Hình ảnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong mắt lính Mỹ

Nguồn: Carie Uyen Nguyen, “Whose War Was It?”, The New York Times, 18/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Có lẽ chẳng ai bước ra khỏi Chiến tranh Việt Nam với danh tiếng bị hủy hoại nhiều như Quân lực Việt Nam Cộng hòa (QLVNCH). Từ rất lâu trước khi chiến tranh kết thúc, các binh sĩ QLVNCH đã trở thành vật tế thần dễ dàng và luôn sẵn sàng cho những thất bại của Mỹ, một hình mẫu điển hình trong các nghiên cứu học thuật và văn hóa đại chúng. Chúng ta được nghe kể rằng họ là bọn hèn nhát bất tài, hay trốn tránh nhiệm vụ, để lại mọi việc khó khăn cho người Mỹ.

Là một người nghiên cứu Việt Nam tại một trường đại học Mỹ với kho tài liệu lớn lưu trữ lịch sử qua lời kể (oral history) về thời kỳ Việt Nam, cả bằng văn bản và băng ghi âm, tôi may mắn có cơ hội đặc biệt để đào sâu hơn và để minh chứng rằng câu chuyện kể trên là mơ hồ và bất công. Đây là cơ hội đặc biệt bởi vì tôi không muốn nói rằng lính Mỹ đã sai – thay vào đó, tôi đã tình cờ tìm được những câu chuyện từ các cựu binh Mỹ nói về sự can đảm và hiệu quả công việc của những chiến hữu đồng minh của họ, những người lính Nam Việt Nam. Continue reading “Hình ảnh Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong mắt lính Mỹ”

01/09/1966: De Gaulle kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam

Nguồn: De Gaulle urges the United States to get out of Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, trong bài phát biểu trước 100.000 người ở Phnom Penh, Campuchia, Tổng thống Charles de Gaulle của Pháp đã công khai tố cáo chính sách của Mỹ tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ nước này rút quân khỏi Đông Nam Á. Continue reading “01/09/1966: De Gaulle kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam”

Chính sách bình định qua nòng súng của Mỹ tại Nam Việt Nam

Nguồn: Robert J. Thompson, “Pacification, Through the Barrel of a Gun”, The New York Times, 10/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

11.000 lính thiệt mạng nhưng không có thành tựu lớn nào, khi nhìn lại, 1967 thật ra là một năm chẳng mấy tốt đẹp cho người Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam. Nhưng vào lúc ấy, người ta vẫn còn rất lạc quan. Các chiến dịch tấn công của Mỹ trong suốt năm 1966 đã ngăn chặn bước tiến của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam (mà phía Mỹ gọi là Việt Cộng). Những bước tiến đó, kết hợp với những nỗ lực “bình định” thường dân, dường như là con đường dẫn đến chiến thắng – nếu không phải vào năm 1967, thì cũng là ngay sau đó.

Nỗ lực bình định của Mỹ bao gồm một loạt các chiến lược khác nhau để loại bỏ ảnh hưởng của Cộng sản khỏi nông thôn Nam Việt Nam. Và trên một phuong diện nào đó, đây chính là trung tâm thực sự trong những nỗ lực của Mỹ ở nơi này: Dù cái mà chúng ta nhớ nhất về cuộc chiến này là các trận đánh, nhưng những trận đánh ấy thường là để mở đường cho các đội bình định thực hiện công việc của họ. Continue reading “Chính sách bình định qua nòng súng của Mỹ tại Nam Việt Nam”

Đây mới là cuộc chiến thực sự của lính Mỹ ở Việt Nam

Nguồn: Andrew Wiest, “Charlie Company and the Small-Unit War”, The New York Times, 16/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chiến dịch Cedar Falls. Chiến dịch Junction City. Chiến dịch Scotland. Với sự hiện diện của gần 500.000 lính Mỹ tính đến cuối năm, năm 1967 thường được nhớ đến là thời điểm mà Tướng William Westmoreland gây áp lực chiến tranh lên kẻ thù thông qua các chiến dịch lớn khắp miền Nam Việt Nam. Từ Chiến khu C đến Đăk Tô đến Cồn Tiên, giao tranh ác liệt trong các trận đánh lớn đã thống trị mọi trang nhất báo chí Mỹ. Năm ấy, lực lượng Hoa Kỳ có 9.377 người chết và 12.716 người bị thương, gần gấp đôi con số của năm trước đó.

Nhưng thực tế Chiến tranh Việt Nam đối với hầu hết lính Mỹ lại hoàn toàn khác. Đối với họ, chiến tranh Việt Nam là một cuộc chiến mà người lính bị kiệt sức trong hành trình dai dẳng tìm kiếm những kẻ thù không muốn bị phát hiện, cày xới khắp những đồng lúa, sục sạo trong những khu rừng rậm, những túp lều. Nhưng thường thì các đợt tuần tra đơn thuần chỉ là những “cuộc đi bộ dài dưới ánh mặt trời nóng nực”, có thể giúp họ bắt được một số người tình nghi là Việt Cộng, nhưng tuyệt nhiên chẳng có cuộc đối đầu nào. Cũng có thể có những người lính bị dính bẫy, mất một chân chỗ này, một chân chỗ nọ. Hay có thể là vài vụ bắn tỉa nho nhỏ. Continue reading “Đây mới là cuộc chiến thực sự của lính Mỹ ở Việt Nam”

Thân phận phụ nữ Việt Nam Cộng hòa thời chiến

Nguồn: Heather Stur, South Vietnam’s ‘Daredevil Girls’, The New York Times, 01/08/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đã hơn một tuần kể từ khi Đặng Nguyệt Anh được tin về một cuộc tấn công của Việt Cộng ở tỉnh Phước Long, phía đông bắc Sài Gòn, dọc biên giới Campuchia, nơi chồng cô đang đóng quân. Cô vẫn chưa nghe tin gì từ anh, và sự đợi chờ sớm trở nên không thể chịu đựng nổi.

Vậy là người phụ nữ quyết định bắt xe buýt từ nhà ở Sài Gòn đến thị trấn Đồng Xoài, nơi cô quá giang trên một chiếc xe quân đội để đến trung tâm huấn luyện nơi chồng mình đang ở. Trên đường đi, Việt Cộng tấn công chiếc xe, cô bị bắn vào cả hai tay và còn bị gãy xương bàn chân. Continue reading “Thân phận phụ nữ Việt Nam Cộng hòa thời chiến”

Sự bí ẩn của nàng ‘Hannah Hà Nội’

Nguồn: Don North, “The Mystery of Hanoi Hannah”, The New York Times, 28/02/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tên thật là Trịnh Thị Ngọ, nhưng cô tự gọi mình là Thu Hương, “Hương của mùa Thu.” Còn chúng tôi gọi cô là Hannah Hà Nội – giọng nữ chính trong chương trình tuyên truyền của Bắc Việt qua làn sóng phát thanh nhắm vào quân nhân Mỹ trên khắp miền Nam Việt Nam, cố gắng thuyết phục họ rằng chiến tranh là trái đạo đức và hãy buông bỏ vũ khí mà trở về quê nhà.

Công việc của Hannah là khiến người ta thư giãn pha chút lo lắng, chứ không phải dụ dỗ hay quyến rũ. Tiếng Anh của cô gần như hoàn hảo và bất cứ gã đàn ông nào cũng sẽ “sa ngã” khi nghe tiếng cô qua radio và chẳng thể nào quay đi. “Các anh có khỏe không, chàng lính Mỹ vô danh?”- cô hỏi trong một chương trình phát sóng tháng 06/1967. “Tôi thấy rằng hầu hết các anh đều không được biết nhiều về diễn biến của cuộc chiến, chẳng một ai cho các anh lời giải thích rành rọt cho sự hiện diện của các anh ở đây. Không gì khó hiểu hơn là bị ra lệnh bước vào một cuộc chiến để rồi phải mất mạng hay thương tật cả đời mà chẳng có lấy một ý niệm, dù là mờ nhạt nhất, về những chuyện đang xảy ra.” Continue reading “Sự bí ẩn của nàng ‘Hannah Hà Nội’”

15/06/1965: Máy bay Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam

Nguồn: U.S. planes bomb North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, máy bay Mỹ đã bắt đầu ném bom các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam, nhưng tránh nhắm vào Hà Nội và các bệ phóng tên lửa của Liên Xô bao quanh thành phố. Sang ngày 17/6, hai chiếc phản lực của Hải quân Mỹ đã bắn hạ hai chiếc MiG của miền Bắc và tiêu diệt một máy bay khác ba ngày sau đó. Các máy bay của Mỹ cũng đã thả gần 3 triệu tờ rơi tuyên truyền kích động nhân dân miền Bắc yêu cầu chính phủ của họ kết thúc chiến tranh. Continue reading “15/06/1965: Máy bay Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam”

11/05/1969: Lính Mỹ tấn công Đồi Thịt Băm

Nguồn: Hamburger Hill Assaulted by U.S. Troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đồi Thịt Băm (Hamburger Hill) là nơi diễn ra một trong những trận chiến căng thẳng và gây tranh cãi nhất trong Chiến tranh Việt Nam. Được các nhà hoạch định quân sự gọi là Cao điểm 937 (937 chỉ độ cao tính bằng mét), ngọn đồi nằm đơn độc trong khu rừng rậm của Thung lũng A Sầu, cách biên giới với Lào khoảng một dặm.

Người Việt gọi ngọn đồi là Động A Bia (hay núi A Bia, núi muông thú ẩn mình). Mặc dù nó không có ý nghĩa chiến thuật thực sự, chiếm được ngọn đồi là một phần mục tiêu trong Chiến dịch Apache Snow, cuộc càn quét của quân đội Mỹ tại Thung lũng A Sầu. Mục đích của chiến dịch là cắt đứt khả năng xâm nhập của Bắc Việt từ Lào, cũng như các mối đe dọa của Bắc Việt đối với các thành phố Huế và Đà Nẵng. Continue reading “11/05/1969: Lính Mỹ tấn công Đồi Thịt Băm”

Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam

Sáng ngày 30/04/1975, Graham Martin là đại sứ Hoa Kỳ cuối cùng tại VNCH bước lên trực thăng rời thành phố Sài Gòn.

Một trong những lý do ông Martin chỉ ra đi vào phút chót là ông tin vào khả năng của Tướng Lê Minh Đảo có thể cầm chân lực lượng cộng sản ở Xuân Lộc.

Nhờ đó, Hoa Kỳ có thể có cơ hội “đàm phán” cho một giải pháp “thứ ba” nào đó ở Sài Gòn với phe cách mạng.

Nhưng còn có ý kiến nói Đại sứ Martin quá gắn bó về tình cảm với cuộc chiến nên từ chối ra lệnh di tản sớm hơn cho người Mỹ, điều sau này khiến ông bị chỉ trích. Continue reading “Graham Martin: Đại sứ Mỹ cuối cùng tại Nam Việt Nam”

05/05/1972: Bắc Việt đẩy lùi quân tiếp viện của Việt Nam CH

Nguồn: North Vietnamese turn back South Vietnamese relief column, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, khi những người lính Sư đoàn 21 Quân lực Việt Nam Cộng hoà cố gắng tiếp cận An Lộc ở tỉnh Bình Long qua quốc lộ 13, họ đã một lần nữa bị đẩy lùi bởi lực lượng cộng sản, những người đã đè bẹp một căn cứ hỏa lực của Việt Nam Cộng hoà. Sư đoàn 21 đã cố gắng tiến vào An Lộc từ giữa tháng 4 khi đơn vị này được chuyển lên từ khu vực đóng quân ở Đồng bằng sông Cửu Long và nhận lệnh tấn công nhằm giải tỏa An Lộc đang bị bao vây. Những người lính miền Nam đã chiến đấu tuyệt vọng để đến An Lộc, nhưng họ đã phải chịu quá nhiều thương vong và phải cần một đơn vị khác đến tiếp viện để thực sự giành lại được An Lộc vào ngày 18/06. Continue reading “05/05/1972: Bắc Việt đẩy lùi quân tiếp viện của Việt Nam CH”

01/05/1969: Thượng nghị sĩ chỉ trích Nixon về Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Senator criticizes Nixon’s handling of the war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, trong một bài phát biểu tại Thượng viện, George Aiken (Đảng Cộng hòa, bang Vermont), thành viên cao cấp của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đã kêu gọi chính quyền Nixon bắt đầu “rút một cách có trật tự” các lực lượng Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam ngay lập tức. Aiken nói, “Cần phải bắt đầu không được chậm trễ.” Bài phát biểu được coi như là sự kết thúc của một lệnh cấm tự áp đặt đối với việc chỉ trích chính quyền mà các thượng nghị sĩ đã tuân thủ kể từ khi Nixon lên nắm quyền. Continue reading “01/05/1969: Thượng nghị sĩ chỉ trích Nixon về Chiến tranh Việt Nam”

08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ

Nguồn: North Vietnamese forces open a third frontHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Sư đoàn 2 Bắc Việt từ Lào và Campuchia đã mở ra một mặt trận thứ ba trong cuộc tấn công ở Tây Nguyên, nhằm vào Kontum và Pleiku, trong nỗ lực chia cắt Nam Việt Nam thành hai phần. Nếu thành công, điều này sẽ giúp Bắc Việt kiểm soát nửa phía Bắc của Nam Việt Nam.

Cuộc tấn công trên ba mặt trận này là một phần trong Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt (còn được gọi là “Cuộc tấn công Phục sinh”), được phát động vào ngày 30 tháng 03. Cuộc tấn công này là một chiến dịch lớn của Bắc Việt nhằm gây tổn thất lớn cho đối phương và giúp họ giành thắng lợi trong cuộc chiến. Lực lượng tấn công bao gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn độc lập, với hơn 120.000 binh sĩ và khoảng 1.200 phương tiện thiết giáp và xe tăng. Continue reading “08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ”

05/04/1972: Mặt trận thứ hai trong Chiến dịch Nguyễn Huệ

Nguồn: North Vietnamese launch second front of Nguyen Hue Offensive, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, quân đội Bắc Việt di chuyển từ miền đông Campuchia và mở ra mặt trận thứ hai trong cuộc tấn công của họ nhằm vào tỉnh Bình Long, tấn công Lộc Ninh, một quận lỵ biên giới cách Sài Gòn 75 dặm về phía bắc trên Quốc lộ 13. Đồng thời, một lực lượng bổ sung của quân Bắc Việt cắt đứt đường quốc lộ nối An Lộc, thủ phủ tỉnh Bình Long, với Sài Gòn ở phía nam, cách ly An Lộc khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Đây là mũi tiến công phía nam của cuộc tấn công ba gọng kìm trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (còn được gọi là “Cuộc tấn công Phục sinh”), một chiến dịch lớn của Bắc Việt nhằm gây tổn thất lớn cho đối phương và giúp họ giành thắng lợi trong cuộc chiến. Continue reading “05/04/1972: Mặt trận thứ hai trong Chiến dịch Nguyễn Huệ”

03/04/1969: Mỹ chuẩn bị thực hiện ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh

Nguồn: Nixon administration will “Vietnamize” the war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh một cách nhanh nhất có thể. Bằng tuyên bố này, ông muốn nói rằng trách nhiệm chiến đấu sẽ dần dần được chuyển sang cho Nam Việt Nam khi họ có khả năng chiến đấu tốt hơn. Tuy nhiên, Laird nhấn mạnh rằng sẽ không có lợi cho Hoa Kỳ nếu thảo luận việc rút quân trong khi Bắc Việt vẫn tiếp tục tiến hành các chiến dịch tấn công ở Nam Việt Nam. Continue reading “03/04/1969: Mỹ chuẩn bị thực hiện ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh”

Cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer ở Việt Nam

Nguồn: James Wright, “The Baby Boomer War”, The New York Times, 11/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong tất cả những câu chuyện về Chiến tranh Việt Nam, có một đặc điểm nổi bật hơn nhiều so với phần còn lại trong ký ức người Mỹ: Đó là cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer (những người sinh ra sau Thế chiến II).[1] Đến mùa xuân năm 1967, hầu hết lính Mỹ thiệt mạng trong cuộc chiến đều ra đời vào năm 1946 hoặc sau đó.

Để hiểu chiến tranh, chúng ta phải hiểu điều gì đã thúc đẩy thế hệ người Mỹ này không đơn thuần chỉ phản chiến mà còn thực sự chiến đấu, và sau đó là cố gắng tìm cách thoát ra. Người ta dễ dàng bắt đầu chiến tranh hơn là kết thúc nó. Và đối với bản thân người lính chiến, ký ức tồn tại rất lâu sau khi cuộc chiến dừng lại. Continue reading “Cuộc chiến của thế hệ Baby Boomer ở Việt Nam”

25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp

Nguồn: Johnson meets with the “Wise Men”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1968, sau khi được Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford cho biết rằng Chiến tranh Việt Nam là một “thất bại đích thực”, Tổng thống Johnson, vốn vẫn chưa chắc chắn về kế hoạch hành động của mình, đã quyết định triệu tập một hội đồng bao gồm gồm chín cố vấn tổng thống đã nghỉ hưu. Nhóm này được biết đến với tên gọi Các Nhà Lão Thành (“Wise Men”), trong đó có các vị tướng đáng kính như Omar Bradley và Matthew Ridgway, những nhân vật nổi tiếng của Bộ Ngoại giao như Dean Acheson và George Ball, và McGeorge Bundy, cố vấn An ninh Quốc gia cho cả chính quyền Kennedy và Johnson. Continue reading “25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp”

21/03/1967: Bắc Việt từ chối đề nghị của Johnson

Nguồn: North Vietnam rejects Johnson overture, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, các cơ quan báo chí Bắc Việt đưa tin rằng một sự trao đổi thư tín đã diễn ra vào tháng 02 giữa Tổng thống Lyndon B. Johnson và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài báo nói rằng Hồ Chí Minh đã từ chối một đề xuất của Johnson về việc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Bắc Việt nhằm chấm dứt chiến tranh. Phía Bắc Việt yêu cầu Mỹ dừng “hoạt động tấn công ném bom của họ và tất cả các hành động chiến tranh khác chống lại Bắc Việt một cách dứt khoát và vô điều kiện.” Continue reading “21/03/1967: Bắc Việt từ chối đề nghị của Johnson”

20/03/1968: Tướng Mỹ bình luận về chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Retired Marine Commandant comments on conduct of war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1968, Cựu Tư lệnh Quân đoàn Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đã nghỉ hưu, Tướng David Shoup, ước tính rằng sẽ cần tới 800.000 lính chỉ để bảo vệ các trung tâm dân cư tại Nam Việt Nam. Ông tuyên bố thêm rằng Hoa Kỳ chỉ có thể đạt được chiến thắng quân sự bằng cách xâm lược miền Bắc, nhưng cho rằng một chiến dịch như vậy sẽ không đáng với cái giá phải trả. Continue reading “20/03/1968: Tướng Mỹ bình luận về chiến tranh Việt Nam”

19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam

Nguồn: Seoul agrees to send additional troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, Quốc hội Hàn Quốc đã bỏ phiếu quyết định gửi thêm 20.000 quân đến Việt Nam để gia nhập lực lượng 21.000 lính Hàn Quốc đang phục vụ trong vùng chiến sự ở đó. Binh lính Hàn Quốc là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác trở thành đồng minh của Mỹ và Nam Việt Nam. Bằng cách giành được sự hỗ trợ từ các quốc gia khác, Johnson hy vọng sẽ xây dựng được sự đồng thuận quốc tế đằng sau các chính sách của mình tại Việt Nam. Nỗ lực này còn được gọi là chương trình “nhiều lá cờ”. Continue reading “19/03/1966: Hàn Quốc gửi thêm quân đến Việt Nam”

13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ

Nguồn: Ban Me Thuot fallsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1975, Ban Mê Thuột, thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk ở Tây Nguyên, rơi vào tay quân đội Bắc Việt.

Cuối tháng 01 năm 1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngừng bắn được thực hiện theo Hiệp định Hòa bình Paris, Bắc Việt đã phát động Chiến dịch 275. Mục tiêu của chiến dịch này là giành lấy Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên. Trận chiến bắt đầu vào ngày 04 tháng 03 và Bắc Việt đã nhanh chóng bao vây thành phố với năm sư đoàn chính, cắt đứt nó khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài. Continue reading “13/03/1975: Ban Mê Thuột thất thủ”