Ngành gỗ Myanmar đang nuôi dưỡng chính quyền quân sự như thế nào?

Nguồn: Audrey Thill, “How Myanmar’s Wood Funds Its Brutal Military”, Foreign Policy, 11/06/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Theo số liệu từ Dự án Dữ liệu Vị trí và Sự kiện Xung đột Vũ trang, Myanmar được xếp hạng là nơi bạo lực nhất thế giới, đứng trên cả Syria và Palestine. Kể từ cuộc đảo chính năm 2021, cộng đồng quốc tế đã áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nhằm hạn chế khả năng làm giàu từ tài nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh doanh của các tướng lĩnh quân đội Myanmar. Một số chuyên gia cho rằng chế độ quân sự hiện tại đang yếu hơn so với trước đây, một phần là do thành công của mặt trận thống nhất các tổ chức vũ trang dân tộc vốn đã phối hợp tấn công chính quyền từ cuối năm 2023. Tuy nhiên, chiến dịch “bốn vết cắt” tàn bạo và không ngừng nghỉ của quân đội cho thấy khả năng chống chịu của họ trước lực lượng kháng chiến  và sự cô lập về kinh tế. Continue reading “Ngành gỗ Myanmar đang nuôi dưỡng chính quyền quân sự như thế nào?”

Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai?

Nguồn: Jong Min Lee, “Will Myanmar Become the Next North Korea?,” The Diplomat, 07/03/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một bản cáo trạng gần đây đã làm sống lại những lo ngại về phổ biến vũ khí hạt nhân ở Myanmar, và cuộc nội chiến đang diễn ra càng khiến tình hình thêm phức tạp.

Ngày 21/2, Bộ Tư pháp Mỹ đã truy tố Takeshi Ebisawa, thủ lĩnh Yakuza Nhật Bản, về tội buôn bán vật liệu hạt nhân từ Myanmar ra quốc tế kể từ đầu năm 2020. Ebisawa đã bị Mỹ bắt giam kể từ tháng 4/2022, sau khi nhận cáo buộc ở Thành phố New York vì tội buôn bán vũ khí bất hợp pháp và buôn bán ma túy. Bản cáo trạng gần đây đã làm tăng thêm mức độ nghiêm trọng khi cáo buộc rằng hắn đã cố gắng bán bột plutonium và uranium cô đặc ở cấp độ vũ khí, thường gọi là “bánh vàng,” thay mặt các nhóm phiến quân ẩn danh ở Myanmar, để đổi lấy tên lửa đất đối không (SAM) và các loại vũ khí cấp quân sự khác. Continue reading “Myanmar sẽ trở thành Triều Tiên thứ hai?”

Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?

Nguồn: Ye Myo Hein và Lucas Myers, “Is Myanmar the Frontline of a New Cold War?,” Foreign Affairs, 19/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc đang định hình lại cuộc nội chiến Myanmar như thế nào?

Kể từ khi quân đội Myanmar lên nắm quyền trong cuộc đảo chính vào đầu năm 2021, nước này đã rơi vào vòng xoáy chết chóc. Những cuộc biểu tình ôn hòa chống chính quyền của quần chúng đã dần bùng lên thành kháng chiến vũ trang, khiến phần lớn đất nước rơi vào cuộc nội chiến mới. Kể từ đó, xung đột đã chuyển sang nổi dậy kéo dài, với các lực lượng mới, ủng hộ dân chủ chiến đấu bên cạnh các nhóm vũ trang sắc tộc, vốn đã đối đầu chính quyền trung ương suốt hàng chục năm. Dù ngày càng có khả năng xảy ra bế tắc chiến lược, cả chính quyền quân sự lẫn lực lượng kháng chiến đều tỏ ra quyết tâm tiếp tục chiến đấu. Các quốc gia láng giềng đã cố gắng làm trung gian hòa giải, nhưng một nền hòa bình thông qua thương lượng vẫn còn rất xa vời. Continue reading “Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?”

Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?

Nguồn: Thomas Kean, How Myanmar’s Coup Has Reshaped Its Ethnic Conflicts, The Diplomat, 14/01/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đảo chính đã nhường chỗ cho các cuộc đàm phán tiềm năng, nhằm tạo ra một nhà nước liên bang thực sự gắn kết

Xét theo mọi góc độ – từ thương vong, tị nạn do xung đột, đến tình trạng nghèo đói và mất việc làm – cuộc đảo chính quân sự vào tháng 02/2021 tại Myanmar là một thảm họa nghiêm trọng, với tình hình ngày càng tồi tệ hơn.

Việc chế độ quân sự lên nắm quyền cũng đã giết chết tiến trình hòa bình kéo dài hàng thập niên qua tại Myanmar, giáng đòn cuối vào các cuộc đàm phán vốn dĩ đang trên đà xuống dốc, phần lớn là do quân đội và chính phủ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi không muốn nhượng bộ các nhóm vũ trang người dân tộc thiểu số. Continue reading “Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?”

Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?

Nguồn: Dominic Faulder, “80 years since Pearl Harbor: How the attack reshaped Asia”, Nikkei Asia, 7/12/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Cuộc xâm lược gần như đồng thời của Nhật Bản vào Thái Lan đã đánh dấu sự kết thúc của Đế chế Anh.

Bài phát biểu ảm đạm của Tổng thống Franklin Roosevelt trước Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ một ngày sau khi “lực lượng hải quân và không quân của Đế quốc Nhật Bản” tấn công Trân Châu Cảng ở Hawaii, nơi đặt Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ – “một ngày sẽ sống trong ô nhục ”, theo cách nói của ông – quả thực chưa bao giờ bị lãng quên.

Roosevelt nói: “Khoảng cách giữa Hawaii với Nhật Bản cho thấy rõ ràng cuộc tấn công đã được lên kế hoạch có chủ ý từ nhiều ngày trước, thậm chí vài tuần”. Ông lưu ý rằng Malaya, Guam, Philippines, đảo Wake và đảo Midway cũng bị tấn công vào ngày 7 tháng 12 năm 1941, nhưng lại không đề cập đến việc các lực lượng Nhật Bản đã bắt đầu xâm lược Thái Lan vài giờ trước đó, vào ngày 8 tháng 12 (tức ngày 7 tháng 12 theo giờ Mỹ). Continue reading “Trận Trân Châu Cảng đã định hình lại châu Á như thế nào?”

Nhật ký Bắc Kinh (05/02/21): Phản ứng của TQ trước đảo chính ở Myanmar

Nguồn: Tetsushi Takahashi, Beijing Diary, Nikkei Asia, 02/2021.

Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chiều thứ Năm (04/02/2021) vừa qua an ninh được thắt chặt ở Đại sứ quán Myanmar tại Bắc Kinh.

Bốn lính vũ cảnh đứng gác, bình thường chỉ có hai người. Ngoài ra còn có hai cảnh sát trong một chiếc xe đậu trước cổng.

Không nghi ngờ gì: đại sứ quán đang được bảo vệ nghiêm ngặt hơn so với các đại sứ quán Indonesia và Afghanistan liền kề.

Hôm thứ Hai (01/02/2021), quân đội Myanmar đã tổ chức đảo chính, bắt giữ cố vấn nhà nước và nhà lãnh đạo trên thực tế của đất nước, Aung San Suu Kyi. Continue reading “Nhật ký Bắc Kinh (05/02/21): Phản ứng của TQ trước đảo chính ở Myanmar”

Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar

Nguồn: Russell Goldman, “Myanmar’s Coup and Violence, Explained”, The New York Times, 12/4/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Bất ổn đang bao trùm Myanmar. Những cuộc biểu tình ôn hòa đòi dân chủ trên đường phố hay phong trào tổng đình công đã dần nhường chỗ cho các hoạt động bán quân sự chống lại những hành vi tàn bạo của quân đội, lực lượng đã giành quyền kiểm soát đất nước sau cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2.

Giới tướng lĩnh ban đầu đã kiềm chế trước làn sóng đầu tiên của các cuộc biểu tình, bất tuân dân sự và tổng đình công, nhưng rồi họ phản ứng lại ngày càng mạnh tay và cuối cùng leo thang thành một nỗ lực thô bạo nhằm dập tắt phong trào chống đối khiến hơn 600 người chết và hàng nghìn người bị thương tính đến thời điểm này. Continue reading “Chín câu hỏi lớn về đảo chính và bạo lực ở Myanmar”

Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc

Nguồn: Andrew Selth, “Aung San Suu Kyi: Why defend the indefensible?”, The Interpreter, 12/12/2019.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Tuần này, cả thế giới được chứng kiến một cảnh tượng hiếm thấy. Bà Aung San Suu Kyi, chủ nhân giải Nobel Hòa bình, từng được ca ngợi là “người dũng cảm và đạo đức nhất trên thế giới … một nữ anh hùng với hình tượng hoàn hảo khiến cho chúng ta có thể đặt chút niềm tin vào bản chất của con người”, đang đứng trước Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) ở La Hay để bảo vệ đất nước mình trước những cáo buộc về tội diệt chủng.

Chính phủ nhiều nước và các tổ chức quốc tế đã ghi nhận những “hành động càn quét” đầy tàn bạo của lực lượng an ninh Myanmar chống lại cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi ở bang Rakhine trong giai đoạn từ tháng 10 năm 2016 đến cuối năm 2017. Ví dụ, vào năm 2018, một phái bộ điều tra độc lập của Liên Hợp Quốc đã công bố một báo cáo dài 444 trang mô tả chi tiết hàng loạt vụ việc kinh hoàng bao gồm giết người, tra tấn, tấn công tình dục và phá hủy tài sản do lực lượng vũ trang Myanmar (Tatmadaw) và cảnh sát tiến hành. Continue reading “Aung San Suu Kyi giữa chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa dân tộc”

Liên minh Trà Sữa là gì?

Nguồn: What is the Milk Tea Alliance?”, The Economist, 24/03/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Vào ngày 01/02, ngày mà quân đội Myanmar phế truất chính phủ được bầu một cách dân chủ của nước này, một người dùng Twitter đã đăng tải hình ảnh của Royal Myanmar Teamix, một loại trà pha chế của địa phương. Bài tweet kể từ đó đã được chia sẻ hơn 22.000 lần. Bên cạnh hình ảnh là một hashtag đã được các nhà hoạt động ở Hồng Kông, Đài Loan và Thái Lan sử dụng trong gần một năm qua: #MilkTeaAlliance (Liên minh Trà Sữa). Các tấm biển với khẩu hiệu này xuất hiện tại các cuộc biểu tình đường phố ủng hộ dân chủ trên khắp Đông Nam Á. Chính xác thì Liên minh Trà Sữa là gì và những người ủng hộ nó có điểm chung nào? Continue reading “Liên minh Trà Sữa là gì?”

Quân đội Myanmar đang rơi vào cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’

Nguồn:Myanmar’s generals have not thought their coup through”, The Economist, 13/03/2021

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các tướng lĩnh đang ở trong tình trạng tiến thoái lưỡng nan, họ không thể tiến lên nếu không dùng đến vũ lực nhưng cũng không thể lùi bước.

Sáu tuần sau cuộc đảo chính thảm họa do quân đội dưới quyền Tướng Min Aung Hlaing tiến hành, có hai thứ đang ngày càng trở nên nổi bật. Đầu tiên là quy mô của sự phẫn nộ trong dân chúng khi Myanmar quay trở lại chế độ độc tài quân sự.

Hàng trăm nghìn người Miến đã xuống đường biểu tình. Một số lượng lớn công chức, giáo viên, tài xế xe buýt, nhân viên ngân hàng và nhiều ngành nghề khác đã tổ chức đình công nhằm phản đối cuộc đảo chính. Sự tàn bạo của quân đội hàng ngày được đưa tin trên các phương tiện truyền thông xã hội. So với năm 1988, khi sinh viên dẫn đầu những cuộc biểu tình lớn chống lại sự cai trị của quân đội, sự phản kháng trong dân chúng hiện nay thậm chí còn mạnh mẽ hơn. Continue reading “Quân đội Myanmar đang rơi vào cảnh ‘tiến thoái lưỡng nan’”

Đảo chính ở Myanmar làm đảo ngược một nền dân chủ mong manh

Nguồn: Myanmar coup reverses a fragile democracy”, Financial Times, 02/02/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar là một sự đảo ngược đáng buồn đối với con đường dân chủ ở một trong những đất nước nghèo nhất châu Á và toàn cầu. Chắc chắn, quá trình chuyển đổi hướng tới các quyền tự do chính trị lớn hơn trong thập niên qua ở đây còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện. Hình ảnh quốc tế của lãnh đạo nước này, Aung San Suu Kyi, đã bị làm hoen ố bởi bà bảo vệ cuộc đàn áp quân sự năm 2017 chống lại người Hồi giáo Rohingya. Tuy nhiên, dường như đi ngược lại xu hướng ở những nơi khác, Myanmar dường như là một trong số ít nơi mà bước tiến của dân chủ vẫn tiếp tục – bao gồm cả trong cuộc bầu cử quốc hội mới nhất diễn ra vào tháng 11 năm ngoái. Nhưng khi năm 2021 mới chỉ trôi qua được một tháng, tiến trình này đã bị chặn đứng. Continue reading “Đảo chính ở Myanmar làm đảo ngược một nền dân chủ mong manh”

Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) là một mỏ neo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2013. Sáng kiến này ​​thúc đẩy kết nối giữa các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng cácmạng lưới đường bộ, cầu, đường sắt, hải cảng, sân bay, năng lượng, đường ống và các dạng cơ sở hạ tầng khác, trong đó Trung Quốc được hình dung là trung tâm. Mặc dù BRI ​​chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất nhưng nó cũng được thiết kế như một phương tiện để tăng cường kết nối về mặt chính sách, thương mại, tài chính và giao lưu nhân dân. Đến năm 2019, hơn 60 quốc gia đã tham gia BRI, và Trung Quốc được cho là đã đầu tư khoảng 127,7 tỷ đô la Mỹ vào các dự án khác nhau, biến BRI thành kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử. Continue reading “Hiện trạng Sáng kiến Vành đai và Con đường ở khu vực Mekong”

‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc

Nguồn:China is making substantial investment in ports and pipelines worldwide”, The Economist, 06/02/2020

Biên dịch: Đỗ Minh Châu | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Khi nói về Con đường tơ lụa trên biển, ta không thể không đề cập đến các chuyến thám hiểm của đô đốc Trịnh Hòa. Đô đốc “thái giám” Trịnh Hòa, một người Hồi giáo trong triều đình nhà Minh, đã dẫn đầu bảy cuộc thám hiểm vào đầu thế kỷ 15 với một hạm đội lớn gồm những chiếc thuyền buồm còn được gọi là “thuyền châu báu”. Luận điệu chính thức nói rằng ông đi nước ngoài để làm sứ giả hòa bình, mang theo châu báu để tặng các quốc vương và tù trưởng ông gặp trải dài từ Đông Nam Á cho đến Đông Phi. Ông đã mang về cống nạp cho hoàng đế nhiều vật phẩm quý như một con hươu cao cổ. Bản chất hòa bình trong các chuyến thám hiểm của Trịnh Hòa được tô vẽ rất nhiều –  vì hạm đội được trang bị vũ khí đầy đủ và vẫn có một số cuộc đụng độ xảy ra. Tuy nhiên, ít câu chuyện nào cho thấy rõ sự kết hợp giữa sức mạnh cứng và các lợi ích thể hiện mối quan hệ triều cống của Trung Quốc với những quốc gia khác như câu chuyện này. Những người man di vẫn đáng để thiết lập quan hệ nếu họ chấp nhận ưu thế văn hóa, quân sự của Trung Quốc và sẵn sàng đồng hóa theo tư tưởng của Trung Quốc. Continue reading “‘Đá ngầm’ dọc Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc”

Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “The Lady and the Exodus”, Project Syndicate, 15/09/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng ở Myanmar đang tiếp diễn. Quân đội nước này tiến hành các cuộc tấn công vào Cộng đồng Rohingya, một nhóm sắc tộc thiểu số trong lòng một quốc gia có đa số người dân theo Phật giáo. Xung đột ngày một leo thang không chỉ gây nguy hại đến quá trình chuyển tiếp dân chủ đang diễn ra ở quốc gia này, mà còn làm lu mờ uy tín của nhà lãnh đạo thực tế tại đây, bà Aung San Suu Kyi.

Trong nhiều thập niên qua, chính phủ Myanmar đã từ chối công nhận tư cách dân tộc thiểu số hợp pháp cho Cộng đồng Rohingya- một nhóm sắc tộc với số nhân khẩu chiếm đến 2% tổng dân số của đất nước 50 triệu dân này, đồng nghĩa với việc tư cách công dân và thậm chí là những quyền cơ bản nhất như quyền cư trú của họ cũng bị phủ nhận. Continue reading “Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya”

ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “ASEAN and the Rohingya Crisis,” Project Syndicate, 01/02/2017.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Cảnh ngộ ngày càng tồi tệ của các cộng đồng người Hồi giáo Rohingya tại tiểu bang Rakhine của Myanmar có thể sẽ sớm làm tổn hại chính phủ nước này, cũng như danh tiếng của nhà lãnh đạo, người đoạt giải Nobel Hòa bình, bà Aung San Suu Kyi. Cuộc khủng hoảng leo thang từ tháng 10/2016, khi quân đội Myanmar tấn công làm chết 130 người Rohingya, và đốt cháy hàng chục căn nhà của họ. Vào thời điểm đó, các nhà lãnh đạo quân đội nói rằng cuộc tấn công là một phần trong nỗ lực nhằm định vị các nhóm phiến loạn chưa xác định, được cho là gây ra vụ giết hại chín cảnh sát vào ngày 9 tháng 10 năm ngoái tại ba trạm biên giới thuộc quận Maungdaw. Continue reading “ASEAN và cuộc khủng hoảng người Rohingya”

Burma hay Myanmar?

Nguồn:Should you say Myanmar or Burma“, The Economist, 20/12/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

“Hãy tuân theo thông lệ địa phương khi một quốc gia chính thức thay đổi tên gọi của nó,” đó là lời khuyên của Sách hướng dẫn văn phong của The Economist, “Kinh Thánh” của tờ báo này. Trong danh sách các ví dụ có  “Myanmar, chứ không phải Burma” và “Yangon, chứ không phải Rangoon”. Tất nhiên, chúng tôi tuân thủ quy định này trên trang web của chúng tôi, nhưng không phải tất cả những người khác đều làm vậy. Sau khi hạ cánh tại sân bay bận rộn nhất của đất nước này, phi công của bạn có thể thông báo chào mừng bạn đến Yangon, nhưng hành lý của bạn vẫn sẽ được gắn thẻ RGN. Mặc dù Barack Obama dùng tên gọi Myanmar trong lần đầu tiên ông gặp cựu tổng thống của đất nước này, Thein Sein, nhưng đại sứ quán Mỹ vẫn đề địa chỉ của mình là “Rangoon, Burma”. Và người Miến Điện thường gọi đất nước mình là “Burma” và thành phố lớn nhất của nó là “Rangoon”, ít nhất là trong các hội thoại thông thường. Vậy bạn nên sử dụng tên gọi nào, và tại sao? Continue reading “Burma hay Myanmar?”

Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)

Tác giả: Ngọc Lan & Thục Trâm

Các quốc gia theo chế độ cộng hòa thuộc khối ASEAN có cấu hình quyền lực chính trị như thế nào? Continue reading “Infographic: Thể chế chính trị các nước ASEAN (P2)”

Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc

irrawaddy-myitsone-project0

Nguồn: Brahma Chellaney, “China’s Dam Problem With Myanmar,” Project Syndicate, 12/09/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trung Quốc là một nước hâm mộ cuồng nhiệt đập thủy điện. Thật vậy, trong 50 năm qua, nước này đã xây dựng nhiều con đập hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại. Nhưng có một con đập mà Trung Quốc chưa bao giờ xây dựng được: Đập Myitsone ở Myanmar. Và có vẻ các nhà lãnh đạo Trung Hoa không thể bỏ qua chuyện này.

Đập Myitsone dự kiến được xây dựng ở thượng nguồn sông Irrawaddy, thủy mạch của Myanmar. Nó được thiết kế như một dự án thủy điện, từ đó tạo ra năng lượng để xuất khẩu sang Trung Quốc, ở thời điểm nền kinh tế Myanmar đang phụ thuộc vào người hàng xóm khổng lồ của mình. Bị cai trị bởi một chính quyền quân sự tàn bạo, Myanmar phải đối mặt với những biện pháp trừng phạt nặng nề do Mỹ dẫn đầu và sự cô lập quốc tế rộng khắp. Continue reading “Tranh cãi về Đập Myitsone giữa Myanmar và Trung Quốc”

Thỏa hiệp: Bài học của Myanmar dành cho Thái Lan

thailand-politics

Nguồn: Thitinan Pongsudhirak, “A Role Reversal for Myanmar and Thailand”, Project Syndicate, 02/05/2016.

Biên dịch: Hoàng Thu Trang | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hiếm có những quốc gia láng giềng nào nhanh chóng thay đổi định hướng chính trị theo chiều hướng trái ngược nhau như tại Thái Lan và Myanmar trong những năm gần đây. Sau hơn nửa thế kỷ nằm dưới chính quyền độc tài quân sự, Myanmar đã khôi phục lại chế độ dân chủ, và hiện có một chính phủ dân sự được dẫn dắt bởi cựu tù nhân chính trị Aung San Suu Kyi và Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà. Trái lại, trong thập niên vừa qua, Thái Lan đã hai lần chuyển hướng từ chế độ dân chủ sang chế độ độc tài quân sự do các cuộc đảo chính xảy ra vào năm 2006 và năm 2014. Điều gì đã khiến cho hai quốc gia này đảo ngược định hướng chính trị của mình? Continue reading “Thỏa hiệp: Bài học của Myanmar dành cho Thái Lan”

Vì sao nền dân chủ Myanmar còn nhiều thử thách?

20-Myanmar

Nguồn:Why Myanmar’s path to democracy will be bumpy“, The Economist, 03/04/2016.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 30/03 tại Naypyidaw, thủ đô được xây dựng có chủ đích và kỳ lạ của Myanmar, ông Htin Kyaw đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống dân cử đầu tiên của quốc gia này trong hơn 50 năm qua. Quốc hội bầu ông làm tổng thống chỉ hơn hai tuần trước. Trong hệ thống bầu cử phức hợp của Myanmar, người dân bầu ra Quốc hội, và sau đó các nghị sĩ quốc hội sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống. Đảng của ông, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo, đã giành đa số phiếu tuyệt đối ở cả hai viện của quốc hội vào cuối tháng 11/2015, cho phép họ bầu cho ứng cử viên mà họ lựa chọn một cách dễ dàng. Thein Sein, Tổng thống tiền nhiệm, đã bàn giao quyền lực một cách hòa bình. Min Aung Hlaing, người đứng đầu quân đội, lực lượng đã cai trị Myanmar trực tiếp hoặc thông qua đảng đại diện của nó kể từ năm 1962, cho biết ông ủng hộ sự chuyển đổi sang nền dân chủ của đất nước. Điều này có vẻ là một chiến thắng cho nền dân chủ Myanmar. Nhưng thực tế lại phức tạp hơn như vậy. Continue reading “Vì sao nền dân chủ Myanmar còn nhiều thử thách?”