Thế giới hôm nay: 31/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Hôm qua , cảnh sát ở Hồng Kông đã bắt giữ các nhà hoạt động dân chủ và chính trị gia, bao gồm Joshua Wong, một thanh niên 22 tuổi nổi tiếng từ cuộc “cách mạng dù” năm 2014. Làn sóng phản đối hiện nay, được kích hoạt bởi một dự luật nhằm cho phép dẫn độ các nghi phạm sang Trung Quốc đại lục, đã diễn ra 12 tuần qua dù không có ai lãnh đạo – do đó đã không cho nhà chức trách cơ hội bắt giữ những người tổ chức biểu tình.

Bão Dorian được dự báo sẽ đổ bộ vào Florida vào thứ Hai với sức gió lên tới 130 dặm một giờ. Điều đó sẽ biến nó trở thành cơn bão mạnh nhất từng tấn công bờ biển phía đông bang này kể từ năm 1992. Florida, nơi vẫn còn đang khắc phục thiệt hại do cơn bão Michael gây ra năm ngoái, đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Tổng thống Donald Trump đã hủy chuyến thăm theo kế hoạch tới Ba Lan nhằm ở lại theo dõi tình hình cơn bão. Continue reading “Thế giới hôm nay: 31/08/2019”

Thế giới hôm nay: 29/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ông Boris Johnson, thủ tướng Vương quốc Anh, đã đề nghị Nữ hoàng đình chỉ Quốc hội cho đến giữa tháng 10, gây ra phẫn nộ trong các nghị sĩ. Động thái này khiến họ ít có cơ hội thông qua luật nhằm ngăn chặn một Brexit không thỏa thuận trước ngày 31 tháng 10. Chủ tịch đảng Bảo thủ cho biết chính phủ chỉ đơn thuần là ấn định ngày bắt đầu phiên họp Quốc hội, vốn dĩ là đặc quyền của chính phủ.

Phong trào 5 Sao cấp tiến của Italia và Đảng Dân chủ trung tả đã đồng ý liên minh thành lập một chính phủ mới. Chính phủ này sẽ được lãnh đạo bởi Giuseppe Conte, thủ tướng hiện tại. Quyết định này đã cứu Italy khỏi các cuộc bầu cử sớm mà Matteo Salvini, lãnh đạo Liên đoàn Phương Bắc cực hữu, kêu gọi sau khi ông rút khỏi liên minh không mấy hòa thuận với Phong trào Năm sao hồi đầu tháng này. Các con số cho thấy thị trường ủng hộ chính phủ mới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/08/2019”

Thế giới hôm nay: 27/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Pháp, Tổng thống Donald Trump nói rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ sớm nối lại đàm phán thương mại. Hôm thứ Sáu, ông Trump tuyên bố tăng thuế của Mỹ đối với hàng Trung Quốc và đã tweet rằng ông sẽ “yêu cầu” các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc. Động thái của ông làm cho thị trường lo lắng. Nhưng vào hôm thứ Hai, ông cho biết các cuộc gọi từ Trung Quốc đã mở lại cánh cửa đàm phán.

Trên bình diện ngoại giao, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết tại cuộc họp báo của hội nghị thượng đỉnh G7 rằng điều kiện cho một cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và Hassan Rouhani, Tổng thống Iran, đã được thiết lập. Ngoại trưởng Iran đã bất ngờ đến tham dự hội nghị. Ông Trump nói rằng có “một cơ hội thực sự tốt”, và ông sẽ gặp ông Rouhani “khi hoàn cảnh phù hợp”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/08/2019”

Thế giới hôm nay: 23/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói với Thủ tướng Anh Boris Johnson rằng không có đủ thời gian chỉ trong vòng 1 tháng tới để đàm phán một thỏa thuận Brexit hoàn toàn mới với Liên minh châu Âu. Ông Johnson muốn điều khoản về biên giới cứng với Bắc Ireland được bãi bỏ hoàn toàn; Ông Macron gọi đó là điều kiện không thể thiếu nếu EU muốn duy trì tính toàn vẹn của thị trường chung.

Sách trắng quốc phòng sắp công bố của chính phủ Nhật Bản sẽ cho biết rằng Triều Tiên đang chế tạo đầu đạn hạt nhân đủ nhỏ để lắp vào tên lửa đạn đạo, theo tờ Yomiuri Shimbun. Các cơ quan tình báo Mỹ và Hàn Quốc đã nghi ngờ Triều Tiên đang phát triển năng lực này; việc Nhật công bố công khai như vậy có thể là một biện pháp nhằm thể hiện sự giận dữ của họ đối với việc các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa rơi vào bế tắc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 23/08/2019”

Thế giới hôm nay: 21/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: NCQT

TIN VẮN

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte đã từ chức. Ông Conte chỉ trích Matteo Salvini, lãnh đạo Liên minh phương Bắc cực hữu, vốn là thành viên liên minh cầm quyền nhưng đã đề xuất một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chống lại ông Conte và kêu gọi tiến hành bầu cử mới. Tỉ lệ ủng hộ Liên đoàn phương Bắc hiện đang tăng mạnh trong các cuộc thăm dò. Bầu cử có thể được tổ chức nếu một chính phủ liên minh mới không thể được thành lập.

BHP, một công ty Anh-Úc và là một trong những công ty khai thác mỏ lớn nhất thế giới, đã tuyên bố lợi nhuận hàng năm tăng gấp đôi lên 8,3 tỷ đô la trong năm qua. Giá hàng hóa cơ bản cao hơn đã giúp tăng lợi nhuận, đặc biệt là quặng sắt, có giá tăng gần 50% trong năm qua. Một đóng góp lớn khác cho lợi nhuận là thiệt hại thấp hơn dự kiến ​​từ vụ vỡ đập năm 2015. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/08/2019”

Thế giới hôm nay: 19/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

TIN VẮN

Sau nhiều tuần bạo lực, các cuộc tuần hành ủng hộ dân chủ mới nhất ở Hồng Kông dường như đã diễn ra một cách hòa bình. Hàng trăm ngàn người đã tập trung tại Công viên Victoria sau khi bị cảnh sát từ chối cho phép diễu hành qua trung tâm thành phố. Cuối tuần trước, người biểu tình đã chiếm sân bay thành phố. Luận điệu từ chính phủ Trung Quốc đã trở nên cứng rắn hơn.

Các tài liệu chính phủ bị rò rỉ về tác động tiềm tàng của Brexit không có thỏa thuận cho thấy người Anh có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men, cũng như tình trạng chậm trễ nghiêm trọng tại các cảng biển. Thủ tướng Boris Johnson nói rằng Anh không có gì phải sợ khi rời Liên minh châu Âu mà không có thỏa thuận. Bộ trưởng phụ trách các công tác chuẩn bị hậu Brexit cho biết các tài liệu này đã nêu bật “kịch bản trong trường hợp xấu nhất”. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/08/2019”

Thế giới hôm nay: 13/08/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Huawei trong tầm ngắm của Mỹ

Hôm nay một quy định mới bắt đầu có hiệu lực cấm các cơ quan chính phủ Mỹ mua thiết bị của Huawei. Đây là đòn mới nhất trong cuộc tấn công của chính phủ Mỹ nhằm vào gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc kể từ tháng 5, khi công ty này bị đưa vào danh sách các thực thể mà các nhà xuất khẩu Mỹ không được bán các công nghệ quan trọng. Hoa Kỳ bày tỏ ngờ vực đối với các thiết bị viễn thông của Huawei, vốn đã phổ biến toàn cầu, và lo ngại rằng chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng sự phổ biến này để do thám Mỹ và các đồng minh.

Nhưng Huawei còn lâu mới chịu bị đánh bại. Hồi cuối tháng 7, công ty này báo cáo tăng trưởng doanh thu hằng năm là 23%. Đến ngày 9 tháng 8, Huawei công bố một hệ điều hành mới có tên là Harmony, được thiết kế nhằm đưa họ thoát khỏi sự phụ thuộc vào hệ điều hành Android của Google. Tập đoàn này kì vọng việc thiết kế Harmony với mã nguồn mở cho phép mọi người dùng kiểm tra sẽ làm giảm sự ngờ vực. Có thể, nhưng đó vẫn là một trận chiến khó nhằn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/08/2019”

Brexit và bóng ma lịch sử

Nguồn: Harold James, “The Ghost of Brexit Past”, Project Syndicate, 04/12/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liên minh châu Âu đã đạt được sự chấp thuận của các quốc gia thành viên đối với một thỏa thuận đặt ra các điều khoản cho việc Vương quốc Anh rút khỏi khối. Nhưng vẫn chưa rõ liệu phần lớn các nghị sĩ Anh có phê chuẩn thỏa thuận này hay không nếu xét việc thỏa thuận này dường như trao quyền quyết định các vấn đề của Anh vào tay châu Âu.

Người ta có thể giả định một cách hợp lý rằng thỏa thuận này sẽ bị từ chối bởi những người ủng hộ Brexit cứng rắn vốn coi thỏa thuận này thậm chí còn kém thỏa đáng hơn so với hiện trạng. Và tất nhiên có rất nhiều người phản đối Brexit dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, bất chấp tất cả các sai sót của nó, thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Theresa May đã đàm phán với EU có khả năng sẽ xảy ra. Continue reading “Brexit và bóng ma lịch sử”

Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?

Nguồn: What would happen if Britain left the EU with no deals?, The Economist, 06/08/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thiếu hụt lương thực, máy bay không cất cánh và kiểm soát biên giới với Ireland đều là các khả năng.

Theo kế hoạch, Brexit sẽ diễn ra vào ngày 29 tháng 03 năm 2019, hai năm sau khi Theresa May viện dẫn Điều 50, điều khoản về rút khỏi EU của Hiệp ước Madrid. Anh và Liên minh châu Âu đang cùng hướng tới một hiệp ước cho phép Anh rời EU và một thỏa thuận khung cho thương mại trong tương lai. Nhưng khoảng cách giữa hai bên là rất lớn. Và có khả năng là ngay cả khi đạt được một thỏa thuận thì Quốc hội Anh vẫn có thể bác bỏ nó. Tuy nhiên, Điều 50 quy định việc rút khỏi EU sẽ tự động diễn ra trừ khi có sự đồng thuận để kéo dài thời gian đàm phán. Vì vậy, Anh có thể rời khỏi EU vào tháng 3 năm sau mà không hề có một thỏa thuận nào cả: một kịch bản Brexit bế tắc. Điều đó có nghĩa là gì? Continue reading “Điều gì xảy ra nếu Anh rời EU mà không có thỏa thuận nào?”

Gập ghềnh Brexit: Vì đâu nên nỗi?

Tác giả: Sơ Nguyên

Đầu tháng 7 vừa qua, quá trình rời khỏi Liên minh châu Âu của nước Anh (Brexit) chứng kiến một dấu mốc mới với việc Thủ tướng Anh Theresa May tuyên bố nội các đã đạt được nhất trí về thỏa thuận cơ sở cho quan hệ Anh – EU trong tương lai. Nhưng chỉ hai hôm sau, vào ngày 8/7, như một cái tát vào sự “nhất trí” này, lần lượt Bộ trưởng phụ trách các vấn đề Brexit David Davis và Bộ trưởng Ngoại giao Boris Johnson đã từ chức. Bất đồng nội bộ sâu sắc cảnh báo rằng, chiếc ghế của bà May đang lung lay và tiến trình Brexit sẽ còn gập ghềnh gian nan từ nay đến khi hạn đàm phán kết thúc vào ngày 29/3/2019. Continue reading “Gập ghềnh Brexit: Vì đâu nên nỗi?”

Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland

Nguồn: Chris Patten, “The Return of the Irish Question”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, sau nhiều tháng đàm phán đầy khó khăn, lãnh đạo của hai nhóm chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland – một bên là những người Cộng hòa và những người dân tộc chủ nghĩa theo Thiên Chúa giáo (ủng hộ độc lập); một bên là những người theo đạo Tin lành (ủng hộ hợp nhất với Anh) – đã ký Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành (Good Friday), kết thúc 30 năm bạo lực và đổ máu. Giờ đây, thỏa thuận đó – và mối quan hệ hữu hảo, tôn trọng lẫn nhau mà nó tạo ra – đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Thỏa thuận Good Friday được ký bởi hai vị Thủ tướng của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland – Tony Blair và Bertie Ahern – cùng với sự giúp đỡ của Thượng nghị sĩ Mỹ George Mitchell. (Một khối lượng lớn công việc chuẩn bị cũng được thực hiện bởi người tiền nhiệm của Blair – John Major). Thỏa thuận này được xây dựng dựa trên quan điểm miễn là tất cả mọi người đều đồng ý rằng những thay đổi về địa vị hiến định của Bắc Ireland chỉ có thể được quyết định bởi một lựa chọn dân chủ tự do, người dân có thể quyết định sự trung thành của mình đối với bản sắc mà họ chọn: Anh, Ireland, hoặc thậm chí là cả hai. Continue reading “Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland”

“Brexit giả” hay “không Brexit”?

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Fake Brexit or No Brexit”, Project Syndicate, 20/12/2017.

Biên dịch: Phan Nguyên

Kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm ngoái, nước Anh đã được so sánh như một kẻ tự tử nhảy từ tòa nhà 100 tầng và trong khi rơi qua tầng 50 vẫn hét lên “Cho tới lúc này mọi thứ vẫn ổn”. Sự so sánh này dường như không công bằng với những người tự tử. Thông điệp chính trị và kinh tế thực sự ngày nay là “Cho tới lúc này mọi thứ rất tệ”.

Thỏa thuận bắt đầu các cuộc đàm phán về một mối quan hệ hậu Brexit được tuyên bố tại Hội nghị thượng đỉnh EU ngày 15/12/2017 diễn ra sau khi Thủ tướng Theresa May chấp nhận tất cả các đòi hỏi mà các lãnh đạo châu Âu đưa ra, bao gồm Anh phải đóng góp ngân sách 50 tỷ Euro cho EU, Tòa án châu Âu có thẩm quyền xét xử đối với quyền của công dân EU ở Anh, và việc mở cửa biên giới vĩnh viễn với Ireland. Continue reading ““Brexit giả” hay “không Brexit”?”

Thắng lợi cay đắng của Theresa May

Nguồn: Anatole Kaletsky, “Theresa May’s Pyrrhic Victory”, Project Syndicate, 29/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử vào ngày 08/06 do Thủ tướng Anh Theresa May kêu gọi sẽ thay đổi viễn cảnh chính trị của nước Anh và mối quan hệ với châu Âu, nhưng không nhất thiết theo cách mà Đảng Bảo thủ của bà May, vốn có thể gia tăng số ghế đa số trong Quốc hội, có thể muốn mang lại. Thắng lợi bằng mọi giá trước những người ủng hộ quốc tế hoá và các lực lượng tiến bộ tại Anh của thành phần Bảo thủ hoài nghi châu Âu được mô tả bằng tiêu đề bài báo về tuyên bố tổ chức bầu cử của bà May trên tờ Daily Mail: “Đè bẹp những kẻ phá hoại.” Nhưng chiến thắng vang dội vào tháng 6 có thể dẫn đến một hệ quả ngược bất ngờ, như cuộc hành quân ngạo mạn của Napoleon đến Moskva sau khi ông đã tiêu diệt toàn bộ kẻ thù ở Tây Âu. Continue reading “Thắng lợi cay đắng của Theresa May”

Điều gì xảy ra sau khi Anh kích hoạt Điều 50?

Nguồn:What happens now that Britain has triggered Article 50”, The Economist, 29/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đây chỉ là sự khởi đầu của một quá trình đàm phán gay go kéo dài – trong đó Anh Quốc sẽ là người có nhiều đòi hỏi hơn.

Theresa May, thủ tướng Anh, đã kích hoạt Điều 50 (Hiệp ước Lisbon), biện pháp pháp lý mà theo đó một quốc gia có thể rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Dự luật cho bà quyền hiến định để thực hiện điều này đã có hiệu lực vào ngày 16/3. Theo các điều khoản của Điều 50, bất kỳ quốc gia nào viện dẫn điều luật này sẽ tự động rời EU sau hai năm, trừ khi 27 quốc gia còn lại đồng thuận gia hạn thời hạn đó. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên trong quá trình đàm phán mà có thể mất nhiều hơn hai năm để hoàn thành chi tiết. Việc kích hoạt Điều 50 thậm chí không đảm bảo rằng sẽ có một thỏa thuận giữa Anh và phần còn lại của EU: nó đơn thuần chỉ khởi đầu các cuộc đàm phán. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Anh kích hoạt Điều 50?”

Tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì?

Nguồn:The significance of the Treaty of Rome”, The Economist, 24/03/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Được ký 60 năm trước đây, hiệp ước này đã khai sinh ra Liên minh châu Âu hiện đại.

Vào ngày 25/03/2017, người đứng đầu chính phủ các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã tập hợp tại sảnh Sala Degli Orazi e Curiazi tráng lệ của tòa nhà Palazzo dei Conservatori tại Rome để đưa ra một tuyên bố trang nghiêm về sự thống nhất. Thời điểm đó mang đầy tầm quan trọng: đúng 60 năm trước, khi đám đông trông ngóng tụ tập dưới những chiếc ô bên ngoài Piazza del Campidoglio, các đại sứ đặc mệnh toàn quyền từ sáu nước Tây Âu – Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg – đã tụ họp trong cùng một căn phòng để ký Hiệp ước Rome.

Hiệp ước năm 1957 này đã thành lập các thể chế tạo thành Cộng đồng Kinh tế châu Âu – bao gồm Uỷ ban châu Âu, Hội đồng Bộ trưở ng, Nghị viện Châu Âu và Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) – mà về sau trở thành Liên minh châu Âu (EU). (Một hiệp ước thứ hai được ký ngày hôm đó đã tạo ra Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu, sau đó được sáp nhập vào EU). Vậy tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì? Continue reading “Tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì?”

Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?

Nguồn: Hans-Werner Sinn, “Why the EU must be generous to Britain”, Project Syndicate, 31/01/2017.

Biên dịch: Dương Thị Thùy Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Anh Theresa May đã xác nhận điều đó. Không còn nghi ngờ gì nữa, Vương quốc Anh sẽ rút ra khỏi Liên minh Châu Âu và đàm phán các hiệp ước thương mại mới. Câu hỏi đặt ra ở đây là EU sẽ chấp thuận dạng hiệp ước nào.

Bà May đã nói rõ rằng nước Anh không muốn một dàn xếp giống như với Thụy Sĩ hay Na Uy, bởi vì điều đó đòi hỏi nước này phải từ bỏ một số quyền kiểm soát về chính sách nhập cư. Chấp nhận quyền tài phán của Tòa án Công lý Châu Âu, cơ quan mà các nhà lãnh đạo Anh cáo buộc là đã đưa ra các phán quyết dựa trên các lợi ích tự thân, cũng là phương án không được chấp nhận. Continue reading “Tại sao EU nên hào phóng với nước Anh?”

Nước Anh đâm đầu vào đá với ‘Brexit cứng’?

Nguồn: Philippe Legrain, “Brexit into Trumpland,” Project Syndicate, 19/01/2017.

Biên dịch: Hiếu Minh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thủ tướng Theresa May đang đưa Vương quốc Anh vào một cuộc Brexit rất “cứng” vào năm 2019 – và có khả năng tệ hơn, nếu Anh rời EU mà không có một thoả thuận rời EU hay thỏa thuận thương mại. Trong bài phát biểu ngày 17 tháng 1, bà May vạch ra các mục tiêu đàm phán với EU, và tỏ rõ bà sẽ đặt những yêu cầu của phe ủng hộ Brexit cứng rắn lên các lợi ích kinh tế của đất nước.

Không ngạc nhiên khi bà May sẽ chọn một đường lối Brexit mà theo đó Anh sẽ rời cả thị trường chung lẫn liên minh thuế quan của EU: bà biết rất ít về kinh tế, và quan tâm đến nó còn ít hơn. Mục đích cuối cùng của bà là giữ được chức Thủ tướng, và bà tin rằng kiểm soát nhập cư – một mối ám ảnh cá nhân từ lâu – sẽ giúp bà được lòng các cử tri chọn rời EU, và việc chấm dứt thẩm quyền của Toà Công lý châu Âu ở Anh sẽ xoa dịu phe dân tộc chủ nghĩa trong Đảng Bảo thủ của bà. Continue reading “Nước Anh đâm đầu vào đá với ‘Brexit cứng’?”

Chủ nghĩa dân túy là gì?

Nguồn:What is populism?“, The Economist, 19/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, tổng thống đắc cử theo chủ nghĩa dân túy của nước Mỹ, muốn trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ. Podemos, một đảng dân túy Tây Ban Nha, muốn cho người nhập cư quyền bầu cử. Geert Wilders, chính trị gia dân túy người Hà Lan, muốn xóa bỏ các đạo luật cấm phát ngôn gây thù hận (hate-speech). Jaroslaw Kaczynski, chính trị gia dân túy người Ba Lan, nỗ lực thúc đẩy một đạo luật quy định việc sử dụng cụm từ “các trại tử thần Ba Lan” là bất hợp pháp. Evo Morales, tổng thống dân túy của Bolivia, đã mở rộng quyền trồng coca của nông dân thổ dân. Rodrigo Duterte, tổng thống dân túy của Philippines, đã ra lệnh cho lực lượng cảnh sát tiêu diệt những người bị nghi ngờ là buôn bán ma túy. Các nhà dân túy có thể là các nhà quân phiệt, người yêu hòa bình, người hâm mộ Che Guevara hay Ayn Rand; họ có thể là những người hoạt động vì môi trường phản đối việc xây dựng các đường ống dẫn dầu hoặc những người phủ nhận biến đổi khí hậu và ủng hộ việc khoan thêm dầu. Điều gì khiến cho tất cả những người đó được  gọi là “các nhà dân túy” (populist), và thuật ngữ đó thực sự có ý nghĩa gì? Continue reading “Chủ nghĩa dân túy là gì?”

Ba hệ lụy khó lường của Brexit

Nguồn: Harold James, “Brexit’s Doom Spirals”, Project Syndicate, 08/11/2016.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các thị trường tài chính đang phản ứng tiêu cực với Brexit, và chúng có quyền làm vậy. Nhưng bởi chính lĩnh vực tài chính, chứ không phải là xã hội dân sự dân chủ, là thứ đang chống lại quyết định rời Liên minh châu Âu của Vương quốc Anh, nên cuộc tranh luận về Brexit sẽ trở nên ngày càng gay gắt, và hệ quả của nó cũng sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Những tác động kinh tế ban đầu từ cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng Sáu là không đáng kể, và thậm chí còn có đôi chút tích cực, vì các số liệu tăng trưởng hậu trưng cầu dân ý của nước Anh hiện đang được điều chỉnh theo hướng tăng lên. Nhưng đồng bảng Anh lại đang rớt giá, chi phí trả nợ của chính phủ Anh gia tăng, và tiến trình thực sự rút khỏi EU có thể cực kỳ khốc liệt. Continue reading “Ba hệ lụy khó lường của Brexit”

Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên

uk

Tác giả: Nam Quỳnh

Hôm nay, 3/11, trong một vụ kiện vô tiền khoáng hậu, toà án Anh đã bác bỏ quyền của chính phủ trong việc kích hoạt tiến trình rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Điều đó có nghĩa là chính phủ phải đưa việc này ra cho Nghị viện quyết chứ không được tự ý tiến hành nữa. Tuy nhiên, họ vẫn còn quyền kháng án lên Tối cao Pháp viện. Hãy cùng xem diễn biến phiên toà này ra sao.

Bối cảnh của vụ việc phức tạp này có thể được hiểu như sau: Continue reading “Tòa Anh chặn đứng Brexit: Lập luận của các bên”