì?”

Toàn cầu hóa số: Cơ hội cho các nước đang phát triển

tch so

Nguồn: Laura Tyson & Susan Lund, “Digital Globalization and the Developing World”, Project Syndicate, 25/03/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quá trình toàn cầu hóa đang bước vào một kỷ nguyên mới, được định hình không chỉ bởi dòng chảy hàng hóa và vốn qua biên giới, mà còn bởi dòng chảy dữ liệu và thông tin ngày càng gia tăng. Sự dịch chuyển này dường như có lợi cho các nền kinh tế tiên tiến, nơi có những ngành công nghiệp đi tiên phong trong việc sử dụng công nghệ số trong các sản phẩm và quy trình vận hành của mình. Liệu các nước đang phát triển có bị bỏ lại phía sau?

Trong hàng thập kỷ, với các nước thu nhập thấp, ganh đua để thu hút các doanh nghiệp sản xuất với chi phi thấp có vẻ là phương pháp hứa hẹn nhất để vươn lên. Thương mại hàng hóa toàn cầu tăng từ 13,8% GDP toàn cầu năm 1985 (2.000 tỷ USD) lên đến 26,6% GDP (16.000 tỷ USD) năm 2007. Được thúc đẩy bởi nhu cầu và việc thuê ngoài từ các nước phát triển, các thị trường mới nổi giành được thị phần ngày càng lớn trong khối lượng giao dịch hàng hóa ngày một gia tăng này. Tính đến 2014, các nước này chiếm hơn một nửa khối lượng giao dịch thương mại toàn cầu. Continue reading “Toàn cầu hóa số: Cơ hội cho các nước đang phát triển”

Last days in Vietnam (2014)

Sau khi nhận chức tổng thống chiều 28/4/1975, một trong những quyết định của Đại tướng Dương Văn Minh là yêu cầu Mỹ rút khỏi Việt Nam.

Qua công điện gửi Đại sứ Mỹ Graham Martin, ông Minh đã yêu cầu Hoa Kỳ rút tất cả người Mỹ trong vòng 24 giờ.

Đó cũng là 24 tiếng đồng hồ của ngày 29/4/1975 tại Sài Gòn được đạo diễn Rory Kennedy đưa vào phim tài liệu “Last Days in Vietnam”. Phim được sự phối hợp sản xuất của chương trình American Experience thuộc hệ thống truyền hình PBS. Continue reading “Last days in Vietnam (2014)”

Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975

Phim tài liệu “Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975” gồm 2 tập.

Tập 1: Phim tài liệu đặc biệt về cuộc chiến Đông Dương và Việt Nam 1940 — 1954 với những thước phim lịch sử về cuộc tấn công biển người của Hồng Quân Trung Cộng tại chiến trường Cao Ly (Triều Tiên) đẫm máu.

Những hình ảnh về quốc trưởng Bảo Đại trong sứ mệnh tái hình thành và phát triển quân đội Quốc Gia Việt Nam và những ngày cuối cùng của cuộc chiến Pháp-Việt mà ngày N đã kết thúc tại Genève. Continue reading “Việt Nam – Đông Á 35 năm bão lửa 1940-1975”

26/04/1986: Tai nạn hạt nhân nổ ra tại Chernobyl

chern

Nguồn:Nuclear explosion at Chernobyl”, History.com (truy cập ngày 26/4/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1986, tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất thế giới cho đến nay xảy ra tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl gần Kiev tại Ukraine. Tổng số người chết vì thảm họa này vẫn đang được kiểm đếm, nhưng các chuyên gia tin rằng hàng ngàn người đã thiệt mạng và tới 70.000 người bị nhiễm xạ nặng. Ngoài ra, một diện tích đất rộng lớn trở nên không phù hợp với sự sống trong vòng 150 năm. 150.000 người từng sống trong bán kính 18 dặm xung quanh Chernobyl đã phải dời đi vĩnh viễn. Continue reading “26/04/1986: Tai nạn hạt nhân nổ ra tại Chernobyl”

Nhạc rock và các chế độ độc tài

1225778_1280x720

Nguồn: Ian Buruma, “Gimme Shelter From Dictatorship,” Project Syndicate, 07/04/2016.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau chuyến thăm  lịch sử của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Cuba thì một buổi biểu diễn miễn phí của ban nhạc Rolling Stones ở Havana có vẻ chỉ là một sự kiện tương đối nhỏ. Obama đã hồi sinh mối quan hệ với Cuba sau hơn một nửa thế kỷ thù địch sâu sắc. Chỉ là các thành viên tuổi bảy mươi của ban nhạc chơi mấy bài nhạc ầm ĩ.

Tuy nhiên, về mặt biểu tượng, buổi biểu diễn này không nhỏ chút nào. Để hiểu được tầm quan trọng của việc ban nhạc Rolling Stones biểu diễn trước hàng trăm ngàn người Cuba hâm mộ, ta phải hiểu nhạc rock and roll có ý nghĩa như thế nào đối với những người sống dưới các chế độ chuyên chế cộng sản. Continue reading “Nhạc rock và các chế độ độc tài”

Điều TQ sợ nhất: Chết và bị lãng quên như Liên Xô

image-19917-galleryV9-jmvv-19917

Nguồn: Harry J. Kazianis, “China’s Greatest Fear: Dead and Buried Like the Soviet Union”, The National Interest, 11/03/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi lăm năm trước đây, Liên Xô hùng cường cuối cùng đã bị ném vào đống tro tàn lịch sử, không bao giờ ngóc lên được nữa. Tuy nhiên, chúng ta thường quên rằng sự sụp đổ của một trong những đế quốc hùng mạnh nhất trong lịch sử loài người chẳng bao giờ là điều dĩ nhiên. Thật vậy, nhìn lại thời gian chỉ mười năm trước đó, đến năm 1981, rất ít người đoán trước được cái chết của Liên Xô. Trên thực tế, nhiều người dự đoán chính Mỹ mới là nước sẽ rơi vào tình thế gay go trong những năm tiếp theo đó. Ngay cả việc xem xét qua lịch sử vào thời đó cũng cho thấy một nước Mỹ còn đang vật lộn để vượt qua tình trạng trì trệ thâm căn cố đế: Liên Xô có vẻ đang đều bước gần như khắp mọi nơi, còn nền kinh tế Mỹ trong tình trạng hỗn loạn, nước Mỹ vẫn choáng váng do vết thương tình cảm từ chiến tranh Việt Nam cũng như sự từ chức của một vị tổng thống đương nhiệm. Các cú đấm cứ bồi tiếp -một cuộc khủng hoảng dường như không bao giờ kết thúc và chúng gây cảm giác về một cuộc “khủng hoảng niềm tin” thật sự. Continue reading “Điều TQ sợ nhất: Chết và bị lãng quên như Liên Xô”

Hải chiến Trường Sa 1988

Clip thuật lại các diễn biến chính của cuộc Hải chiến Trường Sa ngày 14 tháng 3 năm 1988, trong đó lực lượng Trung Quốc đã nổ súng tấn công 3 tàu vận tải và các lính công binh của hải quân Việt Nam tại bãi đá Gạc Ma, làm chìm 2 tàu và 64 chiến sĩ của Việt Nam bị hi sinh hoặc mất tích.

Xem thêm thông tin về cuộc hải chiến tại ĐÂY.