Tại sao người Đức phản đối thương mại tự do?

70-why-germans-are-protesting-against-free-trade

Nguồn:Why Germans are protesting against free trade“, The Economist, 15/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Có rất ít quốc gia giành được lợi thế từ thương mại quốc tế như Đức. Tuần trước, Viện Ifo, một viện nghiên cứu kinh tế, cho biết thặng dư tài khoản vãng lai của nước Đức đã đạt mức cao kỷ lục 310 tỉ USD trong năm nay. Một ngành công nghiệp xuất khẩu mạnh và đồng euro bị làm yếu đi bởi tình hình khó khăn của các nước láng giềng phía nam khiến cho vị thế kinh tế của Đức trở nên vững chãi. Thế nhưng, vào ngày 17/9, có khoảng 100.000 đến 250.000 người Đức đã xuống đường tại các thành phố trên toàn nước Đức để phản đối Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP), một hiệp định thương mại tự do hiện đang được đàm phán giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ. Họ cũng sẽ phản đối CETA, một hiệp định tương tự giữa EU và Canada. Trong một cuộc thăm dò được thực hiện bởi Ủy ban châu Âu vào tháng 5/2016, 59% người Đức phản đối TTIP, so với mức trung bình của EU là 34%. Con số này chỉ nằm sau tỷ lệ phản đối của nước Áo. Tại sao một quốc gia của các nhà xuất khẩu lại thận trọng với tự do hóa thương mại như vậy? Continue reading “Tại sao người Đức phản đối thương mại tự do?”

Kinh tế Anh từ sau trưng cầu dân ý về Brexit ra sao?

69-how-britains-post-referendum-economy-is-faring

Nguồn:How Britain’s post-referendum economy is faring“, The Economist, 20/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi nước Anh tổ chức trưng cầu dân ý để rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) vào cuối tháng 6 vừa qua, nền kinh tế của Anh vẫn chưa có dấu hiệu đi xuống. Chỉ số FTSE 250, chỉ số chứng khoán chủ đạo của quốc gia này, đang ở mức cao hơn trước cuộc trưng cầu. Đồng bảng Anh, sau một vài ngày rớt giá ngay sau cuộc bỏ phiếu, đã ổn định. Các cuộc thăm dò ý kiến cho thấy rất ít người ủng hộ Brexit cảm thấy hối tiếc về lá phiếu của mình: thật vậy, nhiều người trong số họ bây giờ lập luận rằng các dự báo trước cuộc trưng cầu về tình hình kinh tế ảm đạm đã bị thổi phồng, và một số thậm chí còn phát hiện sự khởi đầu của một “sự bùng nổ kinh tế hậu Brexit”. Vậy thực tế là gì? Continue reading “Kinh tế Anh từ sau trưng cầu dân ý về Brexit ra sao?”

Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?

68-why-syrias-war-is-concentrated-in-the-north

Nguồn:Why Syria’s war is concentrated in the North“, The Economist, 15/9/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuyên bố ngày 09/09 của Mỹ và Nga về một lệnh ngừng bắn khác trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua của Syria đã nhận được những tiếng cười hoài nghi. Một thỏa thuận trước đó được đưa ra vào hồi tháng 2 đã nhanh chóng sụp đổ sau khi giao tranh bùng phát xung quanh thành phố lớn thứ hai bị bao vây của đất nước này, Aleppo. Bất chấp việc hàng chục nghìn người bị giết hại ở khu vực miền Bắc trong khoảng thời gian ngừng bắn giả tạo này, trên thực tế [các cuộc giao tranh ở] miền Nam đã dịu đi đáng kể. Kể từ tháng 2, hơn 95% các cuộc giao tranh xảy ra ở miền Bắc, theo Trung tâm Carter, một viện nghiên cứu chính sách của Mỹ. Bản đồ cuộc xung đột Syria một tuần trước khi lệnh ngừng bắn mới nhất có hiệu lực cho thấy các biểu tượng thể hiện các cuộc đụng độ, không kích và thương vong rải rác ở miền Bắc, xung quanh tâm chấn Aleppo, và hầu như không có các biểu tượng này ở khu vực miền Nam. Tại sao chiến sự tại Syria lại tập trung chủ yếu ở miền Bắc? Continue reading “Tại sao chiến sự ở Syria lại tập trung ở miền Bắc?”

Cơ chế Đại bồi thẩm đoàn làm việc như thế nào?

67-how-a-grand-jury-works

Nguồn:How a grand jury works“, The Economist, 07/12/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 03/12/2014, một đại bồi thẩm đoàn (grand jury) ở New York đã quyết định không khởi tố một sĩ quan cảnh sát da trắng vì đã làm nghẹt thở và giết chết một người đàn ông da đen không vũ trang. Các cuộc biểu tình đã nhanh chóng được tổ chức trên khắp nước Mỹ. Quyết định này được đưa ra tiếp sau một quyết định của một đại bồi thẩm đoàn khác không khởi tố một nhân viên cảnh sát da trắng vì đã giết Michael Brown, một thanh niên da đen không vũ trang ở Ferguson, Missouri. Trong vụ đó, viên sĩ quan cảnh sát đã tuyên bố tự vệ và không có video nào để minh chứng cho những gì đã xảy ra. Nhưng những người đi đường đã quay được phim về cái chết của Eric Garner, người bị giết ở New York. Đòn khóa cổ (chokehold) được sử dụng trong vụ này đã bị cấm bởi Sở cảnh sát New York (NYPD) từ năm 1993. Một số sĩ quan cảnh sát cũng có mặt tại hiện trường; không có dấu hiệu cho thấy họ đang đối mặt với mối nguy hiểm từ Garner. Tất cả những điều này khiến cho quyết định của đại bồi thẩm đoàn về việc không khởi tố viên sĩ quan cảnh sát là đặc biệt khó hiểu. Vậy, đại bồi thẩm đoàn là gì, và họ làm việc như thế nào? Continue reading “Cơ chế Đại bồi thẩm đoàn làm việc như thế nào?”

Quốc gia nào có hiến pháp thành văn ngắn nhất?

monaco-flag

Nguồn:Which country has the world’s shortest written constitution“, History, 09/8/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Monaco, quốc gia nhỏ thứ hai trên hành tinh tính theo diện tích (sau thành phố Vatican), là quốc gia có hiến pháp ngắn nhất thế giới. Được thông qua vào năm 1962 dưới thời trị vì của Hoàng tử Rainier III, đạo luật chủ đạo này dài 3.814 từ, theo Dự án Hiến pháp So sánh (CCP). Công quốc nhỏ bé, mà ngày nay nổi tiếng là một nơi ăn chơi cho những người giàu có, đã có bản hiến pháp đầu tiên của mình được công bố vào năm 1911 bởi Hoàng tử Albert I. Trong khi đó, hiến pháp 146.385 chữ của Ấn Độ là bản hiến pháp dài nhất thế giới, theo CCP. Nó có hiệu lực vào tháng 1/1950, chưa đến ba năm sau khi Ấn Độ giành được độc lập từ Anh, vào tháng 8/1947. Continue reading “Quốc gia nào có hiến pháp thành văn ngắn nhất?”

Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?

65-why-kashmir-is-erupting-again

Nguồn:Why Kashmir is erupting again“, The Economist, 25/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ngày 25/08/2016 đánh dấu ngày thứ 48 liên tiếp của các cuộc biểu tình ở Jammu & Kashmir, tiểu bang có đa số là người Hồi giáo duy nhất tại Ấn Độ. Thanh niên Kashmir đã xuống đường kêu gọi độc lập khỏi Ấn Độ và ném đá vào các lực lượng an ninh. Các lực lượng an ninh Ấn Độ đã đáp trả bằng hơi cay và các loại súng bắn đạn nòng nhỏ thay vì đạn cỡ lớn. Một lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt cũng đã được áp đặt trên khắp thung lũng Kashmir, bao gồm cả Srinagar, thành phố lớn nhất của khu vực. Cho đến nay, 66 thường dân và hai sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng trong cuộc bạo loạn. Nguyên nhân phong trào phản đối của người Kashmir là gì? Continue reading “Tại sao bất ổn lại bùng phát ở Kashmir?”

Thương mại tác động tới tiền lương như thế nào?

64-kt-the-relationship-between-trade-and-wages

Nguồn:The relationship between trade and wages“, The Economist, 04/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thương mại có ảnh hưởng xấu đến tiền lương không? Hay chính xác hơn, việc nhập khẩu từ các nền kinh tế có mức lương thấp có làm tổn hại công nhân ở các nền kinh tế có mức lương cao không? Nhiều người cho là như vậy. Các nhà kinh tế học thì giải thích thuyết phục hơn một chút. Quay trở lại những năm 1930, một nhà kinh tế học về thương mại, Gottfried Haberler, đã lập luận rằng ” tổng thể tầng lớp lao động không có gì phải lo sợ về thương mại quốc tế” – ít nhất là trong dài hạn. Sự tin tưởng này được căn cứ trên ba quan sát. Continue reading “Thương mại tác động tới tiền lương như thế nào?”

Mô hình dân chủ ở Hồng Kông hoạt động như thế nào?

63-how-hong-kongs-version-of-democracy-works

Nguồn:How Hong Kong’s version of democracy works“, The Economist, 25/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Hồng Kông sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 04/09 để lựa chọn ra những người đại diện của mình trong một thể chế, mà theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, là đặc biệt dân chủ: Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (Legco). Khi Anh trao trả Hồng Kông lại cho Trung Quốc vào năm 1997, Trung Quốc đã hứa hẹn dành cho lãnh thổ này một mức độ tự trị cao trong vòng 50 năm. Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử này, cuộc bầu cử đầu tiên kể từ phong trào “Cách mạng Dù” năm 2014, các trang báo địa phương tràn ngập tin về các ứng cử viên mang quan điểm ngờ vực đối với những cam kết [về quyền tự trị] đó, cùng bài vở của một số người muốn đàm phán lại mối quan hệ của Hồng Kông với đại lục. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng một nhóm các đảng phái được hậu thuẫn bởi chính phủ ở Bắc Kinh sẽ tiếp tục kiểm soát hệ thống chính trị Hồng Kông. Vậy tiến trình dân chủ của lãnh thổ này hoạt động như thế nào? Continue reading “Mô hình dân chủ ở Hồng Kông hoạt động như thế nào?”

Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?

62-Why some economists want to get rid of cash

Nguồn:Why some economists want to get rid of cash“, The Economist, 16/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tiền là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại; một sự cải tiến lớn nếu so với việc phải mang loanh quanh cừu hoặc các kiện cỏ khô (để đi đổi các hàng hóa khác). Mặc dù có sự phát triển của các hình thức thanh toán khác, tiền mặt vẫn giữ được những phẩm chất mà các phương thức khác không thể có được, trong đó có khả năng ẩn danh, thanh toán ngay lập tức, được chấp nhận rộng rãi và là một cơ chế tương đối không liên quan đến công nghệ. Nó có thể được sử dụng ngay cả khi lưới điện bị cắt hoặc các ngân hàng đều bị tấn công. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng nhiều nhà kinh tế kêu gọi loại bỏ tiền mặt. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao một số nhà kinh tế muốn loại bỏ tiền mặt?”

Tại sao Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập?

2016-l-jan-18-l-switzerland

Nguồn:Why is Switzerland a neutral country?“, History.com, 03/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều thế kỷ, quốc gia bé nhỏ bên dãy núi Alps mang tên Thụy Sĩ đã kiên định với một chính sách quốc phòng trung lập trong các vấn đề toàn cầu. Thụy Sĩ không phải là quốc gia trung lập duy nhất của thế giới – các quốc gia như Ireland, Áo và Costa Rica đều giữ lập trường không can thiệp tương tự  – nhưng Thụy Sĩ vẫn là quốc gia trung lập lâu đời nhất và có uy tín nhất. Làm thế nào mà Thụy Sĩ có được vị trí độc đáo của mình trong nền chính trị thế giới như vậy?

Continue reading “Tại sao Thụy Sĩ là một quốc gia trung lập?”

‘Dân chủ’ được hiểu như thế nào ở Trung Quốc?

61-What China means by Democracy

Nguồn:What China means by “democracy”“, The Economist, 25/11/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 2014, Tony Abbott, Thủ tướng Úc lúc đó, đã có chút tự làm bẽ mặt mình khi phản ứng về bài nói chuyện của Chủ tịch Tập Cận Bình bàn về việc Trung Quốc trở nên “dân chủ”. Cụ thể, ông Tập nói rằng Trung Quốc có mục tiêu trở thành “một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại thịnh vượng, dân chủ, tiên tiến và hài hòa về văn hóa” vào giữa thế kỷ 21. Ông Abbott trả lời trong sự ngạc nhiên rằng ông chưa bao giờ nghe một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào hứa hẹn về một nền dân chủ toàn diện vào năm 2050. Đáng lý ông đã có thể giải thích thêm về khái niệm “dân chủ” của các nhà lãnh đạo Trung Quốc. Vậy ông Tập thực sự ngụ ý điều gì khi đề cập đến khái niệm “dân chủ”? Continue reading “‘Dân chủ’ được hiểu như thế nào ở Trung Quốc?”

Tại sao Anh đang trì hoãn tiến trình Brexit?

60-The case for delaying Brexit

Nguồn:The case for delaying Brexit“, The Economist, 21/08/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Thủ tướng Anh Theresa May đã nhiều lần nhấn mạnh rằng “Brexit nghĩa là Brexit”. Nhưng bà cũng đã nói rằng bà sẽ không khởi động tiến trình theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon của Liên minh châu Âu (EU), cách hợp pháp duy nhất để rời khỏi EU, trong năm nay. Và một số bộ trưởng hiện nay đang đề xuất nên trì hoãn việc chính thức viện dẫn Điều 50 cho đến giữa năm 2017 (sau cuộc bầu cử tổng thống Pháp) hoặc thậm chí muộn hơn nữa. Tuy nhiên, người Anh đã bỏ phiếu với một khoảng cách rõ rệt vào ngày 23/6 để rời khỏi EU. Vậy, lập luận cho việc trì hoãn này là gì? Continue reading “Tại sao Anh đang trì hoãn tiến trình Brexit?”

Tại sao Đảng Cộng hòa được gọi là GOP?

GOP

Nguồn:Why is the Republican Party known as the GOP“, History, 25/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những chữ viết tắt tên gọi Đảng Cộng hòa – “GOP” – có nghĩa là “Grand Old Party”, tức “Đảng Vĩ đại kỳ cựu”. Vào đầu những năm 1870, các chính trị gia và báo giới bắt đầu gọi Đảng Cộng hòa bằng cả hai tên gọi “Đảng Vĩ đại kỳ cựu” và “Đảng Hào hiệp kỳ cựu” (gallant old party) để nhấn mạnh vai trò của nó trong việc duy trì Liên minh (miền Bắc) trong cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Ví dụ, Đảng Cộng hòa của bang Minnesota đã thông qua một cương lĩnh vào năm 1874 tuyên bố “đảm bảo rằng đảng vĩ đại kỳ cựu đã cứu đất nước vẫn giữ vững các nguyên tắc đã sinh ra nó.” Tuy nhiên, dù có biệt danh như vậy, “đảng vĩ đại kỳ cựu” chỉ là một đảng trẻ tuổi trong những năm đầu thập niên 1870 do Đảng Cộng hòa được thành lập vào năm 1854 bởi các cựu thành viên Đảng Whig để chống lại sự bành trướng của chế độ nô lệ vào các lãnh thổ miền tây Hoa Kỳ. Continue reading “Tại sao Đảng Cộng hòa được gọi là GOP?”

Nữ thủ tướng dân cử đầu tiên trên thế giới là ai?

Bandaranaike

Nguồn:Who was the first elected female head of government?“, History, 25/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người phụ nữ đầu tiên được bầu làm người đứng đầu chính phủ trong thế giới hiện đại là Sirimavo Bandaranaike, người vào năm 1960 đã trở thành thủ tướng của Sri Lanka, đảo quốc ở Nam Á được gọi là Ceylon vào thời điểm đó. Bandaranaike lên nắm quyền một năm sau vụ ám sát chồng bà, người giữ chức thủ tướng vào thời điểm đó, và đã tại vị trong hai giai đoạn từ 1960-1965 và 1970-1977. Con gái của cặp vợ chồng này, Chandrika Kumaratunga, cũng tham gia vào triều đại chính trị của gia đình và là nữ tổng thống đầu tiên của Sri Lanka, từ năm 1994 đến năm 2005. Bandaranaike phục vụ thêm một nhiệm kỳ thứ ba trong vai trò thủ tướng từ năm 1994 (một vai trò mà vào thời điểm đó chủ yếu chỉ mang tính nghi lễ do một thay đổi hiến pháp) cho đến khi bà từ chức vào tháng 8/2000; bà qua đời hai tháng sau bởi một cơn đau tim ở tuổi 84. Continue reading “Nữ thủ tướng dân cử đầu tiên trên thế giới là ai?”

Tại sao “chiến lược công nghiệp” của Anh quay trở lại?

57-Why “industrial strategy” is back

Nguồn:Why “industrial strategy” is back“, The Economist, 24/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Theresa May, thủ tướng mới của nước Anh, chắc chắn là một người táo bạo, thậm chí liều lĩnh, trong một số quyết định nhân sự nội các của mình. Nhưng bà cũng táo bạo không kém trong việc đưa “chiến lược công nghiệp” (industrial strategy) lên đầu trong chương trình nghị sự của chính phủ mới – một động thái có thể đánh dấu một sự thay đổi lớn so với các chính phủ tiền nhiệm của bà. Thuật ngữ đó đã không được tán thành trong nội bộ Đảng Bảo thủ kể từ thời Margaret Thatcher cầm quyền. Tuy nhiên, bà May đưa ra lập luận về “một chiến lược công nghiệp thích hợp để khiến toàn bộ nền kinh tế bùng nổ”, trong bài phát biểu của bà khi nhận tiếp quản từ David Cameron. Và sau khi yên vị tại Downing Street, bà nhanh chóng tạo ra một bộ phận hoàn toàn mới, mang tên “Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược Công nghiệp”. Tại sao bà May quyết định từ bỏ chính sách chính trị chính thống của cả một thế hệ? Continue reading “Tại sao “chiến lược công nghiệp” của Anh quay trở lại?”

Tại sao Anh ‘ngán’ người được EU giao phụ trách đàm phán Brexit?

56-Why Britain is unenthusiastic about Michel Barnier’s Brexit job

Nguồn:Why Britain is unenthusiastic about Michel Barnier’s Brexit job“, The Economist, 28/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó là một “tuyên bố chiến tranh”, theo cách nói sống động trên báo chí Anh. Michel Barnier, chính trị gia người Pháp hoạt ngôn với mái tóc bạc vừa được bổ nhiệm để dẫn dắt lực lượng đặc nhiệm về Brexit thuộc Ủy ban châu Âu, có thể trông không giống như một người phù hợp để lâm trận. Nhưng quyết định của Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban, bổ nhiệm một người nổi tiếng vì những bất đồng của mình với nước Anh để làm một công việc vốn hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều bất đồng hơn nữa, chắc chắn trông giống như một sự khiêu khích. Continue reading “Tại sao Anh ‘ngán’ người được EU giao phụ trách đàm phán Brexit?”

Tại sao Anh hoãn xây nhà máy điện nguyên tử khổng lồ?

55-The problem with Britain’s (planned) nuclear-power station

Nguồn:The problem with Britain’s (planned) nuclear-power station“, The Economist, 07/8/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm, chính phủ Anh đã phải nóng lòng chờ đợi để EDF, một công ty điện được vận hành bởi Chính phủ Pháp, chấp thuận toàn bộ khoản đầu tư 18 tỷ EUR (24 tỷ USD) để xây dựng Hinkley Point C (HPC), một nhà máy điện hạt nhân ở tây nam nước Anh. Lợi ích liên quan là rất lớn. Nhà máy này sẽ là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất nước Anh, và có thể là nhà máy điện đắt nhất trong lịch sử. Nó có thể tạo ra hơn 25.000 việc làm và nhằm cung cấp 7% nhu cầu điện của nước Anh. Nó cũng là một biểu tượng mạnh mẽ của mối quan hệ đối tác công nghiệp giữa Anh với Pháp và Trung Quốc. Vì vậy, khi hội đồng quản trị của EDF vào ngày 28/7 cuối cùng đã quyết định tiến hành dự án, rượu sâm banh ở Somerset đã ngay lập tức được ướp lạnh. Vậy tại sao sau đó chính phủ mới của Theresa May lại đột nhiên dừng dự án này lại? Và điều này phải chăng có nghĩa là HPC sẽ có một số phận bi đát? Continue reading “Tại sao Anh hoãn xây nhà máy điện nguyên tử khổng lồ?”

Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?

Pope

Nguồn:Why the Pope is going to the Holy Land“, The Economist, 20/05/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức Giáo hoàng Francis sắp phải trải qua bài kiểm tra lớn nhất đối với các kỹ năng ngoại giao và giao tiếp của mình kể từ khi đảm nhận chức vụ cao nhất trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ hơn một năm trước đây. Ngày 24/05/2014, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm vùng Đất Thánh trong một chuyến đi kéo dài ba ngày, từ Jordan đến các vùng lãnh thổ Palestine và sau đó đến Israel. Đức Giáo Hoàng Francis sẽ theo bước những người tiền nhiệm của ông để đến thăm Bức tường phía Tây thành Jerusalem cũng như Đài tưởng niệm nạn diệt chủng Holocaust tại Yad Vashem. Khi Đức Giáo Hoàng Benedict thực hiện chuyến đi như vậy vào năm 2009, theo một cách nào đó Ngài đã khiến những người chủ nhà của mình thất vọng bằng cách đề cập chung chung đến “hàng triệu” người đã chết trong vụ thảm sát Holocaust (chứ không phải là con số chính xác 6 triệu người), và gọi nó là “bi kịch” chứ không phải là một tội ác. Điều đó cho thấy sự soi xét kỹ lưỡng đối với mỗi lời nói và cử chỉ của Đức Giáo Hoàng. Vậy tại sao Ngài lại đến thăm Đất Thánh? Continue reading “Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?”

Tại sao Pháp cấm mang khăn trùm đầu Hồi giáo?

20140705_blp511 

Nguồn:Why the French are so strict about Islamic head coverings“, The Economist, 06/7/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người Pháp đã thở phào nhẹ nhõm vào ngày 01/07/2014 khi Tòa án Nhân quyền Châu Âu duy trì lệnh cấm năm 2010 của quốc gia này về việc không được dùng mạng che toàn bộ khuôn mặt tại nơi công cộng. Lệnh cấm này được ban hành sau một phán quyết khác vào tháng 6/2014 của một tòa phúc thẩm hàng đầu của Pháp yêu cầu rằng một nhà trẻ nội trú tư thục có đủ thẩm quyền để sa thải bất cứ nhân viên nào từ chối cởi khăn trùm đầu Hồi giáo của mình tại nơi làm việc. Tại Pháp, những quy định như vậy tạo ra tương đối ít tranh cãi. Tuy nhiên, chúng thường được hiểu lầm ở những nước mà nền đa văn hoá tự do là một điều đã được xác lập. Tại sao người Pháp lại vô cùng nghiêm ngặt về khăn trùm đầu Hồi giáo như vậy? Continue reading “Tại sao Pháp cấm mang khăn trùm đầu Hồi giáo?”

Tại sao luật chống khủng bố mới của Nga gây tranh cãi?

52-Why Russia’s anti-terrorism laws are controversial

Nguồn:Why Russia’s anti-terrorism laws are controversial“, The Economist, ngày 20/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó dường như là một bước đi hợp lý: sau một hành động khủng bố bi thảm, một chính phủ thông qua các đạo luật chống khủng bố mới. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chính phủ được nhắc đến là Nga, nơi mà bất kỳ việc mở rộng nào đối với phạm vi quản lý của các cơ quan an ninh đều là nguyên nhân gây ra sự quan ngại, và các biện pháp, được biết đến với tên gọi “Đạo luật Yarovaya”, là hà khắc đến mức mà thậm chí các lực lượng thân thiện với Kremlin trong quốc hội cũng phải ngần ngại khi bỏ phiếu cho chúng. Các nhà hoạt động nhân quyền đã đưa ra báo động. Người tố cáo Cục An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), Edward Snowden, vẫn đang lưu vong ở Moskva, gọi nó là “Đạo luật Đại Ca” (Big Brother Law). Và ngành công nghiệp viễn thông thuộc sở hữu nhà nước của Nga đã phàn nàn rằng đạo luật này có thể khiến các nhà cung cấp dịch vụ phá sản. Tuy nhiên, Vladimir Putin đã ký ban hành đạo luật vào tháng này, và các quy định sẽ có hiệu lực trong tuần này. Vậy điều gì đã làm cho Đạo luật Yarovaya gây nhiều tranh cãi đến vậy? Continue reading “Tại sao luật chống khủng bố mới của Nga gây tranh cãi?”