25/05/1977: Trung Quốc bỏ lệnh cấm tác phẩm của Shakespeare

140228-prince-zidan-fiche

Nguồn:Chinese government removes ban on Shakespeare,” History.com (truy cập ngày 24/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 5 năm 1977, một dấu hiệu mới của sự tự do hóa chính trị đã xuất hiện ở Trung Quốc khi chính quyền cộng sản nước này dỡ bỏ lệnh cấm đã kéo dài 10 năm đối với các tác phẩm của William Shakespeare. Động thái này của Trung Quốc là một bằng chứng nữa cho thấy cuộc Cách mạng Văn hóa đã chấm dứt.

Năm 1966, nhà lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Mao Trạch Đông đã khởi xướng cuộc “Cách mạng Văn hóa,” được thiết kế nhằm mục đích khôi phục lòng nhiệt tình cách mạng cộng sản và sinh lực cho xã hội Trung Quốc. Giang Thanh, phu nhân của Mao Trạch Đông, giữ chức Bộ trưởng Văn hóa không chính thức của Trung Quốc. Continue reading “25/05/1977: Trung Quốc bỏ lệnh cấm tác phẩm của Shakespeare”

Nỗ lực xác lập lại vị thế khu vực của Nhật Bản

121212025219-abe-waving-story-top

Nguồn: John Lee, “Japan’s Good Fight,” Project Syndicate, 07/05/2015.

Biên dịch: Trần Bảo Trân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Theo quan điểm của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe thì chuyến thăm gần đây của ông tới Hoa Kỳ đã thành công rực rỡ. Lần sửa đổi đầu tiên của Bản định hướng hợp tác quốc phòng song phương trong vòng 18 năm đã được ký kết, tạo điều kiện cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đóng vai trò rộng lớn hơn trong việc cung cấp hỗ trợ hậu cần cho Mỹ. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng tái khẳng định rằng Quần đảo Senkaku (Điếu Ngư) thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, nơi Trung Quốc đang cố gắng tuyên bố chủ quyền, được bảo vệ bằng hiệp ước phòng thủ chung. Đã có một số bước tiến trong Hiệp định Thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), điều này đòi hỏi Nhật Bản phải chủ động và nhiệt tình tham gia để có thể thành công. Và Abe đã trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của Nhật Bản được phát biểu trong một phiên họp chung của Quốc hội Mỹ.

Nhưng bất chấp những thành tích ấn tượng này, phần nổi bật nhất của chuyến đi của Abe lại xuất hiện vào phút cuối. Thay vì trở về nước ngay khi lịch trình chính thức của chuyến thăm kết thúc, Abe đã đến California, bao gồm Thung lũng Silicon, trong bốn ngày. Continue reading “Nỗ lực xác lập lại vị thế khu vực của Nhật Bản”

Tại sao Stalin được dựng tượng, còn Hitler thì không?

stalin-statue

Nguồn: Peter Singer, “A Statue for Stalin?Project Syndicate, 09/01/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Hitler và Stalin là hai kẻ độc tài tàn nhẫn từng tiến hành những vụ thảm sát trên diện rộng. Nhưng trong khi người ta không thể hình dung ra một bức tượng Hitler ở Berlin hay ở bất cứ nơi nào khác trên nước Đức, thì những bức tượng Stalin lại được khôi phục trên những thị trấn ở khắp Gruzia (quê hương của Stalin), và một bức tượng khác sắp được dựng lên ở Moskva như một phần trong việc tưởng niệm tất cả các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Sự khác biệt trong thái độ không chỉ giới hạn trong biên giới của các quốc gia mà Hitler và Stalin từng cai trị. Ở Mỹ, có một bức tượng bán thân của Stalin ở Đài tưởng niệm D-Day Quốc gia ở Virginia. Ở New York, tôi (Peter Singer) mới ăn tối tại một nhà hàng Nga có đồ dùng kiểu Xô viết, nữ phục vụ mặc đồng phục Liên Xô, và một bức tranh vẽ các nhà lãnh đạo Xô viết, trong đó nổi bật là Stalin. New York cũng có một Quán ba KGB. Theo tôi được biết, không có nhà hàng nào mang phong cách Đức Quốc xã ở New York; và cũng không có quán ba Gestapo hay SS nào. Continue reading “Tại sao Stalin được dựng tượng, còn Hitler thì không?”

24/05/1959: Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles qua đời

131029092522-05-airport-names-1029-horizontal-gallery

Nguồn:John Foster Dulles dies,” History.com (truy cập ngày 23/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 24 tháng 5 năm 1959, sau gần ba năm chống chọi với căn bệnh ung thư, cựu Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles đã qua đời. Dulles giữ chức Ngoại trưởng từ năm 1953 đến ít lâu trước khi ông mất, và được coi là một trong những người đặt nền móng cho chính sách đối ngoại thời Chiến tranh Lạnh của Mỹ trong giai đoạn đó.

Dulles sinh năm 1888, con trai của một mục sư dòng Giáo hội trưởng nhiệm (Presbyterian). Tổng thống Dwight D. Eisenhower sau này đã đùa rằng anh chàng Dulles nghiêm túc đã chuẩn bị trở thành Ngoại trưởng từ khi còn là đứa trẻ. Điều đó không phải là không đúng. Ông trẻ của Dulles là John W. Dulles đã giữ chức Ngoại trưởng trong những năm 1890 (và là người mà John Foster Dulles được đặt tên theo). Cậu của Dulles, Robert Lansing, cũng giữ vị trí tương tự dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson. Dulles đã tiếp nối truyền thống gia đình khi Eisenhower bổ nhiệm ông làm Ngoại trưởng năm 1952. Continue reading “24/05/1959: Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles qua đời”

23/05/1949: Tây Đức được thành lập

CDU - Bundesparteitag in Düsseldorf Konrad Adenauer

Nguồn:Federal Republic of Germany is established,” History.com (truy cập ngày 20/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 23 tháng 5 năm 1949, Cộng hòa Liên bang Đức (thường được gọi là Tây Đức) chính thức được thành lập như một quốc gia riêng biệt và độc lập. Động thái này là dấu chấm hết thực sự cho bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc tái thống nhất Đông Đức và Tây Đức khi đó.

Trong giai đoạn hậu Thế chiến II, nước Đức bị chia thành bốn khu vực chiếm đóng do Anh, Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô kiểm soát. Thành phố Berlin cũng bị chia cắt tương tự. Sự sắp xếp này ban đầu chỉ mang tính chất tạm thời; nhưng do tình trạng thù địch Chiến tranh Lạnh ngày một căng thẳng, sự phân chia giữa hai miền kiểm soát cộng sản và phi cộng sản dần trở nên lâu dài. Continue reading “23/05/1949: Tây Đức được thành lập”

22/05/1990: Yemen thống nhất đất nước

640px-Divided_Yemen.svg

Nguồn:Yemen united,” History.com (truy cập ngày 20/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 5 năm 1990, sau 150 năm chia cắt, miền Nam Yemen theo chủ nghĩa Marx (Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Yemen) và miền Bắc Yemen theo chủ nghĩa bảo thủ (Cộng hòa Ả Rập Yemen) thống nhất thành Cộng hòa Yemen. Ali Abdullah, Tổng thống Bắc Yemen, trở thành Tổng thống của đất nước mới, còn Ali Salem al-Baid, lãnh đạo của Đảng Xã hội Nam Yemen, trở thành phó Tổng thống. Cuộc bầu cử tự do đầu tiên của đất nước này được tổ chức năm 1993. Continue reading “22/05/1990: Yemen thống nhất đất nước”

Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?

hackers_11151627

Nguồn: Joseph S. Nye, “International Norms in Cyberspace,” Project Syndicate, 11/05/2015.

Biên dịch: Nghiêm Hồng Sơn | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng trước, Hà Lan đăng cai tổ chức Hội nghị toàn cầu về không gian mạng năm 2015, quy tụ gần 2.000 quan chức chính phủ, các viện nghiên cứu, các đại diện ngành công nghiệp, và các tổ chức khác. Tôi chủ trì một cuộc tọa đàm về hòa bình và an ninh mạng với nhóm cử tọa gồm một phó chủ tịch của Microsoft và hai bộ trưởng ngoại giao. Hội nghị “nhiều bên tham gia” này là bước mới nhất trong một loạt những nỗ lực để thiết lập quy ước xa lộ thông tin nhằm tránh xung đột trên không gian mạng.

Khả năng sử dụng Internet để tấn công gây hại đã được hình thành vững chắc. Nhiều nhà quan sát tin rằng chính phủ Mỹ và Israel đứng đằng sau một cuộc tấn công mạng trước đó để phá hủy máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân của Iran. Continue reading “Làm thế nào để có thể hợp tác quốc tế về an ninh mạng?”

21/05/1942: Hàng ngàn người Do Thái bị hành quyết ở Trại Sobibór

Sobibor_2583666b

Nguồn:Thousands of Jews die in Nazi gas chambers; IG Farben sets up factory,” History.com (truy cập ngày 20/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 21 tháng 5 năm 1942, 4.300 người Do Thái bị trục xuất khỏi thị trấn Chełm ở Ba Lan tới Trại hành quyết của Đức Quốc xã ở Sobibór (miền Đông Ba Lan), nơi tất cả đều thiệt mạng do hơi ngạt. Cùng ngày, tập đoàn hóa chất IG Farben của Đức đã thiết lập một nhà máy bên ngoài Auschwitz (ở thành phố Oświęcim, Ba Lan), để lợi dụng sức lao động từ những nô lệ người Do Thái ở trại tập trung Auschwitz.

Trại hành quyết Sobibór có tất cả 5 phòng hơi ngạt, nơi khoảng 250.000 người Do Thái đã bị sát hại chỉ trong hai năm 1942 và 1943. Một cuộc nổi dậy trong trại đã diễn ra vào tháng 10 năm 1943; 300 nô lệ lao động người Do Thái đã đứng lên sát hại một số lính cận vệ Đức Quốc xã cũng như lính canh người Ukraina. Những người nổi dậy đều thiệt mạng trong khi chiến đấu với những kẻ giam giữ họ hay trong khi cố gắng trốn chạy. Những tù nhân còn lại bị hành quyết ngay ngày hôm sau. Continue reading “21/05/1942: Hàng ngàn người Do Thái bị hành quyết ở Trại Sobibór”

20/05/1956: Mỹ thả thành công bom nhiệt hạch từ trên không

Nguồn:United States drops hydrogen bomb over Bikini Atoll,” History.com (truy cập ngày 19/05/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 20 tháng 5 năm 1956, Mỹ tiến hành thử nghiệm thả từ trên không một quả bom nhiệt hạch được cải tiến, từ một chiếc máy bay trên đảo nhỏ Namu thuộc Đảo san hô vòng Bikini ở Thái Bình Dương. Cuộc thử nghiệm thành công chứng tỏ bom nhiệt hạch là một vũ khí hàng không khả thi và cuộc chạy đua vũ trang đã bước thêm một bước tiến dài.

Lần đầu tiên Mỹ thử nghiệm bom nhiệt hạch là vào năm 1952 tại Quần đảo Marshall, cũng nằm trên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, quả bom đó cùng những quả bom trong những lần thử nghiệm sau đó đều lớn và khó sử dụng nên chỉ có thể kích nổ từ mặt đất. Ứng dụng thực tiễn của việc thả bom lên lãnh thổ quân địch chỉ khả dĩ trên lý thuyết cho đến khi cuộc thử nghiệm tháng 5 năm 1956 thành công. Continue reading “20/05/1956: Mỹ thả thành công bom nhiệt hạch từ trên không”

Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ

currency-wars

Nguồn: Nouriel Roubini, “The Dollar Joins the Currency Wars,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Hoàng Mỹ Phương | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một thế giới nơi nhu cầu nội địa ở nhiều nền kinh tế tiên tiến và các thị trường mới nổi suy yếu, các nhà hoạch định chính sách đã bị cám dỗ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và việc làm thông qua xuất khẩu. Điều này đòi hỏi một đồng tiền yếu cũng như các chính sách tiền tệ thông thường lẫn trái lệ (unconventional) nhằm đạt được mức giảm giá đồng tiền cần thiết.

Từ đầu năm đến nay, hơn 20 ngân hàng trung ương trên thế giới đã nới lỏng chính sách tiền tệ, theo sau động thái tương tự của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Nhật Bản (BOJ). Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (eurozone), các nước ở ngoại vi cần đồng nội tệ yếu để giảm thâm hụt cán cân thương mại và châm mồi tăng trưởng. Continue reading “Đồng đô la Mỹ tham gia chiến tranh tiền tệ”

19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian

nucleartesting-620x310

Nguồn:Soviets ratify treaty banning nuclear weapons from outer space,” History.com (truy cập ngày 18/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 19 tháng 5 năm 1967, một trong những điều ước quốc tế lớn đầu tiên được xây dựng để hạn chế sự phổ biến của các loại vũ khí hạt nhân có hiệu lực khi Liên Xô phê chuẩn một thỏa thuận cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian. Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, và nhiều quốc gia khác đã ký và/hoặc phê chuẩn hiệp ước này.

Với sự ra đời của cái gọi là “chạy đua không gian” giữa Hoa Kỳ và Liên Xô từ năm 1957 khi Liên Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik, một số người bắt đầu lo sợ rằng không gian vũ trụ có thể là biên giới tiếp theo cho việc mở rộng vũ khí hạt nhân. Continue reading “19/05/1967: Liên Xô phê chuẩn hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân ngoài không gian”

18/05/1974: Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân

SBuddhaCrater640c20

Nguồn:India joins the nuclear club,” History.com (truy cập ngày 17/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày 18 tháng 5 năm 1974, trên sa mạc Thar (còn gọi là Rajasthan) thuộc địa phận Pokhran, Ấn Độ đã thử thành công vũ khí hạt nhân đầu tiên của mình, một quả bom phân hạch có sức nổ tương đương quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima, Nhật Bản.

Cuộc thử nghiệm rơi vào lễ kỉ niệm ngày Đức Phật giác ngộ, và sau vụ nổ Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã nhận được một lời nhắn “Đức Phật đã mỉm cười” từ các nhà khoa học tiến hành cuộc thử nghiệm.

Cuộc thử nghiệm, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân thứ sáu trên thế giới, đã phá vỡ sự độc quyền hạt nhân của năm thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là Hoa Kỳ, Liên Xô, Vương quốc Anh, Trung Quốc, và Pháp. Continue reading “18/05/1974: Ấn Độ thử thành công vũ khí hạt nhân”

Mỹ-Nhật: Hướng tới một liên minh hi vọng

0,,18414543_303,00

Nguồn: Abe Shinzō, “Toward an Alliance of Hope,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi Thế chiến II kết thúc ở Thái Bình Dương, người Nhật Bản chúng tôi, với cảm giác hối hận sâu sắc, đã bắt đầu bước vào con đường xây dựng lại và đổi mới đất nước. Hành động của những bậc tiền nhiệm của chúng tôi đã đem lại đau thương khôn xiết cho các dân tộc châu Á, và chúng tôi không bao giờ được phép làm ngơ trước sự thật đó. Tôi ủng hộ quan điểm mà những đời thủ tướng Nhật Bản trước đây đã bày tỏ về vấn đề này.

Với việc thừa nhận sự thật và nỗi hối hận ấy, trong nhiều thập niên qua, người Nhật Bản chúng tôi tin rằng chúng tôi phải làm tất cả những gì có thể để đóng góp vào sự phát triển của châu Á. Chúng tôi phải nỗ lực hết sức mình vì hòa bình và thịnh vượng của khu vực. Continue reading “Mỹ-Nhật: Hướng tới một liên minh hi vọng”

17/05/1990: Gorbachev gặp Thủ tướng Litva

458614586_XS

Nguồn:Gorbachev meets with Lithuanian prime minister,” History.com (truy cập ngày 16/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 17 tháng 5 năm 1990, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã gặp Thủ tướng Litva Kazimira Prunskienė trong một nỗ lực để giải quyết những bất đồng phát sinh từ việc Litva tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô trước đó. Đối với Gorbachev, cuộc gặp mặt này là một bài kiểm tra kỹ năng và khả năng của ông trong việc duy trì đế chế Xô viết đang sụp đổ.

Litva trở thành một phần của Liên Xô trong suốt 50 năm sau khi bị Liên Xô chiếm giữ năm 1939. Năm 1989, Gorbachev công khai bác bỏ cái gọi là học thuyết Brezhnev. Học thuyết này – ra đời năm 1968 để biện minh cho sự can thiệp quân sự của Liên Xô nhằm dập tắt những cuộc biểu tình chống chính phủ ở Tiệp Khắc – cho phép Liên Xô sử dụng vũ lực để bảo vệ chính quyền cộng sản vốn đang tồn tại ở các quốc gia khác. Continue reading “17/05/1990: Gorbachev gặp Thủ tướng Litva”

16/05/1960: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Xô thất bại

Khrushchev_U2

Nguồn:U.S.-Soviet summit meeting collapses,” History.com (truy cập ngày 15/5/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 16 tháng 5 năm 1960, trong bối cảnh Liên Xô vừa bắn hạ một chiếc máy bay do thám U-2 của Mỹ hôm mùng 1 tháng 5, nhà lãnh đạo Nga Nikita Khrushchev đã chỉ trích Mỹ và Tổng thống Dwight D. Eisenhower tại một cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nguyên thủ quốc gia tại Paris. Cơn bộc phát của Khrushchev đã khiến Eisenhower tức giận và làm tiêu tan bất cứ cơ hội nói chuyện hay đàm phán thành công nào tại hội nghị.

Ngày 1 tháng 5 năm 1960, Liên Xô bắn hạ một máy bay do thám của CIA và bắt giữ phi công, Gary Francis Powers. Hoa Kỳ phủ nhận chiếc máy bay được sử dụng cho hoạt động tình báo, thay vào đó tuyên bố đó chỉ đơn thuần là một chiếc máy bay phụ vụ dự báo thời tiết đi lạc hướng. Sau đó Liên Xô đã bắt giữ Powers, thu thập được phần lớn mảnh vỡ từ chiếc máy bay, và Powers thừa nhận ông đang làm việc cho CIA. Sự việc trở thành một thất bại quan hệ công chúng của Eisenhower và ông buộc phải thừa nhận chiếc máy bay quả thật đã được sử dụng để do thám Liên Xô. Continue reading “16/05/1960: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Xô thất bại”