Chính trị dầu lửa

10262153_866970069993345_2599219049952750966_n

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Về các diễn biến an ninh, chính trị hiện nay, những điều được bàn và trao đổi thường xuyên là cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Trung Đông, khủng hoảng ở miền Đông Ucraina, Mỹ xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc trỗi dậy… Điều đó đúng, không sai. Tuy nhiên, vấn đề kinh tế cũng như các các tác động của kinh tế đối với an ninh, chính trị lại ít được bàn đến. Thực ra, trên bình diện quốc gia và quốc tế, kinh tế chính là chính trị và làm chính trị cũng vì mục tiêu kinh tế là chính.

Đáng chú ý là một diễn biến kinh tế quan trọng, bắt đầu từ vài tháng vừa qua nhưng lại ít được xem xét đúng mực cả về khía cạnh kinh tế, lẫn chính trị và an ninh, đó là: giá dầu giảm từ mức 114 USD/thùng trong tháng 6/2014 xuống còn 83 USD/thùng vào ngày 17/10/2014 và vẫn đang tiếp tục giảm. Continue reading “Chính trị dầu lửa”

#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Nguồn: Charles W. Kegley, JR. & Gregory A. Raymond, The Global Future: A Brief Introduction to World Politics (Chapter 9), (Boston, MA: Wadsworth, 2010).

Biên dịch: Nguyễn Phú Lợi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn The Global Future

Cũng như tự nhiên sợ chân không, chính trị quốc tế cũng sợ tình trạng quyền lực mất cân bằng. Khi đối mặt với sự mất cân bằng quyền lực, các quốc gia cố tăng cường sức mạnh của chính mình hoặc liên kết với các quốc gia khác để đưa quyền lực quốc tế trở về trạng thái cân bằng.

Kenneth N. Waltz – Nhà khoa học chính trị

Bóng ma của một thế giới đầy rẫy các quốc gia ào ạt trang bị vũ khí hạt nhân vẫn luôn ám ảnh nhiều người suốt hàng thập kỉ. Dù vài học giả khẳng định rằng sự phổ biến vũ khí hạt nhân có thể khiến chiến tranh trở nên nguy hiểm hơn và vì vậy ít có khả năng xảy ra hơn, hầu hết mọi người đều lo sợ việc ngày càng nhiều nước sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ làm tăng khả năng bùng phát chiến tranh hạt nhân, dù là vô tình hay cố ý. Continue reading “#216 – Con đường hiện thực tới hòa bình: Liên minh, kiểm soát vũ khí và cân bằng quyền lực”

Lịch sử phát triển của Hải quân Trung Quốc

chi_NNZU

Nguồn: Bernard D. Cole (2014). “The History of the Twenty-First-Century Chinese Navy”,  Naval War College Review, Summer, Vol. 67, No. 3, pp. 43-62.>>PDF

Biên dịch: Tú Linh & Ngọc Diệp | Hiệu đính: Kim Minh

Trong lịch sử, Trung Quốc được coi là cường quốc đại lục hơn là cường quốc biển, mặc dù quốc gia này có đường bờ biển kéo dài hơn 11.000 dặm với hơn 6000 đảo. Trung Quốc luôn coi biển là một hướng xâm lược mà nước ngoài có thể sử dụng, hơn là một phương tiện để đạt được mục tiêu quốc gia. Đây được cho là xu hướng góp phần vào sự yếu kém của hải quân Trung Quốc từ trước đến nay. Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ 21, tư duy của họ đã thay đổi. Sự bùng nổ kinh tế trong hai thập niên cuối của thế kỷ 20, sự mở rộng toàn cầu về mặt chính trị, lợi ích kinh tế, và sự quyết tâm trong việc xử lý các tranh chấp biên giới trên bộ với các nước khác đã khiến Trung Quốc chú ý hơn đến sự đe dọa đến các tuyến đường hàng hải chủ chốt mà Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào. Continue reading “Lịch sử phát triển của Hải quân Trung Quốc”

Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử

maritimesilkroad

Tác giả: Tansen Sen | Biên dịch: Phạm Thị Huyền Trang

Gần đây, các báo đài bắt đầu đưa tin về khái niệm đầy lãng mạn “Con đường Tơ lụa” lịch sử mà các đoàn lữ hành trên lưng lạc đà đã đi qua giữa những ngọn núi và sa mạc Trung Á, cũng như tọa đàm về việc tái lập các mạng lưới hàng hải trên Ấn Độ Dương mà Đô đốc hải quân Trung Quốc Trịnh Hòa đã bảy lần dẫn hạm đội của mình băng qua. Nhằm nhấn mạnh vai trò lịch sử của Trung Quốc như là biểu tượng của hòa bình và thịnh vượng, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy các tuyến đường thương mại cổ xưa, gần đây nhất là trong các chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình tới các nước Trung và Nam Á.

Tuy nhiên, có một vấn đề nhỏ trong chiến dịch dựa trên lịch sử này của Trung Quốc: lịch sử đang bị bóp méo. Continue reading “Ngoại giao Con đường Tơ lụa và sự xuyên tạc lịch sử”

#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?

trc-terrorist-650x325

Nguồn: Matthew Kroenig & Barry Pavel (2012). “How to Deter Terrorism”, The Washington Quarterly, Vol. 35, No. 2, pp. 21-36.>>PDF

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Thiện Toàn

Trong hơn 50 năm Chiến tranh Lạnh, răn đe là hòn đá tảng trong chiến lược của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã cố gắng ngăn Liên Xô tấn công phương Tây bằng cách đe doạ trả đũa bằng một đòn hạt nhân kinh hoàng. Tuy nhiên, sau các cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhiều nhà quan sát đã phản biện rằng biện pháp răn đe không thích hợp với cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo. Các chuyên gia phân tích cho rằng không giống như giới lãnh đạo của Liên Xô, những kẻ khủng bố không có lý tính, sẵn sàng trả mọi giá (kể cả cái chết) để đạt mục đích, và khó mà định vị được chúng sau các vụ tấn công. Vì những lý do trên cũng như những nguyên nhân khác, người ta cho rằng việc đe doạ trả đũa những tên khủng bố tự thân nó không hiệu quả và không đủ để ngăn chặn hành động khủng bố. Continue reading “#215 – Làm sao để răn đe được chủ nghĩa khủng bố?”

Chiến lược tái cân bằng của Mỹ: Tác động đối với Biển Đông

348203_US pivot strategy

Tác giả: Ralf Emmers | Biên dịch: Nguyễn Thị Nhung

Giới thiệu

Hoa Kỳ hiện nay là cường quốc kinh tế và quân sự số một thế giới, đồng thời cũng tự coi mình là một “cường quốc trực thuộc Thái Bình Dương”. Trong những năm gần đây, chính quyền Tổng thống Obama đã tái đẩy mạnh ảnh hưởng chiến lược của Mỹ tại khu vực thông qua chiến lược “xoay trục” hay “tái cân bằng” về phía châu Á – Thái Bình Dương. Vào năm 2012, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong một bài phát biểu tại Trung tâm Đông – Tây ở Hawaii đã khẳng định: “Tương lai của Mỹ gắn liền với châu Á – Thái Bình Dương và tương lai của khu vực này cũng phụ thuộc vào Mỹ”.[1] Những công bố chính sách mới do chính quyền Tổng thống Obama khởi xướng có mục đích nhằm duy trì sự hiện diện chiến lược lâu dài của Mỹ tại châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt thông qua việc tập trung sức mạnh hải quân. Continue reading “Chiến lược tái cân bằng của Mỹ: Tác động đối với Biển Đông”

Tập Cận Bình viết lại luật chơi quyền lực của Trung Quốc

120919042001-xi-jinping-september-2012-story-top

Tác giả: Robert Marquand | Biên dịch: Trần Ngọc Cư

Với một tốc độ và sự cứng rắn không ai nghĩ đến vào thời điểm trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình không những đã củng cố quyền lực của mình mà còn đang chỉ đạo một cuộc thanh trừng rộng lớn khiến một số người thắc mắc liệu ông có thu tóm quá nhiều quyền lực hay không.

Kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay chưa có một cá nhân nào tại Trung Quốc trở thành một nhà lãnh đạo xuất hiện thường xuyên trước công chúng hoặc thu tóm nhiều quyền lực đối với một quốc gia đang trỗi dậy với dân số 1,3 tỉ như ông Tập Cận Bình – người có cha là một đồng chí nổi bật của Chủ tịch Mao. Continue reading “Tập Cận Bình viết lại luật chơi quyền lực của Trung Quốc”

Linh hồn Ukraine của châu Âu

sakharov

Tác giả: Joschka Fischer | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng Mười một này là kỷ niệm tròn một năm cuộc nổi dậy Euromaidan ở Kiev. Phần lớn dân số Ukraine – và cụ thể là giới trẻ – đã phản đối Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych, khi ông này từ chối ký thỏa thuận gia nhập Liên minh châu Âu (vốn đã được hoàn tất sau nhiều năm đàm phán), nhằm gia nhập một liên minh thuế quan với Nga. Điều này cũng tương tự như việc Ukraine chuyển hướng về phía đông, và việc tham gia Liên minh Á-Âu của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ loại bỏ mọi khả năng gia nhập EU. Continue reading “Linh hồn Ukraine của châu Âu”

Liệu có biểu tình ở Ma Cao không?

macau-12

Tác giả: Chen Dingding | Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Trong khi cuộc khủng hoảng chính trị gây ra bởi Phong trào Hoà Bình Chiếm Trung tiếp tục dấn sâu tại Hồng Kông, nhiều nhà quan sát đã suy xét xem liệu một phong trào “chiếm đóng” tương tự có thể xảy ra tại Ma Cao hay không. Một cách ngắn gọn: không, bởi ba lý do chính [sau đây].

Đầu tiên và quan trọng nhất, hiệu quả của mô hình “một quốc gia, hai chế độ” được phản ánh bằng thành tựu kinh tế xuất sắc của Ma Cao kể từ năm 2003. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP bình quân đầu người của Ma Cao năm 2013 là hơn 90.000 USD, đứng thứ tư thế giới. Khi Ma Cao trở về với Trung Quốc, GDP bình quân đầu người chỉ khoảng 14.000 USD. Continue reading “Liệu có biểu tình ở Ma Cao không?”

#214 – Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia

Well-Known World Brand Logotypes

Nguồn: Leon Grunberg, “The IPE of Multinational Corporations”, in David N. Balaam & Michael Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 320-345.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Introduction to International Political Economy

Tổng quan

Các công ty đa quốc gia là các nhân tố chính làm thay đổi khung cảnh kinh tế và chính trị quốc tế. Là những tổ chức hiện diện rộng khắp với quyền lực và tính di động cao, chúng gây ra cả sự nể phục lẫn sợ hãi. Mục đích của chương này là trình bày khái niệm các công ty đa quốc gia là gì, đến từ đâu, đầu tư vào đâu, và đánh giá tác động của chúng đối với các quốc gia và giới công nhân trên toàn cầu.  Continue reading “#214 – Tác động kinh tế chính trị của các công ty đa quốc gia”

Cuộc đấu trí chống lại ISIS

Iraq-Jihadist-flag_2947305b

Tác giả: Mohammed bin Rashid Al Maktoum | Biên dịch: Đỗ Hải Yến

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã cho thế giới biết nền kinh tế của chúng ta đã trở nên phụ thuộc lẫn nhau một cách sâu sắc đến thế nào. Trong cuộc khủng hoảng gắn liền với chủ nghĩa cực đoan ngày nay, chúng ta phải nhận thức rằng chúng ta cũng phụ thuộc lẫn nhau về nền an ninh như đã thấy rõ trong cuộc chiến hiện tại nhằm đánh bại ISIS.

Để ISIS không dạy cho chúng ta bài học này với một cái giá đắt, chúng ta phải thừa nhận rằng chúng ta không thể dập tắt được những ngọn lửa cuồng tín chỉ bằng vũ lực. Thế giới phải đoàn kết đằng sau một nỗ lực tổng thể nhằm làm suy yếu hệ tư tưởng vốn đem lại sức mạnh cho những kẻ cực đoan, đồng thời khôi phục nguồn hi vọng cũng như phẩm cách cho những con người mà chúng sẽ chiêu mộ. Continue reading “Cuộc đấu trí chống lại ISIS”

Anh có trách nhiệm can thiệp vào Hong Kong không?

_78151348_0066c8ca-8e78-4903-adb8-6a5a0bfd1e28

Tác giả: Tim Summers | Biên dịch: Phạm Thị Thoa

Thế giới đang dõi theo các sự kiện nổ ra ở Hong Kong trong những tuần gần đây sau khi hàng vạn người biểu tình ủng hộ dân chủ xuống đường và chiếm cứ các địa điểm then chốt giữa lòng trung tâm tài chính này. Trong khi mục tiêu của những người biểu tình đã nhận được sự ủng hộ từ quốc tế, các chính phủ nước ngoài vẫn đang cân nhắc xem họ nên tuyên bố gì về những sự kiện này.

Đó là điều nên làm, bởi lẽ Hong Kong là một thành phố có tầm quan trọng toàn cầu, nơi mà những biến động về chính trị  không chỉ tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế thế giới hay những lợi ích thương mại ở châu Á mà còn hơn thế nữa. Continue reading “Anh có trách nhiệm can thiệp vào Hong Kong không?”

#213 – Hệ thống tiền tệ quốc tế

d3a8f034-1a61-47a0-98ca-cad45eaf7715Nguồn: David N. Balaam & Michael Vaseth, “The International Monetary System,” in D. N. Balaam & M. Vaseth, Introduction to International Political Economy,  (New Jersey: Pearson Education, 2001), pp. 133-156.

Biên dịch: Khoa QHQT | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Các chương khác của cuốn Introduction to International Political Economy

Tổng quát

Nền kinh tế chính trị quốc tế bao gồm các quốc gia và thị trường được liên kết bởi những mối quan hệ tương tác hoặc các cấu trúc vốn ảnh hưởng đến hoạt động và tác động của chúng. Cấu trúc tài chính miêu tả tập hợp những quan hệ tiền tệ hoặc tài chính mà trong khuôn khổ đó các quốc gia và thị trường tồn tại. Những mối quan hệ tài chính này ảnh hưởng ở một mức độ nào đó đến tất cả những thể loại tương tác giữa các quốc gia và các thị trường. Continue reading “#213 – Hệ thống tiền tệ quốc tế”

Từ ngữ thú vị (51-60)

oxford-english-dictionary

60. Phân biệt Rogue states với Pariah states

“Rogue states” (quốc gia bất hảo) là từ mà Hoa Kỳ dùng để chỉ các quốc gia gây nên các mối đe dọa cho hòa bình thế giới. Thông thường đây là các quốc gia có các chế độ độc tài, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, tài trợ khủng bố và tham gia phổ biến các vũ khí giết người hàng loạt. Ví dụ hiện nay Mỹ coi Syria, Bắc Triều Tiên hay Iran là các “rogue states”.

Trong khi đó “Pariah states” (tạm dịch: quốc gia bị bài xích) thường để chỉ các quốc gia bị bao vây, cấm vận kinh tế, cô lập về ngoại giao, nằm ngoài rìa xã hội quốc tế. Các quốc gia này mặc dù vậy không gây ra các mối đe dọa an ninh bên ngoài biên giới của mình. Myanmar mấy năm trước đây hay Việt Nam trong những năm 1980 là những ví dụ về pariah states. Continue reading “Từ ngữ thú vị (51-60)”

Tại sao người Nga “nghiện” Putin?

participants-rally-support-vladimir

Tác giả: Maxim Trudolyubov | Biên dịch: Đào Tuấn Ninh

Bài liên quan: Liệu Putin có thể sống sót?

Dõi theo quỹ đạo đáng lo ngại của nước Nga dưới thời tổng thống Vladimir Putin, nhiều nhà quan sát quốc tế thắc mắc làm thế nào một vị lãnh đạo rõ ràng đang đưa đất nước đến bờ vực thẳm lại vẫn được ái mộ đến vậy. Câu trả lời đơn giản là: những người ủng hộ ông Putin – một lượng đa số người Nga – không thấy được mối nguy trước mắt.

Theo một cuộc điều tra độc lập của Trung tâm Levada, tỉ lệ ủng hộ ông Putin tăng từ 65% vào tháng 1 lên 80% vào tháng 3, ngay sau khi Nga sáp nhập Crimea. Tỉ lệ này đạt mức cao nhất vào đầu tháng 8, lên tới 87%, khi nhiều người tin rằng Nga và Ukraine đang bên bờ vực của một cuộc chiến tranh tổng lực. Mặc dù tỉ lệ sau đó đã giảm xuống còn 84% vào đầu tháng 9, nhưng sự giảm đi đó vẫn nằm trong phạm vi sai số. Nói cách khác, không hề có cơ sở để nói rằng tỉ lệ ủng hộ ông Putin đang giảm xuống. Continue reading “Tại sao người Nga “nghiện” Putin?”

Quan hệ Việt-Mỹ: Ý nghĩa chính trị của vũ khí sát thương

may_bay_trinh_sat_P3C_Orion

Tác giả: Trương-Minh Vũ & Ngô Di Lân

Quá trình thiết lập mối quan hệ đối tác quân sự “ngầm” giữa Việt Nam và Mỹ đã đạt được một bước tiến quan trọng. Trong chuyến thăm Washington mới đây của Phó thủ tướng Phạm Bình Minh, chính phủ Hoa Kỳ cuối cùng đã đồng ý gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam vì lý do an ninh hàng hải.

Bước tiến này cho thấy rằng cả hai bên đã vượt qua nhiều rào cản trong mối quan hệ song phương. Lâu nay Mỹ luôn cho rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam là một vấn đề nhạy cảm bởi sự khác biệt trong hệ thống giá trị và chính trị giữa hai bên. Sự dè dặt trong việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí được thể hiện một cách rõ ràng qua nhiều tiếng nói bày tỏ quan ngại rằng những vũ khí này sẽ được sử dụng với mục đích đàn áp những người “bất đồng chính kiến”. Continue reading “Quan hệ Việt-Mỹ: Ý nghĩa chính trị của vũ khí sát thương”

Chính sách thắt lưng buộc bụng sai lầm của Châu Âu

woreuprotest

Tác giả: Joseph E. Stiglitz | Biên dịch: Hà Quỳnh Hương

Một câu ngạn ngữ cổ nói rằng “Nếu thực tế không khớp với lý thuyết, hãy thay đổi lý thuyết ấy đi”. Tuy nhiên, giữ nguyên lý thuyết và thay đổi các bằng chứng thì thường dễ dàng hơn – và Thủ tướng Đức Angela  Merkel và các nhà lãnh đạo châu Âu khác ủng hộ chính sách thắt lưng buộc bụng có vẻ tin chắc như vậy. Mặc dù các bằng chứng hiện hữu vẫn đang sờ sờ trước mặt họ, họ tiếp tục phủ nhận thực tế.

Chính sách thắt lưng buộc bụng đã thất bại. Tuy nhiên, những người bảo vệ chính sách này đang mong muốn tuyên bố thắng lợi dựa trên cơ sở một bằng chứng yếu nhất có thể: nền kinh tế không còn ở tình trạng suy sụp, do đó hẳn là chính sách thắt lưng buộc bụng đang phát huy vai trò! Continue reading “Chính sách thắt lưng buộc bụng sai lầm của Châu Âu”

Ai yêu Trung Quốc?

130701231925-hong-kong-july-1-protest-4-story-top

Tác giả: Ian Buruma | Biên dịch: Lê Khánh Toàn

Bài liên quan: Lý Quang Diệu viết về chính trị Trung Quốc

Hàng vạn người đã “chiếm đóng” những con đường ngập tràn hơi cay của khu vực Trung tâm Hong Kong để chiến đấu cho những quyền dân chủ của họ. Nhiều người hơn nữa sẽ sớm gia nhập với họ. Mặc dù một vài người kinh doanh và chủ ngân hàng cảm thấy khó chịu bởi sự gián đoạn công việc, nhưng những người biểu tình đã đúng khi phản kháng.

Chính quyền Trung Quốc đã hứa hẹn với những người dân Hong Kong rằng họ có thể tự do bầu chọn Trưởng Đặc khu vào năm 2017. Nhưng, với điều kiện rằng các ứng viên phải được rà soát bởi một ủy ban thân Trung Quốc được bổ nhiệm bởi chính quyền trung ương, việc bầu chọn của công dân sẽ không còn có nhiều ý nghĩa. Chỉ có những người “yêu Trung Quốc” – tức yêu Đảng Cộng Sản Trung Quốc – mới được tranh cử. Continue reading “Ai yêu Trung Quốc?”

Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái

329295_US Jews

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Bài liên quan: Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

Thành công của người Do Thái nhiều người đã biết, đã nghe từ lâu và có thể kể cả ngày, cả tháng cũng không hết. Là người đã tìm hiểu câu chuyện này cả chục năm nay, càng đi sâu tìm hiểu về những thành công của Israel và người Do Thái, tôi càng thấy phức tạp nhưng cũng hết sức thú vị. Chuyến đi Israel lần này, ngoài các công việc thường lệ, rất nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, thảo luận với nhiều người, nhiều giới, nhiều nơi khác nhau giúp tôi kiểm chứng, củng cố thêm các nhận định trước đây của mình; biết thêm nhiều vấn đề mới; đồng thời cũng xóa bỏ một số các định kiến một chiều, phiến diện.

Có rất nhiều câu hỏi đeo đẳng trong suốt quá trình tìm hiểu để có câu trả lời thấu đáo, đại loại như: Continue reading “Giải mã sự thành công của Israel và người Do Thái”

Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái

120730123442-jerusalem-skyline-horizontal-gallery

Tác giả: Hoàng Anh Tuấn

Trong các sắc dân trên thế giới, có lẽ hiếm có dân tộc nào chịu số phận bị đọa đày, miệt thị và khổ ải như dân tộc Do Thái với hai lần thiên di, lần thứ nhất bắt đầu vào năm 722 và lần thứ hai bắt đầu vào năm 135 Trước công nguyên (BCE). Trải qua 21 thế kỷ lưu vong, tứ tán khắp nơi và đến năm 1948 người Do Thái mới thực hiện được ước mơ “Phục quốc” (Zionism), vốn được một nhà báo Do Thái gốc Áo-Hung khởi xướng tại châu Âu từ năm 1896. Trong cùng cảnh ngộ tương tự, nhiều sắc tộc, dân tộc khác trong cùng khu vực Lưỡng Hà đã bị tiêu vong hoặc đồng hóa từ lâu. Nhưng ngược lại, mặc dù chịu những đau khổ, mất mát (như nạn diệt chủng Holocaust của Đức Quốc xã rồi nạn lưu đày, trại tập trung) nhưng người Do Thái không chỉ duy trì được tôn giáo, văn hóa, nòi giống, bản sắc của mình, mà có những ảnh hưởng vượt trội trong cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đóng góp vào sự tiến bộ chung của nhân loại. Continue reading “Tìm hiểu Israel và dân tộc Do Thái”