02/07/2021: Mỹ rút khỏi Căn cứ Không quân Bagram ở Afghanistan

Nguồn: U.S. withdraws from Bagram Air Force Base in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2021, người Mỹ đã rời khỏi Sân bay Bagram, Căn cứ Không quân Mỹ ở phía bắc Kabul, và bàn giao sân bay này cho các lực lượng Afghanistan, một dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến dài nhất lịch sử quân sự Mỹ.

Bagram, trước đây được Liên Xô sử dụng làm nhà chứa máy bay, đã trở thành tâm điểm trong quá trình chiếm đóng của Mỹ. Lực lượng Mỹ lần đầu tiên đến Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban sau vụ tấn công ngày 11/9. Và chính quyền Biden đã hứa rút toàn bộ quân khỏi tất cả các căn cứ của mình trước ngày 11/9/2021. Continue reading “02/07/2021: Mỹ rút khỏi Căn cứ Không quân Bagram ở Afghanistan”

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng ở Mỹ và trên toàn cầu

Nguồn: Graham Allison và Michael J. Morell, “The Terrorism Warning Lights Are Blinking Red Again,” Foreign Affairs, 10/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xuất hiện những dấu hiệu tương tự giai đoạn trước sự kiện ngày 11/9.

Từ phiên điều trần phê chuẩn chức vụ Giám đốc Tình báo Trung ương vào tháng 5/1997 cho đến ngày 11/09/2001, George Tenet đã liên tiếp cảnh báo về Osama bin Laden và al Qaeda. Trong bốn năm trước khi các thành viên al Qaeda tấn công Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc, Tenet đã công khai làm chứng không dưới mười lần về mối đe dọa mà nhóm người này gây ra cho lợi ích của Mỹ trong và ngoài nước. Sang tháng 2/1999, sáu tháng sau khi nhóm này đánh bom đại sứ quán Mỹ ở Kenya và Tanzania, ông tuyên bố: “Không có chút nghi ngờ nào về việc Osama bin Laden… [đang] lên kế hoạch cho các cuộc tấn công tiếp theo chống lại chúng ta.” Đầu năm 2000, ông lại cảnh báo Quốc hội rằng bin Laden “đứng đầu trong danh sách những kẻ khủng bố, vì mối đe dọa cấp bách và nghiêm trọng mà hắn đặt ra” và vì khả năng của hắn ta trong việc tấn công “mà không cần cảnh báo.” Continue reading “Chuyên gia cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng ở Mỹ và trên toàn cầu”

Đã quá trễ để thay ứng viên tổng thống Mỹ?

Nguồn: Jack Detsch và Christina Lu, “Is It Too Late to Replace a Presidential Candidate?,” Foreign Policy, 28/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Theo các nền dân chủ khác trên thế giới thì Không.

Ngay từ tiếng chuông khai mạc cuộc tranh luận tổng thống tối thứ Năm vừa qua, cuộc tranh luận đầu tiên trong số hai cuộc tranh luận trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11, Joe Biden trông đã có vẻ lơ đễnh. Giọng ông thều thào và khàn đặc – điều sau đó các nhân viên tranh cử của ông nói là do một cơn cảm lạnh không đúng lúc. Vị tổng tư lệnh 81 tuổi liên tục mất tập trung và gặp khó khăn trong việc diễn đạt các quan điểm của mình. Chỉ hơn 4 tháng nữa là đến Ngày Bầu cử, nhưng nhiều thành viên lo ngại của Đảng Dân chủ đã công khai tự hỏi liệu một người khác có nên thay thế Biden làm ứng viên của đảng hay không. Continue reading “Đã quá trễ để thay ứng viên tổng thống Mỹ?”

30/06/1876: Sơ tán thương binh khỏi Little Big Horn bằng tàu hơi nước

Nguồn: Wounded soldiers evacuated from the Little Big Horn by steamboat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1876, sau hai ngày hành quân chậm chạp, những người lính bị thương trong Trận Little Big Horn đã đến được tàu hơi nước Far West.

Far West được quân đội Mỹ thuê trong suốt chiến dịch năm 1876 chống lại các bộ lạc Lakota Sioux và Bắc Cheyenne ở vùng Đồng bằng phía Bắc. Dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng dân sự lành nghề Grant Marsh, con tàu dài 58m này là phương tiện lý tưởng để di chuyển trên vùng nước nông của hệ thống Thượng sông Missouri. Con tàu chỉ chìm xuống khoảng 76cm nước khi được chất đầy hàng và Thuyền trưởng Marsh đã điều khiển nó đi khắp Sông Big Horn nông ở miền nam Montana vào tháng 6/1876. Tại đó, con tàu trở thành trụ sở chỉ huy cho cuộc tấn công được lên kế hoạch của quân đội Mỹ vào một ngôi làng của hai bộ tộc Sioux và Cheyenne mà họ tin rằng đang cắm trại trên Sông Little Big Horn gần đó. Continue reading “30/06/1876: Sơ tán thương binh khỏi Little Big Horn bằng tàu hơi nước”

29/06/1972: Tối cao Pháp viện Mỹ bãi bỏ án tử hình

Nguồn: Supreme Court strikes down death penalty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong vụ Furman kiện Georgia, Tối cao Pháp viện Mỹ đã ra phán quyết bằng số phiếu 5-4 rằng: án tử hình, theo cách thức hiện đang được áp dụng ở cấp tiểu bang và liên bang, là vi hiến. Đa số cho rằng án tử hình đã vi phạm Tu chính Án thứ tám của Hiến pháp Mỹ và được xem là “hình phạt tàn nhẫn và bất thường” chủ yếu bởi vì các bang áp dụng hình thức thi hành án theo “những cách tùy tiện và thất thường,” đặc biệt là khi liên quan đến chủng tộc. Đây là lần đầu tiên tòa án cao nhất của đất nước ra phán quyết chống lại án tử. Continue reading “29/06/1972: Tối cao Pháp viện Mỹ bãi bỏ án tử hình”

Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?

Nguồn: Corey Lee Bell, “Making Sense of Xi’s Claim That the US Is ‘Goading’ China to Invade Taiwan,” The Diplomat, 27/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tuyên bố của Tập Cận Bình phản ánh một nhận thức lâu đời và hiện đã phổ biến rộng rãi trong giới tinh hoa Trung Quốc về động cơ của Mỹ trong “vấn đề Đài Loan.”

Một báo cáo gần đây của Financial Times về những bình luận của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hồi năm 2023 đang làm dấy lên lo ngại trong giới chuyên gia chính sách đối ngoại và quốc phòng. Điều đặc biệt đáng lo ngại là tuyên bố bất thường của Tập rằng Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan – nhưng Tập đã quyết không bị cắn câu. Continue reading “Tại sao Tập nói Mỹ đang ‘kích động’ Trung Quốc xâm chiếm Đài Loan?”

27/06/2015: Cờ Hợp bang Miền Nam bị gỡ khỏi Tòa nhà Tiểu bang Nam Carolina

Nguồn: Activist Bree Newsome removes Confederate flag from South Carolina State House, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2015, các nhà hoạt động đóng giả người chạy bộ ra hiệu cho một đồng đội của họ rằng cảnh sát đã tạm thời rời mắt khỏi cột cờ bên ngoài Tòa nhà chính quyền Tiểu bang Nam Carolina. Sau khi nhận được tín hiệu, Brittany “Bree” Newsome leo lên cột, gỡ lá cờ Hợp bang Miền Nam đang bay phấp phới ở đó và bị bắt giữ. Hành động của Newsome đã gây tiếng vang trên toàn nước Mỹ và cuối cùng dẫn đến việc bang Nam Carolina vĩnh viễn gỡ bỏ lá cờ Hợp bang khỏi tòa nhà. Continue reading “27/06/2015: Cờ Hợp bang Miền Nam bị gỡ khỏi Tòa nhà Tiểu bang Nam Carolina”

Những điểm yếu ít được chú ý của Biden và Trump

Nguồn: Ross Douthat, “The Biden and Trump Weaknesses That Don’t Get Enough Attention,” New York Times, 22/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thứ Năm tuần này, Donald Trump và Joe Biden sẽ bước vào cuộc tranh luận tổng thống như những nhân vật cực kỳ nổi tiếng, khi cả hai đều không được lòng dân và có nhiều điểm yếu như nhau. Những điểm yếu quan trọng nhất của họ – đối với đương kim tổng thống, là sự già yếu và tình trạng lạm phát; còn đối với người thách đấu, là sự không phù hợp đã được chứng minh sau sự kiện ngày 06/01 – dường như đã trở nên quá quen thuộc, đến mức chẳng còn đáng bàn luận thêm cho đến khi chúng ta chứng kiến sân khấu tranh luận. Continue reading “Những điểm yếu ít được chú ý của Biden và Trump”

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Nguồn: Joseph Torigian, “Xi Jinping’s Russian Lessons,” Foreign Affairs, 24/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cha của Tập Cận Bình đã dạy ông điều gì về cách đối phó với Moscow?

Vào ngày 04/02/2022, ngay trước khi xâm lược Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tới Bắc Kinh, nơi ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ký một văn bản ca ngợi quan hệ đối tác “không giới hạn” giữa hai nước. Đã hơn hai năm kể từ ngày đó, và Trung Quốc vẫn từ chối lên án cuộc xâm lược, đồng thời giúp Nga có được nhiều loại trang thiết bị, từ máy công cụ, động cơ, cho đến máy bay không người lái, vốn là những thứ rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh. Quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ giữa Tập và Putin đặt ra những câu hỏi nghiêm trọng ở các thủ đô phương Tây. Liệu liên minh gắn kết Moscow và Bắc Kinh thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh có đang quay trở lại? Người Nga và người Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ những lập luận này, nhưng họ cũng khẳng định rằng quan hệ đối tác hiện tại của họ bền vững hơn so với những ngày họ cùng nhau lãnh đạo thế giới cộng sản. Continue reading “Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình”

Pháp có thể gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo ở châu Âu

Nguồn: Gideon Rachman, “France could trigger the next euro crisis,” Financial Times, 24/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thâm hụt ngân sách tăng vọt và cuộc đối đầu với Brussels và Berlin là công thức dẫn đến rắc rối.

Cuối tháng 4, Emmanuel Macron cảnh báo “Châu Âu của chúng ta cũng chỉ là một con người, nó có thể chết.” Không một ai biết rằng chỉ vài tuần sau, Tổng thống Pháp sẽ bắt đầu chứng minh quan điểm của mình bằng cách kêu gọi một cuộc bầu cử sớm, với nguy cơ đẩy toàn bộ EU vào một cuộc khủng hoảng ‘chết người’? Continue reading “Pháp có thể gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo ở châu Âu”

Mỹ có thể học được gì từ Trung Quốc?

Nguồn: Stephen M. Walt, “What the United States Can Learn From China,” Foreign Policy, 20/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy, người Mỹ nên tự hỏi Bắc Kinh đang làm gì đúng – và Mỹ đang làm gì sai.

Trong bất kỳ lĩnh vực nào, các đối thủ cạnh tranh cũng không ngừng phấn đấu để làm tốt hơn. Họ tìm kiếm những sáng kiến giúp cải thiện vị thế của mình và nỗ lực bắt chước bất cứ điều gì có hiệu quả với đối thủ. Chúng ta đã chứng kiến hiện tượng này trong thể thao, kinh doanh, và cả chính trị quốc tế. Bắt chước không có nghĩa là phải làm chính xác những gì người khác đã làm, nhưng việc phớt lờ các chính sách mang lại lợi ích cho người khác và từ chối thích nghi chính là cách khiến bạn tiếp tục thua cuộc. Continue reading “Mỹ có thể học được gì từ Trung Quốc?”

25/06/1996: 19 phi công Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom Khobar Towers

Nguồn: Khobar Towers bombing in Saudi Arabia kills 19 U.S. airmen, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, một chiếc xe tải chở dầu chứa hơn 11 tấn chất nổ đã phát nổ tại khu phức hợp nhà ở quân sự Khobar Towers của Lực lượng Không quân Mỹ ở Dhahran, Ả Rập Saudi. Vụ việc khiến 19 phi công Mỹ thiệt mạng và gần 500 người khác bị thương.

Vụ tấn công khủng bố này đã san phẳng phần lớn Tòa nhà 131 cao tám tầng, tạo ra một miệng hố sâu gần 5m và rộng 15m, và là vụ tấn công đẫm máu nhất nhắm vào lực lượng Mỹ kể từ vụ đánh bom doanh trại Thủy quân Lục chiến ở Beirut năm 1983, khiến 241 người thiệt mạng. Continue reading “25/06/1996: 19 phi công Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom Khobar Towers”

Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Don’t misread Xi Jinping’s intentions at his big meeting,” Nikkei Asia, 20/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Như mọi khi, chính trị sẽ lại đi trước kinh tế trong thời đại mới của Trung Quốc.

Tháng 11/2013, cả thế giới đã dõi theo hội nghị trung ương lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18, để xem Trung Quốc sẽ đi về đâu dưới thời một nhà lãnh đạo tối cao mới.

12 tháng trước đó, Tập Cận Bình đã lên nắm quyền lãnh đạo đảng, rồi trở thành chủ tịch nước vào tháng 3.

Hội nghị trung ương ba của Ban Chấp hành Trung ương thường đặt ra các chính sách kinh tế trung và dài hạn quan trọng đối với Trung Quốc. Do đó, mọi con mắt đều đổ dồn vào định hướng của Tập dành cho nền kinh tế. Continue reading “Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba”

23/06/1972: H.R. Haldeman hối thúc Nixon ngăn chặn FBI trong vụ Watergate

Nguồn: H.R. Haldeman encourages Nixon to ward off FBI, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, cố vấn của Richard Nixon, H.R. Haldeman, đã yêu cầu tổng thống gây sức ép buộc Giám đốc FBI phải “đứng ngoài chuyện này [cuộc điều tra về vụ đột nhập Watergate].” Về cơ bản, Haldeman đang yêu cầu Nixon cản trở công lý, đây là một trong những tội danh mà Quốc hội đã đe dọa luận tội Nixon vào năm 1974. Continue reading “23/06/1972: H.R. Haldeman hối thúc Nixon ngăn chặn FBI trong vụ Watergate”

22/06/1898: Ngày sinh Erich Maria Remarque

Nguồn: Author Erich Maria Remarque born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, Erich Maria Remarque, tác giả cuốn tiểu thuyết vĩ đại về Thế chiến I, Im Westen nichts Neues (Phía Tây không có gì lạ), đã chào đời ở Osnabruck, Đức.

Là sinh viên của Đại học Munster, Remarque bị bắt nhập ngũ vào quân đội Đức năm 18 tuổi. Ông chiến đấu trên Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I và đã bị thương không dưới năm lần, lần cuối cùng rất nặng. Sau chiến tranh, ông làm nhiều công việc khác nhau – giáo viên, thợ đẽo đá, tay đua xe, nhà báo thể thao – trong khi nỗ lực hoàn thành cuốn tiểu thuyết mà ông đã ấp ủ từ thời chiến. Được xuất bản tại Đức năm 1929, với tựa đề Im Westen Nichts Neues, cuốn sách đã bán được 1,2 triệu bản trong vòng một năm; bản dịch tiếng Anh, All Quiet on the Western Front, xuất bản cùng năm đó, cũng đạt được thành công tương tự. Sau đó, nó được dịch sang 12 thứ tiếng và được dựng thành một bộ phim Hollywood nổi tiếng vào năm 1930. Continue reading “22/06/1898: Ngày sinh Erich Maria Remarque”

Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em

Nguồn: Ruslan Yusupov, “Beijing’s Crackdown on Islam Is Coming for Kids,” Foreign Policy, 17/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các kỹ thuật từng được phát triển ở Tân Cương đang được bình thường hóa để chống lại các mục tiêu mới.

Vào ngày 15/03 vừa qua, ngày thứ ba của tháng ăn chay Ramadan linh thiêng của người Hồi giáo, những người Hồi giáo sống ở Ngọc Khê, một thành phố thuộc tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, đã thức dậy với một tin nhắn bất thường lan truyền trên trang WeChat của họ. Cục Sự vụ Dân tộc và Tôn giáo của tỉnh đã ban hành một “thông báo công khai khẩn cấp” cho phép giám sát việc nhịn ăn của học sinh. Continue reading “Cuộc đàn áp Hồi giáo của Bắc Kinh đang nhắm đến trẻ em”

20/06/1875: Ngày mất Joe Meek

Nguồn: Mountain man Joe Meek dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1875, Joe Meek, bậc thầy kể chuyện phiêu lưu miền biên giới, đã qua đời tại trang trại của ông ở Oregon. Cuộc đời ông cũng tràn ngập sự phiêu lưu mạo hiểm như chính những câu chuyện ông kể.

Sinh ra ở Virginia năm 1810, Meek là một chàng trai thân thiện và vui tính, nhưng ông lại quá hiếu động để có thể học hành chăm chỉ. Ở tuổi 16, Meek mù chữ chuyển hướng đi về miền Tây để gặp hai người anh trai khi đó đang ở Missouri. Trong những năm tiếp theo, ông tự học đọc và viết, nhưng cách đánh vần và ngữ pháp của ông vẫn rất độc đáo trong suốt cuộc đời ông. Continue reading “20/06/1875: Ngày mất Joe Meek”

Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?

Nguồn: Stephen M. Walt, “Morality Is the Enemy of Peace,” Foreign Policy, 13/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xung đột ở Gaza và Ukraine chỉ có thể kết thúc bằng những thỏa thuận không làm ai hài lòng hoàn toàn.

Ngoại trưởng Pháp Charles-Maurice de Talleyrand (1754-1838) là một nhà chính trị lão luyện, từng phục vụ cho chính phủ cách mạng Pháp, sau đó là cho Napoléon Bonaparte, và trong cả thời kỳ Bourbon phục hoàng. Ông là một chính khách tinh tế và tài giỏi, được nhớ đến ngày nay chủ yếu nhờ lời khuyên sâu sắc dành cho các nhà ngoại giao đồng nghiệp của mình: “Trên hết, đừng quá nhiệt tình.” Quả thật đó là những lời lẽ khôn ngoan: việc quá nhiệt tình, cứng nhắc và đạo đức hóa quá mức thường là trở ngại cho bất kỳ nỗ lực nào nhằm tìm ra giải pháp hiệu quả cho các vấn đề quốc tế khó khăn. Continue reading “Tại sao đạo đức là kẻ thù của hòa bình?”

“Nhà nước ngầm” của Trump

Nguồn: Jon D. Michaels, “A Deep State of His Own,” Foreign Affairs, 10/06/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trump có kế hoạch vũ khí hóa bộ máy hành chính của Mỹ như thế nào?

Tháng 03/2023, Donald Trump bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống lần thứ ba tại Waco, Texas. Sự xuất hiện của ông trùng với dịp kỷ niệm 30 năm cuộc đối đầu chết người giữa những tín đồ được vũ trang của giáo phái Branch Davidian và cơ quan hành pháp liên bang. Khi Trump bước lên sân khấu, ông đã gọi cuộc đua năm 2024 là “trận chiến cuối cùng.” Ông nói, trong trận chiến này, “hoặc nhà nước ngầm sẽ tiêu diệt nước Mỹ, hoặc chúng ta sẽ tiêu diệt nhà nước ngầm.” Đồng thời, để làm rõ vai trò của mình, ông tuyên bố “Tôi là chiến binh của các bạn, tôi là công lý của các bạn. … Và đối với những ai đã phải chịu oan ức và phản bội… Tôi là quả báo của các bạn.” Continue reading ““Nhà nước ngầm” của Trump”

18/06/1983: Sally Ride trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ

Nguồn: Sally Ride becomes the first American woman in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, tàu con thoi Challenger được phóng lên vũ trụ trong sứ mệnh thứ hai. Tiến sĩ Sally K. Ride đã tham gia sứ mệnh này với tư cách là chuyên gia, trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên du hành vào vũ trụ.

Trước đó, Ride từng theo đuổi sự nghiệp quần vợt chuyên nghiệp, nhưng vào năm 1977, bà đã đáp lại lời một quảng cáo trên báo của NASA kêu gọi các nhà khoa học trẻ am hiểu công nghệ đến làm việc như chuyên gia trên sứ mệnh tàu con thoi. Continue reading “18/06/1983: Sally Ride trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ”