Cuộc chiến chống phương Tây của các nhà dân túy

Nguồn: Ian Buruma, “War Against the West,” Project Syndicate, 13/03/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1938, Aurel Kolnai, triết gia người Hungary gốc Do Thái sống lưu vong, xuất bản cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, The War Against the West (Cuộc chiến chống phương Tây), một nghiên cứu về những ý tưởng nền móng của chủ nghĩa Quốc xã. Kolnai dường như đã đọc mọi khảo luận khoa trương – phần lớn được viết bởi các nhà tư tưởng hạng ba – ca tụng các đức tính anh dũng, quên mình, máu và đất của “vùng đất của các anh hùng,” và lên án các xã hội vật chất, dân chủ tự do, tư sản trong các “vùng đất của các thương gia” (tức phương Tây).

“Vùng đất của các anh hùng” đương nhiên là Đức Quốc xã, và phương Tây, tha hóa bởi đồng tiền Do Thái và chủ nghĩa toàn cầu độc hại, được đại diện bởi Hoa Kỳ và Anh Quốc. Bạn phải có chung dòng máu mới được thuộc về dân tộc Đức anh hùng, trong khi quyền công dân trong thế giới Anglo-Saxon được mở rộng cho những người di cư đồng ý tuân thủ pháp luật. Ý tưởng về hai hình mẫu quyền công dân khác biệt này xuất hiện ít nhất từ cuối thế kỷ 19, khi Hoàng đế Đức Wilhelm II xem thường Anh, Mỹ, và Pháp vì đó là những xã hội lai tạp, hay như lời ông nói là họ đã bị “Do Thái hóa.” Continue reading “Cuộc chiến chống phương Tây của các nhà dân túy”

Anh có phải trả giá cho sự cai trị thực dân ở Ấn Độ?

Nguồn: Shashi Tharoor, “The Price of Empire,” Project Syndicate, 20/02/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Người Ấn Độ không hay nhắc lại quá khứ thuộc địa của đất nước mình. Dù là vì sức mạnh quốc gia hay là vì văn minh còn yếu, Ấn Độ lâu nay luôn không muốn lưu giữ sự oán hận nào đối với nước Anh về 200 năm nô dịch, bóc lột, và khai thác thực dân. Nhưng sự trầm tĩnh của người Ấn Độ về quá khứ không loại bỏ được những gì đã diễn ra.

Sự rút lui hỗn loạn của Anh khỏi Ấn Độ năm 1947, sau hai thế kỷ cai trị, kéo theo một cuộc chia cắt bạo lực và thù nghịch dẫn đến sự trỗi dậy của Pakistan. Nhưng điều đó xảy ra một cách lạ kỳ khi không hề có một sự oán giận nào với nước Anh. Ấn Độ đã chọn ở lại trong khối Thịnh vượng chung trong vai trò một nước cộng hòa thành viên và duy trì quan hệ thân mật với vị lãnh chúa cũ của mình. Continue reading “Anh có phải trả giá cho sự cai trị thực dân ở Ấn Độ?”

Tại sao Trump không thể bắt nạt Trung Quốc?

Nguồn: Kenneth Rogoff, “Why Trump Can’t Bully China,” Project Syndicate, 09/02/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục gây bất ổn trật tự kinh tế thế giới thời hậu Thế chiến II, phần đông thế giới đang cùng lúc nín thở. Các nhà bình luận tìm kiếm những từ ngữ miêu tả cuộc tấn công của ông vào các quy chuẩn truyền thống về vai trò lãnh đạo và sự khoan dung trong một nền dân chủ tự do hiện đại. Các kênh truyền thông chủ lưu, phải đối mặt với một tổng thống thi thoảng có thể hết sức thiếu thông tin nhưng lại thực sự tin vào những điều mình đang nói, ngập ngừng gọi các tuyên bố sai lệch rõ ràng của ông là những lời nói dối.

Nhưng một số người sẽ lập luận rằng bên dưới sự hỗn loạn và ầm ỹ đó, có một lý do kinh tế duy lý cho việc chính quyền Trump rút lui một cách thiếu trật tự khỏi quá trình toàn cầu hóa. Theo quan điểm này, Hoa Kỳ đã bị lừa vào thế khiến uy thế của Trung Quốc ngày càng nâng cao, và rồi một ngày nào đó người Mỹ sẽ phải hối hận. Giới kinh tế học chúng ta lại có xu hướng xem việc Hoa Kỳ từ bỏ vai trò lãnh đạo thế giới là một sai lầm lịch sử. Continue reading “Tại sao Trump không thể bắt nạt Trung Quốc?”

Đảng Nhân dân Campuchia gia tăng chuyên chế

Nguồn: Kheang Un, “Cambodia gets an autocratic upgrade in 2016”, East Asia Forum 20/12/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các tiến triển về chính trị, kinh tế và quan hệ đối ngoại trong năm 2016 cho thấy Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) đang tăng cường củng cố quyền lực. Đảng CPP đang theo đuổi một chiến lược ba mặt gồm làm suy yếu phe đối lập, thực hiện chương trình cải cách có ý nghĩa và chống lại sức ép của phương Tây trước thềm các cuộc bầu cử địa phương năm 2017 và bầu cử toàn quốc năm 2018. Thành tích của Đảng CPP trong các cuộc bầu cử này sẽ là một bài kiểm tra quan trọng mang tính quyết định trong việc đánh giá khả năng tiếp tục cầm quyền của đảng này ở Campuchia. Continue reading “Đảng Nhân dân Campuchia gia tăng chuyên chế”

Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?

Nguồn: Brahma Chellaney, “A Water War in Asia?”, Project Syndicate, 27/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Căng thẳng liên quan đến nước đang gia tăng ở Châu Á – và không chỉ vì các yêu sách mâu thuẫn trên biển. Trong khi các tranh chấp lãnh thổ, ví dụ như ở Biển Đông, thu hút sự chú ý nhiều nhất – suy cho cùng, chúng đe dọa sự an toàn của các tuyến đường biển và tự do hàng hải, điều ảnh hưởng đến cả các cường quốc ngoài khu vực – thì hệ lụy chiến lược của sự cạnh tranh liên quan đến nguồn nước ngọt được chia sẻ giữa các quốc gia lại cũng đáng lo ngại không kém.

Châu Á có tỷ lệ nước ngọt trên đầu người ít hơn bất cứ lục địa nào, và nó đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nước mà theo một nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachusetts thì sẽ tiếp tục tăng cao, với sự thiếu hụt nước trầm trọng dự kiến vào năm 2050. Trong hoàn cảnh mối bất hòa về địa chính trị lan rộng, sự tranh giành các nguồn tài nguyên nước ngọt có thể sẽ là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và sự ổn định lâu dài tại châu Á. Continue reading “Sẽ xảy ra cuộc chiến giành nguồn nước ở châu Á?”

Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?

rus-navy-1

Nguồn: Artyom Lukin, “Will a Russian naval base appear in the South China Sea?”, East Asia Forum, 02/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo rằng Moskva đang cân nhắc mở lại các căn cứ quân sự thời Xô-viết ở Việt Nam và Cuba. Các cuộc thảo luận cũng đã bắt đầu tại Moskva về việc đàm phám với Ai Cập để thuê các cơ sở quân sự cho lực lượng Không quân và Hải quân Nga. Nga hiện tại đang duy trì một số căn cứ quân sự bên ngoài biên giới của mình tại 4 quốc gia – Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Syria. Nếu các kế hoạch cho các căn cứ tại Biển Đông, Vùng Caribbe và Nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng triển khai sức mạnh tại những khu vực quan trọng này.

Khả năng trở lại của Nga tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Được coi như nơi trú ẩn nước sâu tốt nhất tại Đông Nam Á, Cam Ranh kiểm soát một tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đông. Continue reading “Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?”

Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?

pak-ter

Nguồn: Brahma Chellaney, “The Pakistani Mecca of Terror”, Project Syndicate 13/10/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Gần bảy thập niên sau khi được thành lập như là nhà nước cộng hòa Hồi giáo đầu tiên của thời kỳ hậu thuộc địa, Pakistan đang ngấp nghé bên bờ vực thẳm. Nền kinh tế trì trệ, tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao, và các nguồn lực khan hiếm. Chính phủ thì không ổn định, không hiệu quả và gặp rắc rối với các khoản nợ. Quân đội – cùng với Cơ quan tình báo (Inter – Service Intelligence – ISI) khó kiểm soát (rogue) của mình, bao gồm mạng lưới điệp viên và cảnh sát mật của quốc gia này – được miễn trừ khỏi sự giám sát dân sự, tạo điều kiện cho lực lượng này duy trì và tăng cường các mối quan hệ của mình với khủng bố.

Một Pakistan được vũ trang hạt nhân bây giờ đang đứng trước nguy cơ trở thành một quốc gia thất bại. Nhưng thậm chí nếu nó không thất bại, mối quan hệ giữa các nhóm khủng bố và lực lượng quân đội đầy quyền lực của Pakistan làm gia tăng sự lo ngại về khủng bố hạt nhân – một mối nguy cực lớn khiến Hoa kỳ phải chuẩn bị một kế hoạch dự phòng sẵn sàng loại bỏ kho vũ khí hạt nhân đang tăng nhanh của quốc gia này nếu cần. Continue reading “Tại sao Pakistan trở thành thánh địa khủng bố?”

Liên minh phi tự do giữa Hungary và Ba Lan

obran-kaczynski

Nguồn: Sławomir Sierakowski, “The Illiberal International,” Project Syndicate, 09/09/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong thập niên đầu nắm quyền lực ở Liên Xô, Stalin đã ủng hộ ý tưởng “chủ nghĩa xã hội trong một quốc gia,” nghĩa là, cho đến khi điều kiện chín muồi, chủ nghĩa xã hội chỉ dành cho Liên Xô. Khi thủ tướng Hungary Viktor Orbán tuyên bố hồi tháng 7 năm 2014 ý định xây dựng một “nền dân chủ phi tự do,” nhiều người cho rằng ông đang tạo ra “chủ nghĩa phi tự do trong một quốc gia.” Hiện nay, Orbán và Jarosław Kaczyński, lãnh đạo Đảng Pháp luật và Công lý (PiS) cầm quyền tại Ba Lan, người kiểm soát chính phủ nước này (dù không giữ chức vụ nào), đã tuyên bố một cuộc phản cách mạng với mục tiêu biến Liên minh Châu Âu thành một dự án phi tự do.

Sau một ngày vui vẻ, nồng nhiệt, và thân thiện tại Hội nghị Krynica năm nay, lấy phong cách như một diễn đàn Davos của khu vực, nơi vinh danh Orbán là “Nhân vật của năm,” Kaczyński và Orbán tuyên bố rằng họ sẽ dẫn dắt 100 triệu dân châu Âu trong một nỗ lực tái tạo EU theo những ranh giới dân tộc chủ nghĩa/tôn giáo. Continue reading “Liên minh phi tự do giữa Hungary và Ba Lan”

Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ

kurd-fighters

Nguồn: Barak Barfi, America’s Unruly Anti-ISIS Allies , Project Syndicate, 06/09/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ để truy quét Nhà nước Hồi giáo (ISIS) khỏi thành phố Jarablus, Syria, phía bắc Aleppo. Trận đánh đã kết thúc ngay trước khi nó bắt đầu: các chiến binh ISIS đã bỏ chạy trước khi xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào. Nhưng cuộc xung đột này, còn lâu mới kết thúc, thậm chí đang nhanh chóng trở nên ngày càng phức tạp.

Với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột tại Syria đã bước vào một giai đoạn mới – một giai đoạn có thể gây lo ngại cho Hoa Kỳ, do các đối tác trong Liên minh chống ISIS của nước này dường như chỉ thích đánh lộn lẫn nhau hơn là chống ISIS. Thổ Nhĩ Kỳ, xét cho cùng, không chỉ quan tâm tới việc truy quét ISIS ra khỏi biên giới của mình; nước này có lẽ còn muốn tập trung hơn vào việc tiêu diệt người Kurd. Continue reading “Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ”

Quan hệ Trung Quốc-ASEAN sau phán quyết Biển Đông

aseanchina

Nguồn: Chin Tong Liew & Wing Thye Woo, “A new playbook for China and ASEAN”, Project Syndicate, 15/07/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phán quyết của Tòa Trọng tài tại La Haye (Hà Lan) chống lại các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là một thời điểm mang tính bước ngoặt đối với luật pháp quốc tế và là một cảnh báo rõ ràng đối với Trung Quốc về sự lấn lướt chiến lược của nước này ở Đông Nam Á. Trung Quốc nói rằng sẽ không công nhận phán quyết của Tòa, nhưng điều đó không có nghĩa là nước này không thấy bất an bởi phán quyết này.

Câu hỏi bây giờ là Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào. Liệu nước này sẽ thay đổi cách hành xử thường là hung hăng trong khu vực, hay sẽ tiếp tục nhìn Biển Đông chủ yếu qua lăng kính của cạnh tranh Trung – Mỹ? Nếu Trung Quốc cho rằng một Hoa Kỳ kiệt sức vì chiến tranh và không thích rủi ro sẽ tránh né xung đột, nước này có thể dễ dàng áp đặt những yêu sách ở Biển Đông bằng vũ lực. Continue reading “Quan hệ Trung Quốc-ASEAN sau phán quyết Biển Đông”

Những bài học từ thất bại của Perestroika

cccp

Nguồn: Gavril Popov, “The lessons of Perestroika, 20 years after”, Project Sydicate, 30/11/2005

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm sau khi Mikhail Gorbachev phát động perestroika (cải tổ), nhiều người vẫn than vãn về tốc độ cải cách chậm chạp ở Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Nhưng cải cách nhanh có thể xảy ra được không? Điều này không phải là một bất ngờ bởi vì quãng thời gian hỗn độn thời Gorbachev và Yeltsin nắm quyền đã làm nước Nga kiệt quệ. Vậy ai có thể đổi lỗi cho dân Nga vì tiến độ cải cách chậm chạp đó?

Nhưng nếu Nga muốn trở lại trên đôi chân của mình, thì cần phải có nhiều cải cách hơn nữa. Tuy nhiên, trước một chu kỳ cải cách mới, chúng ta phải hiểu rõ vài nguyên tắc cơ bản về năng lực chính trị của Nga. Continue reading “Những bài học từ thất bại của Perestroika”

Tiền đồn ‘thực dân’ của Trung Quốc tại Pakistan

pcec-2-638

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Pakistani outpost”, Project Syndicate, 26/05/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giống một học sinh cá biệt chuyên bắt nạt bạn bè, Trung Quốc lớn và mạnh, nhưng không có nhiều bạn. Quốc gia này vừa cùng Hoa Kỳ thông qua những lệnh cấm vận quốc tế mới lên quốc gia từng như là chư hầu của mình – Bắc Triều Tiên, do đó Trung Quốc giờ chỉ còn lại duy nhất một đồng minh thực sự: Pakistan. Nhưng với những gì Trung Quốc đang bòn rút từ quốc gia láng giềng này – chưa tính đến những gì nó bòn rút từ các quốc gia láng giềng khác – lãnh đạo Trung Quốc dường như rất hài lòng.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố rằng Trung Quốc và Pakistan “gần gũi như môi với răng” nhờ những liên kết về địa lý. Chính phủ Trung Quốc cũng gọi Pakistan là “người bạn không thể thay thế trong mọi hoàn cảnh.” Hai quốc gia này thường xuyên khoe khoang về “tình anh em sắt đá” của họ. Năm 2010, Syed Yousuf Raza Gilani, người lúc đó là thủ tướng Pakistan, đã ca ngợi mối quan hệ này một cách đầy thi vị, miêu tả nó “cao hơn núi, sâu hơn đại dương, vững chắc hơn thép, và ngọt ngào hơn cả mật.” Continue reading “Tiền đồn ‘thực dân’ của Trung Quốc tại Pakistan”

Các quốc gia cần tuân thủ luật chơi ở châu Á

Rule-Book-630x400

Nguồn: Gareth Evans, “Playing by the Rules in Asia”, Project Syndicate, 26/04/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sự phiêu lưu của Trung Quốc ở Biển Đông đã thúc đẩy một sự thay đổi trong việc hoạch định chính sách của Australia đáng được quốc tế chú ý rộng rãi. Bằng cách coi việc duy trì một “trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ” là một ưu tiên chiến lược cốt lõi, Sách trắng Quốc phòng mới của Australia đã sử dụng cách diễn đạt không thường thấy trong các cuốn sách trắng quốc phòng của quốc gia này. Điều đặc biệt ngạc nhiên hơn là việc nó xuất phát từ một chính phủ bảo thủ thường sẵn sàng đi theo bất kỳ con đường nào Hoa Kỳ chọn.

Australia muốn có một nền tảng khả dĩ để thách thức những yêu sách của Trung Quốc, và nền tảng này không nên bị diễn giải như chỉ là một sự khúc xạ thụ động quan điểm của Hoa Kỳ. Với một nước đang cố gắng – giống như các nước khác trong khu vực – tránh những sự lựa chọn một mất một còn giữa đối tác chiến lược là Hoa Kỳ, và đối tác thương mại là Trung Quốc, từ ngữ trong Sách trắng đã được lựa chọn hết sức khéo léo và xứng đáng để học hỏi. Continue reading “Các quốc gia cần tuân thủ luật chơi ở châu Á”

Sự gia tăng chủ nghĩa biệt lập tại Đức

merkel

Nguồn: Marcel Fratzscher, “The rise of German isolationism”, Project Syndicate, 06/04/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong những cuộc bầu cử vùng vừa qua tại Đức, cử tri đã bày tỏ sự chê trách mạnh mẽ Đảng của Thủ tướng Angela Merkel, Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo. Với ngày càng nhiều người Đức mất niềm tin vào một giải pháp của Châu Âu đối với cuộc khủng hoảng người tỵ nạn, những lời kêu gọi nước Đức đi theo hướng chủ nghĩa biệt lập và đơn phương đang trở nên có tiếng vang hơn, và những lực lượng chính trị cực hữu đang ngày càng có được sức hút.

Điều này đang ngày càng gây nên rắc rối, nhưng nó không gây sửng sốt. Liên minh Châu Âu (EU) đã liên tục thất bại trong việc tìm ra các giải pháp chung cho các vấn đề chung ngay cả khi nó bị giày vò bởi một loạt các cuộc khủng hoảng. Trong cuộc khủng hoảng người tỵ nạn hiện tại, các quốc gia  EU đã thể hiện sự thiếu đoàn kết rõ ràng với nước Đức khi rất nhiều quốc gia từ chối chấp nhận gánh vác dù chỉ là một phần nhỏ trong gánh nặng. Bất chấp thỏa thuận gần đây với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giảm dòng người tỵ nạn từ Syria, phần lớn người Đức không kỳ vọng các đối tác trong EU sẽ thay đổi xu thế  này. Continue reading “Sự gia tăng chủ nghĩa biệt lập tại Đức”

Các thách thức đối ngoại của tân tổng thống Mỹ

USF

Nguồn: Christopher R.Hill, “Expecting the unexpected in America”, Project Syndicate, 30/03/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi tổng thống mới của Hoa Kỳ bắt đầu làm việc vào tháng 1 năm 2017, một số vấn đề rõ ràng trong chính sách đối ngoại sẽ chờ đợi sẵn, trong đó vài vấn đề đã tồn tại lâu hơn những vấn đề khác. Một vài trong số này sẽ là những vấn đề nan giải ai cũng biết, như: Bắc Triều Tiên và tham vọng hạt nhân của nước này, Trung Quốc với tham vọng toàn cầu, nước Nga cùng các tham vọng đầy thù hận, và dĩ nhiên là Trung Đông với những tham vọng bất bình thường.

Tuy nhiên, thông thường những khủng hoảng chào đón vị tổng thống mới lại là những cái mà không ai trông chờ. Khi George W. Bush vào Nhà Trắng năm 2001, ông đã kỳ vọng sẽ tăng chi tiêu quốc phòng, triển khai hệ thống phòng chống tên lửa, và chấm dứt một số nghĩa vụ kiểm soát vũ khí đa phương tồn tại trước đó từ lâu. Nhưng chính quyền Bush đã phải đối mặt với các vấn đề hoàn toàn không được dự đoán trước, bao gồm Afghanistan và Iraq, tiêu tốn mất 8 năm sau đó của nước này. Continue reading “Các thách thức đối ngoại của tân tổng thống Mỹ”

Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?

jerusalem

Nguồn: Laura Wharton, “Jerusalem First”, Project Syndicate, 28/03/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Jerusalem không phải một mà là hai thành phố. Gần 50 năm sau khi Israel chiếm được Đông Jerusalem, thành phố này vẫn luôn bị chia cắt. Trong bối cảnh các khu vực dân cư của thành phố trải qua một làn sóng bạo lực mới, việc thừa nhận thực tế này đang trở nên ngày càng cấp bách. Quá trình dàn xếp tình trạng của Jerusalem như là hai thành phố, một cho người Israel và một cho người Palestine, phải được coi là một ưu tiên nếu muốn đạt được hòa bình giữa hai bên.

Kế hoạch Phân chia của Liên Hợp Quốc năm 1947 đã đề nghị tách Palestine lúc đó do Anh kiểm soát thành một nhà nước Do Thái và một nhà nước Ả Rập, nhưng lại đặt riêng Jerusalem thành một vùng đất độc lập dưới sự quản thác quốc tế. Tuy nhiên trong cuộc chiến tranh Ả Rập – Israel năm 1948, thành phố này đã bị chia tách. Tây Jerusalem nằm dưới sự kiểm soát của Israel và Đông Jerusalem – bao gồm cả phần Thành Cổ – bị chiếm đóng bởi Vương quốc Jordan. Continue reading “Tại sao cần ưu tiên giải quyết tình trạng Jerusalem?”