14/01/1942: Roosevelt chuẩn bị giam giữ người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: Roosevelt ushers in Japanese-American internment, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt ban hành Tuyên bố Tổng thống số 2537, yêu cầu người nước ngoài từ các nước thù địch trong Thế chiến II – Ý, Đức và Nhật Bản – phải đăng ký với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Những người đã đăng ký sau đó được cấp Giấy chứng nhận người có quốc tịch nước ngoài. Là hành động tiếp theo sau Đạo luật Đăng ký Người nước ngoài năm 1940, Tuyên bố số 2537 đã tạo điều kiện cho việc bắt đầu giam giữ toàn bộ người Mỹ gốc Nhật vào tháng sau đó. Continue reading “14/01/1942: Roosevelt chuẩn bị giam giữ người Mỹ gốc Nhật”

01/01/1942: Ký Tuyên bố Liên Hiệp Quốc

Nguồn: United Nations created, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Winston Churchill đã cùng nhau đưa ra Tuyên bố Liên Hiệp Quốc, được ký bởi đại diện của 26 quốc gia. Các bên ký kết cam kết sẽ tạo ra một tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tếsau chiến tranh.

Ngày 22/12/1941, Churchill đến Washington, D.C. để tham dự Hội nghị Arcadia, một cuộc thảo luận với Roosevelt về một chiến lược chiến tranh thống nhất giữa Anh và Mỹ, đồng thời cũng nói về nền hòa bình tương lai. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã buộc Mỹ phải tham chiến, và khi ấy, điều quan trọng là cả Anh lẫn Mỹ là thành lập mặt trận thống nhất chống lại các cường quốc phe Trục. Continue reading “01/01/1942: Ký Tuyên bố Liên Hiệp Quốc”

17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: U.S. approves end to internment of Japanese Americans, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, Thiếu tướng Hoa Kỳ Henry C. Pratt đã ban hành Công bố số 21, trong đó tuyên bố rằng, kể từ ngày 02 tháng 01 năm 1945, những người Mỹ gốc Nhật đã “sơ tán” khỏi Bờ Tây có thể quay trở về nhà của họ.

Vào ngày 19 tháng 02 năm 1942, 10 tuần sau khi Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng, Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt đã ký Sắc lệnh 9066, cho phép di dời bất kỳ ai hoặc toàn bộ các cụm dân cư khỏi các khu vực quân sự “khi được xem là cần thiết”. Sau đó quân đội đã xác định toàn bộ khu vực Bờ Tây, nơi sinh sống của phần lớn người Mỹ gốc Nhật hoặc có quốc tịch Nhật, là một khu vực quân sự. Continue reading “17/12/1944: Hoa Kỳ chấm dứt giam giữ người Mỹ gốc Nhật”

16/09/1940: Roosevelt ký ban hành Luật Nghĩa vụ Quân sự

Nguồn: Franklin Roosevelt approves military draft, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký ban hành Đạo luật Nghĩa vụ và Huấn luyện Chọn lọc (Selective Service and Training Act), đòi hỏi tất cả các công dân nam trong độ tuổi từ 26 đến 35 phải đăng ký nghĩa vụ quân sự, bắt đầu vào ngày 16/10. Đạo luật này đã được Quốc Hội thông qua 10 ngày trước đó.

Mỹ thực ra chưa tham gia vào Thế chiến II, nhưng Roosevelt vẫn xem đây là một bước đi thận trọng, nhằm huấn luyện quân nhân Mỹ phòng khi nước này phải tự bảo vệ mình trước mối đe dọa ngày càng tăng từ các chế độ phát xít và quân phiệt ở châu Âu và Nhật Bản. Continue reading “16/09/1940: Roosevelt ký ban hành Luật Nghĩa vụ Quân sự”

11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease

Nguồn: FDR signs Lend-Lease, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký phê duyệt Chương trình Lend-Lease, một chương trình nhằm hỗ trợ về ngân sách và vật tư cho các đồng minh trong chiến tranh.

Chương trình Lend-Lease được Roosevelt đưa ra như là một phương tiện để giúp đỡ nước Anh trong nỗ lực chiến tranh chống lại người Đức, bằng cách trao cho Tổng thống quyền “bán, nhượng quyền sở hữu, trao đổi, cho thuê, cho mượn, hoặc loại bỏ” bất kỳ tài nguyên quân sự nào mà ông cho là vì lợi ích nhằm bảo vệ đất nước. Continue reading “11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease”

02/03/1943: Trận Biển Bismarck

Nguồn: The Battle of the Bismarck Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, máy bay của Mỹ và Úc xuất phát từ đất liền đã bắt đầu tấn công một đoàn tàu của Nhật Bản ở Biển Bismarck, phía Tây Thái Bình Dương.

Ngày 01/03, máy bay trinh sát Mỹ đã phát hiện 16 tàu Nhật đang trên đường đến Lae và Salamaua ở New Guinea. Người Nhật đã cố gắng để không bị mất hòn đảo cũng như các cơ sở đồn trú của họ, bằng cách gửi 7.000 quân tiếp viện, cùng với nhiên liệu máy bay và vật tư. Tuy nhiên, một chiến dịch ném bom của Mỹ, bắt đầu từ ngày 02/03 và kéo dài cho đến ngày 04/03, với sự tham gia của 137 máy bay ném bom Mỹ được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu Mỹ và Úc, đã phá hủy tám tàu chiến và bốn tàu khu trục của Nhật. Continue reading “02/03/1943: Trận Biển Bismarck”

11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc

Nguồn: Yalta Conference ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một tuần đàm phán căng thẳng giữa các nhà lãnh đạo của ba cường quốc Đồng minh chủ chốt đã kết thúc tại Yalta, một thị trấn du lịch của Liên Xô trên Biển Đen. Đây là hội nghị thứ hai của các nhà lãnh đạo “Tam Cường” – Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin – và cuộc chiến đã có những tiến triển mạnh mẽ kể từ lần họp cuối cùng của họ, diễn ra tại Tehran vào cuối năm 1943. Continue reading “11/02/1945: Hội nghị Yalta kết thúc”

26/11/1941: Đặc nhiệm Nhật lên đường đến Trân Châu Cảng

Nguồn: Japanese task force leaves for Pearl Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Chuichi Nagumo đã dẫn đầu Hạm đội Không quân Nhật Bản số 1, một nhóm tàu sân bay tấn công, hướng về Trân Châu Cảng, cùng với ý định rằng, “nếu đàm phán với Mỹ thành công, hạm đội sẽ ngay lập tức rút quân trở về.”

Đàm phán đã diễn ra suốt nhiều tháng. Người Nhật muốn chấm dứt các lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ. Người Mỹ muốn Nhật rút khỏi Trung Quốc và Đông Nam Á – và từ bỏ Hiệp ước Tam cường (Tripartite “Axis” Pact) với Đức và Ý như là điều kiện cần trước khi cấm vận có thể được dỡ bỏ. Không bên nào chịu nhượng bộ. Continue reading “26/11/1941: Đặc nhiệm Nhật lên đường đến Trân Châu Cảng”

07/11/1944: Roosevelt tái đắc cử Tổng thống lần ba

Nguồn: FDR reelected a record third time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối thủ Đảng Cộng hòa của mình, Thomas Dewey, thống đốc bang New York, và trở thành vị Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phục vụ tới nhiệm kỳ thứ tư.

Roosevelt, người em họ thứ năm của cựu tổng thống Theodore Roosevelt, lần đầu tiên đặt chân vào Nhà Trắng vào năm 1933, với lời hứa đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại Suy thoái. Được hỗ trợ bởi một Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát, Roosevelt đã hành động nhanh chóng, và hầu hết các đề xuất Kinh tế Mới (New Deal) của ông – chẳng hạn như Đạo luật Điều chỉnh Nông nghiệp, Đạo luật Khôi phục Công nghiệp Quốc gia, và việc thành lập Cơ quan Quản trị Công trình Công cộng và Cơ quan Thung lũng Tennessee – đều đã được phê duyệt trong vòng 100 ngày đầu tiên mà ông nhậm chức. Dù bị nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp chỉ trích, các đạo luật tiến bộ của Roosevelt đã giúp cải thiện môi trường kinh tế Mỹ, và vào năm 1936, ông đã dễ dàng tái đắc cử. Continue reading “07/11/1944: Roosevelt tái đắc cử Tổng thống lần ba”

14/08/1935: TT Roosevelt ký Đạo luật An sinh Xã hội

Nguồn: FDR signs Social Security Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, Tổng thống Franklin D. Roosevelt (FDR) đã ký vào Đạo luật An sinh Xã hội (Social Security Act). Phóng viên đã chụp lại những bức ảnh khi FDR, cùng với các thành viên cao cấp của Quốc Hội, ký ban h ành một đạo luật mang tính lịch sử, nhằm đảm bảo thu nhập cho những người thất nghiệp và về hưu. FDR đã khen ngợi Quốc Hội vì điều mà ông coi là một hành động “yêu nước.”

Roosevelt lên nắm quyền lãnh đạo đất nước vào năm 1932, trong thời kỳ Đại Suy thoái, cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất của nước Mỹ. Đạo luật An sinh Xã hội (SSA) là một phần trong chương trình “Kinh tế Mới” (New Deal) của ông, bao gồm việc thành lập Cơ quan Quản lý Tiến độ Công việc (Works Progress Administration – WPA) và Đoàn Bảo trì Dân sự (Civilian Conservation Corps – CCC), nhằm cố gắng đưa nước Mỹ vượt khỏi Đại Suy thoái bằng cách đưa người Mỹ trở lại làm việc. Continue reading “14/08/1935: TT Roosevelt ký Đạo luật An sinh Xã hội”

12/08/1941: Roosevelt và Churchill họp tại Vịnh Placentia

Nguồn: Roosevelt and Churchill confer, map out short- and long-term goals, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Winston Churchill đã gặp nhau trên một chiếc tàu tại Vịnh Placentia, Newfoundland, để trao đổi về nhiều vấn đề, từ việc hỗ trợ Liên Xô đến đe dọa Nhật Bản nhằm đạt được hòa bình sau chiến tranh.

Khi Roosevelt và Churchill gặp nhau lần đầu tiên với tư cách là lãnh đạo của hai quốc gia, điểm chính yếu trong chương trình nghị sự của họ là viện trợ cho Liên Xô “trên quy mô khổng lồ” vì nước này đã quá tuyệt vọng trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược Đức. Một tuyên bố cũng được soạn thảo, mà Roosevelt đã cho công bố dưới tên của ông, trong đó trình bày rõ ràng với người Nhật rằng bất kỳ hành động xâm lược nào khác sẽ “tạo ra tình huống mà chính phủ Mỹ buộc phải có biện pháp đối phó”, ngay cả nếu điều đó có nghĩa là “Chiến tranh giữa Mỹ và Nhật.” Continue reading “12/08/1941: Roosevelt và Churchill họp tại Vịnh Placentia”

22/06/1944: F.D. Roosevelt ký Đạo luật G.I.

Nguồn: FDR signs G.I. Bill, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã ký Đạo luật G.I. (G.I. Bill). Đây là một đạo luật chưa từng có tiền lệ, được thiết kế để hỗ trợ cho những người giải ngũ – vốn được gọi là G.I.s – vì những nỗ lực của họ trong Thế chiến II.

Là phần cuối cùng trong cuộc cải cách toàn diện Kinh tế mới (New Deal), chính quyền của Roosevelt đã soạn ra Đạo luật G.I. – tên gọi chính thức là Đạo luật Tái Điều chỉnh Cựu Binh (Servicemen’s Readjustment Act of 1944) – với hy vọng đất nước không tiếp tục rơi vào Đại Suy thoái sau khi chiến tranh kết thúc. FDR đặc biệt muốn ngăn chặn việc lặp lại sự kiện Diễu hành Đòi Trợ cấp (Bonus March of 1932), khi mà 20.000 cựu binh thất nghiệp và gia đình họ đã biểu tình phản đối Washington. Quân đoàn Mỹ (American Legion), một tổ chức cựu chiến binh, đã thành công khi đấu tranh cho nhiều điều khoản trong dự luật, cho phép các cựu binh giải ngũ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, được vay để mua nhà và kinh doanh với lãi suất thấp, và quan trọng nhất là được tài trợ giáo dục. Continue reading “22/06/1944: F.D. Roosevelt ký Đạo luật G.I.”

12/04/1945: Franklin Delano Roosevelt qua đời

Nguồn: Roosevelt dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong căn nhà của ông ở Warm Springs, Georgia, Franklin Delano Roosevelt đã qua đời vì một cơn xuất huyết não. Là người duy nhất làm Tổng thống Mỹ suốt bốn nhiệm kỳ, Roosevelt luôn được ghi nhớ –bởi bằng hữu cũng như kẻ thù – nhờ vào chính sách xã hội “Kinh tế mới” (New Deal) và vai trò lãnh đạo của ông trong thời chiến.

Roosevelt đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm 1940, với lời hứa duy trì sự trung lập của Mỹ trong các cuộc chiến ở nước ngoài: “Đừng để bất cứ người đàn ông hay phụ nữ nào phát biểu thiếu suy nghĩ hoặc nhầm lẫn rằng Mỹ đưa quân đội đến chiến trường châu Âu.” Nhưng khi cuộc chiến của Hitler lan rộng và sự tuyệt vọng của người Anh gia tăng, Tổng thống đã đấu tranh để Quốc Hội thông qua Chương trình Lend-Lease (Lend-Lease Act) vào tháng 03/1941, theo đó cam kết hỗ trợ tài chính cho Anh và các đồng minh khác. Continue reading “12/04/1945: Franklin Delano Roosevelt qua đời”

04/03/1933: Franklin D. Roosevelt tuyên thệ nhậm chức

Nguồn: FDR inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, ngay khi Đại Suy thoái đang tồi tệ nhất, Franklin Delano Roosevelt đã tuyên thệ trở thành vị Tổng thống Mỹ thứ 32. Trong bài diễn văn nhậm chức nổi tiếng mà ông đọc ngay tại Tòa nhà Quốc Hội, Roosevelt đã trình bày về Kinh tế mới (New Deal) – một chính sách mà trong đó chính quyền liên bang sẽ cung cấp thêm cơ hội việc làm và phúc lợi xã hội. Ông tuyên bố trước người dân Mỹ rằng “Điều duy nhất chúng ta phải sợ chính là sự sợ hãi.” Ngày hôm ấy là một ngày mưa tại thủ đô Washington, và dù đã bị nước mưa hắt vào suốt thời gian phát biểu, nhưng bài diễn văn của Roosevelt vẫn rất lạc quan. Rất nhiều người Mỹ cũng đã ủng hộ vị Tổng thống mới, cùng đề xuất cải cách kinh tế cấp tiến của ông để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc Đại Suy thoái. Continue reading “04/03/1933: Franklin D. Roosevelt tuyên thệ nhậm chức”

14/01/1943: Hội nghị Casablanca bắt đầu

Nguồn: Roosevelt and Churchill begin Casablanca Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Thủ tướng Winston Churchill và Tổng thống Franklin D. Roosevelt cùng với phái đoàn của mình nhóm họp tại Casablanca, Morocco. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về chiến lược và nghiên cứu giai đoạn tiếp theo của Thế chiến II. Cuộc họp này đánh dấu lần đầu tiên một vị Tổng thống rời khỏi đất Mỹ trong thời chiến. Các thành viên còn lại của buổi họp là hai lãnh đạo của chính phủ Pháp đang sống lưu vong, tướng Charles de Gaulle và tướng Henri Giraud, những người đã được đảm bảo về một nước Pháp thống nhất sau chiến tranh. Continue reading “14/01/1943: Hội nghị Casablanca bắt đầu”

30/10/1941: Roosevelt phê duyệt viện trợ Lend-Lease cho Liên Xô

30-10-1941-fdr-approves-lend-lease-aid-to-the-ussr

Nguồn: FDR approves Lend-Lease aid to the USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Roosevelt, người luôn cố gắng để nước Mỹ đứng ngoài Thế chiến II nhưng vẫn giúp đỡ những đồng minh bị sa lầy, đã phê duyệt khoản vay 1 tỷ USD cho Liên Xô theo Chương trình Lend-Lease. Cụm từ “Lend-Lease” ở đây mang nghĩa là cho vay không lấy lãi và việc trả nợ sẽ bắt đầu 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Continue reading “30/10/1941: Roosevelt phê duyệt viện trợ Lend-Lease cho Liên Xô”

Franklin Roosevelt – Người duy nhất đắc cử ba nhiệm kỳ tổng thống

FDR-A-Day-That-Will-Live-in-Infamy

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 26/7/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là một luật sư, một chính khách và một tổng thống, Franklin Delano Roosevelt được nhớ đến với chính sách Kinh tế mới (New Deal) trong cuộc Đại Khủng hoảng. Cùng với sự hợp tác của Quốc hội, ông nỗ lực đem lại sự ổn định và những cải cách sâu rộng cho nền kinh tế. Khi kinh tế Mỹ dần cải thiện với các gói kích cầu thì thế giới lại bước vào chiến tranh. Bị giằng xé giữa việc giữ lập trường trung lập và đối mặt với chủ nghĩa phát xít đang lên, Roosevelt thi hành chính sách Cho vay – Cho thuê (Lend – Lease)* nhằm hỗ trợ Anh và Pháp. Sau trận Trân Châu Cảng, Roosevelt chiến đấu cùng lúc trên hai mặt trận. Nhờ tài ngoại giao của mình, Roosevelt đã khiến nước Mỹ nổi lên sau Thế chiến thứ hai với vị thế của một siêu cường. Continue reading “Franklin Roosevelt – Người duy nhất đắc cử ba nhiệm kỳ tổng thống”