Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: Christopher J. Levesque, “The Truth Behind My Lai”, The New York Times, 16/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 16/03/1968, Đại úy Ernest Medina dẫn dầu một đại đội bộ binh trong cuộc tấn công vào Sơn Mỹ, một ngôi làng nằm dọc bờ biển miền trung của Nam Việt Nam. Đây là một phần trong nhiệm vụ tìm diệt một tiểu đoàn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, còn gọi là Việt Cộng. Một trong bốn thôn của làng là Mỹ Lai.

Chiến dịch được tiến hành dựa trên giả định rằng dân làng Mỹ Lai sẽ đi chợ vắng nhà. Đại úy Medina đã lên kế hoạch càn quét khắp khu vực, ra lệnh cho người của mình phá hủy mọi thứ và giết bất cứ ai chống cự. Đến cuối ngày, lính Mỹ đã giết khoảng 349 đến 504 phụ nữ, trẻ em và người già Việt Nam không được vũ trang, đồng thời hãm hiếp 20 phụ nữ và trẻ em gái, một vài trong số đó chỉ mới 10 tuổi. Continue reading “Sự thật đằng sau Thảm sát Mỹ Lai”

Phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam của các cựu binh Mỹ

Nguồn: Jan Barry, “When Veterans Protested the Vietnam War”, The New York Times, 18/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một quảng cáo đăng trên tờ Thời báo New York ngày 09/04/1967 đã khiến tôi chú ý, và sau đó, đã thay đổi cuộc đời tôi. “Chúng tôi kêu gọi Bắc Việt, nếu họ thực sự muốn hòa bình, hãy ngừng ném bom Hoa Kỳ – hoặc nếu không, hãy cuốn xéo khỏi Việt Nam!” – đó là lời tuyên bố của một nhóm có tên Cựu Chiến binh vì Hòa bình ở Việt Nam. Bản thân cũng là một cựu binh Việt Nam, tôi hiểu đó là gu hài hước của lính G.I., một nhận xét châm biếm về thực tế ai mới là kẻ đang ném bom quê nhà của người khác. Nó cũng thuyết phục tôi tin rằng mình có một vai trò, với tư cách là một cựu binh, trong việc vạch trần những gì chính phủ Mỹ đang làm ở Đông Dương. Continue reading “Phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam của các cựu binh Mỹ”

Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: William H. Chickering, “A War of Their Own”, The New York Times, 09/06/2017.

Lược dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mùa xuân năm 1967, khi ấy tôi đang là cậu trung úy 22 tuổi của Lực lượng Đặc nhiệm đóng tại một căn cứ nằm trên một đỉnh đồi ở Việt Nam, gần biên giới với Campuchia. Những người lính bên cạnh tôi là người Thượng, một tộc người sống ở vùng cao, khác với người Kinh ở miền xuôi. Hầu như ai trong số này cũng là thành viên của một tổ chức phiến quân tên gọi Fulro, viết tắt tiếng Pháp của Front unifié de lutte des races opprimée hay Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức, với mục tiêu đuổi người Kinh ra khỏi vùng cao nguyên. Căn cứ của tổ chức là một nơi nào đó bên kia biên giới. Continue reading “Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam”

28/04/1970: Nixon chấp thuận cho quân Mỹ xâm nhập Campuchia

Nguồn: President Nixon approves Cambodian incursion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Richard Nixon đã chính thức chấp thuận cho lính tác chiến của Mỹ phối hợp với các đơn vị của Việt Nam Cộng hòa tấn công các căn cứ của lực lượng cộng sản ở Campuchia.

Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers và Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, những người đã liên tục ủng hộ việc giảm bớt lực lượng Mỹ tại Việt Nam, đã bị loại khỏi quyết định sử dụng quân đội Mỹ tại Campuchia. Tướng Earle Wheeler, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân, đã điện cho Tướng Creighton Abrams, chỉ huy cấp cao của Mỹ tại Sài Gòn, thông báo cho ông về quyết định “cấp trên đã cho phép một số hành động quân sự nhằm bảo vệ lực lượng của Mỹ đang hoạt động ở miền Nam Việt Nam.” Continue reading “28/04/1970: Nixon chấp thuận cho quân Mỹ xâm nhập Campuchia”

23/04/1975: Ford tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Mỹ

Nguồn: Ford says that war is finished for America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, trong một bài phát biểu tại Đại học Tulane, Tổng thống Gerald Ford nói rằng Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với Mỹ. “Hôm nay, người Mỹ có thể lấy lại cảm giác tự hào đã từng tồn tại trước Chiến tranh Việt Nam. Nhưng sẽ không thể đạt được điều đó nếu chúng ta quay trở lại chiến đấu trong cuộc chiến.” Đây là tin xấu đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, những người đang tuyệt vọng cầu xin sự hỗ trợ từ Mỹ khi Bắc Việt bao vây Sài Gòn trong cuộc tấn công cuối cùng nhắm vào thủ đô.

Quân Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công lớn vào tháng 3 để đánh chiếm thủ phủ Ban Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk) ở Tây Nguyên. Lính Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu rất kém cỏi và nhanh chóng bị áp đảo. Bất chấp những hứa hẹn viện trợ trước đó của cả hai Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, người Mỹ đã không hành động gì. Continue reading “23/04/1975: Ford tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Mỹ”

14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc

Nguồn: Operation “Baby Lift” concludes after flying 2,600 South Vietnamese orphans to the U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, cuộc không vận mà người Mỹ thực hiện nhằm đưa trẻ mồ côi Việt Nam đến Mỹ đã kết thúc sau khi 2.600 trẻ hạ cánh an toàn trên đất Mỹ.

Chiến dịch bắt đầu trong thảm khốc vào ngày 04/04, khi một máy bay vận chuyển của Không Lực Mỹ gặp sự cố ngay sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Hơn 138 hành khách, chủ yếu là trẻ em, đã thiệt mạng. Continue reading “14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc”

08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng

Nguồn: U.S. Marines land at Da Nang, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, ba tàu vận tải USS Henrico, Union và Vancouver, mang theo Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 9 dưới quyền Chuẩn Tướng Frederick J. Karch, đã đổ bộ vào bãi biển Xuân Thiều (Red Beach Two), cách Đà Nẵng khoảng 3,7 km.

Lên bờ đầu tiên là Tiểu đoàn 3, những người đến bãi biển lúc 8:15 sáng. Trang bị đầy đủ thiết bị chiến đấu và mang theo súng trường M-14, toán lính Thủy quân Lục chiến được chào đón bởi nhóm cảnh sát, sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, các cô gái Việt Nam với vòng hoa trên tay, và bốn lính Mỹ cầm một tấm biển lớn ghi rõ: “Xin chào mừng. Những anh lính dũng cảm!” (Welcome, Gallant Marines). Continue reading “08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng”

10/02/1971: Bốn nhà báo thiệt mạng khi máy bay trực thăng rơi tại Lào

Nguồn: Journalists killed in helicopter crash, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1971, bốn nhà báo gồm nhiếp ảnh gia Larry Burrows của tạp chí Life, Kent Potter của Hãng thông tấn United Press International, Nenri Huett của Hãng thông tấn Associated Press và Keisaburo Shimamoto của tạp chí Newsweek, đã tử nạn trong một máy bay trực thăng của Nam Việt Nam đang hoạt động tại Lào. Khi máy bay gặp nạn, họ đang đưa tin về Chiến dịch Lam Sơn 719 – một chiến dịch tấn công hạn chế của quân lực Việt Nam Cộng hòa vào Lào. Continue reading “10/02/1971: Bốn nhà báo thiệt mạng khi máy bay trực thăng rơi tại Lào”

12/01/1962: Mỹ bắt đầu Chiến dịch Ranch Hand ở Việt Nam

Nguồn: Operation Ranch Hand initiated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Không quân Hoa Kỳ đã phát động Chiến dịch Ranch Hand, với “kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm chống tiếp cận khu vực” (modern technological area-denial technique), được thiết kế để phơi bày mọi đường lộ và đường mòn mà lực lượng Việt Cộng sử dụng.

Từ những máy bay C-123 Provider, lính Mỹ đã đổ khoảng 19 triệu gallon thuốc diệt cỏ gây rụng lá lên khoảng 10-20% diện tích lãnh thổ Việt Nam và một phần lãnh thổ Lào trong giai đoạn 1962-1971. Chất độc Da cam (Agent Orange) – được đặt tên theo màu của thùng chứa bằng kim loại của nó – là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng thường xuyên nhất. Continue reading “12/01/1962: Mỹ bắt đầu Chiến dịch Ranch Hand ở Việt Nam”

10/01/1967: Johnson yêu cầu thêm ngân sách cho Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Johnson asks for more funding for Vietnam War, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã yêu cầu Quốc hội cung cấp thêm tiền để hỗ trợ cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Cuộc chiến vốn bắt đầu dưới thời Tổng thống John F. Kenney tới khi ấy vẫn không mang lại kết quả gì. Tới đầu năm 1967, Bắc Việt đã sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích khiến khoảng 14.000 lính Mỹ thiệt mạng. Hàng trăm máy bay Mỹ đã bị bắn hạ, khiến các phi công bị bắt làm tù binh. Dù phía Việt Nam cũng chịu thương vong nặng nề, song không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ bỏ cuộc. Continue reading “10/01/1967: Johnson yêu cầu thêm ngân sách cho Chiến tranh Việt Nam”

09/12/1971: Đàm phán Hiệp định Paris gián đoạn

Nguồn: Paris peace talks break down, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1971, lần đầu kể từ khi các cuộc đàm phán hòa bình ở Paris bắt đầu vào tháng 05/1968, hai bên từ chối ấn định một cuộc họp khác để tiếp tục đàm phán.

Quyết định này được đưa ra ở phiên họp thứ 138 của cuộc đàm phán. Đại biểu Hoa Kỳ William Porter đã khiến các nhà đàm phán cộng sản tức giận khi yêu cầu hoãn phiên họp dự kiến ​​tiếp theo tới ngày 30/12, để Hà Nội và lực lượng Việt Cộng có cơ hội phát triển một “cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn” trong cuộc hòa đàm. Continue reading “09/12/1971: Đàm phán Hiệp định Paris gián đoạn”

05/12/1964: Huân chương Danh dự đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Army Captain awarded first Medal of Honor for action in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, Huân chương Danh dự (Medal of Honor) đầu tiên được trao cho một quân nhân Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam được trao cho Đại úy Roger Donlon ở Saugerties, New York, vì hành động anh hùng của anh này hồi đầu năm.

Đại úy Donlon và đội đặc nhiệm của mình giám sát Trại Nam Đông, một tiền đồn trên núi, nằm gần biên giới Lào – Bắc Việt Nam. Gần hai giờ sáng ngày 06/07/1964, lính Việt Cộng đã tấn công trại. Dù bản thân bị bắn vào bụng, nhưng Donlon đã nhét một chiếc khăn tay vào vết thương, siết lại dây thắt lưng và tiếp tục chiến đấu. Ông bị thương thêm ba lần nữa, nhưng vẫn kiên trì tiếp tục chiến đấu – sử dụng súng cối, ném lựu đạn vào kẻ thù và từ chối chăm sóc y tế. Continue reading “05/12/1964: Huân chương Danh dự đầu tiên trong Chiến tranh Việt Nam”

Sự tàn bạo của Lực lượng Mãnh Hổ ở Việt Nam

Nguồn: Michael Sallah, “The Tiger Force Atrocities”, The New York Times, 26/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ký ức ấy ám ảnh Bill Carpenter tận 50 năm sau khi ông hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở Việt Nam. Chập tối, một lão nông mặc áo trắng vừa lùa đàn vịt qua sông Vệ thì bất ngờ gặp phải trung đội của Carpenter – đơn vị được biết đến với cái tên Mãnh Hổ (Tiger Force). Ông già sợ hãi la lên. Những gã lính giận dữ quát ông im miệng, nhưng ông không thể.

Phát súng khiến ông lão ngã xuống là thứ đến giờ vẫn khiến Carpenter choàng tỉnh lúc nửa đêm.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Carpenter, cựu chuyên gia Lục quân Hoa kỳ, thú nhận, “Chẳng có lý do gì để giết ông ấy cả.” Continue reading “Sự tàn bạo của Lực lượng Mãnh Hổ ở Việt Nam”

17/11/1965: Sư đoàn Kỵ binh số 1 bị phục kích ở Thung lũng Ia Đrăng

Nguồn: 1st Cavalry unit ambushed in the Ia Drang Valley, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, trong một phần của sự kiện gọi là Trận Thung lũng Ia Đrăng, một tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 1 Kỵ binh của Mỹ đã bị Tiểu đoàn 8 của Trung đoàn 66 Bắc Việt phục kích. Trận đánh bắt đầu vài ngày trước đó khi Tiểu đoàn 1, Lữ Đoàn 7 Kỵ binh đối đầu một lực lượng lớn của Bắc Việt tại bãi đáp X-Ray thuộc căn cứ núi Chư Prông (Tây Nguyên).

Khi giao tranh lắng xuống, Tiểu đoàn 2, Lữ Đoàn 7 được lệnh hành quân đến bãi đáp Albany, nơi họ sẽ được đón bằng trực thăng và đưa đến một địa điểm mới. Các lính Mỹ đang di chuyển thành hàng dài trong rừng rậm thì bất ngờ bị quân Bắc Việt tấn công trong một cuộc phục kích lớn từ mọi phía. Đại đội C và D là hai đơn vị bị tổn thất nặng nề nhất bởi đòn đánh úp của Cộng sản – trong vòng vài phút, gần như toàn bộ binh sĩ trong hai đại đội đã bị đánh gục. Continue reading “17/11/1965: Sư đoàn Kỵ binh số 1 bị phục kích ở Thung lũng Ia Đrăng”

Hoạt động của một phi công Mỹ tham chiến ở Việt Nam

Nguồn: Wayne Schell, “In the Air Over Vietnam”, The New York Times, 31/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cái nóng ngột ngạt phả vào mặt khi chuyên cơ Continental của chúng tôi hạ cánh xuống căn cứ không quân Biên Hòa vào một buổi chiều cuối mùa hè năm 1966, nhưng thứ làm tôi ngạc nhiên hơn là những hoạt động đáng kinh ngạc đang diễn ra xung quanh. Nhiều chuyên cơ khác cũng đang tới, các máy bay chiến đấu F-100 và F-5 liên tục cất cánh và hạ cánh, các máy bay vận chuyển C-130 thì liên tục nhận hàng và dỡ hàng. Một chiếc U-2 bay vòng quanh căn cứ, từ từ đạt đến cao độ cho một nhiệm vụ trinh sát. Hàng toán lính xếp hàng ngay ngắn, bước lên một chuyến bay khác của Continental để trở về quê nhà. Tôi đã sớm biết rằng điều mà tất cả mọi người trong quân đội đều dõi theo, thậm chí còn hơn cả số binh sĩ thiệt mạng hàng ngày, là đếm ngược ngày hồi hương – “121 ngày nữa, 120…,” một anh chàng nào đó sẽ nói sẽ đếm như vậy. Tôi cũng lên kế hoạch để quay về nhà vào cuối năm 1967. Continue reading “Hoạt động của một phi công Mỹ tham chiến ở Việt Nam”

Cuộc chiến tranh hóa học tại Việt Nam

Nguồn: David Biggs, “Vietnam: The Chemical War”, The New York Times, 24/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày 18/11/1967, các thanh viên Trung đội Hóa học số 266 đã choàng tỉnh dậy sau tiếng kèn hiệu và nhanh chóng tập hợp đội hình. Trung đội 266 được phân công hỗ trợ Sư đoàn Bộ binh số 1 và hiện họ đang đóng quân tại căn cứ của Sư đoàn, nằm sâu trong những ngọn đồi đất đỏ ở phía bắc Sài Gòn.

Như thường lệ, những người lính này lại có một ngày bận rộn đang chờ phía trước. Nhiệm vụ của họ bao gồm chuẩn bị 15 thùng Chất độc Da cam để làm rụng lá khu vực xung quanh căn cứ, bắn đạn cối vào khu vực ngay bên ngoài căn cứ để chuẩn bị cho việc thả hóa chất vào buổi tối, đến kho bom để chuẩn bị 24 thùng hơi cay CS, chế tạo 48 chốt phosphor trắng để kích nổ các thùng hơi cay này, sau đó tải các thùng hơi cay lên trực thăng vận tải CH-47, và cuối cùng, chiều hôm đó, thả 24 thùng hơi cay từ hầm sau của máy bay trực thăng xuống mục tiêu. Vào năm 1967, đó chỉ là một ngày bình thường như bao ngày đối với Trung đội 266, cũng như đối với cuộc chiến của người Mỹ ở Việt Nam – một cuộc chiến mà trong nhiều khía cạnh, là một cuộc chiến tranh hóa học. Continue reading “Cuộc chiến tranh hóa học tại Việt Nam”

21/10/1967: Hàng nghìn người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Thousands protest the war in Vietnam, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1967, tại Washington, D.C., gần 100.000 người đã tụ tập để phản đối nỗ lực chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Hơn 50.000 người biểu tình đã tuần hành đến Lầu Năm Góc để yêu cầu chấm dứt cuộc xung đột. Cuộc biểu tình là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy sự ủng hộ yếu ớt của người Mỹ đối với cuộc chiến tranh tại Việt Nam của Tổng thống Lyndon Johnson. Các cuộc thăm dò được thực hiện vào mùa hè năm 1967 cho thấy lần đầu tiên sự ủng hộ của người Mỹ đối với cuộc chiến đã xuống dưới 50%. Continue reading “21/10/1967: Hàng nghìn người biểu tình phản đối Chiến tranh Việt Nam”

Edward Lansdale: Người báo trước trận Tết Mậu Thân

Nguồn: Max Boot, “The American Who Predicted Tet”, The New York Times, 30/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Diễn ra từ 50 năm trước và ngày nay được nhớ đến như một bước ngoặt trong Chiến tranh Việt Nam, sự kiện Tết Mậu Thân thực sự đã khiến người Mỹ bất ngờ. Một trong số ít người dự báo được điều sắp xảy ra là Edward Lansdale, nhân vật tình báo huyền thoại và vị tướng Không quân hồi hưu, người đã giúp kiến tạo nhà nước Nam Việt Nam sau khi Pháp rút lui. Ông trở lại Sài Gòn vào năm 1965 với tư cách là một quan chức làm việc tại Đại sứ quán Mỹ, cố gắng sử dụng mối quan hệ của mình để cứu vãn nỗ lực chiến tranh đang rơi vào thất bại. Continue reading “Edward Lansdale: Người báo trước trận Tết Mậu Thân”

Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Việt Nam?

Nguồn: Cody J. Foster, “Did America Commit War Crimes in Vietnam?”, The New York Times, 01/12/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 01/12/1967, ngày cuối cùng trong phiên xét xử thứ hai của Tòa án Tội ác Chiến tranh Quốc tế, các nhà hoạt động chống chiến tranh từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Roskilde, Đan Mạch. Ban bồi thẩm – còn được gọi là Tòa án Russell theo tên người sáng lập, nhà triết học Bertrand Russell – đã dành một năm để điều tra hành động can thiệp của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á và lúc này đã sẵn sàng công bố phát hiện của mình. Các thành viên của phiên tòa nhất trí cho rằng Mỹ “có tội trong mọi cáo buộc, bao gồm diệt chủng, sử dụng vũ khí bị cấm, ngược đãi và giết tù nhân, di chuyển tù nhân một cách bạo lực” tại Việt Nam, cũng như các nước láng giềng Lào và Campuchia. Continue reading “Mỹ có phạm tội ác chiến tranh ở Việt Nam?”

Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?

Nguồn: Sergey Radchenko, “Why Were the Russians in Vietnam?”, The New York Times, 27/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày nay chúng ta đã biết được tại sao người Mỹ lại mất quá nhiều thời gian như vậy trước khi rút khỏi Việt Nam: Rời đi có nghĩa là thể hiện sự yếu đuối trước mối đe dọa của Cộng sản toàn cầu, gây ra phản ứng dữ dội tại quê nhà và đánh mất uy tín của Mỹ đối với các đồng minh.

Nhưng nếu sự tham gia của Mỹ được hiểu rõ, người ta lại chẳng thể nói điều tương tự về siêu cường đối thủ của họ, Liên Xô. Người Liên Xô nhận được gì từ việc ủng hộ một cuộc chiến nơi rừng rậm xa xôi, gửi các cố vấn, vật tư và tiền của đến giúp đỡ Bắc Việt – chấp nhận thực hiện một hành động không chỉ làm đóng băng quan hệ Xô-Mỹ, mà còn có nguy cơ châm ngòi xung đột toàn cầu? Continue reading “Tại sao Liên Xô giúp đỡ Bắc Việt?”