Nguồn gốc tập tục đốt pháo ngày tết ở Trung Quốc

Chinese-new-year-firecrackers

Tác giả: Đào Hương Thục

Mỗi năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp là người ta có thể nghe thấy tiếng pháo nổ rải rác đó đây. Đặc biệt, đối với bọn trẻ hiếu động, chúng không thể cưỡng lại được sự hấp dẫn đến mê hoặc của pháo. Cả một băng pháo dài được chúng dỡ ra, một tay cầm que hương, tay kia cầm quả pháo, hứng khởi ném pháo vào nhau, đuổi nhau trong các ngõ nhỏ. Phía này có tiếng pháo, phía kia cũng là tiếng pháo. Tiếng pháo nổ đùng đoàng hòa lẫn với tiếng cười đùa của bọn trẻ lan truyền khắp nơi, như “nhắc nhở” mọi người về một năm mới đã đến.

Trong dân gian, đốt pháo như một nghi thức thì phải đến trưa 30 tháng Chạp mới chính thức bắt đầu. Mọi nhà, sau khi làm lễ cúng Tổ tiên, Thần tài đều phải đốt pháo để bày tỏ niềm vui trước thềm năm mới. Bởi vậy lúc này, tiếng pháo nối nhau không dứt từ nhà này sang nhà khác, từ nơi này đến nơi kia, không gian ngập tràn khói pháo và mùi lưu huỳnh. Continue reading “Nguồn gốc tập tục đốt pháo ngày tết ở Trung Quốc”

Nhân tố CNN (CNN Factor)

postnewsroom

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Nhân tố CNN là một khái niệm phản ánh tác động của truyền thông đối với việc hoạch định chính sách đối ngoại thông qua việc đưa tin về các cuộc xung đột một cách tập trung và có cảm xúc, qua đó khơi dậy các phản ứng từ công chúng và gây áp lực lên các chính phủ trong việc hành động đối phó với các cuộc xung đột đó.

Khái niệm này gắn liền với vai trò của kênh truyền hình CNN (Cable News Network), một mạng lưới tin tức truyền hình cáp của Mỹ, được thành lập vào năm 1980 bởi Ted Turner. Ngay khi được thành lập, CNN là hệ thống truyền thông đầu tiên cung cấp tin tức 24/24 trên truyền hình, và cũng là kênh truyền hình đầu tiên ở Mỹ chỉ chuyên về tin tức. Continue reading “Nhân tố CNN (CNN Factor)”

05/02/1989: Liên Xô rút quân khỏi Kabul

article-132412

Nguồn:The last Soviet troops leave Kabul”, History.com (truy cập ngày 3/2/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Trong một động thái quan trọng báo hiệu sự kết thúc gần một thập niên can thiệp quân sự của Liên Xô vào Afghanistan, những người lính Nga cuối cùng đã rút khỏi thủ đô Kabul. Chưa đầy hai tuần sau đó, toàn bộ quân Liên Xô đã rút khỏi Afghanistan, kết thúc điều mà nhiều nhà quan sát gọi là “chiến tranh Việt Nam của Liên Xô.”

Lực lượng vũ trang của Liên Xô tiến vào Afghanistan vào tháng 12 năm 1979 để hỗ trợ chính phủ cộng sản thân Liên Xô của quốc gia này trong các cuộc chiến với phiến quân Hồi giáo. Gần như ngay lập tức, Liên Xô nhận ra mình đã bị sa lầy trong một cuộc xung đột leo thang nhanh chóng. Phiến quân Afghanistan tiến hành kháng chiến mạnh mẽ một cách bất ngờ chống lại sự can thiệp của người Nga. Continue reading “05/02/1989: Liên Xô rút quân khỏi Kabul”

Trung Quốc xuất khẩu mô hình phát triển ra nước ngoài

RMB-with-Chinese-Knot

Nguồn: Francis Fukuyama, “Exporting the Chinese Model”, Project Syndicate, 12/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Bích Hân | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khi năm 2016 bắt đầu, một cuộc đối đầu lịch sử đang ngấm ngầm diễn ra giữa các mô hình phát triển cạnh tranh lẫn nhau – cụ thể ở đây là chiến lược thúc đẩy tăng trưởng kinh tế – giữa một bên là Trung Quốc và một bên là Mỹ và các nước phương Tây. Mặc dù cuộc đối đầu này chỉ ngầm diễn ra trong tiềm thức của các bên tham gia, nhưng kết quả của nó sẽ là yếu tố quyết định vận mệnh của lục địa Á- Âu trong nhiều thập kỷ tới.

Hầu hết các nước phương Tây đều nhận thấy rằng tỉ lệ tăng trưởng ở Trung Quốc đang từng bước giảm dần, từ trên 10% trong nhiều thập niên gần đây xuống dưới 7% vào thời điểm hiện tại (hoặc thậm chí có thể thấp hơn). Các nhà lãnh đạo nước này không ngồi yên mà đã tìm kiếm các giải pháp nhằm thúc đẩy sự dịch chuyển từ mô hình tăng trưởng định hướng xuất khẩu gây ô nhiễm môi trường dựa trên sản xuất công nghiệp nặng sang một mô hình khác dựa trên tiêu dùng và dịch vụ nội địa. Continue reading “Trung Quốc xuất khẩu mô hình phát triển ra nước ngoài”

Tại sao bầu cử sơ bộ diễn ra đầu tiên ở bang Iowa?

iowa

Nguồn:Election 101: Why is Iowa first?”, History.com, 01/02/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Kể từ năm 1972, bầu cử sơ bộ ở bang Iowa đã trở thành cuộc tranh cử đầu tiên của các ứng viên trên con đường giành được đề cử (làm ứng viên tổng thống chính thức) của mỗi đảng. Nhưng tại sao lại là Iowa? Nguyên nhân  bắt nguồn từ hội nghị của đảng Dân chủ năm 1968.

Các sự kiện dẫn tới hội nghị này đã rất biến động. Chiến tranh Việt Nam bước vào năm thứ 14, cả Martin Luther King, Jr. và ứng cử viên tổng thống Robert Kennedy đều bị ám sát vào mùa xuân năm đó, và Tổng thống Lyndon Johnson đã rút lui khỏi cuộc đua vào hồi tháng 3, quyết định không tìm cách ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa. Tháng 4 năm đó, Hubert Humphrey – phó tổng thống của Johnson – đã nhảy vào cuộc đua. Continue reading “Tại sao bầu cử sơ bộ diễn ra đầu tiên ở bang Iowa?”

Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ

fed

Nguồn: Alexander Friedman, “How the Fed  Reduced Inequality”, Project Syndicate, 16/12/2015.

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cuối cùng đã nâng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập niên qua. Tác động của việc này đối với vấn đề chênh lệch lãi suất, chứng khoán của các thị trường mới nổi, nhu cầu nhà ở, và các vấn đề khác, là đối tượng của các tranh luận rộng rãi. Nhưng, khi các thị trường học cách đối phó với một chính sách tiền tệ thắt chặt hơn, có thể hầu hết mọi người đã bỏ qua một tia sáng cuối đường hầm quan trọng.

Bất bình đẳng thu nhập và của cải ở Mỹ đã tăng đáng kể từ sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, nhưng việc bình thường hóa chính sách tiền tệ có thể đánh dấu sự bắt đầu chấm dứt xu hướng này. Thật ra, nó giúp đẩy nhanh quá trình đảo ngược của xu hướng bất bình đẳng. Continue reading “Fed tăng lãi suất giúp giảm bất bình đẳng ở Mỹ”

04/02/1945: Khai mạc Hội nghị Yalta

Yalta-summit-1945

Nguồn:The Yalta Conference commences”, History.com (truy cập ngày 3/2/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Franklin D. Roosevelt (Mỹ), Thủ tướng Winston Churchill (Anh), và Thủ tướng Joseph Stalin (Liên Xô) đã gặp nhau tại Yalta, Crimea, để thảo luận và lập kế hoạch cho thế giới hậu chiến – cụ thể là giải quyết sự phân bổ lại quyền lực và ảnh hưởng. Nhiều người cho rằng chính tại Yalta Chiến tranh Lạnh đã ra đời.

Các cường quốc đã xác định rằng một nước Đức bại trận sẽ được chia cắt thành các khu vực chiếm đóng của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, và Liên Xô, các cường quốc chính của phe Đồng Minh. Một khi đã vào Đức, quân đội Đồng Minh sẽ giám sát việc giải thể bộ máy quân đội Đức và truy tố các tội phạm chiến tranh. Một ủy ban đặc biệt cũng sẽ xác định việc bồi thường chiến phí. Continue reading “04/02/1945: Khai mạc Hội nghị Yalta”

Sự trở lại của đầu tư công

6024553683

Nguồn: Dani Rodik, “The Return of Public Investment,” Project Syndicate, 13/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ý tưởng cho rằng đầu tư công vào cơ sở hạ tầng – đường, đập, nhà máy điện, vv… – là động lực không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế luôn ăn sâu vào tâm trí các nhà hoạch định chính sách ở những nước nghèo. Nó cũng là lý do đằng sau các chương trình hỗ trợ phát triển xuất hiện ít lâu sau Thế chiến II, khi Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ song phương đổ nguồn lực vào các nước mới độc lập nhằm tài trợ cho các dự án quy mô lớn. Và nó còn thúc đẩy sự ra đời của Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc dẫn đầu, với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn cho việc phát triển cơ sở hạ tầng được cho là lên tới 8 nghìn tỷ USD của khu vực. Continue reading “Sự trở lại của đầu tư công”

Nghi lễ mổ bụng seppuku diễn ra như thế nào?

seppuku

Nguồn:What is Seppuku?”, History.com, 14/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Thường được gọi là “hara-kiri” ở phương Tây, seppuku (mổ bụng) là một nghi lễ tự sát bắt nguồn từ tầng lớp chiến binh samurai cổ xưa của Nhật Bản. Hành động ghê rợn này thường bao gồm việc tự đâm vào bụng mình bằng một thanh gươm ngắn, mổ phanh dạ dày, sau đó đâm ngược lưỡi gươm lên trên để đảm bảo vết thương sẽ gây tử vong. Một số người thực hành nghi lễ này chấp nhận chết từ từ, nhưng họ thường nhờ đến sự giúp đỡ của một “kaishakunin”, hay người giúp đỡ thứ hai, người sẽ giúp chặt đầu họ bằng một thanh kiếm ngay sau khi họ mới bắt đầu mổ bụng. Toàn bộ quá trình được tổ chức thành một nghi lễ trang trọng. Trong số các nghi lễ có việc cá nhân chuẩn bị mổ bụng thường uống rượu sake và sáng tác một bài thơ ngắn nói về cái chết của mình trước khi cầm dao. Continue reading “Nghi lễ mổ bụng seppuku diễn ra như thế nào?”

Cuộc chạy đua chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc

20160130_eup502

Nguồn: The race for secretary-general, The Economist, 26/01/2016.

Biên dịch: Vũ Hồng Trang

Thời tổng thư ký Boutros Boutros-Ghali (người Ai Cập) và trước đó là Javier Pérez de Cuéllar (người Peru), một diễn viên hài người Anh nói vui rằng tiêu chí cốt lõi để trở thành tổng thư ký Liên Hợp Quốc là có một cái tên dài và khó phát âm. Luật bất thành văn từ trước tới nay quy định chức vụ này luân chuyển lần lượt qua các khu vực và giờ đây đến lượt Đông Âu, một khu vực với rất nhiều cái tên vô cùng khó phát âm, khiến người ta nghĩ rằng truyền thống sẽ được tiếp tục.

Hai ứng cử viên hàng đầu đều là nữ giới đến từ Bulgaria. Cả hai cái tên đều có cách phát âm tương đối giống như cách viết phiên âm sang tiếng Anh. Nhưng việc chính phủ Bulgaria sẽ đề cử ai đang làm khuấy đảo nền chính trị tại đất nước này. Continue reading “Cuộc chạy đua chức Tổng thư ký Liên Hợp Quốc”

Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (03/02/2016)

HQTarantul4-1

Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Quyền lực biển được gói gọn trong nỗ lực nhằm kiểm soát hoàn toàn biển cả – hay các tuyến đường liên lạc trên biển (Sea Lanes of Communication – SLOCs) quan trọng như thuật ngữ mà các nhà chiến lược hải dương hay đề cập tới. Xuyên suốt lịch sử thì đó là những cố gắng nhằm kiểm soát các dòng chảy thương mại hàng hải, qua đó tạo ra của cải và thịnh vượng. Các cường quốc xây dựng lực lượng hải quân cũng nhằm phục vụ mục đích này.

Từ người Phoenicia cho tới người La Mã, từ Đế quốc Anh cho tới Hiệp Chúng quốc Hoa Kỳ, các lực lượng hải quân hùng mạnh này xây dựng hạm đội của mình theo một nguyên tắc căn bản và có vẻ hợp lý: tàu càng to và được trang bị càng nhiều hoả lực thì sẽ càng hiệu quả (trong chiến đấu). Continue reading “Chuyển động quốc phòng Châu Á – Thái Bình Dương (03/02/2016)”

03/02/1994: Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam

pcoca

Nguồn:Clinton ends trade embargo of Vietnam”, History.com (truy cập ngày 02/02/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1994, Tổng thống Bill Clinton đã dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại kéo dài 19 năm đối với nước CHXHCN Việt Nam. Lệnh cấm vận đã được áp đặt từ năm 1975 khi quân đội Bắc Việt chiếm được thành phố Sài Gòn ở Nam Việt Nam trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Tổng thống Clinton dỡ bỏ cấm vận chủ yếu để khuyến khích các nỗ lực hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm các tù nhân chiến tranh người Mỹ (POW) và những người mất tích trong chiến tranh (MIA) vẫn chưa được tìm thấy sau chiến tranh. Ông cũng tin tưởng rằng quan hệ kinh doanh được cải thiện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có lợi cho nền kinh tế của cả hai nước. Continue reading “03/02/1994: Mỹ dỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam”

Lào trong chiến lược ngoại giao của VN và TQ

cq5dam.thumbnail.588.368

Biên dịch: Hoàng Lan

Năm 2015 đánh dấu mốc 40 năm kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai. 40 năm trước, ba nước Đông Dương không chỉ chấm dứt chiến tranh, mà còn giành được thắng lợi trong cuộc cách mạng giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước: chủ nghĩa Cộng sản ở Campuchia cuối cùng giành được chính quyền, Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, Lào đến cuối năm 1975 dưới sự ảnh hưởng của Việt Nam đã chuyển hướng sang chủ nghĩa Cộng sản.

Tuy nhiên, năm 1975 chỉ là sự kết thúc cuộc chiến tranh về ý thức hệ, một bước ngoặt trong lịch sử xung đột khu vực, song một cuộc xung đột khác trong chủ nghĩa cộng sản vẫn tiếp tục tác động sâu sắc đến bán đảo Đông Dương, thậm chí là toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Continue reading “Lào trong chiến lược ngoại giao của VN và TQ”

5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ

declaration_independence

Nguồn: Newt Gingrich, “Five myths about the Founding Fathers”, The Washington Post, 02/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ những nền văn minh Athens và Rome cho tới ngày nay, mọi xã hội vĩ đại đều có những huyền thoại về sự ra đời của mình – những câu chuyện họ kể cho nhân dân nghe về nguồn gốc tổ tiên của mình là ai và từ đâu đến. Có lẽ bởi Mỹ non trẻ hơn hầu hết các quốc gia khác (239 tuổi vào thứ Bảy tuần này), sự ra đời của chúng ta là một trong những sự kiện được ghi lại đầy đủ nhất. Chúng ta may mắn có hàng ngàn trang thư từ, bài phát biểu và các ghi chép khác từ các nhà lập quốc, lưu lại những suy nghĩ và tranh luận đã diễn ra. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình thành lập nước Mỹ đã và vẫn đang thể hiện quyền lực về mặt chính trị và đóng vai trò quan trọng về mặt lịch sử như thế nào, khiến những huyền thoại đã ăn sâu vào gốc rễ đó vẫn tồn tại đến ngày hôm nay. Nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Khánh, chúng ta hãy cùng xem xét một vài huyền thoại lớn nhất về các bậc Tổ phụ Lập quốc. Continue reading “5 hiểu lầm về các Tổ phụ Lập quốc của Hoa Kỳ”

02/02/1943: Đức đầu hàng, trận Stalingrad kết thúc

stalingrad-german-pow

Nguồn:Battle of Stalingrad ends“, History.com (truy cập ngày 1/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1943, các binh sĩ cuối cùng của Đức tại thành phố Stalingrad của Liên Xô đã đầu hàng Hồng quân, kết thúc một trong những trận đánh then chốt của Thế chiến II.

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, bất chấp các điều khoản của Hiệp ước bất tương xâm Xô – Đức năm 1939, phát xít Đức đã phát động một cuộc xâm lược lớn chống lại Liên Xô. Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân hùng mạnh hơn, quân đội Đức đã nhanh chóng băng qua vùng đồng bằng Nga, gây tổn thương khủng khiếp cho Hồng quân và người dân Liên Xô. Với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh trong phe Trục, người Đức đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn, và tới giữa tháng 10, các thành phố lớn của nước Nga là Leningrad và Moskva đã bị bao vây. Tuy nhiên, Liên Xô tiếp tục cầm cự, và mùa đông sắp tới buộc Đức phải tạm dừng các cuộc tấn công. Continue reading “02/02/1943: Đức đầu hàng, trận Stalingrad kết thúc”

Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc

3b50b4f0-f166

Nguồn: Mohamed A. El-Erian, “The Chinese Economy’s Great Wall”, Project Syndicate, 11/01/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc gần đây bị rớt giá không chỉ khiến thị trường chứng khoán nước này gặp hỗn loạn, buộc chính phủ phải hai lần đình chỉ giao dịch trong vòng một tuần, mà hơn hết nó còn chỉ ra một thách thức lớn mà quốc gia này đang phải đối mặt: làm thế nào để cân bằng giữa các nghĩa vụ kinh tế trong nước và quốc tế. Cách tiếp cận của chính quyền hiện nay sẽ gây tác động mạnh đến sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, đi kèm với tiến trình hồi phục chậm chạp ở các nền kinh tế phát triển sau đó, đã khiến Trung Quốc phải nhanh chóng chuyển đổi mô hình phát triển từ dựa vào đầu từ và nhu cầu ở nước ngoài sang mô hình dựa trên nền tảng tiêu thụ nội địa. Continue reading “Thử thách lớn đối với nền tài chính Trung Quốc”

Câu chuyện về “điệp viên vĩ đại nhất Trung Quốc”

1246662181_1_

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Có một người Pháp gốc Hoa sống âm thầm giữa thành Paris hoa lệ đã 27 năm mà không ai biết gì. Thế nhưng hôm 30/6/2009, khi ốm chết ở tuổi 70 thì bỗng dưng ông ta lại được dư luận đặc biệt quan tâm. Báo đài phương Tây đưa tin chi tiết về nhân vật đó. Thời báo New York hôm 2/7/2009 đăng một bài khá dài dưới đầu đề Shi Pei Pu, Singer, Spy and ‘M. Butterfly,’ Dies at 70 (Shi Pei Pu, ca sĩ, điệp viên và “Ông Bươm bướm” chết ở tuổi 70). Thực ra từ năm 1993 báo này đã đăng một phóng sự rất dài về đề tài trên, dưới tiêu đề The True Story of M. Butterfly: The Spy Who Fell in Love With a Shadow.

Thì ra cái người tên Shi Pei Pu (tên chữ Hán là Thời Bội Phác) ấy vốn là nguyên mẫu của nhân vật chính trong vở opera Ông Bươm bướm (Mr. Butterfly) của kịch tác gia người Mỹ gốc Hoa David Henry Hwang. Continue reading “Câu chuyện về “điệp viên vĩ đại nhất Trung Quốc””

01/02/1908: Vua và thái tử Bồ Đào Nha bị ám sát

0000493e_medium

Nguồn:Portuguese king and heir assassinated“, History.com (truy cập ngày 31/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1908, vua Carlos I của Bồ Đào Nha và con trai cả của ông, Luis Filipe, đã bị ám sát bởi các nhà cách mạng khi đang ngồi trên một xe ngựa diễu hành qua các đường phố của Lisbon, thủ đô Bồ Đào Nha.

Carlos lên ngôi vua Bồ Đào Nha vào năm 1889 sau cái chết của cha mình, vua Louis I. Mặc dù ông có tài quản lý hành chính, nhưng vương quốc mà Carlos thừa hưởng đầy rẫy sự trì trệ cũng như các rắc rối về chính trị và tài chính, đặc biệt là liên quan đến sự suy giảm nhanh chóng đế chế thuộc địa của Bồ Đào Nha ở châu Phi. Continue reading “01/02/1908: Vua và thái tử Bồ Đào Nha bị ám sát”

Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?

childrights

Nguồn: “Why won’t America ratify the UN Convention on Children’s rights?”, The Economist, 06/10/2013.

Biên dịch: Đào Quốc Thụy | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tuần trước, tại trụ sở ở New York, Liên Hợp Quốc tổ chức Sự kiện Công ước (Treaty Event) thường niên, với mục đích thúc đẩy các nguyên thủ quốc gia thành viên ký kết bất kỳ công ước nào trong số hơn 550 công ước của Liên Hợp Quốc. Năm nay, tiêu điểm của Sự kiện là Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em – Công ước đã được tuyệt đại đa số các quốc gia thành viên phê chuẩn, trừ ba nước Somalia, Nam Sudan và Hoa Kỳ. Somalia hiện đang trong tình trạng hỗn loạn, còn Nam Sudan mới trở thành một quốc gia cách đây 2 năm. Vậy điều gì đã cản trở Hoa Kỳ phê chuẩn Công ước này? Continue reading “Tại sao Mỹ chưa phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em?”

Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS

wahhabism

Nguồn: Alastair Crooke, “You Can’t Understand ISIS If You Don’t Know the History of Wahhabism in Saudia Arabia”, The World Post, 27/10/2014.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Daesh (tên viết tắt bằng tiếng A-rập của Nhà nước Hồi giáo IS) ở Iraq và Syria đã gây sốc tại phương Tây. Rất nhiều người đã trở nên bối rối – và sợ hãi – trước mức độ bạo lực và sức hút rõ ràng mà tổ chức này đã tạo ra đối với các thanh niên hồi giáo dòng Sunni. Hơn thế nữa, phương Tây nhận ra sự chần chừ và mâu thuẫn của Saudi Arabia trước sự trỗi dậy của IS là hành động gây khó chịu và khó có thể giải thích. “Liệu người Saudi có hiểu được rằng chính IS cũng đang đe doạ tới họ hay không?”.

Cho tới hiện nay, có thể thấy rõ rằng giới tinh hoa thống trị của Saudi Arabia đang bị chia rẽ. Một số người cho rằng IS đang chiến đấu chống lại “ngọn lửa” của phe Shiite Iran bằng “ngọn lửa” của chính những người Sunni; rằng một quốc gia hồi giáo Sunni mới đang hình thành tại trung tâm của vùng đất mà họ cho là thuộc di sản lịch sử của người Sunni; và họ đã bị hấp dẫn bởi hệ tư tưởng Salafi cứng rắn của Daesh. Continue reading “Lịch sử chủ nghĩa Wahhabi và sự trỗi dậy của ISIS”