Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?

11Election-2015

Nguồn:How British elections work,” The Economist, 12/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày mùng 7 tháng 5 sắp tới, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland sẽ tiến hành tổng tuyển cử để bầu ra chính phủ mới. Đất nước này có một trong những hệ thống bầu cử lâu đời nhất trên thế giới, đã tồn tại và dần phát triển qua nhiều thế kỷ. Nhưng ngày nay nó diễn ra như thế nào?

Vương quốc Anh là nước quân chủ lập hiến, vì vậy cử tri sẽ chỉ đi bỏ phiếu để bầu ra nghị sĩ của địa phương mình thay vì bầu trực tiếp ra người đứng đầu nhà nước (chẳng hạn như Tổng thống ở Hoa Kỳ). Thủ tướng mới là người có khả năng chỉ huy đa số nghị sĩ ở Hạ viện và sau đó sẽ được bổ nhiệm bởi nguyên thủ quốc gia không qua bầu cử là Nữ hoàng Elizabeth. Continue reading “Bầu cử ở Vương quốc Anh diễn ra như thế nào?”

Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6

Nguồn: John Lukacs, “Monster Together,” The New York Review of Books, 4/2015.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong kho văn liệu khổng lồ về Stalin và Hitler trong suốt thời Thế chiến II, có rất ít điều được nói về mối quan hệ đồng minh của họ trong 22 tháng. Đó không chỉ là một chương lạ thường trong lịch sử cuộc chiến, mà ý nghĩa của nó xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn lâu nay.

Có hai yếu tố liên quan đến sự thờ ơ này. Một là sau khi Hitler quyết định xâm chiếm Nga mà thực hiện không thành, Stalin nổi lên như một trong những kẻ chiến thắng uy quyền của Thế chiến II. Yếu tố còn lại là việc các Thế lực phương Tây không mấy lưu tâm đến Đông Âu. Tuy vậy cuộc chiến nổ ra vào năm 1939 lại là do Đông Âu, kết quả của quyết định của người Anh (và Pháp) trong việc chống lại việc Đức chinh phục Ba Lan. Cơn địa chấn chính trị của Hiệp ước Xô-Đức vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, chín ngày trước khi nổ ra cuộc chiến vào ngày 1 tháng 9, đã không ngăn được Anh và Pháp tuyên bố chiến tranh chống lại Đức vì đã xâm lược Ba Lan. Đây là một trong số ít – rất ít – những quyết định có ích cho họ vào thời điểm đó. Việc họ miễn cưỡng không muốn tiến hành nghiêm túc cuộc chiến chống Đức trong nhiều tháng tiếp theo lại là một câu chuyện khác. Continue reading “Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?”

03/05/1946: Tòa án Tội ác Chiến tranh Tokyo bắt đầu xét xử

kemp1

Nguồn:Japanese war crimes trial begins,” History.com (truy cập ngày 02/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 3 tháng 5 năm 1946, ở Tokyo, Nhật Bản, Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông bắt đầu xét xử 28 quan chức chính phủ và sĩ quan quân đội Nhật Bản bị cáo buộc phạm các tội ác chiến tranh và chống lại loài người trong Thế chiến II.

Phiên tòa kéo dài đến ngày 4 tháng 11 năm 1948, kết quả là 25 trên 28 bị cáo bị tuyên là có tội. Hai trong số ba bị cáo còn lại đã chết trong thời gian phiên tòa diễn ra, một người còn lại được tuyên bố là mất trí. Ngày 12 tháng 11 cùng năm, Tòa án Tội ác Chiến tranh Tokyo thông qua án tử hình đối với 7 người, trong đó có Đại tướng Tōjō Hideki, Thủ tướng Nhật Bản trong thời gian chiến tranh, và một số quan chức cấp cao khác, trong đó có Đại tướng Matsui Iwane, người tổ chức vụ Thảm sát Nam Kinh, và Kimura Heitarō, người tiến hành bạo hành tù binh chiến tranh của quân đội Đồng Minh. 16 người khác bị kết án tù chung thân, 2 người còn lại cũng phải chịu án tù. Ngày 23 tháng 12 năm 1948, Tōjō và 6 người khác bị hành quyết (bằng cách treo cổ) tại Tokyo. Continue reading “03/05/1946: Tòa án Tội ác Chiến tranh Tokyo bắt đầu xét xử”

02/05/2011: Osama bin Laden bị tiêu diệt

t1larg.bin.laden.meeting.gi

Nguồn:Osama bin Laden killed by U.S. forces,” History.com (truy cập ngày 01/05/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2011, Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ tấn công khủng bố nhằm vào Hoa Kỳ hôm 11 tháng 9 năm 2001, bị lực lượng quân đội Mỹ tiêu diệt trong một cuộc đột kích vào khu ẩn náu của ông ta ở Pakistan. Nhà lãnh đạo 54 tuổi khét tiếng của Al Qaeda, một mạng lưới khủng bố gồm những kẻ Hồi giáo cực đoan, là mục tiêu của một cuộc săn lùng trên quy mô toàn cầu kéo dài gần một thập niên.

Cuộc đột kích bắt đầu vào khoảng 1 giờ sáng giờ địa phương, khi 23 lính đặc nhiệm hải quân Hoa Kỳ (U.S. Navy SEALs) trong hai chiếc trực thăng Black Hawk đổ bộ xuống khu phức hợp ở Abbottabad, một trung tâm du lịch và quân sự ở phía Bắc thủ đô Islamabad của Pakistan. Một trong hai chiếc trực thăng đã rơi trong khi hạ cánh nhưng không có ai bị thương. Continue reading “02/05/2011: Osama bin Laden bị tiêu diệt”

Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?

grexit

Nguồn: Anders Borg, “Why Europe Needs to Save Greece,” Project Syndicate, 12/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vấn đề căn bản ẩn sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp là một vấn đề của bản thân Hy Lạp: tâm lý không sẵn sàng hiện đại hóa đất nước đã ăn sâu. Hy Lạp từng bị Đế chế Ottoman thống trị trong một thời gian dài. Mạng lưới chính trị và kinh tế già cỗi lâu năm của nó đang mục ruỗng tận gốc. Cơ chế trọng dụng nhân tài vẫn chưa xuất hiện. Ngay cả niềm tin vào các thể chế nhà nước cũng đang xói mòn, và một tâm lý ỷ lại, lệ thuộc đã nảy sinh.

Người ta có thể lập luận rằng những người dân Hy Lạp không đáng được giúp đỡ. Nhưng việc khai trừ Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng không phải là giải pháp tốt nhất cho cả nước này lẫn Liên minh châu Âu (EU). Dù Hy Lạp có xứng đáng được cứu trợ hay không thì EU cũng nên làm điều này vì lợi ích của chính họ. Continue reading “Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?”

30/04/1945: Adolf Hitler tự sát

article-0-00550F6A00000258-395_634x433

Nguồn:Adolf Hitler commits suicide,” History.com (truy cập ngày 29/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, trong lúc ẩn náu dưới một boong ke trong trụ sở của mình ở Berlin, Adolf Hitler đã tự tử bằng cách nuốt một viên nang xyanua và tự bắn vào đầu mình. Ít lâu sau đó, Đức đầu hàng vô điều kiện trước các lực lượng Đồng Minh, chấm dứt giấc mơ của Hitler về một Đế chế “1.000 năm.”

Ít nhất từ năm 1943, áp lực của quân đội Đồng Minh đè nặng lên Đức Quốc xã ngày một lớn. Tháng 2 năm đó, Tập đoàn quân số 6 của Đức Quốc xã, lấn sâu vào lãnh thổ Liên Xô, đã bị tiêu diệt trong trận đánh ở Stalingrad, và hi vọng của người Đức cho một cuộc tấn công kéo dài trên cả hai mặt trận đã tiêu tan. Sau đó, tháng 6 năm 1944, quân Đồng Minh phương Tây đã đổ bộ vào Normandy, Pháp, và bắt đầu đẩy quân Đức lùi về Berlin một cách có hệ thống. Đến tháng 7 năm 1944, nhiều sĩ quan chỉ huy của quân đội Đức đã nhận ra sự thất bại không thể tránh khỏi và âm mưu lật đổ Hitler để có thể đàm phán hòa bình thuận lợi hơn. Nhưng những nỗ lực ám sát Hitler đều thất bại, và để trả thù, Hitler đã cho hành quyết hơn 4.000 đồng bào của mình. Continue reading “30/04/1945: Adolf Hitler tự sát”

Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông

060508-N-4166B-030

Nguồn: Richard Javad Heydarian & Truong-Minh Vu, “South China Sea: Time for US-ASEAN Maritime Cooperation,” RSIS Commentary No. 094, 20/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng | Hiệu đính: Trương Minh Huy Vũ

Những hoạt động xây dựng gấp rút của Trung Quốc trên Biển Đông đã tăng cường hơn nữa các tranh chấp hàng hải đang diễn ra giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines và Việt Nam. Không chỉ làm phức tạp thêm bản chất của các tranh chấp đang diễn ra gây phương hại tới các quốc gia khác cũng có tuyên bố chủ quyền, các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc trên Biển Đông còn báo hiệu cho sự hung hăng ngày càng tăng về mặt quân sự của nước này, khi mà Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang hướng tới “phòng thủ ngoại vi” và củng cố chiều sâu chiến lược của nó trong khu vực. Continue reading “Đã đến lúc hợp tác hàng hải Mỹ-ASEAN trên Biển Đông”

29/04/1975: Chiến dịch di tản ‘Gió lốc’ của quân đội Mỹ bắt đầu

640px-Saigon-hubert-van-es

Nguồn:Operation Frequent Wind begins,” History.com (truy cập ngày 28/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1975, Chiến dịch Gió lốc (Operation Frequent Wind), cuộc di tản lớn nhất bằng trực thăng trong lịch sử, bắt đầu được tiến hành để di dời những người Mỹ cuối cùng khỏi Sài Gòn.

Quân đội miền Bắc Việt Nam đã bắt đầu phát động cuộc tấn công cuối cùng của họ từ tháng 3 năm 1975, và các lực lượng quân đội miền Nam Việt Nam đã phải rút lui trước những bước tiến nhanh chóng của quân đội miền Bắc, liên tục thất thủ tại Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, và Xuân Lộc.

Khi quân đội miền Bắc Việt Nam bắt đầu tấn công vùng ngoại ô Sài Gòn, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Cộng Hòa Graham Martin đã ra lệnh mở chiến dịch Gió lốc. Continue reading “29/04/1975: Chiến dịch di tản ‘Gió lốc’ của quân đội Mỹ bắt đầu”

28/04/1977: Phiên tòa xét xử Phái Hồng quân kết thúc

2268

Nguồn:Red Army Faction trial ends,” History.com (truy cập ngày 27/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1977, ở Stuttgart, Tây Đức, phiên tòa dài ngày xét xử các nhà lãnh đạo tổ chức khủng bố Băng đảng Baader-Meinhof, hay còn gọi là Phái Hồng quân (Red Army Faction – RAF), kết thúc với việc Andreas Baader, Gudrun Ensslin, và Jan-Carl Raspe bị kết tội giết 4 người và mưu sát 30 người khác. Các bị cáo đều phải lãnh án tù chung thân, hình phạt nặng nề nhất của Đức.

Phái Hồng quân được thành lập bởi những nhà cách mạng cực tả Andreas Baader và Ulrike Meinhof năm 1968. Ủng hộ cuộc cách mạng cộng sản ở Tây Đức, Phái Hồng quân đã sử dụng chiến thuật khủng bố để chống các nhà lãnh đạo chính phủ, quân đội, và doanh nghiệp, trong nỗ lực lật đổ chủ nghĩa tư bản tại quê hương của mình. Baader bị tống giam năm 1970 nhưng sau đó trốn thoát, còn Meinhof bị bắt năm 1972. Năm 1976, Baader bị bắt trở lại, Meinhof treo cổ tự tử trong buồng giam. Continue reading “28/04/1977: Phiên tòa xét xử Phái Hồng quân kết thúc”

27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên

130625122348-mandela-carousel-use-only-horizontal-gallery

Nguồn:South Africa holds first multiracial elections,” History.com (truy cập ngày 26/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1994, hơn 22 triệu người dân Nam Phi đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội đa sắc tộc lần đầu tiên ở đất nước này. Đại đa số đã chọn lãnh đạo chống phân biệt chủng tộc Nelson Mandela làm người đứng đầu chính phủ liên minh mới bao gồm Đại hội Dân tộc Phi (ANC) của Mandela, Đảng Quốc gia của cựu Tổng thống Frederik Willem de Klerk, và Đảng Tự do Inkatha (IFP) của lãnh đạo tộc người Zulu Mangosuthu Buthelezi. Tháng 5, Mandela được tấn phong làm tổng thống, trở thành vị nguyên thủ quốc gia da màu đầu tiên của Nam Phi. Continue reading “27/04/1994: Nam Phi tổ chức cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên”

26/04/1954: Khai mạc Hội nghị Genève

Dien_Bien_Phu_7514_23

Nguồn:Genève Conference begins,” History.com (truy cập ngày 25/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nỗ lực giải quyết một số vấn đề ở châu Á, trong đó có cuộc chiến giữa người Pháp và Việt Nam ở bán đảo Đông Dương, đại diện của nhiều nước trên thế giới đã nhóm họp tại Genève, Thụy Sĩ. Hội nghị này đánh dấu một bước ngoặt trong sự dính líu của Hoa Kỳ vào Việt Nam.

Đại diện các nước Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, và Anh đã gặp nhau vào tháng 4 năm 1954 để cố gắng giải quyết một số vấn đề liên quan đến châu Á. Đáng ngại nhất trong số đó là cuộc chiến trường kỳ và đẫm máu của các lực lượng dân tộc chủ nghĩa ở Việt Nam, dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo cộng sản Hồ Chí Minh, và người Pháp, vốn có ý định đô hộ toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Continue reading “26/04/1954: Khai mạc Hội nghị Genève”

25/04/1945: Mỹ – Xô hội quân và chiếm đóng nước Đức

ElbeDay1945_(NARA_ww2-121)

Nguồn:Americans and Russians link up, cut Germany in two,” History.com (truy cập ngày 24/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 4 năm 1945, tám quân đoàn của Liên Xô đã bao vây hoàn toàn Berlin, hội quân với Quân đoàn 1 tuần tra của quân đội Mỹ, ban đầu tại bờ Tây sông Elbe và sau đó là tại Torgau, Đức. Về cơ bản, lãnh thổ Đức lúc này đã nằm dưới tầm kiểm soát của quân Đồng Minh.

Quân Đồng Minh đã rung hồi chuông báo tử kẻ thù chung của họ bằng cách ăn mừng. Ở Moskva, tin tức về cuộc hội quân giữa quân đội hai bên Mỹ và Liên Xô được chào đón bằng loạt súng chào mừng gồm 324 khẩu; ở New York, những đám đông tổ chức hát hò và khiêu vũ ở Quảng trường Thời đại. Continue reading “25/04/1945: Mỹ – Xô hội quân và chiếm đóng nước Đức”

24/04/1955: Hội nghị Bandung lần thứ nhất kết thúc

P200908211455142653224342

Nguồn:The Bandung Conference concludes,” History.com (truy cập ngày 22/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 24 tháng 4 năm 1955, Hội nghị Á-Phi – thường được biết đến với tên gọi Hội nghị Bandung vì được tổ chức ở Bandung, Indonesia – bế mạc. Trong hội nghị, các đại diện từ 29 quốc gia thuộc phong trào “không liên kết” ở châu Phi, châu Á, và Trung Đông đã họp mặt để lên án chủ nghĩa thực dân, bài trừ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và thể hiện mối lo ngại của họ về cuộc Chiến tranh Lạnh đang nổi lên giữa Mỹ và Liên Xô.

Hội nghị Bandung được tổ chức trong bối cảnh các quốc gia được gọi là “không liên kết” ở châu Phi, châu Á, và Trung Đông ngày một thất vọng và chán ghét (với chủ nghĩa thực dân). Những quốc gia này ưu tiên duy trì một lập trường trung lập trong Chiến tranh Lạnh, tin rằng những lợi ích của họ sẽ không đi cùng một mối liên minh với Mỹ hoặc Liên Xô. Continue reading “24/04/1955: Hội nghị Bandung lần thứ nhất kết thúc”

Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?

spi

Nguồn: Michael Porter, “Why Social Progress Matters,” Project Syndicate, 09/04/2015.

Biên dịch: Lưu Tuấn Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tăng trưởng kinh tế đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi đói nghèo và cải thiện cuộc sống của rất nhiều người khác trong vòng nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, ngày càng rõ ràng rằng một mô hình phát triển con người chỉ dựa vào sự tiến bộ của nền kinh tế không thôi là chưa đủ. Một xã hội mà thất bại trong việc giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người, trang bị cho người dân để cải thiện chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường, và tạo ra cơ hội cho nhiều người dân, thì không được coi là thành công. Tăng trưởng mang lại lợi ích cho tất cả người dân (inclusive growth) đòi hỏi cả tiến bộ kinh tế và tiến bộ xã hội.

Những cạm bẫy của việc chỉ tập trung vào một mình GDP là rõ ràng nếu nhìn vào các phát hiện của Chỉ số Tiến bộ Xã hội (SPI) năm 2015 được đưa ra vào ngày 9 tháng 4. Continue reading “Tiến bộ xã hội quan trọng ra sao?”

23/04/1945: Tổng thống Truman gặp Vyacheslav Molotov

????????

Nguồn:Truman confronts Molotov,” History.com (truy cập ngày 22/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 23 tháng 4 năm 1945, chưa đầy hai tuần sau khi nhậm chức Tổng thống sau cái chết của Franklin D. Roosevelt, Harry S. Truman đã công kích Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô Vyacheslav Molotov. Sự kiện này cho thấy Truman đã quyết tâm áp dụng một lập trường “cứng rắn hơn” đối với Liên Xô so với người tiền nhiệm của mình.

Sau khi Roosevelt qua đời vì đột quỵ hôm 12 tháng 4 năm 1945, Harry S. Truman đã lên nắm quyền tổng thống. Truman đã bị choáng ngợp trước những trách nhiệm mà ông đột ngột phải gánh vác và vị tổng thống mới này vẫn chưa chắc chắn về phương hướng trước mắt, đặc biệt là về chính sách đối ngoại. Roosevelt đã giữ bí mật với vị phó Tổng thống của mình về hầu hết các quyết định ngoại giao, thậm chí còn không thông báo cho Truman về chương trình bí mật nhằm phát triển bom nguyên tử. Continue reading “23/04/1945: Tổng thống Truman gặp Vyacheslav Molotov”

Vĩnh biệt những giá trị châu Á

Free-Speech-tombstone_0

Nguồn: Ian Buruma, “Asian Values RIP,” Project Syndicate, 04/04/2015.

Biên dịch: Trần Mai Khánh Ngọc | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Phương diện chính trị của các Giá trị châu Á

Rất ít chính trị gia nhận được nhiều sự tưởng nhớ cảm động từ phía công chúng sau khi qua đời như Lý Quang Diệu, người sáng lập và là cựu thủ tướng lâu năm của Singapore. Một người được Henry Kissinger coi như một nhà hiền triết, được Tổng thống Nga Vladimir Putin xem như một chính trị gia hình mẫu, và được Tổng thống Barack Obama mô tả là “người khổng lồ đích thực của lịch sử” thì chắc hẳn đã làm điều gì đó đúng đắn.

Có một điều không thể chối cãi: Ảnh hưởng của Lý Quang Diệu lớn hơn nhiều lần so với quyền lực chính trị thực tế của ông, thứ sẽ chẳng bao giờ vượt ra khỏi những đường biên giới chật hẹp của một thành bang (city-state) nhỏ bé ở Đông Nam Á. Ông rõ ràng đã chua xót nhận ra điều này năm 1965 khi Singapore tách khỏi Malaysia. Ảnh hưởng sâu sắc nhất của Lý Quang Diệu là ở Trung Quốc thời kỳ hậu Mao Trạch Đông, nơi các doanh nghiệp kinh tế đang bùng nổ và cùng tồn tại với một nhà nước độc đảng chuyên chế theo chủ nghĩa Lê-nin. Continue reading “Vĩnh biệt những giá trị châu Á”

Tăng trưởng chậm lại: Cơ hội của Trung Quốc

20140425154334-china-slowdown

Nguồn: Yu Yongding, “China’s Slow-Growth Opportunity,” Project Syndicate, 09/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau bốn năm đáng thất vọng, các nhà kinh tế Trung Quốc đã nhận ra rằng tăng trưởng GDP đang chậm lại – từ đỉnh cao sau khủng hoảng 12,8% năm 2010 xuống còn khoảng 7% như hiện nay – chủ yếu là do cấu trúc chứ không phải do chu kỳ. Nói cách khác, tốc độ tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc đã ổn định ở mức thấp đáng kể. Trong khi đất nước có thể tránh được một cuộc suy giảm lớn và bất ngờ, kỳ vọng tăng trưởng hàng năm có thể duy trì ở mức 6-7% trong thập niên tới. Nhưng điều này không nhất thiết là một tin xấu.

Có thể người ta sẽ đặt câu hỏi là tại sao GDP ở Trung Quốc, với mức thu nhập bình quân đầu người gần đây đã vượt 7.000 đô la Mỹ, lại được đặt mục tiêu phát triển chậm hơn rất nhiều so với Nhật Bản trong giai đoạn 1956-1970, khi mà nền kinh tế Nhật Bản, với thu nhập bình quân đầu người bắt đầu vượt khoảng 7.000 đô la, đã tăng trưởng hàng năm trung bình 9,7%. Câu trả lời nằm ở mức tăng trưởng tiềm năng. Continue reading “Tăng trưởng chậm lại: Cơ hội của Trung Quốc”

22/04/1970: Ngày Trái Đất ra đời

earthday

Nguồn:The first Earth Day,” History.com (truy cập ngày 21/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1970, Ngày Trái đất, một sự kiện nhằm mục đích nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường của thế giới, được tổ chức lần đầu tiên tại Hoa Kỳ. Hàng triệu người Mỹ, trong đó có nhiều sinh viên đến từ hàng ngàn trường cao đẳng và đại học, đã tham gia các cuộc biểu tình, tuần hành, và các chương trình giáo dục.

Ngày Trái đất là sáng kiến của Thượng Nghị sĩ Gaylord Nelson của tiểu bang Wisconsin, một nhà hoạt động trung thành vì môi trường luôn hi vọng mang đến sự thống nhất cho phong trào môi trường nói chung và nâng cao nhận thức của mọi người về sinh thái. Continue reading “22/04/1970: Ngày Trái Đất ra đời”

21/04/1975: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức

???????????

Nguồn:Thieu flees Saigon as Xuan Loc falls,” History.com (truy cập ngày 19/4/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 21 tháng 4 năm 1975, Xuân Lộc, tiền đồn cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa có thể ngăn chặn cuộc tấn công trực tiếp của quân đội Bắc Việt vào Sài Gòn, thất thủ trước lực lượng cộng sản.

Từ tháng 3, quân đội Bắc Việt đã tiến hành một cuộc tấn công lớn để chiếm đóng thành phố tỉnh lỵ Ban Mê Thuột ở Tây Nguyên. Quân đội miền Nam Việt Nam phòng ngự rất yếu ớt và nhanh chóng bị áp đảo trước quân đội miền Bắc. Bất chấp lời hứa sẽ tiếp tục viện trợ cho miền Nam Việt Nam trước đó nếu xung đột leo thang, Mỹ đã không làm gì (để cải thiện tình hình). Continue reading “21/04/1975: Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức”

Hội nhập ASEAN vẫn còn là ảo vọng

11727202623_91cfeb669a_b

Nguồn: Berry Desker, “ASEAN Integration Remains a Illusion,” East Asia Forum, 02/04/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Đối với các nước ASEAN, điểm chuẩn để đánh giá chủ nghĩa khu vực thành công là sự hiệu quả của ASEAN trong việc đã đưa các quốc gia trong khu vực xích lại gần nhau hơn. Tình trạng ít có xung đột giữa các quốc gia được cho là nhờ ASEAN đã thành công trong việc xây dựng một sự nhận thức khu vực thấu đáo hơn trong giới hoạch định chính sách. Tuy nhiên, trong khi khu vực này vẫn đang thể hiện tốt từ khi Hiến chương ASEAN được thông qua hồi tháng 11 năm 2007, hội nhập vẫn còn là một khát vọng chưa được thỏa mãn.

Theo thống kê, 90% các mục tiêu của ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN – an ninh chính trị, kinh tế, và văn hóa xã hội – đã được hoàn thành. Continue reading “Hội nhập ASEAN vẫn còn là ảo vọng”