Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan

thailand-votes-in-referendum

Nguồn: Patrick Jory, “The real meaning of Thailand’s constitutional referendum”, East Asia Forum, 31/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kết quả cuộc trưng cầu dân ý gần đây của Thái Lan dường như đã cho thấy một chiến thắng dễ dàng của phe ủng hộ Hiến pháp mới. 61% cử tri đã bỏ phiếu thông qua dự thảo Hiến pháp, trong khi 39% còn lại bỏ phiếu phản đối. 58% cử tri cũng đã trả lời đồng ý với câu hỏi thứ hai, vốn được chèn thêm vào phút cuối, về việc liệu một thủ tướng không do dân bầu có thể được bổ nhiệm bởi một phiên họp chung của Thượng viện và Hạ viện hay không.

Tuy nhiên, kết quả của cuộc trưng cầu dân ý này thực ra ít mang tính kết luận rõ ràng hơn chúng ta tưởng. Continue reading “Giải mã kết quả trưng cầu Hiến pháp mới của Thái Lan”

Mâu thuẫn giữa Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục ở Pháp

burkini

Nguồn: Noëlle Lenoir, “The Burqa and French Values”, Project Syndicate, 25/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều cơ quan truyền thông phương Tây chỉ trích đạo luật năm 2010 của Pháp về việc cấm che mặt, cụ thể là những chiếc khăn burqa được sử dụng để che đi khuôn mặt và toàn bộ cơ thể của phụ nữ, và sắc lệnh vừa được ban hành vào năm nay cấm sử dụng đồ bơi toàn thân “burkini” tại những bãi biển công cộng cũng đã thu hút nhiều sự chú ý tiêu cực.[1] Việc chỉ trích Pháp trên mặt báo không còn là điều gì mới mẻ, nhưng những người chỉ trích động thái này đã bỏ qua những yếu tố lịch sử và chính trị – xã hội, lý do khiến đa số người Pháp ủng hộ chúng.

Đầu tiên, chủ nghĩa thế tục – hay còn gọi là laïcité – là một nguyên tắc đã định hình xã hội Pháp. Theo Hiến pháp Pháp – mà trong đó tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận được bảo vệ – tất cả công dân có thể chọn theo bất kỳ tôn giáo nào, hoặc không theo tôn giáo nào cả; nói cách khác, họ có thể chỉ trích và nhạo báng các đức tin và phong tục tôn giáo. Continue reading “Mâu thuẫn giữa Hồi giáo và chủ nghĩa thế tục ở Pháp”

Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions)

sanctions

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Trừng phạt kinh tế là việc một hoặc một nhóm các quốc gia hoặc tổ chức quốc tế sử dụng hoặc đe dọa sử dụng các biện pháp kinh tế và tài chính nhằm gây nên phí tổn cho quốc gia bị trừng phạt, qua đó gây sức ép buộc quốc gia đó thực hiện những chính sách nhất định. Ví dụ, Liên minh Châu Âu đã từng đe dọa áp thuế nhập khẩu cao đối với các hàng hóa Mỹ nhập vào Châu Âu nhằm buộc chính phủ Mỹ giảm các khoản trợ cấp cho các nhà sản xuất thép nước này, vốn mang lại những lợi thế bất bình đẳng cho các nhà sản xuất thép Mỹ so với các nhà sản xuất thép Châu Âu. Trong khi đó, Mỹ và các nước phương Tây cũng áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế với một loạt nước như Cuba, Iran, Myanmar… nhằm làm suy yếu chính quyền các nước này hoặc buộc họ tiến hành các thay đổi trong chính sách đối nội hoặc đối ngoại theo hướng nhất định. Continue reading “Trừng phạt kinh tế (Economic sanctions)”

Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc

chinadebt

Nguồn: David Lipton, “China’s Corporate-Debt Challenge”, Project Syndicate, 18/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nền kinh tế Trung Quốc đã chậm lại trong những năm gần đây, tuy vậy Trung Quốc vẫn đang tăng trưởng tốt khi chiếm khoảng một phần ba tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Nước này cũng dần phát triển bền vững hơn với việc dịch chuyển mô hình tăng trưởng từ dựa vào đầu tư và xuất khẩu sang nhu cầu nội địa và dịch vụ.

Trong quá trình chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 tháng tới tại Hàng Châu, Trung Quốc đã mạnh mẽ kêu gọi những cam kết mới trong việc cải cách cấu trúc để kích thích tăng trưởng ở những nền kinh tế tiên tiến và mới nổi. Nhưng Trung Quốc cũng đối mặt với những khó khăn nội tại. Nổi bật nhất là vấn đề tín dụng nội địa tiếp tục gia tăng ở một mức độ không bền vững và khối nợ của các doanh nghiệp tích tụ tới mức độ nguy hiểm. Continue reading “Thách thức từ nợ doanh nghiệp của Trung Quốc”

Lịch sử đằng sau những bất cập của chỉ số GDP

gdp

Nguồn: Philipp Lepenies, “Why GDP?”, Project Syndicate, 16/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product – GDP) là thước đo quyền lực nhất trong lịch sử. Bộ Thương mại Mỹ gọi đó là “một trong những phát minh vĩ đại của thế kỷ 20.” Nhưng sự hữu ích và bền vững của nó phản ánh các thực tế chính trị, chứ không phải những cân nhắc về mặt kinh tế.

Đa số chúng ta hiểu GDP là thước đo sản lượng kinh tế của một quốc gia, được thể hiện bằng một giá trị tiền tệ duy nhất. Nhưng không chỉ có vậy. GDP, và tốc độ tăng trưởng của nó, là chỉ số phổ quát về sự phát triển, an sinh, và sức mạnh địa chính trị. Tăng trưởng GDP dương là mục tiêu của mọi chính phủ. Continue reading “Lịch sử đằng sau những bất cập của chỉ số GDP”

Donald Trump và tương lai chính sách đối ngoại Mỹ

trump

Nguồn: Christopher R. Hill, “The Trumping of US Foreign Policy”, Project Syndicate, 29/07/2016.

Biên dịch: Hiếu Minh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, vốn đã kéo dài và ồn ào, chắc chắn sẽ càng trở nên kéo dài và ồn ào hơn trong những tháng tới, khi ứng cử viên được chọn của hai đảng đối mặt nhau trước cuộc bầu cử tháng 11. Tuy vậy, cử tri sẽ có lựa chọn dứt khoát đối với hai ứng viên, đặc biệt là về chính sách đối ngoại.

Ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton hứa hẹn về sự tiếp nối. Một chính quyền Clinton vẫn sẽ là một đối tác thiện chí đối với bạn bè và đồng minh của Mỹ, và sẽ làm rõ với các đối thủ của Mỹ rằng đường lối chung của chính sách đối ngoại Mỹ sẽ không thay đổi. Chính sách hiện tại của Mỹ, có nguồn gốc dựa trên sức mạnh và được dẫn dắt bởi chủ nghĩa thục dụng đã khá thành công trong việc bảo đảm hoà bình và ổn định trong nhiều thập kỷ. Continue reading “Donald Trump và tương lai chính sách đối ngoại Mỹ”

Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông

hongkongprotest

Nguồn: Gina Anne Tam, “Tongue – Tied in Hong Kong: The Fight for Two Systems and Two Languages”, Foreign Affairs, 03/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Năm 2012, Lương Chấn Anh nhậm chức Đặc khu trưởng Hồng Kông sau một chiến dịch gây tranh cãi. Nhờ quy chế “một quốc gia, hai chế độ” đặc thù của Hồng Kông được dàn xếp với Trung Quốc đại lục, ông đã đắc cử vào chức vụ cao nhất của lãnh thổ này không phải bằng một cuộc bỏ phiếu bởi người dân Hồng Kông mà bằng một hội đồng bầu cử gồm 1.200 thành viên được xem là một bè đảng có các ràng buộc kinh tế và chính trị với Bắc Kinh. Những người chỉ trích Lương Chấn Anh trên mạng đặt biệt danh cho ông là “ông 689”, chỉ số phiếu thực tế ông nhận được từ nhóm người thân Bắc Kinh so với 3,5 triệu cử tri được đăng ký của thành phố.

Bài phát biểu nhậm chức của ông Lương, được trình bày bằng tiếng Quan Thoại – ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc đại lục – chỉ gióng thêm một cảnh báo nữa cho thành phố này. Đó là lần đầu tiên kể từ khi Hồng Kông được người Anh trao trả vào năm 1997, một Đặc khu trưởng không phát biểu bằng tiếng Quảng Đông, ngôn ngữ chính của thành phố nơi ông đắc cử làm đại diện. Điều này càng củng cố một niềm tin đang lớn dần ở Hồng Kông rằng ông chẳng khác gì một con rối của Đảng Cộng sản. Continue reading “Đằng sau cuộc chiến tiếng Quảng Đông-Quan thoại ở Hồng Kông”

Tìm hiểu về Đại cử tri đoàn của nước Mỹ

electoralcol

Nguồn: Elizabeth Drew, “Understanding America’s Electoral College”, Project Syndicate, 08/08/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bất cứ ai đang theo dõi cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ cần phải hiểu rằng các cuộc thăm dò dư luận quốc gia không cung cấp một bức tranh chính xác về diễn biến của cuộc bầu cử này. Do sự tồn tại của Đại cử tri đoàn ở Mỹ, vấn đề cuối cùng không phải là ai thắng được nhiều phiếu nhất trên cả nước, mà là ai chiến thắng ở các tiểu bang nào.

Mỗi tiểu bang được trao một số lượng phiếu đại cử tri nhất định, tùy thuộc vào quy mô dân số của tiểu bang đó. Ứng cử viên nào vượt ngưỡng 270 phiếu Đại cử tri sẽ thắng cử tổng thống. Continue reading “Tìm hiểu về Đại cử tri đoàn của nước Mỹ”

Sự suy thoái của phương Tây sẽ gây hại cho Trung Quốc

chinadecline

Nguồn: Minxin Pei, “The West’s Decline Would Hurt China”, Project Syndicate, 31/07/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc đang có một khoảng thời gian tưng bừng để tung hê những bất cập của các nền dân chủ phương Tây. Từ cuộc trưng cầu dân ý của Anh để rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) tới việc đề cử chính thức Donald Trump làm ứng viên tổng thống của Đảng Cộng hòa, đó là chưa kể tới những cuộc tấn công khủng bố ngày càng thường xuyên, họ có rất nhiều bằng chứng. Nhưng sự thật là sự suy thoái của phương Tây không đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ đạt được nhiều thuận lợi.

Niềm hy vọng dĩ nhiên là những khó khăn của các nền dân chủ khắp thế giới hiện tại có thể giúp gia tăng uy tín của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một bình luận trên tờ Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mô tả cuộc bỏ phiếu Brexit là sự phản ánh những điểm yếu của các nền dân chủ phương Tây. Continue reading “Sự suy thoái của phương Tây sẽ gây hại cho Trung Quốc”

 Kiểu tóc và lập trường của các thủ lĩnh chính trị

hair

Nguồn: Ian Buruma, “Hair of the Top Dog”, Project Syndicate, 02/8/2016

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đã có nhiều bài viết bàn về kiểu tóc khác lạ của Donald Trump, kiểu tóc nhuộm, uốn phồng làm liên tưởng đến hình ảnh quản lý của một hộp đêm bình dân hơn là một ứng cử viên Tổng thống Mỹ. Liệu còn có gì khác để bàn thêm? Thực tế là vấn đề tóc tai trong chính trị có thể sẽ không đơn giản như vẻ ngoài của nó.

Đáng chú ý là nhiều chính trị gia, đặc biệt là những người thuộc cánh hữu dân túy, có phong cách tóc lạ thường. Silvio Berlusconi, nguyên Thủ tướng Ý, đã sử dụng một cây bút chì để tô đen những chỗ mà sau hai lần cấy tóc của ông vẫn còn bị hói. Thủ lĩnh chính trị mị dân người Hà Lan Geert Wilders đã nhuộm mái tóc phồng kiểu Mozart của ông ta thành màu vàng kim. Continue reading ” Kiểu tóc và lập trường của các thủ lĩnh chính trị”

Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’

aseancs

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Vietnam, ASEAN and the ‘Consensus Dilemma’”, ISEAS – Yusof Ishak Instititute, 31/08/ 2016

Trong Bài giảng Singapore thứ 38 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS – Yusof Ishak Institute) chủ trì ngày 30/08/2016, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong việc định hình các phản ứng của khu vực đối với các mối đe dọa an ninh truyền thống cũng như phi truyền thống, tuyên bố rằng việc duy trì một “cấu trúc khu vực đa cực, đa tầng nấc, trong đó ASEAN đóng một vai trò trung tâm” là điều hết sức quan trọng.

Đáng chú ý là trong khi ca ngợi vai trò của ASEAN trong việc quản lý các vấn đề an ninh khu vực, bao gồm tranh chấp ở Biển Đông, ông Quang cũng ngầm thể hiện sự thất vọng của Việt Nam đối với sự bất lực của ASEAN trong việc giải quyết hiệu quả các tranh chấp, một vấn đề chủ yếu do nguyên tắc đồng thuận của khối gây ra. Continue reading “Việt Nam, ASEAN và thế lưỡng nan về ‘đồng thuận’”

Vì sao chúng ta không tin tưởng các nhà lãnh đạo?

distrust

Nguồn: Ngaire Woods, “Why Don’t We Trust Our Leaders?”, Project Syndicate, 03/08/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ở những nền dân chủ tiến bộ ngày nay, lãnh đạo chính trị đang ngày càng trở thành một khả năng mở ai cũng có thể tham gia tranh giành.  Các cử tri, rõ ràng đã quá mỏi mệt với tình trạng hiện tại, muốn thay đổi ở tầng lớp trên, khiến thậm chí các chính trị gia dòng chính của các chính đảng lớn cũng phải vật lộn để bổ nhiệm những lãnh đạo mà họ muốn.

Tại Anh, nỗ lực bãi nhiệm nhà lãnh đạo Jeremy Corbyn của các nghị sĩ Công Đảng đã bị cản trở. Tại Nhật, Hiroya Masuda, người được Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền đề bạt cho vị trí thống đốc thành phố Tokyo, đã thất bại thảm hại trước Yuriko Koike. Còn ở Mỹ, Đảng Cộng hòa muốn bất kỳ ai trừ Donald Trump được đề cử làm ứng viên tổng thống, nhưng phần thắng vẫn về tay Trump. Và trong khi Đảng Dân chủ đang được đại diện bởi ứng viên sáng giá nhất của họ, Hillary Clinton, thì đối thủ cùa bà, Bernie Sanders, đã chống trả mạnh mẽ hơn những gì mọi người mong đợi. Continue reading “Vì sao chúng ta không tin tưởng các nhà lãnh đạo?”

‘Toàn cầu hóa và những mặt trái’ phiên bản mới

globalizationdis

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Globalization and its New Discontents”, Project Syndicate, 05/08/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Mười lăm năm trước, tôi có viết một cuốn sách nhỏ với nhan đề “Toàn cầu hóa và những mặt trái” (Globalization and its Discontents) bàn về sự phản đối ngày càng gay gắt đối với các cải cách theo hướng toàn cầu hóa ở những nước đang phát triển. Điều này có vẻ khó hiểu vì người dân ở các nước đang phát triển được giảng giải rằng toàn cầu hóa sẽ làm tăng thêm sự thịnh vượng chung. Vậy thì tại sao nhiều người lại chống đối quá trình này?

Hiện tại, những người phản đối toàn cầu hóa tại các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển đã được gia nhập bởi hàng chục triệu người ở những nước phát triển. Nhiều khảo sát ý kiến, trong đó có một công trình nghiên cứu tỉ mỉ của Stanley Greenberg và các cộng sự tại Viện Roosevelt, cho thấy rằng thương mại là một trong những nguyên nhân chính gây bất mãn cho phần lớn người Mỹ. Ở Châu Âu, người dân cũng có quan điểm tương tự. Continue reading “‘Toàn cầu hóa và những mặt trái’ phiên bản mới”

Tranh cãi về chính sách quản lý ngành tài chính ở Mỹ

wallst_2024297b

Nguồn: Simon Johnson, “The Republican Bankruptcy Illusion”, Project Syndicate, 31/07/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giờ đây đã có sự đồng thuận gần như tuyệt đối rằng đạo luật cải tổ tài chính Dodd-Frank của Mỹ, được thông qua năm 2010, đã không chấm dứt được các vấn đề liên quan đến một số ngân hàng “quá lớn để sụp đổ”. Tuy nhiên, khi nói tới những giải pháp được đề xuất thì lại không tồn tại bất kỳ sự đồng thuận nào như vậy. Ngược lại, điều tiết ngành tài chính đã trở thành một vấn đề chủ chốt trong các cuộc bầu cử quốc hội và tổng thống vào tháng 11 này.

Vậy ai là người có kế hoạch khả thi và tốt hơn nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan tới các công ty tài chính khổng lồ? Những người thuộc Đảng Dân chủ đã có một chiến lược được chấp thuận và có thể thực hiện được, điều sẽ đem lại một sự cải thiện rõ ràng so với tình thế hiện tại. Nhưng không may là đề xuất của Đảng Cộng hòa lại là một công thức cho thảm họa lớn hơn những gì mà nước Mỹ (và cả thế giới) đã trải qua năm 2008. Continue reading “Tranh cãi về chính sách quản lý ngành tài chính ở Mỹ”

Căn bệnh của giới lãnh đạo nước Anh

johnsoncam

Nguồn: Lucy P. Marcus, “The British Leadership Disease”, Project Syndicate, 22/07/2016

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trên khắp thế giới đều thiếu các lãnh đạo chính trị có đạo đức, từ Hoa Kỳ đến Thổ Nhĩ Kỳ, đến Philippines. Nhưng có lẽ ví dụ nổi bật nhất về sự lãnh đạo thiếu trung thực được tìm thấy tại Anh, nơi mà cuộc trưng cầu dân ý Brexit và hệ quả của nó gây ra nhiều bất ổn hơn những gì mà nước Anh phải trải qua trong cả một thập niên thông thường.

Chỉ trong vài tuần đầu sau cuộc trưng cầu, thủ tướng Anh David Cameron, người đã tạo ra cuộc bỏ phiếu này, đã từ chức và người kế nhiệm của Đảng Bảo Thủ, Therasa May, đã bổ nhiệm một nội các mới. Dù một số người ủng hộ Brexit, đáng lưu ý nhất là cựu thị trưởng thành phố London Boris Johnson – hiện tại đang là thành viên chính phủ mới, nhưng không một ai trong số những người đã  ủng hộ chiến dịch rời bỏ Liên minh Châu Âu chịu trách nhiệm sau cùng cho việc thực hiện điều đó. Bản thân bà May cũng từng ủng hộ chiến dịch “Ở lại”. Continue reading “Căn bệnh của giới lãnh đạo nước Anh”

Trách nhiệm bảo vệ (Responsibility to Protect)

responsibility-to-protect1-640x360

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

“Trách nhiệm bảo vệ” (Responsibility to Protect – R2P) là một chuẩn tắc hay tập hợp các nguyên tắc cho rằng chủ quyền quốc gia không phải là một đặc quyền bất khả xâm phạm mà là một trách nhiệm, đặc biệt là trong việc bảo vệ người dân của quốc gia đó khỏi các thảm họa nhân đạo và các tội ác chống lại loài người. Trong trường hợp một quốc gia không thể đảm đương các trách nhiệm này, cộng đồng quốc tế có thể nghĩa vụ hỗ trợ hoặc can thiệp để giúp bảo vệ người dân khỏi các nguy cơ trên.

Thảm họa diệt chủng ở Rwanda năm 1994 khiến hơn 800.000 người chết một phần bắt nguồn từ sự chậm trễ và thất bại của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế trong phản ứng đối với thảm họa này. Chính vì vậy, sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã nêu lên vấn đề khi nào thì cộng đồng quốc tế cần can thiệp vào một quốc gia để bảo vệ cho người dân quốc gia đó trước các thảm họa nhân đạo? Continue reading “Trách nhiệm bảo vệ (Responsibility to Protect)”

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga

putin-erdogan

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Putin’s Turkish Delight”, Project Syndicate, 12/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hãy xem chừng Sa hoàng ngay cả với món quà trên tay. Đây có lẽ là lời khuyên cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan khi ông cố gắng tận dụng việc tái thiết lập quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin để tác động lên mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây.

Nhìn từ bên ngoài, dường như cuộc gặp gỡ giữa Erdoğan và Putin tại St. Petersburg vừa qua là để hàn gắn quan hệ hai bên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở gần biên giới với Syria hồi năm ngoái. Nhưng đối với Điện Kremlin, chuyến thăm là cơ hội để thuyết phục Erdoğan “hướng Đông”; cùng với Nga, Trung Quốc và các nước Trung Á chia sẻ một loại “tình huynh đệ” dựa trên chế độ chuyên chế. Câu hỏi đặt ra là liệu Erdoğan thực sự sẽ chấp nhận đề nghị này hay không? Continue reading “Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga”

Công luận Trung Quốc về phán quyết Biển Đông

china-nationalism1

Nguồn: Richard Bernstein, “China: The people’s fury”, The New York Review of Books, 01/08/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một điều mà chúng ta có thể thấy thường ngày trên các phương tiện truyền thông chính thức và mạng xã hội của Trung Quốc là một loạt những phát ngôn bài Mỹ, nhưng ít khi nào mà mức độ giận dữ lại cao đến vậy như trong những ngày qua. Đã có những lời kêu gọi của người dân Trung Quốc trên các mạng xã hội nhằm tẩy chay KFC, Starbucks, và iPhone 7, những cáo buộc rằng Mỹ khơi mào một cuộc chiến mới chống Trung Quốc, và lời đe dọa rằng Philippines, một đồng minh thân cận của Mỹ, sẽ bị biến thành một tỉnh của Trung Quốc. Tất cả những điều này là nhằm phản ứng lại phán quyết chống Trung Quốc của một Tòa trọng tài về Luật biển ở La Haye, vốn khẳng định rằng Trung Quốc đã có các hành động bất hợp pháp và vi phạm luật quốc tế khi theo đuổi những yêu sách về chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông. Ban trọng tài năm thành viên, được thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, hay còn gọi là UNCLOS, đã được Philippines yêu cầu làm trọng tài trong tranh chấp với Trung Quốc. Tòa trọng tài tuyên bố rằng việc Trung Quốc ngăn cấm ngư dân Philippines tiếp cận khu vực, xây dựng 7 đảo nhân tạo, và những tổn hại họ đã gây ra với các rặng san hô và các loài động vật quý hiếm là những hành động vi phạm luật pháp. Continue reading “Công luận Trung Quốc về phán quyết Biển Đông”

Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu

inequality

Nguồn: J. Bradford Delong, “A Brief History of (In)equality”, Project Syndicate, 27/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Barry Eichengreen – nhà kinh tế học tại trường Đại học California, Berkeley mới đây đã có buổi nói chuyện tại thành phố Lisbon về bất bình đẳng. Buổi nói chuyện đã thể hiện một trong những giá trị của một nhà sử học kinh tế. Eichengreen, giống như tôi, thích tìm tòi sự phức tạp của mọi tình huống, luôn tránh việc đơn giản hóa thái quá khi theo đuổi sự rõ ràng về mặt khái niệm. Khuynh hướng này vẫn là nguồn động lực thúc đẩy để nỗ lực giải thích về thế giới nhiều hơn so với những gì chúng ta có thể biết được qua một mô hình đơn giản.

Về phần mình, nếu xét về bất bình đẳng, Eichengreen đã xác định 6 quá trình cơ bản đã diễn ra trong 250 năm qua. Continue reading “Lược sử về bất bình đẳng kinh tế trên toàn cầu”

Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?

PUTIN-TRUMP

Nguồn: Nina Khrusheva, “Does Putin really want a Trump presidency?”, Project Syndicate, 03/08/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các vụ bê bối thư điện tử đang gây bất lợi cho ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Thứ nhất, bà Clinton từng bị phát hiện sử dụng một hệ thống máy chủ cá nhân trong công việc khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, do đó Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã tiến hành điều tra và chỉ trích bà vì đã “quá bất cẩn.” Giờ đây những tin tặc mà Mỹ nhận định hiện đang làm việc cho Nga đã thông qua Wikileaks tiết lộ một loạt các email của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC), trong đó đề cập tới việc các lãnh đạo của DNC ủng hộ bà Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng này. Ngoài ra, các tin tặc của Nga còn bị nghi ngờ đã xâm nhập vào các hệ thống máy tính được sử dụng để phục vụ các chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Continue reading “Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?”