14/09/1988: Dolores Huerta bị cảnh sát đánh khi đang biểu tình ôn hòa

Nguồn: Dolores Huerta beaten by police while peacefully protesting, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, nhà hoạt động vì người lao động Dolores Huerta đã bị một cảnh sát đánh đập dã man khi đang tham gia một cuộc biểu tình ôn hòa vì công nhân nông trại ở San Fransisco. Vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ sâu rộng trong phong trào vì người lao động và trên khắp nước Mỹ, nhưng nó đã không thể ngăn cản Huerta tổ chức và tham dự hàng loạt các cuộc biểu tình trong những thập niên tiếp theo. Continue reading “14/09/1988: Dolores Huerta bị cảnh sát đánh khi đang biểu tình ôn hòa”

Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ

Nguồn: Max Boot, “Reagan Didn’t Win the Cold War,” Foreign Affairs, 06/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Huyền thoại về sự sụp đổ của Liên Xô đã khiến Đảng Cộng hòa đi chệch hướng trong vấn đề Trung Quốc.

Khi các đảng viên Cộng hòa lập ra chiến lược đối phó với Trung Quốc ngày nay, nhiều người trong số họ xem cách tiếp cận đối đầu của Tổng thống Ronald Reagan đối với Liên Xô như một hình mẫu để noi theo. H. R. McMaster, người từng là cố vấn an ninh quốc gia dưới thời Tổng thống Donald Trump, lập luận rằng “Reagan có một chiến lược rõ ràng để giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với Liên Xô. Cách tiếp cận của Reagan – gây áp lực kinh tế và quân sự mạnh mẽ lên một đối thủ siêu cường – đã trở thành nền tảng cho tư duy chiến lược của Mỹ. Nó đã đẩy nhanh hồi kết của cường quốc Liên Xô và dẫn đến một kết cục hòa bình cho Chiến tranh Lạnh đã kéo dài nhiều thập kỷ.” Continue reading “Reagan đã không thắng trong Chiến tranh Lạnh như nhiều người nghĩ”

Tại sao căng thẳng ở Biển Đông lại đang củng cố liên minh Mỹ – Philippines?

Nguồn: Joshua Kurlantzick và Abigail McGowan, “Why Tensions in the South China Sea Are Bolstering the U.S.-Philippines Alliance,” Council on Foreign Relations, 05/09/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Manila đã liên minh toàn diện với Washington trong bối cảnh căng thẳng leo thang với Bắc Kinh ở khu vực Biển Đông, làm dấy lên viễn cảnh về một cuộc chiến tranh diện rộng.

Biển Đông và nguồn cơn điểm nóng tranh chấp trong khu vực

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã liên tục thể hiện sức mạnh của Trung Quốc ở nước ngoài, đặc biệt là tại châu Á, chủ yếu nhằm bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Bắc Kinh, trong đó bao gồm Biển Đông (ở Philippines được gọi là Biển Tây Philippines). Không chỉ có ý nghĩa về mặt chiến lược bởi là điểm nóng của nhiều xung đột tiềm tàng trong khu vực, là tuyến hàng hải chính và đóng vai trò quan trọng nếu chiến tranh với Đài Loan xảy ra, Biển Đông còn là một trong những nguồn tài nguyên cá phong phú nhất thế giới và có thể có trữ lượng lớn dầu chưa được khai thác. Continue reading “Tại sao căng thẳng ở Biển Đông lại đang củng cố liên minh Mỹ – Philippines?”

Thế giới hôm nay: 13/09/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngân hàng Trung ương châu Âu hạ lãi suất lần thứ hai trong năm nay, với mức giảm một phần tư điểm phần trăm xuống còn 3,5%. Quyết định của ngân hàng được đưa ra trong bối cảnh lạm phát giảm và tăng trưởng yếu ở khu vực đồng euro. Lạm phát năm là 2,2% vào tháng 8, mức thấp nhất ba năm qua. Trong khi đó, GDP của khối chỉ tăng 0,2% từ tháng 4 đến tháng 6. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất lần đầu kể từ đại dịch tại cuộc họp chính sách tiền tệ vào tuần tới.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đâm vào một tàu chở hàng ở Biển Đen. Con tàu này rời Chornomorsk, một trong những cảng lớn nhất của Ukraine, vào thứ Tư và đang trên đường đến Ai Cập, mang theo khoảng 26.000 tấn lúa mì. Nga từ lâu đã cố gắng cắt quyền tiếp cận của Kyiv đối với Biển Đen, nơi có hơn 70% hàng xuất khẩu của Ukraine đi qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/09/2024”

Tại sao Mỹ nên từ bỏ nỗi ám ảnh về việc trở thành quốc gia số 1

Nguồn: Danny Quah, “Why America Should Drop Its Obsession With Being No. 1,” Foreign Policy, 04/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một lá thư từ Singapore gửi tới tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Thưa Tổng thống,

Xin chúc mừng ông/bà đã trở thành người dẫn dắt nước Mỹ trong một cuộc đổi mới chính trị. Suốt nhiều thập niên qua, Đông Nam Á chúng tôi đã ngưỡng mộ và trân trọng những món quà mà đất nước của các vị trao cho thế giới. Nước Mỹ đã giành được sự ngưỡng mộ của chúng tôi bằng cách chia sẻ với chúng tôi Giấc mơ Mỹ, cho thấy cách các vị thành công và dẫn đầu bằng cách làm gương. Continue reading “Tại sao Mỹ nên từ bỏ nỗi ám ảnh về việc trở thành quốc gia số 1”

12/09/1992: Người phụ nữ gốc Phi đầu tiên bay vào vũ trụ

Nguồn: Mae Jemison becomes first Black woman in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, Tiến sĩ Mae Jemison, một bác sĩ của Đội Hòa bình (Peace Corps), người từng mơ ước được du hành vũ trụ từ khi còn nhỏ, đã trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Phi đầu tiên bay vào vũ trụ. Jemison, khi đó 35 tuổi, là một trong bảy phi hành gia trên chuyến bay kéo dài tám ngày trên tàu con thoi Endeavor trong sứ mệnh STS-47, thực hiện 127 quỹ đạo quanh Trái Đất. Continue reading “12/09/1992: Người phụ nữ gốc Phi đầu tiên bay vào vũ trụ”

Các điểm nhấn trong cuộc tranh luận tổng thống Trump – Harris

Tác giả: Phạm Vũ Thiều Quang

Kamala Harris đã có một màn trình diễn tự tin đáng ngạc nhiên trong cuộc tranh luận Tổng thống với Donald Trump, khiến ông phải phòng thủ và bỏ lỡ nhiều cơ hội phản công. Tuy nhiên, quyết định của cử tri sẽ không dựa vào ai đã tranh luận tốt hơn.

Trong khi Hà Nội đang mưa xối xả sau cơn bão Yagi, thì cả thế giới đang dõi một trong những sự kiện quan trọng nhất trên chính trường Mỹ: màn tranh luận giữa cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Kamala Harris trên kênh truyền hình ABC (tối 10/9 giờ Mỹ). Continue reading “Các điểm nhấn trong cuộc tranh luận tổng thống Trump – Harris”

Thế giới hôm nay: 12/09/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Lạm phát năm ở Mỹ đã giảm xuống 2,5% trong tháng 8, từ mức 2,9% của tháng 7. Đây là những con số thấp nhất kể từ tháng 2 năm 2021. Nếu không tính giá thực phẩm và năng lượng, lạm phát giữ nguyên mức 3,2%. Với lạm phát xuống gần sát mục tiêu 2% của Cục Dự trữ Liên bang và thị trường việc làm đang hạ nhiệt, ngân hàng trung ương gần như chắc chắn sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất tại cuộc họp vào tuần tới.

Israel đã tiến hành một loạt các cuộc không kích vào đêm thứ Ba và thứ Tư khiến ít nhất 34 người thiệt mạng, theo các quan chức y tế ở Gaza. Một đòn không kích vào một ngôi trường Liên Hợp Quốc đang cho người Palestine trú ẩn đã khiến 14 người thiệt mạng; nhưng Israel nói họ chỉ nhắm vào các chiến binh Hamas. Đầu tuần này, không kích của Israel vào một khu vực nhân đạo được chỉ định đã khiến 19 người thiệt mạng, theo bộ y tế Hamas. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/09/2024”

Chính quyền Trung Quốc đang che giấu thực trạng nền kinh tế

Nguồn:The Chinese authorities are concealing the state of the economy, ” The Economist, 05/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nhưng hệ thống thông tin nội bộ của Đảng Cộng sản cũng có thể bị lỗi.

Vào ngày 16 tháng 8 vừa qua, bài viết của Triệu Kiến xuất hiện trên mạng chỉ vài giờ trước khi bị kiểm duyệt xóa. Đối với độc giả phương Tây, nội dung bài viết có vẻ nhẹ nhàng, nhưng đối với một quan chức Đảng Cộng sản, nó lại chứa đầy những ý tưởng nguy hiểm. Là một nhà kinh tế được kính trọng, Triệu nói rằng ông không thể hiểu tại sao chính phủ Trung Quốc lại không nỗ lực hơn nữa để kích thích nền kinh tế. Cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất trong một thế hệ đã khiến sự bất ổn về tương lai “quấn chặt lấy trái tim của người dân, ” ông viết. “Thị trường không thể hiểu được logic và những động lực của những người ra quyết định. ” Continue reading “Chính quyền Trung Quốc đang che giấu thực trạng nền kinh tế”

Chi tiêu Quốc phòng Trung Quốc: Con số 700 tỷ USD gây hiểu lầm

Nguồn:  M. Taylor Fravel, George Gilboy, và Eric Heginbotham, “China’s Defense Spending: The $700 Billion Distraction”, War on the Rock, 02/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Các nhà lãnh đạo chính trị và quân sự Mỹ đang khuếch đại những ước tính sai lệch về chi tiêu quốc phòng hàng năm của Trung Quốc, cho rằng con số này cao hơn nhiều so với thực tế. Trong những tính toán sai lầm này, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc đã đạt 700 tỷ USD, gần bằng mức ngân sách quốc phòng của Mỹ. Những ước tính phóng đại này đã thu hút sự chú ý ở Quốc hội, giới truyền thông và giới quốc phòng. Continue reading “Chi tiêu Quốc phòng Trung Quốc: Con số 700 tỷ USD gây hiểu lầm”

Thế giới hôm nay: 11/09/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã lên án vụ binh lính Israel bắn một phụ nữ Mỹ gốc Thổ Nhĩ Kỳ ở Bờ Tây vào tuần trước là “không thể chấp nhận được” và kêu gọi “thay đổi cơ bản” trong hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Israel ở lãnh thổ này. Trong khi đó, đòn không kích của Israel vào một lều trại ở nam Gaza đã giết chết ít nhất 40 người và làm bị thương 60 người khác, theo các quan chức Palestine. Israel cho biết cuộc tấn công nhắm vào một trung tâm chỉ huy của Hamas “ngụy trang trong khu vực nhân đạo ở Khan Younis,” một thành phố nam Gaza. Hamas phủ nhận tuyên bố của Israel.

Phát biểu trong chuyến thăm London, ông Blinken cũng tuyên bố Nga sẽ sử dụng tên lửa đạn đạo do Iran cung cấp ở Ukraine “trong vòng vài tuần.” Ông cho biết Hoa Kỳ và các đồng minh sẽ sớm công bố một vòng trừng phạt mới đối với quốc gia Trung Đông này. Ông Blinken và David Lammy, ngoại trưởng Anh, thông báo họ sẽ đến thủ đô Kyiv của Ukraine trong tuần. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/09/2024”

Putin sẽ không bao giờ từ bỏ ở Ukraine

Nguồn: Peter Schroeder, “Putin Will Never Give Up in Ukraine,” Foreign Affairs, 03/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phương Tây không thể thay đổi toan tính của Putin – họ chỉ có thể chờ ông ra đi.

Hai năm rưỡi sau khi Nga xâm lược Ukraine, người Mỹ vẫn giữ nguyên chiến lược chấm dứt chiến tranh: đặt ra cái giá đủ lớn cho Nga để tổng thống nước này, Vladimir Putin, phải quyết định rằng ông không còn lựa chọn nào khác ngoài việc dừng xung đột. Trong một nỗ lực thay đổi phép tính chi phí-lợi ích của Putin, Washington đã cố gắng tìm ra điểm cân bằng giữa việc ủng hộ Ukraine và trừng phạt Nga với giảm thiểu rủi ro leo thang. Dù cách tiếp cận này có vẻ hợp lý, nhưng nó dựa trên một giả định sai lầm: rằng suy nghĩ của Putin có thể thay đổi. Continue reading “Putin sẽ không bao giờ từ bỏ ở Ukraine”

10/09/1960: Bão Donna tấn công Florida Keys

Nguồn: Hurricane Donna batters the Florida Keys, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, Bão Donna đã tấn công Florida Keys ở cường độ bão cấp 4. Hình thành gần Cape Verde ngoài khơi bờ biển châu Phi, cơn bão này đã khiến 150 người thiệt mạng khi nó di chuyển từ Puerto Rico đến New England trong vòng hai tuần.

Bão Donna hình thành vào ngày 31/08 và di chuyển hướng về phía tây tới Biển Caribe. Nó đã mạnh lên thành bão cấp 4 khi đến Quần đảo Leeward vào ngày 04/09. Donna đã tàn phá Puerto Rico và một phần Bahamas trước khi chuyển sang hướng đông bắc tới Cuba và Florida Keys. Đây là cơn bão lớn đầu tiên tấn công Florida trong một thập kỷ, và là cơn bão mạnh nhất tấn công Florida cho đến khi Bão Andrew xuất hiện vào năm 1992. Continue reading “10/09/1960: Bão Donna tấn công Florida Keys”

Thế giới hôm nay: 10/09/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Trong một báo cáo được mong đợi, Mario Draghi, cựu giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu, đã đề xuất một loạt chính sách để giúp Liên minh châu Âu trở nên cạnh tranh hơn. Ông kêu gọi một chương trình vay chung trong EU, một kế hoạch carbon hóa chung, và các chính sách thương mại quyết liệt hơn để giảm phụ thuộc vào Mỹ và Trung Quốc. Báo cáo cũng đề xuất các biện pháp thúc đẩy lĩnh vực công nghệ, chẳng hạn như tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà nghiên cứu thương mại hóa các ý tưởng. Ông Draghi đã phác thảo kế hoạch của mình trong một bài luận khách mời cho The Economist.

Đức sẽ mở rộng các biện pháp kiểm soát tạm thời đối với tất cả các biên giới trên bộ của mình trong nỗ lực trấn áp tình trạng di cư bất hợp pháp. Các hạn chế sẽ có hiệu lực trong sáu tháng, bắt đầu từ tuần tới. Nước này là thành viên của khu vực miễn thị thực Schengen nhưng đã áp đặt các hạn chế đối với biên giới với Áo kể từ năm 2015 và với Cộng hòa Séc, Ba Lan, và Thụy Sĩ từ năm ngoái. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/09/2024”

Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?

Nguồn:  Lynn Kuok, “America Is Losing Southeast Asia”, Foreign Affairs, 03/08/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Gần đây, Mỹ liên tục nhấn mạnh về sự “hội tụ” (convergence) với các đối tác châu Á. Tại Đối thoại Shangri-La thường niên ở Singapore vào tháng 6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đặt tiêu đề cho bài phát biểu của mình là “Sự hội tụ mới ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương”. Tại Viện Brookings vào một tháng sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định rằng Mỹ đang có “sự hội tụ lớn hơn nhiều” với các đối tác quan trọng ở châu Á, trích dẫn mối quan hệ đang cải thiện với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như các liên kết an ninh ngày càng mạnh mẽ giữa NATO và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Cũng trong tháng 7, tại Diễn đàn An ninh Aspen, Antony Blinken nhắc lại rằng ông “chưa từng thấy thời điểm nào có sự hội tụ mạnh mẽ hơn giữa Mỹ với các đối tác châu Âu và các đối tác châu Á không những về cách tiếp cận đối với Nga, mà còn cả về cách tiếp cận đối với Trung Quốc”. Continue reading “Tại sao Mỹ đang dần để mất Đông Nam Á?”

Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây

Nguồn: Trung Phi Đằng, Trương Hân, 张昕、钟飞腾:普京此访,是给蒙古国和美西方提个醒, Guancha, 04/09/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Ngày 3/9, sau khi kết thúc chuyến thăm chính thức Mông Cổ, Putin lên chuyên cơ tới vùng Viễn Đông để tham dự Diễn đàn Kinh tế phương Đông được tổ chức tại đây.

Chuyến thăm của Putin được thực hiện theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khürelsükh. Trong ba ngày, lãnh đạo hai nước đã tổ chức các cuộc hội đàm quy mô lớn và nhỏ, đồng thời trao đổi ý kiến về các vấn đề nóng trong khu vực và quốc tế. Sau các cuộc hội đàm, hai bên cũng đã ký kết một số văn kiện song phương. Continue reading “Chuyến thăm của Putin và lời nhắc tới Mông Cổ, Mỹ và phương Tây”

Thế giới hôm nay: 09/09/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Edmundo González, người chiến thắng hợp pháp trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela hồi tháng 7, đã phải chạy khỏi đất nước và đang xin tị nạn ở Tây Ban Nha. Ông González đã đánh bại đương kim tổng thống độc tài Nicolás Maduro trong cuộc bầu cử, nhưng chính quyền lại tuyên bố ông Maduro là người chiến thắng. Kể từ đó ông Maduro đã mở một chiến dịch bắt giam các nhân vật đối lập. Mới đây lực lượng an ninh thậm chí bao vây đại sứ quán Argentina ở thủ đô Caracas, nơi sáu nhà lãnh đạo đối lập đang ẩn náu.

Nga cho biết lực lượng vũ trang nước này đã giành được quyền kiểm soát hoàn toàn Novohrodivka. Đây là một thị trấn nhỏ nằm cách Pokrovsk, một thành phố có tầm quan trọng chiến lược ở miền đông Ukraine vì nằm trên tuyến đường sắt và đường bộ, chưa đầy 9km. Quân đội Nga đã tiến nhanh từ phía đông khi họ củng cố quyền kiểm soát khu vực Donbas. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/09/2024”

Cán cân quyền lực ở Trung Quốc đã thay đổi

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “General’s smile hints at changes in China power balance,” Nikkei Asia, 05/09/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các quan chức quân sự cấp cao đã trở lại vị trí hàng đầu trong quan hệ ngoại giao với Mỹ.

Quân nhân, đặc biệt là những người trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, những người tuyên thệ trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản, thường để lại ấn tượng là những người vô cảm hoặc hay cau mày mỗi khi xuất hiện trước công chúng. Continue reading “Cán cân quyền lực ở Trung Quốc đã thay đổi”

08/09/1945: Quân đội Mỹ đổ bộ chiếm đóng Triều Tiên

Nguồn: “American troops arrive in Korea to partition the country,” History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân đội Mỹ đã đổ bộ vào Bán đảo Triều Tiên để bắt đầu quá trình chiếm đóng sau chiến tranh ở phần phía nam đất nước, gần đúng một tháng sau khi quân đội Liên Xô tiến vào miền bắc để bắt đầu quá trình chiếm đóng của riêng họ. Dù việc chiếm đóng của Mỹ và Liên Xô được cho là tạm thời, nhưng sự chia cắt Bán đảo Triều Tiên đã nhanh chóng trở thành vĩnh viễn. Continue reading “08/09/1945: Quân đội Mỹ đổ bộ chiếm đóng Triều Tiên”

Ý nghĩa mơ hồ của chiến dịch Kursk của Ukraine

Nguồn: Stephen M. Walt, “The Murky Meaning of Ukraine’s Kursk Offensive,” Foreign Policy, 28/08/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thành công ngắn hạn không nhất thiết sẽ có tác động lâu dài.

Liệu cuộc phản công bất ngờ của Ukraine vào Nga là bước ngoặt quan trọng trong cuộc chiến, hay một trò hề vô nghĩa, hay một bước đi sai lầm chiến lược của Kyiv? Về cơ bản, chiến dịch đã thành công trong ngắn hạn, nhưng quan trọng vẫn là trung hạn đến dài hạn. Liệu nó có tác động sâu rộng nào đến chính sách của phương Tây đối với Nga nói chung và cuộc chiến ở Ukraine nói riêng hay không? Continue reading “Ý nghĩa mơ hồ của chiến dịch Kursk của Ukraine”