Nước Nga đã sống sót như thế nào?

Nguồn: Anders Åslund, “How Russia Stays Afloat,” Project Syndicate, 28/11/2016.

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tính bền vững trong dài hạn của nền kinh tế Nga là một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Chủ nghĩa thân hữu đang tràn lan, và việc Nga phụ thuộc nặng nề vào doanh thu từ dầu mỏ đồng nghĩa với việc nước này sẽ phải chịu ảnh hưởng bất cứ khi nào giá dầu giảm. Song nếu chúng ta học được gì từ Liên Xô thì đó là các hệ thống không bền vững vẫn có thể sống sót qua nhiều năm.

Hệ thống của nước Nga ngày nay khiến tôi nhớ về hệ thống của Liên Xô mà tôi từng trải nghiệm vào năm 1983, khi đang sinh sống ở Moskva, còn vị giám đốc KGB cứng rắn Yuri Andropov (còn gọi là “Tên đồ tể của Budapest”)[1] vẫn đang nắm quyền (dù sức khỏe đã yếu). Những đặc trưng chung của hai nền kinh tế, khi đó và bây giờ, bao gồm giá dầu thấp, một hệ tư tưởng kinh tế phi thực tế, nhà nước sở hữu các ngành công nghiệp chủ đạo, và chế độ chuyên chế. Continue reading “Nước Nga đã sống sót như thế nào?”

30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga

30

Nguồn: German foreign minister celebrates revolution in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Ngoại trưởng Richard Von Kuhlmann (hình) đã có một bài phát biểu trước Quốc Hội Đức (Reichstag) trong đó hoan nghênh Vladimir Ilyich Lenin và Đảng xã hội cấp tiến của ông – Đảng Bolshevik, lên nắm quyền tại Nga.

Ngay sau ngày 07/11/1917, khi những người Bolshevik nắm quyền kiểm soát Petrograd từ tay chính quyền tạm thời – được lập ra sau khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị hồi tháng 3 – Lenin đã nhanh chóng đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức với phe Liên minh (Liên minh Trung tâm) trong Thế chiến I. Cũng không ngạc nhiên khi Đế quốc Áo-Hung và Đức đều hoan nghênh bước đi này. Thật ra, người Đức chính là người đã giúp một Lenin lưu vong trở lại Nga vào tháng 4 trước đó. Ngày 29/11, Thủ tướng Đức, Bá tước Georg von Hertling, thậm chí còn đề nghị với Kuhlmann rằng nên biến nước Nga mới thành một trong những đồng minh của Đức. Continue reading “30/11/1917: Đức chúc mừng Cách mạng Tháng Mười Nga”

Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?

rus-navy-1

Nguồn: Artyom Lukin, “Will a Russian naval base appear in the South China Sea?”, East Asia Forum, 02/11/2016.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ Quốc phòng Nga vừa thông báo rằng Moskva đang cân nhắc mở lại các căn cứ quân sự thời Xô-viết ở Việt Nam và Cuba. Các cuộc thảo luận cũng đã bắt đầu tại Moskva về việc đàm phám với Ai Cập để thuê các cơ sở quân sự cho lực lượng Không quân và Hải quân Nga. Nga hiện tại đang duy trì một số căn cứ quân sự bên ngoài biên giới của mình tại 4 quốc gia – Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan và Syria. Nếu các kế hoạch cho các căn cứ tại Biển Đông, Vùng Caribbe và Nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng triển khai sức mạnh tại những khu vực quan trọng này.

Khả năng trở lại của Nga tại Vịnh Cam Ranh của Việt Nam là đặc biệt quan trọng. Được coi như nơi trú ẩn nước sâu tốt nhất tại Đông Nam Á, Cam Ranh kiểm soát một tuyến đường biển quan trọng ở Biển Đông. Continue reading “Liệu có xuất hiện căn cứ Hải quân Nga ở Biển Đông?”

Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin

russia-press

Nguồn: Nadezda Azhgikhina, “The Kremlin’s War on Liberalism,” Project Syndicate, 17/10/2016.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau các cuộc tấn công khủng bố 11 tháng 9 ở Mỹ, cái gọi là “cuộc chiến chống khủng bố” được phát động. Nhưng những cuộc xâm lược quân sự do Mỹ dẫn đầu ở Afghanistan và Iraq chỉ là một phần của câu chuyện; nhiều nước cũng đẩy mạnh việc giám sát và theo dõi truyền thông trong nước và dân thường. Các chính phủ tuyên bố rằng tự do ngôn luận và quyền riêng tư cá nhân phải được hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia.

Thiệt hại thể hiện đặc biệt rõ ở Nga, nơi các quy định chống khủng bố thường được sử dụng như một công cụ để bóp nghẹt tiếng nói của những người có quan điểm độc lập hoặc khác biệt, đặc biệt là những quan điểm chỉ trích chính quyền Tổng thống Vladimir Putin. Bằng cách lấy an ninh làm cái cớ để coi thường đạo luật truyền thông của Nga, trong đó có việc bảo vệ các nhà báo khỏi kiểm duyệt, chính phủ đã làm suy yếu đáng kể ngành báo chí. Continue reading “Cuộc chiến chống lại tự do báo chí của Điện Kremlin”

Nước Nga đương đầu với thảm họa chảy máu chất xám

russia-brain-drain

Nguồn: Yelena Mukhametshina, “Russia Must Deal With Catastophic Brain Drain”, The Moscow Times, 07/10/2016.

Biên dịch: Phương Nguyễn | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Với thảm nạn chảy máu chất xám, chỉ có kẻ cai trị và người ra đi là kẻ thắng: đất nước là kẻ thảm bại.

Sau đợt chảy máu chất xám của những năm 1990, Nga lại một lần nữa chứng kiến nạn bỏ nước ra đi ngày càng tăng.  Người ta bỏ đi khi đó vì kinh tế đang sụp đổ, giờ đây mặc dù chính phủ đang cố gắng đa đạng hóa nền kinh tế nhưng người dân vẫn ra đi, một chuyên gia thuộc Ủy ban Sáng kiến Dân sự (CCI) viết như vậy trong báo cáo mang tiêu đề “Di cư khỏi nước Nga cuối thể kỷ 20 và đầu thế kỷ 21”.

Đối với một nước Nga có dân cư thưa thớt, nạn di cư là mối đe dọa ngày càng tăng vì những mất mát về nguồn lực nhân khẩu học, xã hội, kinh tế, và tri thức. Theo Cục Thống kê Nga (SSS), từ 1989 đến 2014 có khoảng 4,5 triệu người Nga rời bỏ đất nước. Số người ra đi thấp nhất là vào năm 2009 với 32.500 di dân, nhưng con số bắt đầu tăng từ 2011, và đến 2014 thì con số một lần nữa ngang bằng mức năm 1995. Continue reading “Nước Nga đương đầu với thảm họa chảy máu chất xám”

Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông

russia-in-me

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “Russia’s Ephemeral Middle East Alliances,” Project Syndicate, 05/10/2016.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mỹ đã thất bại trong hai cuộc chiến tranh bất đối xứng trong thời hiện đại: một là cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, và hai là cuộc chiến chống các nhóm khủng bố ở Trung Đông. Khi thất bại của mình trở nên rõ ràng ở Việt Nam, Mỹ đã “xoay trục” khỏi khu vực, để bên chiến thắng dọn dẹp mớ hỗn độn – và, cuối cùng, tham gia vào cấu trúc an ninh và hợp tác ASEAN. Bất chấp những nỗ lực tối đa của Mỹ, việc rời bỏ Trung Đông lại khó khăn hơn nhiều, và khu vực này vẫn bị tàn phá bởi xung đột và chao đảo bởi các liên minh dễ thay đổi. Continue reading “Những liên minh tạm bợ của Nga ở Trung Đông”

Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin

rusvainobigafp12aug16

Nguồn: Andrei Kolesnikov, “All the President’s Eunuchs”, Project Syndicate, 01/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thanh lọc một cách bài bản các cố vấn thân cận và lâu năm nhất của mình. Lần gần đây nhất – nhưng chắc chắn chưa phải là cuối cùng – nạn nhân là Sergei Ivanov, một cựu điệp viên KGB (giống như Putin) đồng thời là cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người vừa bị buộc phải rời khỏi vị trí Chánh văn phòng Điện Kremlin.

Ivanov, một nhà hoạch định chính sách tương đối quyền lực, đã bị thay thế bởi một nhân vật không quyền không lực: cựu lãnh đạo của Cục Lễ tân (Protocol Schedule Directorate), Anton Vaino. Continue reading “Những trợ thủ mới của Tổng thống Putin”

Hợp tác năng lượng Nga – Trung liệu có đứt đoạn?

chinarussiaen

Nguồn: Wang Tao, “China-Russia energy ties won’t short-out”, East Asia Forum, 30/09/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trung Quốc đã từng gọi nước Nga là “anh trai” của mình. Nhưng kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô thì nước này không còn bao giờ gọi như vậy nữa. Trong một nỗ lực nhằm thể hiện vị thế ít quyền lực hơn của mình nhưng rõ ràng vẫn là người hàng xóm lớn hơn, các quan chức Nga gần đây đã bắt đầu gọi đất nước mình là “chị gái” của Trung Quốc. Cụm từ mới này tỏ ra không phổ biến tại Trung Quốc.

Dù các quốc gia này cuối cùng lựa chọn từ chỉ mối quan hệ gia đình nào thì đối với các nhà làm chính sách và các nhà phân tích, càng ngày càng rõ ràng rằng mối quan hệ ấm dần lên giữa Moskva và Bắc Kinh là một trong những xu hướng quan trọng nhất trong chính trị quốc tế kể từ năm 2014. Quan hệ thắt chặt giữa hai cường quốc này có tiềm năng xoay chuyển đáng kể chiều hướng địa chính trị tại khu vực Bắc và Đông Bắc Á. Continue reading “Hợp tác năng lượng Nga – Trung liệu có đứt đoạn?”

19/10/1812: Napoleon rút khỏi Moskva

19-10-1812-napoleon-retreats-from-moscow

Nguồn: Napoleon retreats from Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, một tháng sau khi tiến vào Moskva, nơi mà ít lâu sau đó đã bị thiêu rụi và bỏ hoang, Napoleon Bonaparte và quân Pháp đã cạn kiệt lương thực, buộc phải rút khỏi Nga.

Sau khi Nga hoàng Alexander I từ chối tham gia Hệ thống Lục địa (Continental System, tức cuộc phong tỏa hải quân do Pháp dẫn dắt chống lại nước Anh), Hoàng đế Pháp Napoleon I đã quyết định đưa Đại Quân (Grande Armée) của mình sang xâm lược Nga vào ngày 24/06/1812. Đại Quân bấy giờ có hơn 500.000 binh sĩ và nhân viên, là lực lượng quân sự lớn nhất châu Âu thời đó. Continue reading “19/10/1812: Napoleon rút khỏi Moskva”

Mổ xẻ Trump dưới lăng kính văn hóa chính trị Nga

trump_16

Nguồn: Nina L. Khruschcheva, “Trump Through Russian Eyes”, Project Syndicate, 27/09/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tôi là một người Mỹ được sinh ra tại Moskva. Và cũng vì lí do đó, chất Mỹ trong tôi, không giống như Augie March trong tác phẩm của Saul Bellow, đã từng châm ngòi cho một cuộc tranh luận ở cấp độ quốc gia tại Nga. Ở vài nơi, sách giáo khoa từng đặt câu hỏi cho học sinh rằng việc Nina Khrushcheva trở thành công dân Mỹ là đúng hay sai (tác giả Nina Khrushcheva là cháu của Nikita Khrushchev, cố tổng bí thư ĐCS Liên Xô – NBT). Tôi sẽ để các bạn tự đoán xem thử hầu hết mọi người, đặc biệt là những người thuộc thế hệ Xô Viết, có quan điểm gì.

Mặc dù một người Nga có thể rời tổ quốc nhưng cuối cùng bạn vẫn không thể bỏ được chất Nga của cô ấy. Vì vậy vào lúc nền chính trị Mỹ trải qua một cuộc chuyển giao kì lạ, có lẽ lăng kính đậm chất Nga của tôi có thể giúp người dân Mỹ nhìn thấu được phần nào. Continue reading “Mổ xẻ Trump dưới lăng kính văn hóa chính trị Nga”

Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm

yeltsin-gorbachev

Tác giả: Quang Dũng (tổng hợp)

Cuộc chính biến tháng 8-1991 là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi lệch hướng công cuộc cải tổ và công khai hóa, từng được Tổng bí thư Mikhail Gorbachev khởi xướng từ tháng 3-1985. Được “khua chiêng gióng trống” ầm ĩ, công cuộc cải tổ không những không chữa được những căn bệnh trầm kha của xã hội Xôviết mà cuối cùng lại còn giúp cho thế lực hữu khuynh, những kẻ thù giai cấp và đầy tham vọng cá nhân tận dụng triệt để trong việc kích động lực lượng phản kháng tác động đến phần lớn quần chúng đang mất dần niềm tin vào thể chế.

Chính biến tháng 8-1991 là tiếng chuông cáo chung đầu tiên cho sự sụp đổ của Liên bang Xôviết mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từng gọi đây là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ”. Và hai nhân vật đóng vai trò tối quan trọng tạo nên thảm họa này là “kiến trúc sư” cải tổ Mikhail Gorbachev và “Sa hoàng Nga thời hiện đại” Boris Yeltsin. Continue reading “Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm”

Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga

stalin

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, Stalin and Memory, Project Syndicate, 02/03/2003.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Oscar Wilde đã từng nói: “Bổn phận của chúng ta với lịch sử là viết lại nó”. Là một người Nga, tôi rất quen thuộc với việc viết lại lịch sử. Liên Xô đã dành ra cả một thế kỷ để sửa lại mụn trên mũi của Lênin, sửa lại số liệu thu hoạch nông nghiệp, và làm cho một Yuri Andropov bệnh tật[1] trông đỡ giống xác chết hơn. Nhưng đối với trường hợp của Stalin – người đã mất cách đây 50 năm -phần lớn chúng ta hiện nay viết lại lịch sử bằng cách giả vờ là một phần của nó chưa bao giờ xảy ra.

Đừng hiểu sai ý tôi: Stalin không hề biến mất như những người bị đưa đến trại lao động Gulag. Ông không hề bị xóa nhòa khỏi ký ức của chúng ta như cách mà Trotsky và Bukharin bị cắt ra khỏi những tấm ảnh gốc. Continue reading “Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga”

Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng

nikolai

Nếu có người đặt câu hỏi: Những yếu nhân cao cấp Nga nào từng đến Việt Nam, chắc chắn đa số người trả lời sẽ nêu tên Vladimir Putin và Dmitry Medvedev.

Có lẽ nhiều người không còn nhớ rằng trong thập niên 80, Mikhail Gorbachev cũng đã đến thăm Việt Nam, tuy lúc đó ông ta chưa phải là Tổng thống của Liên Xô mà mới là ủy viên Bộ Chính trị. Và ngay sau khi miền Bắc Việt Nam bắt đầu bị Mỹ ném bom, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Alexei Kosygin đã đến Hà Nội. Và cũng rất ít người hôm nay còn nhớ rằng, vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, có một nhân vật cao cấp đã đến thăm Việt Nam — đó là ông Kliment Voroshilov, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xô viết tối cao, nhân vật quyền lực thứ 3 ở Liên Xô thời đó. Continue reading “Chuyến du lịch Việt Nam của vị Nga Hoàng cuối cùng”

Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga

putin-erdogan

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Putin’s Turkish Delight”, Project Syndicate, 12/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hãy xem chừng Sa hoàng ngay cả với món quà trên tay. Đây có lẽ là lời khuyên cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan khi ông cố gắng tận dụng việc tái thiết lập quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin để tác động lên mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với phương Tây.

Nhìn từ bên ngoài, dường như cuộc gặp gỡ giữa Erdoğan và Putin tại St. Petersburg vừa qua là để hàn gắn quan hệ hai bên sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ một máy bay chiến đấu của Nga ở gần biên giới với Syria hồi năm ngoái. Nhưng đối với Điện Kremlin, chuyến thăm là cơ hội để thuyết phục Erdoğan “hướng Đông”; cùng với Nga, Trung Quốc và các nước Trung Á chia sẻ một loại “tình huynh đệ” dựa trên chế độ chuyên chế. Câu hỏi đặt ra là liệu Erdoğan thực sự sẽ chấp nhận đề nghị này hay không? Continue reading “Toan tính của Thổ Nhĩ Kỳ khi hòa giải với Nga”

Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?

PUTIN-TRUMP

Nguồn: Nina Khrusheva, “Does Putin really want a Trump presidency?”, Project Syndicate, 03/08/2016

Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các vụ bê bối thư điện tử đang gây bất lợi cho ứng viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ. Thứ nhất, bà Clinton từng bị phát hiện sử dụng một hệ thống máy chủ cá nhân trong công việc khi còn là Ngoại trưởng Mỹ, do đó Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã tiến hành điều tra và chỉ trích bà vì đã “quá bất cẩn.” Giờ đây những tin tặc mà Mỹ nhận định hiện đang làm việc cho Nga đã thông qua Wikileaks tiết lộ một loạt các email của Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ (DNC), trong đó đề cập tới việc các lãnh đạo của DNC ủng hộ bà Clinton trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng này. Ngoài ra, các tin tặc của Nga còn bị nghi ngờ đã xâm nhập vào các hệ thống máy tính được sử dụng để phục vụ các chiến dịch tranh cử của bà Clinton. Continue reading “Putin có thực sự muốn Trump làm Tổng thống?”

Đánh giá của Putin về Donald Trump

putintrump

Nguồn: Christopher Smart, “What Putin Sees in Trump”, Project Syndicate, 04/08/2016.

Người dịch: Nguyễn Thanh Mai | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Rất có thể khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ngắm nhìn những vì sao đêm và tưởng tượng về thế giới trong mơ của mình, ông sẽ mỉm cười khi nghĩ đến việc Donald Trump là Tổng thống Hoa Kỳ. Có lẽ ông thích ý tưởng rằng có một lãnh đạo người Mỹ tập trung vào luật lệ và trật tự trong nước hơn là việc xây dựng nền dân chủ ở nước ngoài. Có thể Putin thậm chí còn ngưỡng mộ phong cách lãnh đạo ngạo mạn của Trump, điều gợi nhắc rất nhiều đến phong cách của chính ông.

Tuy nhiên khi bừng tỉnh khỏi cơn mộng tưởng, Putin hiểu rằng nước Nga không thể nào được lợi nếu Trump thắng cử vào tháng 11. Đó là lí do vì sao không thể nào có một kế hoạch nghiêm túc từ phía Kremlin – dựa vào các công cụ của không gian mạng hoặc những phương tiện khác – nhằm giúp sắp đặt chuyện này. Continue reading “Đánh giá của Putin về Donald Trump”

Nước Nga ‘tiền phát-xít’ của Putin

russian_fascism

Nguồn: Vladislav Inozemtsev, “Russia’s Flirtation with Fascism”, Project Syndicate, 29/07/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những năm gần đây, các nhà làm chính sách phương Tây đã gặp nhiều khó khăn trong việc xếp loại hệ thống chính trị của Nga, đa phần họ dùng đến những thuật ngữ như “dân chủ phi tự do” hay “chủ nghĩa chuyên chế.”

Tuy nhiên, hệ thống của Nga nên được xếp vào dạng chế độ “tiền phát xít” (proto-fascist) – nhẹ nhàng hơn chế độ phát xít của các quốc gia châu Âu giai đoạn 1920 – 1930, nhưng vẫn sở hữu những yếu tố cốt lõi của những chế độ ấy. Những yếu tố này bao gồm cấu trúc kinh tế chính trị của Nga; sự lý tưởng hóa nhà nước như một nguồn thẩm quyền đạo đức; và dạng quan hệ quốc tế đặc thù của Nga. Continue reading “Nước Nga ‘tiền phát-xít’ của Putin”

Tại sao luật chống khủng bố mới của Nga gây tranh cãi?

52-Why Russia’s anti-terrorism laws are controversial

Nguồn:Why Russia’s anti-terrorism laws are controversial“, The Economist, ngày 20/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó dường như là một bước đi hợp lý: sau một hành động khủng bố bi thảm, một chính phủ thông qua các đạo luật chống khủng bố mới. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chính phủ được nhắc đến là Nga, nơi mà bất kỳ việc mở rộng nào đối với phạm vi quản lý của các cơ quan an ninh đều là nguyên nhân gây ra sự quan ngại, và các biện pháp, được biết đến với tên gọi “Đạo luật Yarovaya”, là hà khắc đến mức mà thậm chí các lực lượng thân thiện với Kremlin trong quốc hội cũng phải ngần ngại khi bỏ phiếu cho chúng. Các nhà hoạt động nhân quyền đã đưa ra báo động. Người tố cáo Cục An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA), Edward Snowden, vẫn đang lưu vong ở Moskva, gọi nó là “Đạo luật Đại Ca” (Big Brother Law). Và ngành công nghiệp viễn thông thuộc sở hữu nhà nước của Nga đã phàn nàn rằng đạo luật này có thể khiến các nhà cung cấp dịch vụ phá sản. Tuy nhiên, Vladimir Putin đã ký ban hành đạo luật vào tháng này, và các quy định sẽ có hiệu lực trong tuần này. Vậy điều gì đã làm cho Đạo luật Yarovaya gây nhiều tranh cãi đến vậy? Continue reading “Tại sao luật chống khủng bố mới của Nga gây tranh cãi?”

Những bài học từ thất bại của Perestroika

cccp

Nguồn: Gavril Popov, “The lessons of Perestroika, 20 years after”, Project Sydicate, 30/11/2005

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Hai mươi năm sau khi Mikhail Gorbachev phát động perestroika (cải tổ), nhiều người vẫn than vãn về tốc độ cải cách chậm chạp ở Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. Nhưng cải cách nhanh có thể xảy ra được không? Điều này không phải là một bất ngờ bởi vì quãng thời gian hỗn độn thời Gorbachev và Yeltsin nắm quyền đã làm nước Nga kiệt quệ. Vậy ai có thể đổi lỗi cho dân Nga vì tiến độ cải cách chậm chạp đó?

Nhưng nếu Nga muốn trở lại trên đôi chân của mình, thì cần phải có nhiều cải cách hơn nữa. Tuy nhiên, trước một chu kỳ cải cách mới, chúng ta phải hiểu rõ vài nguyên tắc cơ bản về năng lực chính trị của Nga. Continue reading “Những bài học từ thất bại của Perestroika”

Đừng nhượng bộ Putin!

putin-eu

Nguồn: Guy Verhofstadt, “Don’t Appease Putin”, Project Syndicate, 15/6/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cả Tổng thống Mỹ Barack Obama và Donald Trump, người nhiều khả năng sẽ là ứng viên Tổng thống của Đảng Cộng hòa thay thế Obama, đều chỉ trích các thành viên châu Âu của Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong những tháng gần đây vì không đáp ứng được các cam kết về chi tiêu quốc phòng. Họ đã có lý.

Thực tế Châu Âu đã thất bại trong việc đáp ứng thỏa thuận phòng thủ tập thể với Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia đồng minh Châu Âu của Mỹ đã có chi tiêu quốc phòng trung bình thấp hơn mức đã cam kết là 2% GDP, trong đó nhiều quốc gia thậm chí còn chi tiêu ít hơn mức này rất nhiều. Quan trọng hơn, các nước này đã không đạt được mục đích xây dựng một cộng đồng quốc phòng Châu Âu đích thực. Continue reading “Đừng nhượng bộ Putin!”