05/01/1531: Giáo hoàng Clement VII cấm Vua Henry VIII tái hôn

Nguồn: Pope Clement VII forbids King Henry VIII from remarrying, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1531, Giáo hoàng Clement VII đã gửi thư cho Vua Henry VIII của Anh cấm ông tái hôn với lý do bị vạ tuyệt thông. Henry, người đang tìm cách thoát khỏi cuộc hôn nhân với người vợ đầu tiên của mình, Catherine xứ Aragon, đã phớt lờ lời cảnh báo của Giáo hoàng. Ông kiên quyết kết hôn với Anne Boleyn (và sau đó còn có thêm bốn người vợ), chấp nhận bị vạ tuyệt thông. Sự kiện này đã trở thành một trong những cuộc ly giáo quan trọng nhất trong lịch sử Thiên Chúa giáo. Continue reading “05/01/1531: Giáo hoàng Clement VII cấm Vua Henry VIII tái hôn”

Tại sao Giáo hội Công giáo nên bỏ yêu cầu linh mục phải độc thân?

Nguồn: The Catholic Church should scrap the requirement for priestly celibacy”, The Economist, 14/07/2022

Biên dịch: Phạm Thị Hồng Nhung

Điều đó sẽ giúp họ có được những giáo sĩ không lạm dụng trẻ em.

Giáo hoàng không có thói quen lấy lời khuyên từ báo chí. Sau tất cả thì Giáo hội Công giáo La Mã chỉ nhận lời giáo huấn từ đấng sáng thế. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Francis đã mở ra một tiến trình nơi tất cả 1,4 tỷ giáo dân đều có thể có tiếng nói về tương lai đức tin của mình. Nếu muốn giảm thiểu vấn nạn lạm dụng tình dục từ các linh mục, giáo hội nên chấm dứt quy tắc đòi hỏi họ phải độc thân.

Chúng tôi (The Economist) sẽ không quan tâm nếu đây chỉ là một vấn đề thần học, nhưng không phải thế. Từ giáo xứ này đến giáo xứ khác, trường học này đến trường học khác, giáo phận này đến giáo phận khác, đều có các linh mục Công giáo lạm dụng trẻ em. Mỹ, Úc, Pháp, Đức và Ireland cùng nhiều nước khác đã tiến hành thống kê, cho thấy chỉ riêng ở Pháp, số nạn nhân ước tính lên đến 216.000 người trong vòng 70 năm cho đến năm 2020. Hiện các nước như Ba Lan, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha cũng đang điều tra. Lạm dụng tình dục của các giáo sĩ Công giáo không chỉ là một vài hiện tượng đơn lẻ, mà là vấn nạn của cả cộng đồng. Continue reading “Tại sao Giáo hội Công giáo nên bỏ yêu cầu linh mục phải độc thân?”

15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh

Nguồn: Elizabeth I crowned Queen of England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1559, hai tháng sau cái chết của người chị cùng cha khác mẹ, Nữ hoàng Mary I của Anh, Elizabeth Tudor, con gái 25 tuổi của Henry VIII và Anne Boleyn, đã lên ngôi Nữ hoàng Elizabeth I tại Tu viện Westminster, London.

Hai chị em cùng cha khác mẹ, đều là con gái của vua Henry VIII, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm Mary trị vì. Mary, người được nuôi dưỡng như một người Công Giáo, đã ban hành luật ủng hộ Công Giáo và nỗ lực khôi phục quyền tối cao của Giáo Hoàng ở Anh. Một cuộc nổi dậy của người theo đạo Tin Lành đã xảy ra sau đó, và Nữ hoàng Mary ra lệnh giam giữ Elizabeth, một người theo đạo Tin Lành, tại Tháp London vì nghi ngờ đồng lõa. Continue reading “15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh”

Tranh giành quyền lực tại Tòa thánh Vatican

Nguồn: Tony Barber, “Power struggles entangle the Vatican”, Financial Times, 09/10/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đôi khi vì những lý do chính đáng, các tổng thống và thủ tướng ở các nền dân chủ phải đối đầu với các âm mưu nhằm loại bỏ họ hoặc buộc họ thay đổi các chính sách cơ bản. Triều đại của Giáo hoàng Francis, hiện đã bước sang năm thứ tám, minh chứng cho thực tế là các cuộc tranh giành quyền lực tàn khốc cũng đang diễn ra ở Vatican.

Các cuộc đấu đá nội bộ xoay quanh các cáo buộc vi phạm tài chính, bê bối lạm dụng tình dục, tranh chấp giáo lý và nỗ lực của Giáo hoàng Francis nhằm cải cách bộ máy hành chính của Vatican. Tất cả đều được bị vũ khí hóa trong một cuộc tranh giành quyền kiểm soát Giáo hội Công giáo La Mã vốn diễn ra dai dẳng kể từ sau cái chết của Giáo hoàng John Paul II vào năm 2005, vị giáo hoàng tại vị lâu thứ hai trong lịch sử hơn 2.000 năm của Giáo hội. Continue reading “Tranh giành quyền lực tại Tòa thánh Vatican”

Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong khi nhiều hoạt động công khai của người Công Giáo hướng đến khía cạnh trợ giúp xã hội, một số hoạt động còn liên quan đến khía cạnh chính trị. Theo Allan Goodman, dù Phật Giáo chiếm đa số ở Việt Nam, Công Giáo được đánh giá có tính tổ chức tốt hơn về mặt chính trị.[1] Dù có nhiều ý kiến cho rằng Công Giáo ít phân mảnh hơn Phật Giáo trên tư cách một khối chính trị,[2] nhưng họ không đơn thuần là một khối thống nhất. Có nhiều nhóm có đường hướng đối lập nhau, được hình thành giữa những năm 1960 trong một loạt các đảng phái và nhóm chính trị khác nhau trong bộ máy lập pháp. Một vài nhóm có tính cục bộ, bắt nguồn từ việc trung thành với một linh mục nhất định. Năm 1965, có hai nhóm rất quyền lực, cả hai đều chống cộng mạnh mẽ. Một nhóm được dẫn đầu bởi cha Hoàng Quỳnh, người đứng đầu một giáo xứ quan trọng là Phát Diệm ở tỉnh Ninh Bình trước khi di cư. Nhóm còn lại được dẫn đầu bởi các cha Trần Đức Huynh và Mai Ngọc Khuê, người đứng đầu giáo xứ Bùi Chu ở tỉnh Nam Định trước 1954.[3] Ngoài ra còn có những nhóm quy tụ các trí thức Công Giáo gắn với các tờ báo khác nhau, như Sống ĐạoHành Trình.[4] Continue reading “Hoạt động chính trị của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”

Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở Việt Nam, các hoạt động nhân đạo không mới mẻ và cũng không phải là đặc quyền của Kitô Giáo. Lòng nhân từ chiếm một vị trí quan trọng trong Nho Giáo và Phật Giáo. Vì vậy, công tác bác ái được đề cao như là một hành vi xã hội lẫn tôn giáo. Những nỗ lực làm từ thiện ở thời tiền thực dân ở Việt Nam luôn nhận được sự ủng hộ từ nhà nước và cộng đồng địa phương.[1] Trong suốt thời Pháp thuộc, các tổ chức bác ái Kitô Giáo, Phật Giáo và dân sự đã tồn tại. Nhiều dòng tu Công Giáo khác nhau đã thành lập và điều hành các tổ chức bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện. Rất nhiều những tổ chức này đã nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ thuộc địa Pháp. Sau 1954, một số tổ chức này vẫn còn hoạt động, vài tổ chức ở miền Bắc đưa cơ sở của mình vào miền Nam. Một số tổ chức bác ái Công Giáo được lập trước 1954 bao gồm :[2] Continue reading “Hoạt động cứu trợ của Công Giáo miền Nam giai đoạn 1954-1975”

Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?

Nguồn: Nguyen-Marshall, V. (2009). “Tools of Empire? Vietnamese Catholics in South Vietnam”, Journal of the Canadian Historical Association, 20 (2), 138–159.

Biên dịch: Lê Văn Luận | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tóm tắt: Bài viết này khảo sát những hoạt động xã hội và chính trị của người Công Giáo Việt Nam tại Nam Việt (Việt Nam Cộng hòa) trong khoảng thời gian những năm 1950 – 1970. Sự tham gia của người Công Giáo trong môi trường công, từ việc dấn thân vào các tổ chức bác ái xã hội đến việc tổ chức các cuộc biểu tình, chứng tỏ rằng họ có tính tổ chức cao và rất chủ động để thay đổi môi trường chính trị xã hội của mình lúc đó. Tuy người Công Giáo chia sẻ một số quan điểm và mục tiêu chính trị với chính quyền Nam Việt và Hoa Kỳ, họ cũng theo đuổi những mục tiêu riêng của mình, tham gia vào hoạt động chính trị ở cấp quốc gia và địa phương, phê bình các chính sách của chính phủ, và giữ một mức độ độc lập đáng kể so với quyền lực và ảnh hưởng của nhà nước. Continue reading “Công Giáo miền Nam Việt Nam có phải là công cụ của đế quốc?”

Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?

Nguồn:Why the Philippines is the only country where divorce is illegal”, The Economist, 13/02/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

“Phải lùi một bước để tiến hai bước”, đó là nhận định của luật sư Jesus Falcis đối với phán quyết của Tòa án Tối cao nhằm bác bỏ, dựa trên lý do thủ tục, một đơn kiến nghị của ông vào năm 2015, trong đó thách thức một bộ luật quy định rằng hôn nhân chỉ được phép xảy ra giữa nam và nữ. Ông Falcis vẫn thấy có hi vọng khi các thẩm phán đã không tìm thấy bất kì điều khoản rõ ràng nào trong Hiến pháp ngăn cấm hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên, ông cũng tin rằng nỗ lực để hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới sẽ mất nhiều thập niên như ở những quốc gia phát triển.

So với mặt bằng chung của các quốc gia thuộc địa cũ của Tây Ban Nha, pháp luật Philippines vô cùng bảo thủ về mặt xã hội. Ngoại trừ Toà thánh Vatican, Philippines là quốc gia duy nhất không cho phép ly hôn (riêng người Hồi giáo có quyền ly hôn). Hủy hôn là cách duy nhất để kết thúc cuộc hôn nhân mà không phải chờ đến chết nhưng đây là một biện pháp chỉ áp dụng trong một số trường hợp hạn chế với chi phí lớn. Continue reading “Quyền lực Giáo hội: Vì sao Philippines là nước duy nhất cấm ly hôn?”

11/02/1858: Thánh Bernadette nhìn thấy Đức mẹ Maria hiển linh

Nguồn: Virgin Mary appears to St. Bernadette, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1858, ở miền nam nước Pháp, một cô bé nông dân 14 tuổi là Marie-Bernarde Soubirous lần đầu khẳng định đã trông thấy Đức Trinh nữ Maria – mẹ của Chúa Jesus và nhân vật trung tâm của Công giáo La Mã. Tính đến cuối năm 1858, có tổng cộng 18 lần Đức mẹ xuất hiện trong một hang động ở một mũi đá gần Lourdes, Pháp. Marie kể rằng Maria đã tiết lộ mình là Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception) và muốn một nhà thờ nhỏ được xây dựng tại vị trí khải tượng của bà. Bà cũng bảo Marie hãy uống nước từ một con suối trong hang mà sau đó Marie đã tìm thấy bằng cách đào xuống lòng đất. Continue reading “11/02/1858: Thánh Bernadette nhìn thấy Đức mẹ Maria hiển linh”

27/09/1540: Dòng Tên được thành lập

Nguồn: Jesuit order established, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1540, tại Rome, Dòng Chúa Jesus, hay Dòng Tên – một tổ chức truyền giáo Công giáo La Mã – nhận được điều lệ từ Giáo hoàng Paul III. Dòng Tên đóng một vai trò quan trọng trong việc chống lại phong trào Kháng Cách và cuối cùng đã thành công trong việc đưa hàng triệu người trên khắp thế giới cải đạo sang Công giáo.

Phong trào Dòng Tên được thành lập bởi Ignatius de Loyola, một người lính Tây Ban Nha sau này trở thành linh mục, vào tháng 08 năm 1534. Những tín đồ Dòng Tên đầu tiên – Ign Ignusus và sáu học trò của ông – đã thề sống cuộc đời nghèo khổ và khiết tịnh, đồng thời lên kế hoạch cho việc cải đạo người Hồi giáo sang Công giáo. Nếu việc du hành đến Thánh địa Jerusalem là không khả thi, họ thề sẽ hiến dâng bản thân mình cho Giáo hoàng để thực hiện sứ mệnh của ngài. Continue reading “27/09/1540: Dòng Tên được thành lập”

Nguồn gốc tên gọi các ngày lễ trong Tuần Thánh

Nguồn:The weirdness of Holy Week”, The Economist, 02/04/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên

Lời người dịch: Bài này xem xét nguồn gốc của tên gọi Tam nhật phục sinh (hay còn gọi là Tam nhật vượt qua) trong tiếng Anh. Theo tiếng Việt, và theo lịch phụng vụ tiếng Việt của Giáo hội Công giáo Việt Nam, thì ba ngày này được gọi là Thứ năm Tuần Thánh (Maundy Thursday), Thứ sáu Tuần Thánh (Good Friday), và Chủ Nhật Phục Sinh (Easter Sunday). Để bạn đọc tiện theo dõi, các tên tiếng Anh của ba ngày trên sẽ được sử dụng khi nhắc đến lần đầu, sau đó sẽ được nhắc đến bằng tên tiếng Việt thông dụng trừ khi tên tiếng Anh cần thiết trong ngữ cảnh.

Người Ki-tô giáo dòng Chính thống tới ngày 12/04 (năm 2015) mới mừng lễ Phục sinh. Nhưng với những người Ki-tô giáo phương Tây thì Tuần Thánh đã gần chấm dứt, và ngày hôm nay đánh dấu sự mở đầu cao điểm của năm: triduum (Tam nhật vượt qua), tên tiếng Latin chỉ ba ngày bao gồm cuộc khổ nạn, đóng đinh và phục sinh của Đức Giê-su. Bởi vì kỳ lễ có nguồn gốc Do thái – với quan điểm Giê-su là người Do Thái – nên ba ngày lễ bắt đầu từ tối Thứ năm và chấm dứt vào tối Chủ nhật. Nhưng tại sao chúng ta lại có ba tên gọi “kỳ lạ” cho ba ngày quan trọng này? Tại sao chúng ta lại đón lễ Thứ năm “Maundy” (Maundy Thursday), thứ sáu “Good” (Good Friday), và Chủ nhật “Easter” (Easter Sunday)? Continue reading “Nguồn gốc tên gọi các ngày lễ trong Tuần Thánh”

Điều gì đã xảy ra với thần học giải phóng?

Nguồn: What happened to liberation theology?”, The Economist, 05/11/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các giáo dân gặp phải hai kết luận trái ngược nhau khi họ chứng kiến các nghi thức hân hoan tại lễ phong thánh vào tháng trước tại Rome cho Oscar Romero, một tổng giám mục El Salvador, người đã bị giết trên bàn lễ thánh bởi một nhóm ám sát cánh hữu vào năm 1980. Đây hoặc là minh chứng tối hậu cho sự đúng đắn của thần học giải phóng, hoặc là tiếng thở trần thế cuối cùng của một phong trào đã đi vào lịch sử. Continue reading “Điều gì đã xảy ra với thần học giải phóng?”

28/02/2013: Giáo hoàng Benedict từ chức

Nguồn: Pope Benedict resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, chưa đầy ba tuần sau khi đưa ra thông báo bất ngờ rằng mình sẽ từ chức, Đức Giáo hoàng Benedict XVI, 85 tuổi, đã chính thức rời bỏ vị trí của mình. Lấy lý do tuổi tác quá cao để giải thích cho việc rút khỏi chức vụ lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã 1,2 tỷ thành viên, Đức Benedict trở thành Giáo hoàng đầu tiên từ bỏ quyền lực trong gần 600 năm. Hai tuần sau khi Ngài từ chức, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám mục của Buenos Aires, đã được bầu làm Giáo hoàng kế nhiệm.

Là con trai của một sĩ quan cảnh sát, Đức Benedict tên thật là Joseph Ratzinger, sinh tại làng Marktl ở Bavaria, Đức, vào ngày 16/04/1927. Trong Thế chiến II, chàng trai Ratzinger gia nhập quân đội Đức, nơi anh bị bỏ rơi cho trong giai đoạn cuối cuộc chiến và đã bị lực lượng Đồng minh giữ làm tù binh chiến tranh trong một thời gian ngắn vào năm 1945. Continue reading “28/02/2013: Giáo hoàng Benedict từ chức”

Tại sao Vantican lại đàm phán với Trung Quốc?

Nguồn: Why is the Vatican negotiating with China, The Economist, 21/05/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm, các phái đoàn đã đi đi về về giữa Bắc Kinh và Rome với hy vọng đạt được thỏa thuận về cách thức bổ nhiệm các giám mục Công giáo ở Trung Quốc. Những tin đồn gần đây cho thấy họ đã gần đạt được một thỏa thuận hơn bao giờ hết. Nhưng nguồn gốc của sự bất đồng giữa Vatican và Đảng Cộng sản Trung Quốc là gì? Việc giải quyết bất đồng này mang lại lợi ích gì cho cả hai bên? Continue reading “Tại sao Vantican lại đàm phán với Trung Quốc?”

Tại sao các linh mục Công giáo sống độc thân?

Nguồn:Why Catholic priests practise celibacy”, The Economist, 23/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các quy tắc bắt đầu từ thời Trung Cổ.

Trong cuộc phỏng vấn với một tạp chí Đức vào đầu tháng 3/2017, Đức Giáo hoàng Francis đã gợi ý rằng ngài sẵn sàng chấp nhận ý tưởng cho phép những người đã kết hôn trở thành linh mục. Một sự thay đổi như vậy, dù rất trọng yếu, sẽ là một sự quay trở lại, chứ không phải là một sự tách rời, truyền thống Cơ Đốc trước đó: kinh Tân Ước rõ ràng không có đoạn nào yêu cầu các linh mục phải độc thân. Trong hàng ngàn năm đầu của Công giáo, không phải là chuyện bất thường khi các linh mục có gia đình. Vị Giáo hoàng đầu tiên, Thánh Peter, là một người đàn ông đã lập gia đình; nhiều vị Giáo hoàng thời đầu cũng có con. Vậy làm thế nào mà độc thân lại trở thành một phần của truyền thống Công giáo? Continue reading “Tại sao các linh mục Công giáo sống độc thân?”

Tại sao các Thượng phụ Chính thống giáo nhóm họp?

Orthodox

Nguồn:Why Orthodox patriarchs are meeting after centuries“, The Economist, 21/06/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có những tuyên ngôn tôn giáo về thế giới đã làm nên lịch sử và ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của hàng triệu người. Một trong số đó là Pacem in Terris (Hòa bình trên trái đất), một bản cáo trạng lên án chiến tranh được công bố vào năm 1963 bởi Giáo Hoàng John XXIII. Còn một cột mốc trước đó trong giáo huấn Công giáo là De Rerum Novarum (Về những điều mới) vào năm 1891 vốn đã chấp nhận quyền của người lao động trong việc thành lập công đoàn. Trong khi đó, gần đây các nhà lãnh đạo của 200 triệu người Thiên chúa Chính thống giáo trên thế giới lại hiếm khi nỗ lực để thảo luận cùng nhau và đưa ra một thông điệp rõ ràng cho nhân loại. Có lẽ một phần với hy vọng để làm điều đó mà các giám mục của giáo hội sẽ gặp mặt tại Crete trong khoảng thời gian từ nay đến ngày 26/6. Điều gì đã khiến họ tốn quá nhiều thời gian cho điều này và họ hi vọng sẽ đạt được những gì? Continue reading “Tại sao các Thượng phụ Chính thống giáo nhóm họp?”

Chúng ta biết gì về Thánh Patrick?

Patrick

Nguồn:What we know about Saint Patrick“, The Economist, 16/03/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dù Thánh Patrick là ai, ông chắc chắn cũng không bao giờ mong đợi sự ồn ào mà mình tạo ra 15 thế kỷ sau khi ông qua đời. Trên khắp thế giới, ngày được dành riêng cho vị Thánh bảo hộ của xứ Ireland (17/3) hiện được xem là một dịp kỷ niệm sôi động, hầu như chỉ mang tính thế tục về tất cả mọi thứ liên quan đến Ireland hoặc được cho là như vậy. Lễ diễu hành hàng năm trên Đại lộ Số 5 New York thường được mô tả là cuộc diễu hành quần chúng lâu đời nhất của nước Mỹ. Dù xuất phát từ trước cuộc Cách mạng Mỹ, sự kiện này chỉ bắt đầu sôi động kể từ những năm cuối thế kỷ 19, khi những người Ireland Công giáo di cư, chạy trốn khỏi nghèo khổ và đói khát, bắt đầu khẳng định bản sắc của mình. Những tập quán khác thì xuất hiện gần đây hơn: chỉ khoảng 50 năm qua, sông Chicago mới được nhuộm một màu xanh lá cây để đánh dấu dịp lễ này. Vậy Thánh Patrick là ai? Continue reading “Chúng ta biết gì về Thánh Patrick?”

Giáo Hoàng Pius XII và nạn diệt chủng Do Thái

Pius-XII-Jews

Nguồn: Carol Rittner, Stephen D. Smith và Irena Steinfeldt, The Holocaust and the Christian World, Yad Vashem 2000, trang 133-137.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vai trò của Vatican trong khoảng thời gian diễn ra nạn diệt chủng người Do Thái (Holocaust) vẫn gây nhiều tranh cãi. Các lập luận tập trung vào cáo buộc rằng Giáo Hoàng Pius XII đã không lên tiếng bảo vệ những nạn nhân của Holocaust và chính thức lên án chủ nghĩa Quốc xã.

Những người ủng hộ Đức Giáo Hoàng nhắc đến hàng ngàn người Do Thái được giải cứu bởi những tổ chức Công Giáo ở Rome và khắp châu Âu, và những nỗ lực của các Khâm sứ (Đại sứ của Giáo Hoàng). Họ cho rằng trong những năm hậu chiến nhiều nhân vật Do Thái cao cấp đã bày tỏ lòng biết ơn đến Vatican và một rừng cây đã được trồng ở Israel để tưởng nhớ Đức Giáo Hoàng khi ngài mất vào năm 1958. Họ lập luận rằng những tranh cãi chỉ rộ lên khi vở kịch của Rolf Hochuth mang tên Người Đại Diện (The Representative) ra đời vào năm 1963 và kết tội Đức Giáo Hoàng đồng lõa với chủ nghĩa Quốc xã vì nỗi lo những người Bolshevik sẽ càn quét khắp châu Âu. Continue reading “Giáo Hoàng Pius XII và nạn diệt chủng Do Thái”

Vai trò của các Hồng y là gì?

20140201_blp514

Nguồn:What Carinals do”, The Economist, 19/02/2014.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức Giáo Hoàng Francis sẽ thăng chức cho nhóm các Hồng y đầu tiên trong nhiệm kỳ của mình vào ngày 22/2 (2014). 19 vị tân Hồng y sẽ tham gia cùng với 200 vị khác làm thành viên của Hồng y Đoàn. Họ sẽ mặc phẩm phục màu đỏ bao gồm một mũ sọ màu đỏ gọi là zucchetto và một mũ màu đỏ có bốn chóp gọi là biretta. Họ sẽ được gọi là “Đức Hồng y” và thường được mô tả như là các “hoàng tử của Giáo Hội.” Đây không phải là một lời nịnh nọt: Giáo Hoàng Urban VIII đã tuyên bố vào năm 1630 rằng cấp bậc thế tục của họ tương đương với một hoàng tử. Continue reading “Vai trò của các Hồng y là gì?”

Quá trình phong thánh diễn ra như thế nào?

20131207_blp519

Nguồn: What is Sainthood”, The Economist, 09/12/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong những lời ca tụng dành cho Nelson Mandela những ngày vừa qua, người ta cho rằng ông không phải là thánh. Phần lớn hiểu rằng theo ngôn ngữ thông thường, khi nói ai đó không phải là thánh, họ muốn bày tỏ sự thán phục. Nó có nghĩa là ngoài những đức tính và khả năng vĩ đại, cá nhân này có những khuyết điểm rất con người, và điều đó chỉ làm họ thực hơn và đáng quý hơn. Nhưng nếu Mandela không phải là thánh, vậy thì ai xứng đáng làm thánh? Continue reading “Quá trình phong thánh diễn ra như thế nào?”