15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan

article-1324122-004442DD00000258-209_634x429

Nguồn:Soviets begin withdrawal from Afghanistan,” History.com (truy cập ngày 14/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 5 năm 1988, sau hơn tám năm can thiệp quân sự vào Afghanistan để hỗ trợ chính phủ thân cộng sản, Liên Xô bắt đầu rút quân. Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu cho sự chấm dứt của một giai đoạn dai dẳng, đẫm máu, và vô ích của Liên Xô trong việc chiếm đóng Afghanistan.

Tháng 12 năm 1979, quân đội Xô viết bắt đầu tiến quân vào Afghanistan trong một nỗ lực củng cố chính quyền cộng sản thân Liên Xô đang bị các lực lượng nổi dậy trong nước đe dọa. Chỉ trong một thời gian ngắn, hàng ngàn binh lính Nga và các cơ sở hạ tầng hỗ trợ đổ vào Afghanistan. Từ đó bắt đầu một cuộc xung đột quân sự dữ dội với quân nổi dậy Hồi giáo người Afghanistan vốn khinh bỉ chính quyền cộng sản và lực lượng Xô viết đang hỗ trợ nó. Trong suốt tám năm sau đó, hai bên liên tục chiến đấu giành quyền kiểm soát Afghanistan, và cả Liên Xô và quân nổi dậy đều không thể đạt được chiến thắng quyết định. Continue reading “15/05/1988: Liên Xô bắt đầu rút quân khỏi Afghanistan”

Tại sao bỏ phiếu là bắt buộc ở một số quốc gia?

polling-station

Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng

Bầu cử là một trong những cơ chế phổ biến nhất ở các nền dân chủ để người dân, thông qua những lá phiếu của họ, có thể bầu ra đại diện cho mình trong các vị trí lãnh đạo nhà nước. Ở hầu hết các nước trên thế giới, bầu cử là không bắt buộc. Người dân có thể chọn tham gia hoặc không tham gia bỏ phiếu.

Vì không bắt buộc nên tỉ lệ cử tri đi bầu ở mỗi quốc gia này là rất khác nhau. Chẳng hạn, trong cuộc Bầu cử Quốc hội Việt Nam lần thứ 13, diễn ra vào năm 2011, tỉ lệ cử tri đi bầu trên cả nước là 99,51%; thậm chí ở một số tỉnh, con số này còn lên tới 99,99%. Trong khi đó, trong cuộc Bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 57, diễn ra vào năm 2012, tỉ lệ này chỉ đạt 58,2%. Cuộc tổng tuyển cử của Vương quốc Anh năm 2015 diễn ra tuần trước có tỉ lệ cử tri đi bầu cao hơn khi 66,1% số cử tri đã đi bỏ phiếu. Continue reading “Tại sao bỏ phiếu là bắt buộc ở một số quốc gia?”

14/05/1955: Khối Hiệp ước Warszawa được thành lập

warsawpact

Nguồn:The Warsaw Pact is formed,” History.com (truy cập ngày 13/5/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 5 năm 1955, Liên Xô cùng bảy quốc gia vệ tinh của nó ở châu Âu đã ký một hiệp ước thành lập Khối Warszawa (Vác-sa-va), một tổ chức phòng thủ chung đưa Liên Xô trở thành chỉ huy lực lượng vũ trang của các nước thành viên.

Khối Warszawa được đặt tên theo nơi hiệp ước được ký là Warszawa, Ba Lan, bao gồm các nước thành viên là Liên Xô, Albania, Ba Lan, Romania, Hungary, Đông Đức, Tiệp Khắc, và Bulgaria. Hiệp ước kêu gọi các quốc gia thành viên cùng bảo vệ bất cứ thành viên nào bị một lực lượng bên ngoài tấn công và thiết lập một khối quân sự thống nhất dưới sự chỉ huy của Nguyên soái Ivan Stepanovich Koniev của Liên Xô. Lời dẫn nhập hiệp ước thành lập Khối Warszawa đã chỉ ra lý do tồn tại của nó. Continue reading “14/05/1955: Khối Hiệp ước Warszawa được thành lập”

Tại sao vũ khí khí đốt của Putin đã hết thời?

RUSSIA GAS LINK

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Europe Versus Gazprom,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều năm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lợi dụng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn khí tự nhiên của đất nước mình như một vũ khí chính sách đối ngoại mà không sợ bị Liên minh châu Âu (EU) thách thức. Nhưng giờ thì đã khác. Với việc EU bắt đầu vụ kiện chống độc quyền (antitrust) chống lại Tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga, châu Âu đã gửi một tín hiệu rõ ràng rằng sự hung hăng của Putin không còn đáng sợ như trước đây nữa.

Thông điệp từ các ủy viên của Ủy ban châu Âu về Cạnh tranh – rằng các quy luật thị trường áp dụng cho tất cả mọi người – cũng đã bị Putin phớt lờ trong nhiều năm qua. Sự tin tưởng vào các phương tiện kinh tế và pháp lý để đạt được các mục tiêu chính trị từ lâu đã là một đặc điểm trong sự cai trị của Putin. Cách đây hơn một thập niên, Điện Kremlin đã sung công Tập đoàn Dầu khí Yukos, khi đó chiếm 20% sản lượng của Nga, và bỏ tù người sáng lập tập đoàn là ông Mikhail Khodorkovsky trong 10 năm vì tội trốn thuế bị dàn dựng sau khi ông dám phản đối Putin. Continue reading “Tại sao vũ khí khí đốt của Putin đã hết thời?”

13/05/1981: Giáo hoàng John Paul II bị ám sát hụt

pope-1024_179693k

Nguồn:Pope John Paul II is shot,” History.com (truy cập này 12/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 13 tháng 5 năm 1981, Đức Giáo hoàng John Paul (Gioan Phaolô) II bị bắn trọng thương trên Quảng trường Thánh Peter (Phêrô) ở Roma, Ý. Tên khủng bố người Thổ Nhĩ Kỳ Mehmet Ali Ağca, đang chạy trốn sau khi bị kết án trong một vụ giết người trước đó, đã xả súng về phía nhà lãnh đạo tôn giáo, hai trong số loạt đạn đó đã làm bị thương một số du khách đứng gần. Ağca bị bắt giữ ngay lập tức.

Ağca khai nhận hắn đã lên kế hoạch ám sát nhà vua nước Anh, nhưng không thể vì nước Anh chỉ có Nữ hoàng mà “người Thổ Nhĩ Kỳ thì không bắn phụ nữ.” Hắn cũng khai nhận hắn có quan hệ với người Palestine, dù Tổ chức Giải phóng Palestine PLO đã nhanh chóng phủ nhận mọi sự liên quan. Các thám tử tin rằng lời thú tội của Ağca đã được sắp đặt để đánh lạc hướng phía điều tra. Continue reading “13/05/1981: Giáo hoàng John Paul II bị ám sát hụt”

12/05/1975: Khmer Đỏ bắt giữ tàu Mayaguez của Mỹ

4_Marines_board_the_Mayaguez

Nguồn:American ship Mayaguez seized,” History.com (truy cập ngày 11/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 12 tháng 5 năm 1975, tàu chở hàng Mayaguez của Hoa Kỳ đã bị các lực lượng cộng sản ở Campuchia bắt giữ, trở thành một sự kiện quốc tế. Phản ứng của Mỹ sau vụ việc cho thấy những vết thương của Chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp tục hằn sâu.

Chiều 12 tháng 5, tàu chở hàng Mayaguez cùng 39 thủy thủ đoàn bị một chiếc tàu chiến (thuộc loại PCF) của hải quân Campuchia bắt giữ. Campuchia khi đó đã rơi vào tay lực lượng nổi dậy cộng sản là Khơme Đỏ từ tháng 4 năm 1973. Chính quyền Campuchia đã bắt giam các thủy thủ đoàn của Mỹ trong khi chờ đợi một cuộc điều tra về con tàu và tại sao nó lại đi vào vùng lãnh hải mà Campuchia tuyên bố chủ quyền. Phía Mỹ phản ứng rất nhanh chóng. Tổng thống Gerald Ford gọi hành động bắt giữ tàu chở hàng của Campuchia là “cướp biển” và hứa sẽ nhanh chóng hành động để giải cứu những người Mỹ bị bắt. Continue reading “12/05/1975: Khmer Đỏ bắt giữ tàu Mayaguez của Mỹ”

Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?

Spiegel-cover2

Nguồn: Bernard-Henri Lévy, “In Defense of Angela Merkel,” Project Syndicate, 02/04/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Tại sao nhiều người châu Âu gọi Đức là “Đệ tứ đế chế”?

Việc trang bìa gần đây của tuần báo Der Spiegel đăng tải hình ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel trước tòa thành cổ Acropolis với những sĩ quan Đức Quốc xã đứng xung quanh đã giúp thể hiện một điều quan trọng: cuối cùng thì vấn đề phong trào bài Đức (Germanophobia) ở châu Âu đã được bộc lộ theo một cách không thể tránh khỏi.

Sự lăng mạ nước Đức đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Những cuộc biểu tình tại đảo Síp vào tháng 3 năm 2013 đi kèm những băng rôn mang hình ảnh châm biếm bà Merkel được hóa trang giống như Adolf Hitler. Cùng thời điểm đó tại Valencia, Tây Ban Nha, nhân lễ hội Falles hàng năm, bà Merkel trong hình nộm một bà hiệu trưởng ghê gớm đang thuyết giảng cho người đứng đầu Chính phủ Tây Ban Nha và các Bộ trưởng của ông về “Mười điều răn của Angela – Kẻ hủy diệt.” Hình nộm đó cuối cùng đã bị đốt cháy trong ngọn lửa ăn mừng Thánh Joseph. Continue reading “Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?”

11/05/1988: Điệp viên hai mang Kim Philby qua đời

PD*33643562

Nguồn:Kim Philby dies,” History.com (truy cập ngày 10/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 11 tháng 5 năm 1988, Kim Philby, cựu sĩ quan của Cục tình báo mật Anh Quốc (MI6) và là gián điệp hai mang của Liên Xô, qua đời tại Moskva ở tuổi 76. Philby có lẽ là một trong những người nổi tiếng nhất trong nhóm quan chức chính phủ Anh từng làm điệp viên cho Nga từ những năm 1930 đến những năm 1950.

Philby xuất thân từ một giai tầng có địa vị và được kính trọng trong xã hội Anh. Ông theo học Trường Trinity College thuộc Đại học Cambridge hồi đầu những năm 1930, và dần theo đuổi sự nghiệp chính trị cấp tiến. Năm 1934, ông tới Vienna, nơi ông gặp và cưới, rồi nhanh chóng ly dị, với một người phụ nữ trẻ là thành viên của Đảng Cộng sản Áo. Sau này Philby thừa nhận chính phủ Liên Xô đã tuyển dụng ông làm gián điệp cho họ ở Vương quốc Anh trong thời gian này. Continue reading “11/05/1988: Điệp viên hai mang Kim Philby qua đời”

Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?

image

Nguồn: Christian Neef, “Fortress of Nationalism: Russia Is Losing Its Political Morals,” Spiegel Online, 31/3/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ sát hại chính trị gia đối lập Boris Nemtsov cho thấy nước Nga đã trở nên xuống cấp về mặt đạo đức. Đất nước này đang biến thành một pháo đài dân tộc chủ nghĩa và những người nắm quyền sẵn sàng phớt lờ những tác động nguy hiểm tiềm tàng.

Trong vòng bốn tuần đã có hai sự kiện diễn ra ở Nga mà thoạt nhìn có vẻ như không có liên hệ với nhau. Nhưng nếu nhìn kỹ thì chúng lại có liên quan chặt chẽ. Sự kiện đầu tiên là cái chết của chính trị gia đối lập Boris Nemtsov; và sự kiện thứ hai là cuộc họp của Diễn đàn Bảo thủ Nga cách đây một tuần vào ngày chủ nhật tại thành phố St. Petersburg. Cả hai sự việc – vụ giết người trắng trợn ngay bên ngoài điện Kremlin và nỗ lực để tạo ra một phong trào Quốc tế dân tộc chủ nghĩa trên đất Nga – đều chứng minh một điều: Nga đã trở nên bất ổn cả về chính trị lẫn đạo đức. Continue reading “Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?”

10/05/1990: Trung Quốc trả tự do cho người biểu tình Thiên An Môn

Tiananmen-protests-1989-A-012

Nguồn:China releases Tiananmen Square prisoners,” History.com (truy cập ngày 09/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1990, chính phủ Trung Quốc tuyên bố họ đã thả tự do 211 người bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình lớn được tổ chức tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hồi tháng 6 năm 1989. Hầu hết các nhà quan sát xem việc thả tự do những người bị bắt này là một nỗ lực của chính quyền cộng sản Trung Quốc nhằm làm dịu bớt những chỉ trích của dư luận mà họ nhận được sau cuộc đàn áp tàn bạo với những người biểu tình.

Đầu năm 1989, các cuộc biểu tình ôn hòa (phần lớn của sinh viên) được tổ chức tại một số thành phố của Trung Quốc, kêu gọi dân chủ hơn và chính phủ bớt kiểm soát nền kinh tế. Tháng 4 năm đó, hàng ngàn sinh viên đã diễu hành qua Bắc Kinh. Đến tháng 5, số người biểu tình đã lên tới một triệu người. Ngày 3 tháng 6, chính phủ điều động quân đội đến để đàn áp các cuộc biểu tình. Trong tình trạng bạo lực tiếp diễn sau đó, hàng ngàn người biểu tình đã thiệt mạng và nhiều người bị bắt giữ. Continue reading “10/05/1990: Trung Quốc trả tự do cho người biểu tình Thiên An Môn”

09/05/1997: Cựu tù binh chiến tranh được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam

 

_66535562_51432310

Nguồn:Former POW is ambassador to Vietnam,” History.com (truy cập ngày 08/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1997, 22 năm và 10 ngày sau khi Sài Gòn sụp đổ, cựu Dân biểu Florida Douglas “Pete” Peterson trở thành đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ ở Việt Nam sau khi Graham Martin được di tản khỏi đất nước này cuối tháng 4 năm 1975 bằng trực thăng. Peterson là phi công của Không quân Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam và từng bị giam giữ trong 6 năm rưỡi ở Hỏa Lò sau khi máy bay của ông bị bắn rơi gần Hà Nội năm 1966. Ba mươi mốt năm sau đó, Peterson trở lại Hà Nội với một nhiệm vụ mới, trình quốc thư lên chính quyền cộng sản ở thủ đô Việt Nam vào ngày mùng 9 tháng 5 năm 1997.

Việt Nam bắt đầu bình thường hóa quan hệ với kẻ thù cũ là Mỹ từ năm 1994, khi cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại trong suốt 19 năm đối với Việt Nam, với lý do là chính quyền cộng sản của Việt Nam đã hợp tác trong việc xác định vị trí của 2.238 lính Mỹ được coi là mất tích trong chiến tranh Việt Nam. Continue reading “09/05/1997: Cựu tù binh chiến tranh được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ ở Việt Nam”

08/05/1945: Ngày chiến thắng ở châu Âu

History-puff0_2169869b

Nguồn:Victory in Europe,” History.com (truy cập ngày 07/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, cả Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đã kỷ niệm Ngày chiến thắng ở châu Âu. Các thành phố của hai nước, cũng như các thành phố bị chiếm đóng trước đó ở châu Âu, đã giương cờ và biểu ngữ, hân hoan chào mừng sự thất bại của bộ máy chiến tranh của Đức Quốc xã.

Ngày mùng 8 tháng 5 là ngày mà quân đội Đức trên khắp châu Âu cuối cùng cũng phải đầu hàng: Ở Praha, Đức đầu hàng trước quân đội Liên Xô, sau khi Liên Xô đã mất hơn tám ngàn binh sĩ của họ ở đây, và con số của người Đức còn nhiều hơn thế nữa; ở Copenhagen và Oslo; ở Karlshorst, gần Berlin; ở miền Bắc Latvia; ở đảo Sark nằm trong Eo biển Anh (Eo biển Măng-sơ) – sự đầu hàng của người Đức được hiện thực hóa bằng một thỏa thuận ngừng bắn vĩnh viễn. Nhiều văn kiện đầu hàng khác cũng được ký tại Berlin và Đông Đức. Continue reading “08/05/1945: Ngày chiến thắng ở châu Âu”

07/05/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ

182

Nguồn:French defeated at Dien Bien Phu,” History.com (truy cập ngày 06/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 7 tháng 5 năm 1954, ở Tây Bắc Việt Nam, các lực lượng Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã đánh bại thành trì của Pháp ở Điện Biên Phủ sau 57 ngày bao vây. Chiến thắng của Việt Minh ở Điện Biên Phủ đánh dấu sự kết thúc ảnh hưởng của thực dân Pháp ở Đông Dương và mở đường cho sự chia cắt Việt Nam dọc theo vĩ tuyến 17 tại Hội nghị Genève.

Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, ít lâu sau khi Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện trong Thế chiến II, nhà lãnh đạo cộng sản Hồ Chí Minh đã tuyên bố khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với hi vọng ngăn chặn người Pháp tái chiếm thuộc địa cũ của họ. Năm 1946, Hồ Chí Minh miễn cưỡng chấp nhận một đề nghị của Pháp, theo đó Việt Nam được tồn tại như một nhà nước tự trị trong khối Liên hiệp Pháp, nhưng chiến tranh đã nổ ra khi người Pháp cố gắng thiết lập lại chế độ thực dân ở Đông Dương. Bắt đầu từ năm 1949, Việt Minh đã tiến hành chiến tranh du kích ngày một hiệu quả để chống lại Pháp với sự hỗ trợ quân sự và kinh tế từ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa mới thành lập. Pháp nhận được nhiều viện trợ quân sự từ Hoa Kỳ. Continue reading “07/05/1954: Chiến thắng Điện Biên Phủ”

Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?

Supporters at political rally with patriotic ribbon and Vote pin

Nguồn: Harold James, “Democracy Versus Growth?Project Syndicate, 24/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn hiện nay của châu Âu đã khơi lại cuộc tranh luận cũ về việc hình thức chính phủ nào sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn. Các chế độ chuyên chế, với khả năng ép buộc tiến hành những lựa chọn không phổ biến, liệu có hiệu quả hơn trong việc tạo ra tăng trưởng? Hay dân chủ tự do, với cơ chế kiểm soát và đối trọng, sẽ mang lại sự thịnh vượng vật chất lớn hơn?

Trong cuộc tranh luận này, các bằng chứng hỗ trợ dường như đã dao động từ bên này sang bên kia trong những thập niên gần đây. Trong những năm 1980, hoạt động kinh tế ở Chi-lê, dưới chế độ độc tài của Tướng Augusto Pinochet, và ở Singapore, dưới một chế độ ôn hòa hơn nhưng vẫn là chuyên chế của Lý Quang Diệu, là rất ấn tượng. Trong khi đó, các nước dân chủ của thế giới công nghiệp lại đang phải vật lộn với suy thoái và trì trệ. Continue reading “Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?”

06/05/1992: Gorbachev đánh giá lại Chiến tranh Lạnh

Nguồn:Gorbachev reviews the Cold War,” History.com (truy cập ngày 05/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1992, trong một sự kiện đậm chất biểu tượng, cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã đánh giá lại Chiến tranh Lạnh trong một bài phát biểu tại trường Westminster College ở Fulton, Missouri – nơi Winston Churchill đưa ra bài phát biểu “Bức màn sắt” 46 năm trước đó. Xen lẫn những lời ca ngợi dành cho sự chấm dứt của Chiến tranh Lanh là những chỉ trích sắc bén nhằm vào chính sách Mỹ.

Năm 1946, Winston Churchill, cựu Thủ tướng Vương quốc Anh, đã phát biểu tại trường Westminster College và đặt ra một vấn đề mà nhiều sử gia sau này đã coi là màn mở đầu cho Chiến tranh Lạnh. Tuyên bố rằng một “bức màn sắt” đã phủ trên khắp Đông Âu, Churchill kêu gọi cả Vương quốc Anh lẫn Mỹ kiềm chế sự xâm lược của Liên Xô. 46 năm sau đó, Liên Xô đã sụp đổ và Mikhail Gorbachev, người từ chức Tổng thống Liên Xô từ tháng 12 năm 1991, đứng trên cùng một khuôn viên trường đại học để đánh giá lại cuộc Chiến tranh Lạnh. Continue reading “06/05/1992: Gorbachev đánh giá lại Chiến tranh Lạnh”

Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?

0007f675-642

Nguồn: Kemal Derviş, “Can Trade Agreements Stop Currency Manipulation?Project Syndicate, 17/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không thể phủ nhận rằng giữa thương mại và tỉ giá hối đoái có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng liệu điều đó có nghĩa là các hiệp định thương mại quốc tế nên bao gồm các quy định điều chỉnh các chính sách quốc gia có ảnh hưởng đến giá trị tiền tệ hay không?

Một số nhà kinh tế chắc hẳn đã nghĩ vậy. Chẳng hạn như Simon Johnson gần đây đã lập luận rằng các thỏa thuận siêu khu vực như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) nên được sử dụng để ngăn cản các nước can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm ngăn tỉ giá hối đoái tăng cao; Fred Bergsten cũng đưa ra một lập luận tương tự. Tuy nhiên, Bộ Tài chính Mỹ và Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) tiếp tục lập luận rằng nên tách biệt các vấn đề kinh tế vĩ mô với các cuộc đàm phán thương mại. Continue reading “Các hiệp định thương mại có thể chấm dứt thao túng tiền tệ không?”

Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cùng đường?

130525225704-chinese-dream-tease-story-top

Nguồn: Youwei, “The End of Reform in China: Authoritarian Adaptation Hits a Wall,” Foreign Affairs, May/June 2015 Issue.

Biên dịch: Trần Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ lúc bắt đầu công cuộc cải cách hậu Mao từ cuối thập niên 1970, chính quyền cộng sản ở Trung Quốc đã nhiều lần đảo ngược thành công những tiên đoán về sự sụp đổ của nó. Chìa khóa cho sự thành công đó nằm ở chủ trương mà người ta có thể gọi là “sự thích nghi của chế độ chuyên chế” (“authoritarian adaptation”) – tức việc sử dụng các chính sách cải cách nhằm thay thế một sự thay đổi thể chế cơ bản. Dưới thời Đặng Tiểu Bình, điều đó có nghĩa là cải cách nông nghiệp và cởi trói cho kinh tế tư nhân. Dưới thời Giang Trạch Dân, đó là việc nền kinh tế Trung Quốc chính thức tiếp cận một nền kinh tế thị trường, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, và tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Dưới thời Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là cải cách an sinh xã hội. Nhiều người tiếp tục kỳ vọng vào một đợt cải cách sâu rộng tiếp theo dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình – nhưng họ có thể sẽ phải thất vọng. Continue reading “Công cuộc cải cách ở Trung Quốc đã cùng đường?”

05/05/1955: Tây Đức giành chủ quyền toàn vẹn

berlin-wall

Nguồn:Allies end occupation of West Germany,” History.com (truy cập ngày 04/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1955, Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức) trở thành một quốc gia có chủ quyền khi Mỹ, Pháp, và Anh chấm dứt sự chiếm đóng quân sự của họ vốn bắt đầu từ năm 1945. Với động thái này, Tây Đức có quyền tái vũ trang và trở thành một thành viên đầy đủ của liên minh phương Tây chống lại Liên Xô.

Năm 1945, Mỹ, Anh, và Pháp đã giành quyền chiếm đóng phần lãnh thổ phía Tây của Đức (cũng như nửa Tây của Berlin, nằm ở miền Đông nước Đức). Liên Xô chiếm đóng Đông Đức và nửa Đông Berlin. Khi những căng thẳng Chiến tranh Lạnh bắt đầu gia tăng giữa các cường quốc phương Tây và Liên Xô, tình hình ngày càng trở nên rõ ràng rằng Đức sẽ không được thống nhất. Continue reading “05/05/1955: Tây Đức giành chủ quyền toàn vẹn”

Thách thức từ sự suy thoái của Nga

economist-Putin-cover

Nguồn: Joseph S. Nye , “The Challenge of Russia’s Decline,” Project Syndicate, 14/04/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi châu Âu đang còn tranh cãi xem liệu có nên duy trì các biện pháp trừng phạt của họ đối với Nga hay không, chính sách xâm lược của Điện Kremlin đối với Ukraine vẫn tiếp tục không suy giảm. Nga đang ở trong cơn suy thoái dài hạn, nhưng nó vẫn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế đối với trật tự quốc tế ở châu Âu và xa hơn nữa. Quả thực, sự suy thoái của Nga có thể khiến nó thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Chắc chắn, những gì đang xảy ra ở Ukraine là sự xâm lược của Nga. Trò giả vờ của Tổng thống Vladimir Putin rằng quân đội Nga đã không tham gia vào cuộc chiến mới đây đã bị bại lộ khi một binh sĩ Nga ở Donetsk xác nhận với Đài BBC Nga ngữ rằng họ đang đóng vai trò quyết định trong những bước tiến của quân nổi loạn. Anh ta thuật lại rằng các sĩ quan Nga đã trực tiếp chỉ huy các hoạt động quân sự lớn ở miền Đông Ukraine, trong đó có cuộc bao vây và chiếm giữ trung tâm giao thông quan trọng của thành phố Debaltseve hồi tháng 2. Continue reading “Thách thức từ sự suy thoái của Nga”

04/05/1994: Israel và Palestine ký Thỏa thuận Gaza-Jericho

OsloAccords

Nguồn:Rabin and Arafat sign accord for Palestinian self-rule,” History.com (truy cập ngày 03/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 4 tháng 5 năm 1994, Thủ tướng Israel Yitzhak Rabin và Chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) Yasir Arafat đã đạt được thỏa thuận ở Cairo cho giai đoạn đầu tiên của quyền tự trị của người Palestine.

Thỏa thuận này tiếp nối Hiệp định Oslo, được ký ở Washington, D.C. vào ngày 13 tháng 9 năm 1993. Đây là thỏa thuận trực tiếp, mặt đối mặt đầu tiên giữa Israel và Palestine và nó thừa nhận quyền tồn tại của Israel. Nó cũng được thiết kế với vai trò là một khuôn khổ cho các mối quan hệ giữa hai bên trong tương lai. Continue reading “04/05/1994: Israel và Palestine ký Thỏa thuận Gaza-Jericho”