Thế giới hôm nay: 15/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ lần đầu tiên giữ nguyên lãi suất cơ bản sau hơn một năm ở mục tiêu hiện tại 5-5,25%. Tuy nhiên, Fed cũng nói có thể tăng lãi suất một lần nữa ngay trong tháng tới. Dù lạm phát tiêu đề, được công bố hôm thứ Ba, đã giảm, nó vẫn ở mức cao khó chịu; còn lạm phát lõi (không tính giá lương thực và năng lượng) vẫn cao hơn.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sẽ thăm Trung Quốc vào cuối tuần này, Bộ Ngoại giao nước này xác nhận. Trước đó, ông Blinken đã điện đàm với ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương, người kêu gọi Mỹ “ngừng can thiệp” vào công việc nội bộ của nước ông. Chuyến thăm Trung Quốc theo kế hoạch của ông Blinken hồi tháng 2 bị hoãn lại sau vụ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc bị bắn hạ trên lãnh thổ Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 15/06/2023”

6 quốc gia sẽ quyết định tương lai của địa chính trị

Nguồn: Cliff Kupchan, “6 Swing States Will Decide the Future of Geopolitics,” Foreign Policy, 06/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc tầm trung ở phương Nam nên là trọng tâm trong chính sách của Mỹ.

Tháng trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có một chuyến đi hiếm hoi ra khỏi Ukraine, dành gần một tuần ở Jeddah, Ả Rập Saudi và Hiroshima, Nhật Bản. Mục tiêu của ông là giành được sự ủng hộ của Brazil, Ấn Độ, Indonesia, và Ả Rập Saudi – bốn quốc gia đang giữ thái độ trung lập trước cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Họ và các quốc gia hàng đầu khác ở phương Nam đang có nhiều quyền lực hơn bao giờ hết, và những lý do cho sức mạnh địa chính trị mới của họ bao gồm: họ có nhiều quyền tự quyết hơn, họ được hưởng lợi từ quá trình khu vực hóa, và họ có thể tận dụng căng thẳng Mỹ-Trung. Continue reading “6 quốc gia sẽ quyết định tương lai của địa chính trị”

Thế giới hôm nay: 14/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Donald Trump bác bỏ tất cả 37 cáo buộc liên quan đến cách ông xử lý tài liệu mật. Cựu tổng thống Mỹ bị buộc tội tại một tòa án liên bang ở Miami cùng với Waltine Nauta, trợ lý cá nhân và đồng bị cáo. Ông Trump không bị còng tay cũng như không bị yêu cầu chụp ảnh lưu trữ hồ sơ. Cơ quan thực thi pháp luật địa phương trước đó cho biết sẵn sàng cho tình huống có tụ tập tới 50.000 người xung quanh tòa án, nhưng rồi số nhà báo còn nhiều hơn người biểu tình.

Ukraine tuyên bố đã chiếm lại 7 ngôi làng từ lực lượng Nga kể từ đầu cuộc phản công vào tuần trước. Thứ trưởng quốc phòng Hanna Maliar cho biết 91 km vuông được thu hồi trong những ngày gần đây. Trong khi đó Điện Kremlin khẳng định đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Ukraine. Vào sáng thứ Ba, Nga đã tiến hành không kích vào Kryvyi Rih, một thành phố ở miền trung Ukraine, được cho là khiến 11 người thiệt mạng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 14/06/2023”

Thế giới hôm nay: 13/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Điện Kremlin cho biết đã ký hợp đồng với Akhmat, một tổ chức bán quân sự của Chechnya, để đặt nhóm này dưới sự kiểm soát của bộ quốc phòng. Thông báo được đưa ra một ngày sau khi Yevgeny Prigozhin, người đứng đầu tập đoàn lính đánh thuê Wagner, tuyên bố lực lượng của ông sẽ không ký một hợp đồng nào. Ông Prigozhin có mâu thuẫn với bộ quốc phòng Nga, mà ông cáo buộc là kém năng lực. Trong khi đó, Ukraine tuyên bố đã giải phóng ngôi làng thứ tư ở miền đông Donetsk.

Cựu thủ tướng Ý Silvio Berlusconi qua đời ở tuổi 86 sau giai đoạn chiến đấu với bệnh bạch cầu. Ông Berlusconi, một ông trùm truyền thông hào hoa, lãnh đạo bốn chính phủ của đảng Forza Italia trung hữu từ năm 1994 đến năm 2011. Sự nghiệp của ông bị rung chuyển bởi các vụ bê bối tình dục, cáo buộc tham nhũng và bị kết tội gian lận thuế. Ông trở lại thượng viện Ý sau cuộc bầu cử quốc gia hồi tháng 9. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/06/2023”

Có phải Kim Jong-un sẽ trao quyền kế vị cho con gái?

Nguồn: Chun Su-jin,金正恩真的会让女儿成为接班人吗”, New York Times 31/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trong hơn sáu tháng qua, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dường như đã cho thế giới một cái nhìn chưa từng có về cuộc sống riêng tư của ông. Trong bộ ảnh đầu tiên, một cô gái đi giày đỏ, cột tóc đuôi ngựa, tay trong tay với lãnh tụ họ Kim đi bên cạnh một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa kiểu Hwasong-17. Sau đó lại có bức ảnh cho thấy cô bé nhìn vào mắt cha mình tại một hoạt động chúc mừng thành công của các nhà khoa học vũ khí, và nhẹ nhàng vỗ vai cha cô trong một cuộc diễu binh. Vào ngày 16 tháng 5 năm nay, hai cha con được cho là cùng mặc áo khoác trắng của nhân viên phòng thí nghiệm khi đi thị sát hoạt động của một vệ tinh do thám. Continue reading “Có phải Kim Jong-un sẽ trao quyền kế vị cho con gái?”

Thế giới hôm nay: 12/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chính thức xác nhận phản công lớn với tuyên bố “các hoạt động phản công và phòng thủ đang diễn ra.” Trong khi đó, nội tình phía Nga lại có xung đột xoay quanh tập đoàn lính đánh thuê Wagner. Một bộ trưởng, Nikolai Pankov, đã nói “các đơn vị tình nguyện” giờ đây phải ký hợp đồng chính thức với bộ quốc phòng. Nhưng người đứng đầu Wagner, Yevgeny Prigozhin, lại từ chối ký, đồng thời cáo buộc bộ quốc phòng thiếu năng lực.

Nicola Sturgeon đã bị bắt liên quan đến cuộc điều tra của cảnh sát về tài chính của Đảng Quốc gia Scotland. Bà sau đó được trả tự do mà không bị buộc tội trong khi chờ điều tra thêm. Cựu lãnh đạo đảng đã từ chức thủ hiến Scotland vào ngày 15 tháng 2. Kể từ đó, tư gia của bà đã bị các thám tử khám xét còn chồng bà, Peter Murrell, cựu giám đốc điều hành của SNP, bị bắt; ông cũng được trả tự do mà không bị buộc tội. Cuộc điều tra của cảnh sát liên quan đến 600.000 bảng Anh được các nhà hoạt động quyên góp cho đảng SNP. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/06/2023”

Tại sao Trung Quốc đổi giọng điệu về quan hệ với Nhật Bản?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Chinese general signals new strategy with Senkaku remarks,” Nikkei Asia, 08/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói quan hệ với Nhật Bản không chỉ xoay quanh các hòn đảo.

Khi các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc phát biểu tại các sự kiện ngoại giao, họ thường thể hiện sự cứng rắn. Thường thì họ cũng không báo trước các xu hướng mới trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, giữa bối cảnh quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản hiện tại, ngoại giao quốc phòng bất ngờ thu hút sự chú ý.

Khi tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada tại Singapore, bên lề Đối thoại Shangri-La, ông đã có những bình luận đáng chú ý. Continue reading “Tại sao Trung Quốc đổi giọng điệu về quan hệ với Nhật Bản?”

11/06/1788: Nhà thám hiểm người Nga Izmailov đến Vịnh Yakutat, Alaska

Nguồn: Russian explorer Izmailov arrives at Yakutat Bay, Alaska, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1788, trong chuyến đi nhằm tìm kiếm lông rái cá biển và các loại lông thú khác, nhà thám hiểm người Nga Gerasim Grigoriev Izmailov đã đến bờ biển Alaska khi con tàu của ông thả neo tại Vịnh Yakutat.

Trong khi người Mỹ cho rằng việc khám phá miền Viễn Tây sẽ phải bắt đầu từ phía đông và tiến dần về phía tây, người Nga lại làm điều ngược lại. Từ phía bắc Thái Bình Dương xa xôi, họ chỉ bị ngăn cách với lục địa Bắc Mỹ bởi Biển Bering tương đối dễ vượt qua. Sa hoàng Peter Đại đế và những người kế vị ông đã bảo trợ cho nhiều chuyến đi tiến về phía đông đến bờ biển Alaska, gồm chuyến đi năm 1741 của Vitus Bering, người có tên được đặt cho eo biển hẹp ngăn cách phía bắc Alaska và Nga. Continue reading “11/06/1788: Nhà thám hiểm người Nga Izmailov đến Vịnh Yakutat, Alaska”

Chuyển động Quốc Phòng (2/6 – 8/6/2023)

Thực hiện: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Chiến tranh Nga – Ukraine:

Lưới phòng thủ có thể giúp chống máy bay không người lái tự sát hay không?

Nguồn:Can nets protect against kamikaze drones in Ukraine?”, The Economist, 17/05/2023

Biên dịch: Tạ Hà Chi

Công nghệ này đã được sử dụng từ hàng thế kỷ nay

Làm thế nào để có thể ngăn chặn máy bay không người lái tấn công? Vũ khí tuần kích, là loại máy bay ném bom không người lái sử dụng một lần, đã được cả Nga và Ukraine triển khai để gây sát thương trong suốt cuộc chiến. Chúng rẻ và linh hoạt. Cũng giống như các mẫu máy bay không người lái cấp độ quân sự, cả hai bên đều đang gắn thuốc nổ lên các máy bay không người lái thương mại. Hàng trăm các máy bay không người lái tuỳ biến như thế có thể được sản xuất một cách nhanh chóng. Các binh sĩ phòng thủ có thể cố gắng gây nhiễu tín hiệu của các máy bay đang lao tới. Họ có thể bắn hạ hoặc hạ gục chúng trên trời bằng các máy bay không người lái khác. Nhưng đôi khi cách phòng thủ tốt nhất cũng là cách đơn giản nhất. Cả Nga và Ukraine đều đang sử dụng lưới phòng thủ để bảo vệ vị trí của mình. Nhưng liệu hệ thống lưới phòng thủ có thể thực sự chống lại bom bay hay không? Continue reading “Lưới phòng thủ có thể giúp chống máy bay không người lái tự sát hay không?”

08/06/1967: Israel tấn công tàu USS Liberty của Mỹ

Nguồn: Israel attacks USS Liberty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, trong Chiến tranh Sáu ngày, máy bay và tàu phóng ngư lôi của Israel đã tấn công tàu USS Liberty ở vùng biển quốc tế ngoài khơi Dải Gaza của Ai Cập. Con tàu tình báo, rõ ràng đang treo cờ Mỹ và chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ, đã bị máy bay Israel tấn công bằng bom napalm và tên lửa. Liberty đã cố gắng kêu gọi hỗ trợ qua sóng liên lạc, nhưng máy bay Israel đã chặn đường truyền. Cuối cùng, con tàu đã có thể liên lạc với tàu sân bay Saratoga của Mỹ, và 12 máy bay chiến đấu cùng 4 máy bay chở dầu đã được điều động để bảo vệ Liberty. Tuy nhiên, khi tin tức về việc triển khai máy bay của Saratoga đến được Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đã ra lệnh triệu hồi máy bay trở lại tàu sân bay, và những chiếc máy bay này đã không bao giờ đến được Liberty. Hiện vẫn chưa rõ lý tại sao chúng lại bị triệu hồi. Continue reading “08/06/1967: Israel tấn công tàu USS Liberty của Mỹ”

Thế giới hôm nay: 08/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quan chức Ukraine nói có 29 ngôi làng bị ngập sau vụ vỡ đập Kakhovka ở vùng do Nga kiểm soát. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết hàng trăm ngàn người Ukraine không còn nước sạch vì sự cố. Liên Hợp Quốc đã triệu tập một phiên họp khẩn của Hội đồng Bảo an để thảo luận về vấn đề, khi Nga và Ukraine đều đổ lỗi cho nhau. Tổng thống Vladimir Putin gọi vụ phá đập là “hành động man rợ.”

Trong khi đó, thứ trưởng quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân đội nước bà đã tiến qua nhiều khu vực khác nhau gần tiền tuyến Bakhmut, một thị trấn miền đông bị Nga chiếm hồi tháng 5. Bà nói Bakhmut “vẫn là tâm điểm giao tranh.” Trong những ngày gần đây, quân đội Ukraine đã tung nhiều đòn thử nghiệm vào hệ thống phòng thủ trên khắp mặt trận dài 1.000 km của Nga. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/06/2023”

Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta

Nguồn: Alexey Kovalev, “Russians Are Unraveling Before Our Eyes,” Foreign Policy, 06/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một làn sóng những sự kiện mới đang khiến Điện Kremlin phải vật lộn để kiểm soát dòng quan điểm trong nước.

Một điều bất thường đã xảy ra ở Moscow vào ngày 30/05: Ngay giữa ban ngày, thành phố đã bị tấn công bởi rất nhiều máy bay không người lái – số lượng từ 5 đến 25 chiếc hoặc hơn, tùy thuộc vào nguồn tin từ Nga. Đây không còn là một cử chỉ mang tính biểu tượng, như hình ảnh chiếc máy bay không người lái nhỏ bé đã đâm vào cột cờ trên đỉnh Điện Kremlin, nơi có văn phòng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà đã chuyển thành nhiều đợt không kích nhắm vào các khu vực khác nhau của thủ đô nước Nga. Đã không có chiếc máy bay không người lái nào phát nổ – theo tờ Kommersant, chúng nhắm vào các mục tiêu không xác định, và rơi xuống các tòa nhà dân cư sau khi bị bắn hạ hoặc bị gây nhiễu sóng. Đây là lần đầu tiên Moscow bị không kích kể từ khi bị Không quân Đức ném bom vào năm 1941. Continue reading “Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta”

“Đội tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt

Nguồn: Elisabeth Braw, “Mongolia’s Paper Fleet Is Helping Russia Dodge Sanctions,” Foreign Policy, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một quốc gia không giáp biển đang giúp mang lại cho các quốc gia khác một lựa chọn thuận tiện trên biển.

Mông Cổ là quốc gia không giáp biển lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, trên giấy tờ, nước này có đến hơn 3.000 con tàu. Đất nước Bắc Á này đã thành lập một cơ quan đăng ký tàu biển, mà giống như cơ quan của các quốc gia khác, chuyên lợi dụng các quy tắc sơ sài của ngành vận tải biển, nay trở thành lựa chọn ưa thích của một nhóm chủ tàu đáng ngờ. Continue reading ““Đội tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt”

06/06/2013: Edward Snowden tiết lộ hoạt động giám sát của chính phủ Mỹ

Nguồn: Edward Snowden discloses U.S. government operations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, người dân Mỹ đã được tiết lộ rằng họ đang bị chính phủ theo dõi sát sao.

Vụ việc bắt đầu khi The GuardianThe Washington Post xuất bản bài báo đầu tiên trong loạt báo cáo được tổng hợp từ các tài liệu bị rò rỉ bởi một nguồn ẩn danh. Loạt bài này đã vạch trần một chương trình giám sát do chính phủ Mỹ điều hành, theo dõi hồ sơ liên lạc của không chỉ tội phạm hoặc những kẻ khủng bố tiềm năng, mà của cả những công dân tuân thủ luật pháp. Continue reading “06/06/2013: Edward Snowden tiết lộ hoạt động giám sát của chính phủ Mỹ”

Thế giới hôm nay: 06/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ukraine cho biết đã phát động “các động thái tiến công” ở tiền tuyến và đạt được thắng lợi gần thị trấn Bakhmut. Đây dường như là màn khởi đầu cho cuộc phản công được chờ đợi bấy lâu nay của Ukraine. Trước đó, Nga tuyên bố chặn thành công một đợt tấn công “quy mô lớn” của Ukraine và tiêu diệt 250 binh sĩ nước này. Theo bộ quốc phòng Nga, các cuộc xâm nhập bắt nguồn từ 5 điểm khác nhau dọc theo chiến tuyến ở Donetsk.

Mike Pence đã nộp các thủ tục giấy tờ để ra tranh cử tổng thống Mỹ, trước khi tuyên bố chính thức vào thứ Tư. Ông từng là nhân vật trung thành với Donald Trump trên cương vị phó tổng thống. Nhưng mối quan hệ giữa hai người xấu đi sau cuộc nổi loạn ở Điện Capitol, khi những người bạo loạn hô vang “treo cổ Mike Pence” vì ông từ chối lật ngược kết quả bầu cử năm 2020. Thăm dò cho thấy khoảng 5% đảng viên Cộng hòa nói sẽ bỏ phiếu cho ông. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/06/2023”

Khủng hoảng mới tại Biển Đông?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Ngay sau khi kết thúc Đại hội Đảng 20 của Trung Quốc, TBT Nguyễn Phú Trọng đã sang thăm Bắc Kinh (1/11/2022). Tuyên bố Chung hai nước khẳng định sẽ “xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển… kiểm soát tốt các bất đồng trên biển…không hành động làm phức tạp thêm tình hình và mở rộng tranh chấp”. Nhiều người hy vọng ngoại giao cây tre mềm dẻo của Hà Nội sẽ làm cho quan hệ Việt-Trung ổn định, để có thể nâng cấp quan hệ với Mỹ.

Nhưng Trung Quốc không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông. Từ ngày 7/5, họ đã cho tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 với nhiều tàu hộ tống tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam gần bãi Tư Chính, gây ra khủng hoảng mới tại Biển Đông. Trung Quốc muốn lợi dụng khoảng trống quyền lực để triển khai “âm mưu mới”, bất chấp Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS 1982) và phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA 2016). Continue reading “Khủng hoảng mới tại Biển Đông?”

Thế giới hôm nay: 05/06/2023

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Một nhóm dân quân Nga thân Ukraine tuyên bố sẽ trao lính Nga bị bắt giữ cho Ukraine. Nhóm này, mang tên Đoàn quân Tình nguyện Nga, trước đó đã yêu cầu gặp thống đốc khu vực biên giới Belgorod của Nga, nơi nhóm tù nhân Nga bị bắt. Nga nói lực lượng này chỉ là vỏ bọc của quân đội Ukraine, trong khi Ukraine phủ nhận trách nhiệm về các vụ tấn công và cho rằng bản thân nhóm đã tiến hành các hoạt động này.

Bộ trưởng Đường sắt Ấn Độ cho biết lỗi trong hệ thống tín hiệu điện tử là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng nhất thế kỷ 21 ở nước này. Ít nhất 275 người thiệt mạng và hơn 800 người bị thương sau khi ba đoàn tàu đâm nhau ở bang Odisha miền đông Ấn Độ. Hôm thứ Bảy, thủ tướng Narendra Modi nói những người chịu trách nhiệm sẽ bị “trừng phạt nghiêm khắc.” Continue reading “Thế giới hôm nay: 05/06/2023”

Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For Xi, China’s diet is too dependent on U.S., Ukraine,” Nikkei Asia, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đang đảo ngược chính sách để có nhiều trang trại hơn rừng cây.

“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.

Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế  bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng). Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?”

04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ

Nguồn: The U-505, a submarine from Hitler’s deadly fleet, is captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một trong những tàu ngầm chết người nhất của Adolf Hitler, U-505, đã bị bắt giữ khi nó đang trên đường trở về nước sau khi tuần tra Bờ biển Vàng của châu Phi. Con tàu này là tàu chiến địch đầu tiên bị Hải quân Mỹ bắt giữ trên biển cả kể từ Chiến tranh năm 1812. Continue reading “04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ”