Tại sao Marx sai?

Nguồn: Carl Bildt, “Why Marx Was Wrong”, Project Syndicate, 09/05/2018.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Karl Marx đã làm cho nhiều người quan tâm tới các tác phẩm của ông, cùng với việc khánh thành bức tượng tại quê nhà của ông ở Trier, Đức.

Tại lễ kỷ niệm chủ nghĩa Marx ở Bắc Kinh vào tuần trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố, “như ánh mặt trời ló rạng, học thuyết này đã soi sáng con đường cho nhân loại khám phá quy luật của lịch sử và tìm đường giải phóng chính mình.” Ông còn tuyên bố rằng Marx “đã chỉ ra con đường lý thuyết khoa học để tiến tới một xã hội lý tưởng nơi mọi người được hưởng sự bình đẳng và tự do, không còn áp bức hay bóc lột.” Continue reading “Tại sao Marx sai?”

Các nước hưởng lợi gì từ ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’?

Nguồn: What’s in it for the Beltand- Road countries?“, The Economist, 19/04/2018

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Trong những ngày khi Con đường Tơ lụa kết nối Trung Quốc với châu Âu, các thương gia di chuyển qua lại trên khắp lục địa Á-Âu, dừng lại ở các thương điếm mọc lên khắp Trung Á và phía nam Caucasus. Nhưng khi thương mại bắt đầu phụ thuộc vào vận chuyển đường biển, các tuyến đường đất liền không còn được yêu thích và nhiều trung tâm thương mại vùng Á-Âu suy tàn. Một loạt các dự án được đưa ra vào năm 2013 bởi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể thay đổi điều đó. Cái gọi là “Sáng kiến Vành đai và Con đường​​”(BRI) này nhằm cải thiện các liên kết thương mại và giao thông giữa Trung Quốc và thế giới, chủ yếu là thông qua đầu tư cơ sở hạ tầng. Nó hứa hẹn sẽ làm sống lại vận may của các nước thuộc Liên Xô cũ. Nhưng những quốc gia này có thể hưởng lợi gì từ một dòng chảy của chủ yếu là hàng hóa Trung Quốc? Continue reading “Các nước hưởng lợi gì từ ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường’?”

Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Tổng quan về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do

Thuật ngữ “Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do” gần đây đã trở nên phổ biến, đặc biệt là sau khi chính quyền Trump lựa chọn chiến lược này làm chính sách chủ chốt của mình ở châu Á. Nằm ở trung tâm của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, lẽ dĩ nhiên các nước Đông Nam Á muốn hiểu rõ khái niệm an ninh mới này có ý nghĩa như thế nào đối với toàn khu vực cũng như từng quốc gia riêng lẻ. Việt Nam, vốn tích cực can dự các nước thành viên ASEAN khác và các cường quốc khu vực then chốt để định hình môi trường an ninh của mình, đặc biệt quan tâm đến cách thức chiến lược này sẽ được triển khai như thế nào.

Bài viết này phân tích những thách thức và cơ hội mà Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương Mở và Tự do của chính quyền Trump mang lại cho Việt Nam, các phản ứng ban đầu của Việt Nam đối với chiến lược, và cách Việt Nam có thể tham gia vào quá trình tiến hóa của chiến lược trong tương lai. Continue reading “Chiến lược Ấn Độ Dương–Thái Bình Dương Mở và Tự do của Mỹ: Một góc nhìn từ Việt Nam”

Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ

Nguồn: Ian Buruma, “Gun Nation”, Project Syndicate, 07/03/2018.

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảo vệ quyền được mua súng trường bán tự động hoặc mang súng theo người của công dân Mỹ cũng tương tự như việc chối bỏ trách nhiệm của con người đối với biến đổi khí hậu. Các tranh cãi về lý lẽ không phải là vấn đề ở đây. Có bao nhiêu học sinh bị bắn hay bằng chứng khoa học gì về ảnh hưởng của khí thải carbon đi nữa đều không quan trọng, người ta sẽ không thay đổi thứ niềm tin đã xác định bản ngã của họ.

Theo đó, càng nhiều người theo khuynh hướng tự do từ New York hay San Francisco, hoặc Houston, đòi hỏi cần có các phương thức kiểm soát việc bán vũ khí cho dân thường, thì những người ủng hộ quyền sở hữu vũ khí sát thương lại càng đáp trả mạnh mẽ. Họ thường hành động như vậy với niềm tin tương tự như của các tín đồ tôn giáo, cảm nhận như thể đấng tối cao của họ bị xúc phạm. Continue reading “Một lý giải văn hóa về bạo lực súng đạn ở Hoa Kỳ”

Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sau 30 năm Đổi mới, Việt Nam đã đi được một chặng đường dài trên con đường phát triển, giúp nâng cao tầm vóc, vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng đã dần chuyển dịch trọng tâm từ “đa dạng hóa, đa phương hóa” quan hệ, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế sang tích cực hội nhập quốc tế và chủ động đóng góp vào hòa bình, ổn định và thịnh vượng chung của khu vực cũng như thế giới.

Trong bối cảnh đó, việc định vị bản sắc quốc gia về mặt đối ngoại trong thời kỳ mới là một việc cần thiết nhằm định hướng nền ngoại giao, qua đó đưa ra được các chiến lược và hành động đối ngoại phù hợp, giúp bảo vệ tốt hơn lợi ích và nâng cao hơn nữa vị thế quốc tế của Việt Nam. Theo đó, một câu hỏi đặt ra là có phải đã đến lúc Việt Nam nên tự định vị mình như một “cường quốc hạng trung”? Continue reading “Đã đến lúc Việt Nam định vị mình là ‘cường quốc hạng trung’?”

Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland

Nguồn: Chris Patten, “The Return of the Irish Question”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Thị Ngọc Thúy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm trước, sau nhiều tháng đàm phán đầy khó khăn, lãnh đạo của hai nhóm chính trị lớn nhất tại Bắc Ireland – một bên là những người Cộng hòa và những người dân tộc chủ nghĩa theo Thiên Chúa giáo (ủng hộ độc lập); một bên là những người theo đạo Tin lành (ủng hộ hợp nhất với Anh) – đã ký Thỏa thuận Ngày thứ Sáu Tốt lành (Good Friday), kết thúc 30 năm bạo lực và đổ máu. Giờ đây, thỏa thuận đó – và mối quan hệ hữu hảo, tôn trọng lẫn nhau mà nó tạo ra – đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Thỏa thuận Good Friday được ký bởi hai vị Thủ tướng của Vương quốc Anh và Cộng hòa Ireland – Tony Blair và Bertie Ahern – cùng với sự giúp đỡ của Thượng nghị sĩ Mỹ George Mitchell. (Một khối lượng lớn công việc chuẩn bị cũng được thực hiện bởi người tiền nhiệm của Blair – John Major). Thỏa thuận này được xây dựng dựa trên quan điểm miễn là tất cả mọi người đều đồng ý rằng những thay đổi về địa vị hiến định của Bắc Ireland chỉ có thể được quyết định bởi một lựa chọn dân chủ tự do, người dân có thể quyết định sự trung thành của mình đối với bản sắc mà họ chọn: Anh, Ireland, hoặc thậm chí là cả hai. Continue reading “Tác động của Brexit lên vấn đề địa vị Bắc Ireland”

Điều gì thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 30/6/2018, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tuyên bố đã khai trừ Đảng đối với cựu Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà và cựu chủ tịch MobiFone Lê Nam Trà vì đã có các “vi phạm nghiêm trọng”. Trong khi ông Hà chịu trách nhiệm về các vi phạm tại BIDV liên quan đến một vụ gian lận lớn tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB), ông Trà chịu trách nhiệm về một thỏa thuận mua bán doanh nghiệp mờ ám của MobiFone vốn bị cáo buộc gây thiệt hại cho nguồn vốn nhà nước. Liên quan đến vụ bê bối tại MobiFone, Ủy ban cũng đề nghị các cơ quan Đảng có thẩm quyền xem xét các biện pháp kỷ luật đối với Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn và người tiền nhiệm Nguyễn Bắc Son. Continue reading “Điều gì thúc đẩy cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam?”

Mười bài học từ trường hợp của Cộng hòa Weimar

Nguồn: Harold James, “Ten Weimar Lessons”, Project Syndicate, 02/05/2018.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ ngày thành lập Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949, người Đức luôn lo sợ khi nhìn về quá khứ sụp đổ của Cộng hòa Weimar vào đầu thập niên 1930 và sự trỗi dậy của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều nền dân chủ của thế giới đang gặp khó khăn gia tăng và chủ nghĩa chuyên chế đang nổi lên, những bài học của thời kỳ đó cũng nên được những nước khác lưu tâm.

Trước tiên, các cú sốc kinh tế – chẳng hạn như các vòng xoáy lạm phát, suy thoái và các cuộc khủng hoảng ngân hàng… – luôn luôn là thách thức đối với tất cả các chính phủ ở mọi nơi. Sự mất an ninh và khó khăn về kinh tế khiến người dân tin rằng bất kỳ chế độ nào cũng sẽ tốt hơn chế độ hiện tại. Đó không chỉ là một bài học hiển nhiên được rút ra từ những tháng năm của Cộng hòa Weimar, mà còn là bài học mà đại bộ phận các nghiên cứu về logic kinh tế của dân chủ đã chỉ ra. Continue reading “Mười bài học từ trường hợp của Cộng hòa Weimar”

Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai

Nguồn: Richard N. Haass, “Cold War II”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài bốn thập kỷ, xét về nhiều mặt thì cả khởi đầu và kết thúc của nó đều diễn ra ở Berlin. Tin tốt lành là cuộc chiến đó là cuộc chiến “lạnh”, phần lớn là do vũ khí hạt nhân đã đưa ra một thứ kỷ luật mà các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường trước đây không có, và vì Hoa Kỳ cùng với các đồng minh châu Âu và châu Á của nước này đã chiến thắng nhờ vào các nỗ lực chính trị, kinh tế và quân sự được duy trì liên tục khiến một Liên Xô dễ chao đảo cuối cùng không thể bì kịp.

Một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai. Nó vừa khác vừa quen thuộc. Nga không còn là siêu cường, mà chỉ là một quốc gia của khoảng 145 triệu người với một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, và không có một hệ tư tưởng quyến rũ thế giới. Mặc dù vậy, nước này vẫn là một trong hai nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và sẵn sàng sử dụng các khả năng quân sự, năng lượng và công nghệ mạng để hỗ trợ các đồng minh và làm suy yếu các nước láng giềng và đối thủ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai”

Khía cạnh chính trị của ký ức quốc gia

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Politics of National Memory”, Project Syndicate, 19/02/2018

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Warsaw năm 1970, khi Thủ tướng Tây Đức Wilhelm Brandt đột nhiên quỳ xuống trước Đài tưởng niệm cuộc Nổi dậy của người Do Thái chống Đức Quốc xã, Władysław Gomułka – nhà lãnh đạo cộng sản Ba Lan – đã nói thầm “Tượng đài sai lầm!”. Gomułka có lẽ đã muốn tôn vinh những người lính Ba Lan hi sinh trong Thế chiến II. Chính phủ bảo thủ-dân tộc chủ nghĩa hiện thời của Ba Lan, được dẫn dắt bởi Đảng Pháp luật và Công lý (PiS), có lẽ cũng sẽ đồng tình với điều đó.

Trên thực tế, chính phủ PiS đang cố gắng tái định hình hồi ức của Ba Lan về Thế chiến II – và không cần phải thì thầm – với một đạo luật mới nhằm hình sự hóa việc nhắc tới sự đồng lõa của “quốc gia Ba Lan” với tội ác diệt chủng Holocaust. Trong khi người Ba Lan có thể có lý do chính đáng khi cảm thấy bị xúc phạm bởi các cụm từ như “trại thảm sát Ba Lan” – bởi đó là các trại do Đức Quốc xã quản lý nằm trên lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng và nên được gọi theo tên gọi như vậy, nhưng đạo luật đó chẳng khác gì là một nỗ lực nguy hiểm nhằm sử dụng lịch sử như một công cụ chính trị. Continue reading “Khía cạnh chính trị của ký ức quốc gia”

Nguồn gốc và ý nghĩa khái niệm ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương’

Nguồn: Gurpreet S. Khurana, “Trump’s new Cold War alliance in Asia is dangerous”, Washington Post, 14/11/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm gần đây đến châu Á, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thế giới biết cái nhìn đầu tiên về chiến lược địa chính trị đang hình thành của mình. Cả ở Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam lẫn cuộc gặp trước đó với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Trump đã sử dụng cụm từ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” thay cho “Châu Á – Thái Bình Dương”, thuật ngữ thường xuyên được các chính quyền tiền nhiệm của Mỹ sử dụng.

Thuật ngữ mới này đã làm thay đổi bản đồ nhận thức vốn đã chiếm ưu thế kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Trung Quốc tiến hành các chính sách “đổi mới và mở cửa” vào những năm 1980. “Châu Á – Thái Bình Dương” gợi ra hình ảnh về một cộng đồng lợi ích, gắn kết Mỹ và Đông Á. Còn thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” mà ông Trump sử dụng lại thể hiện một cấu hình mới trong đó Ấn Độ và Mỹ, cùng với các quốc gia dân chủ chủ yếu khác tại châu Á – đặc biệt là Nhật Bản và Úc – cùng nhau kiềm chế ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc, trong hình hài của một cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản mới. Continue reading “Nguồn gốc và ý nghĩa khái niệm ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương’”

Chỉ số GDP cần được điều chỉnh chứ không phải thay thế

Nguồn: Urs Rohner, “GDP Should Be Corrected, Not Replaced”, Project Syndicate, 17/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhiều nhà kinh tế học nổi tiếng từ lâu đã chỉ ra rằng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là một phương thức đo lường không đầy đủ cho sự phát triển kinh tế và thịnh vượng xã hội, và do đó không nên là mối quan tâm duy nhất của các nhà làm chính sách. Tuy vậy chúng ta vẫn chưa tìm được một phương thức khả thi khác thay thế cho chỉ số GDP.

Một điểm thiếu sót khá rõ ràng của GDP là việc chỉ số này không tính đến giá trị của các công việc nội trợ, bao gồm chăm sóc trẻ nhỏ và người lớn tuổi trong gia đình. Quan trọng hơn nữa, việc gán một giá trị tiền tệ cho những hoạt động trên sẽ không giải quyết được một điểm yếu sâu sắc hơn của GDP: sự thiếu khả năng phản ánh đầy đủ trải nghiệm sống của từng thành viên trong xã hội. Tính thêm yếu tố công việc nội trợ sẽ làm GDP phình to, trong khi đó lại không tạo được khác biệt thực sự nào về mặt tiêu chuẩn sống. Và những phụ nữ cấu thành một phần đáng kể trong nhóm những người làm các công việc nội trợ sẽ tiếp tục được coi là những “tình nguyện viên”, thay vì là những nhân tố đóng góp thực sự cho nền kinh tế. Continue reading “Chỉ số GDP cần được điều chỉnh chứ không phải thay thế”

Iran: Bá chủ không móng vuốt

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Iran, the Hollow Hegemon”, Project Syndicate, 24/01/2018.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các lãnh đạo Israel và Ả Rập đã cảnh báo về sự trỗi dậy của một đế chế Hồi Giáo Shia do Iran lãnh đạo bao trùm phần lớn Trung Đông trong nhiều năm qua. Giờ đây, khi Iran được kết nối với Địa Trung Hải nhờ một hành lang xuyên qua Iraq, Syria, và Lebanon, nhiều lãnh đạo trong số đó đã cho rằng mình đúng. Nhưng những mối lo ngại về một Iran làm bá chủ khu vực thực ra đã bị thồi phồng quá mức.

Không thể phủ nhận rằng Trung Đông là nơi đầy rẫy những xung đột cục bộ, thường bị thúc đẩy bởi những xung khích giữa các lãnh đạo phiến quân. Nhưng một cuộc xung đột lớn không phải là điều có lợi cho bất kỳ một phe phái nào trong khu vực. Điều này đặc biệt đúng với Iran, vì họ không đủ năng lực triển khai sức mạnh quân sự ra ngoài biên giới. Continue reading “Iran: Bá chủ không móng vuốt”

Nhân tố Trump và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

Nguồn: Joschka Fischer, “The Trump Factor and US Foreign Policy”, Project Syndicate, 26/01/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Tú | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong năm đầu tiên nhiệm kỳ, thiệt hại từ chính sách đối ngoại của chính quyền tổng thống Donald Trump dường như ít hơn rất nhiều so với những lo sợ trước đây. Mặc dù đưa ra chỉ trích dữ dội và các dòng tweets miêu tả nhà độc tài Bắc Triều Tiên Kim Jong Un là “little rocket man” (gã tên lửa nhỏ bé), vị tổng thống mới của nước Mỹ đã không châm ngòi cho bất cứ một cuộc chiến nào, ở trên bán đảo Triều Tiên lẫn trên Biển Đông. Cũng không có cuộc xung đột nào về vấn đề Đài Loan dù trước đó Trump đặt nghi vấn về chính sách “một Trung Quốc” lâu đời của Mỹ.

Trên thực tế, thay vì lựa chọn va chạm với Trung Quốc, Trump dường như đang tạo ra một mối quan hệ cá nhân thân tình với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc khó có thể tin vào vận may của mình khi một trong những hành động chính thức đầu tiên của Trump là rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hiệp định không có sự tham gia của Trung Quốc và thúc đẩy những quy định thương mại của phương Tây tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cứ như thể Trump muốn làm cho Trung Quốc, chứ không phải nước Mỹ, vĩ đại trở lại. Continue reading “Nhân tố Trump và chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Việt Nam trước một Trung Quốc tái hung hăng trên Biển Đông

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, Vietnam facing China’s renewed assertiveness in South China Sea”, VnExpress, 08/05/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 2 tháng 5 năm 2018, hãng CNBC của Hoa Kỳ đưa tin rằng Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống tên lửa hành trình chống tàu và tên lửa đất đối không trên ba hòn đảo nhân tạo tại Quần đảo Trường Sa, bao gồm Đá Chữ Thập, Đá Subi và Đá Vành Khăn. Báo cáo này góp phần khẳng định mối quan ngại của các nhà quan sát khu vực rằng Trung Quốc có thể sẽ sớm bắt đầu một vòng leo thang mới tại Biển Đông sau một thời gian tương đối lắng dịu.

Kể từ khi ban hành phán quyết của tòa trọng tài đối với vụ kiện Philippines chống lại Trung Quốc vào tháng 7 năm 2016 cho đến đầu năm nay, Trung Quốc giữ trạng thái tương đối ôn hòa về vấn đề Biển Đông bằng cách lặng lẽ hoàn thành bảy hòn đảo nhân tạo ở Quần đảo Trường Sa và cố gắng kiềm chế không thực hiện các hành động hung hăng quy mô lớn. Bắc Kinh thậm chí còn thể hiện thiện chí và nỗ lực thúc đẩy các cuộc thảo luận với ASEAN về việc xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử dành cho vùng biển này.

Continue reading “Việt Nam trước một Trung Quốc tái hung hăng trên Biển Đông”

Tiền lệ lịch sử cho chính sách nhập cư phân biệt chủng tộc của Trump

Nguồn: James Q. Whitman, “Trump’s Quest to Make America White Again”, Project Syndicate, 16/01/2018.

Biên dịch: Phạm Thị Xuân Hồng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bạn có thể đoán được tác giả viết đoạn trích sau là ai không? “Liên bang Mỹ tự nhận mình là một quốc gia Đức-Bắc Âu và không lý nào lại là một mớ hỗn tạp người tứ xứ. Điều này thể hiện rõ trong hạn mức người nhập cư của Mỹ… Người Scandinavia trước tiên…rồi người Anh và sau cùng người Đức được trao hạn mức nhập cư lớn nhất.” Những lời này do chính Adolf Hitler viết nên vào năm 1928, nhằm tung hô luật nhập cư Mỹ thời bấy giờ. Chắc chắn là việc trích lời Hitler không nên được thực hiện một cách cẩu thả. Bất chấp những điều xấu xí xuất phát từ Nhà Trắng dưới thời Tổng thống Donald Trump, bao gồm cả việc ông bôi nhọ Haiti, El Salvador và các nước châu Phi là “các quốc gia đáng kinh tởm” (shithole countries), thì Hoa Kỳ vẫn còn lâu mới giống nước Đức Quốc xã. Continue reading “Tiền lệ lịch sử cho chính sách nhập cư phân biệt chủng tộc của Trump”

Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Ngày 18/04/2018, Bloomberg, trích dẫn dữ liệu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), báo cáo rằng Trung Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017, “cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang gia tăng ảnh hưởng trong khu vực như thế nào”. Cụ thể hơn, dữ liệu của IMF cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và Hoa Kỳ trong năm 2017 lần lượt là 50,6 tỷ USD và 46,5 tỷ USD.

Nếu đúng, đây là một diễn tiến đáng kể đối với mối quan hệ tam giác giữa Việt Nam, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Trung Quốc, từ lâu là nguồn nhập khẩu lớn nhất và là nhà đầu tư nước ngoài ngày càng quan trọng của Việt Nam, sẽ có ảnh hưởng nhiều hơn đối với Hà Nội nếu Việt Nam cũng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc về mặt xuất khẩu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vì ảnh hưởng kinh tế ngày càng tăng của Bắc Kinh có thể làm hạn chế khả năng xoay sở chiến lược của Hà Nội. Continue reading “Thực hư việc Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam”

Đánh giá khả năng thay đổi nhân sự tại Hội nghị TƯ 7

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) khóa 12 dự kiến ​​sẽ được triệu tập vào tháng 5 năm 2018. Hội nghị được cho là sẽ đưa ra các quyết định nhân sự lớn có tác động quan trọng tới triển vọng chính trị của Việt Nam, đặc biệt là Đại hội lần thứ 13 của Đảng được tổ chức vào năm 2021.

Một trong số các vấn đề nhân sự quan trọng nhất được quyết định tại Hội nghị TW 7 sẽ là sự thay đổi thành phần của Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Đảng. Đại hội lần thứ 12 của Đảng năm 2016 đã bầu ra một Bộ Chính trị gồm 19 ủy viên, nhưng kể từ đó 3 ủy viên đã phải đối mặt với các vấn đề về sức khỏe hoặc pháp lý khiến họ không thể hoàn thành trọn vẹn nhiệm kỳ năm năm của mình. Continue reading “Đánh giá khả năng thay đổi nhân sự tại Hội nghị TƯ 7”

Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan

Nguồn: Richard N. Haass, “The Pakistan Conundrum?”, Project Syndicate, 12/01/2017.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Harold Brown, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, được cho là đã mô tả cuộc chạy đua vũ trang giữa Hoa Kỳ và Liên Xô như sau: “Khi chúng ta phát triển vũ khí, họ cũng phát triển. Khi chúng ta dừng lại, họ vẫn tiếp tục.”

Dưới góc nhìn của chính phủ Mỹ, thực trạng mối quan hệ với Pakistan có sự tương đồng đáng kể. Khi chúng ta ủng hộ Pakistan, họ làm những việc chúng ta không muốn; và khi chúng ta trừng phạt Pakistan, họ vẫn làm những điều trái ý chúng ta.

Còn đối với Pakistan, quá khứ quan hệ song phương đa phần là câu chuyện của những phản bội lặp đi lặp lại, trong đó điển hình là việc Mỹ trở nên gần gũi với Pakistan rồi đột nhiên cắt viện trợ bất cứ lúc nào giới lãnh đạo nước này thấy cần thiết. Continue reading “Bài toán khó của Mỹ trong quan hệ với Pakistan”

Sáng kiến Vành đai và Con đường tại Việt Nam: Thách thức và Triển vọng

Nguồn: Lê Hồng Hiệp, “Potholes lie ahead for China’s Belt and Road Initiative in Vietnam”, VnExpress, 12/04/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Việt Nam, vốn nằm trong phạm vi địa lý của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc và có nhu cầu lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng, có thể được hưởng lợi từ sáng kiến ​​này. Theo báo cáo Triển vọng Cơ sở hạ tầng Toàn cầu xuất bản năm 2017 bởi Trung tâm Cơ sở Hạ tầng Toàn cầu, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2040 là 605 tỷ đô la. Đáng chú ý, khoảng cách giữa nhu cầu đầu tư và xu hướng đầu tư hiện tại là con số khổng lồ 102 tỷ đô la Mỹ, có nghĩa là Việt Nam sẽ phải tích cực tìm kiếm các nguồn kinh phí khác nhau để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Do đó, Việt Nam đã ủng hộ BRI vì đây có thể trở thành một nguồn vốn quan trọng mà Hà Nội muốn khai thác trong tương lai. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường tại Việt Nam: Thách thức và Triển vọng”