28/01/1917: “Bạo loạn Nhà tắm” nổ ra tại Mỹ

Nguồn: The 1917 Bath Riots, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Rạng sáng ngày này năm 1917, một cô giúp việc người Mexico tên là Carmelita Torres đã quyết định phản kháng trước sự sỉ nhục mà cô phải chịu đựng mỗi sáng kể từ khi bắt đầu làm việc ở khu vực biên giới với Mỹ. Hành động phản kháng của Torres chống lại việc sử dụng hóa chất độc hại để “khử trùng” những người Mexico băng qua biên giới phía Bắc đã dẫn đến sự kiện gọi là Bạo loạn Nhà tắm (Bath Riots), một sự kiện thường bị bỏ qua trong lịch sử người Mỹ gốc Mexico (người Chicano). Continue reading “28/01/1917: “Bạo loạn Nhà tắm” nổ ra tại Mỹ”

26/01/1970: Tù nhân Chiến tranh Việt Nam trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm

 

Nguồn: POW spends 2,000th day in captivity, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Trung úy Hải quân Mỹ Everett Alvarez Jr. đã trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm ở Đông Nam Á. Alvarez bị bắt làm tù binh khi máy bay của ông bị bắn rơi vào ngày 5/8/1964 và đã trở thành một trong những tù nhân chiến tranh bị giam giữ lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ông bị bắn rơi ở Hòn Gai trong cuộc ném bom đầu tiên vào miền Bắc Việt Nam để trả đũa vụ tấn công gây tranh cãi nhằm vào các tàu khu trục của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ vào tháng 8/1964. Continue reading “26/01/1970: Tù nhân Chiến tranh Việt Nam trải qua ngày thứ 2.000 bị giam cầm”

24/01/2011: Sân bay Quốc tế Domodedovo ở Moscow bị đánh bom

Nguồn: Moscow’s Domodedovo International Airport is bombed by terrorists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2011, một quả bom đã phát nổ tại sảnh đến quốc tế của Sân bay Domodedovo ở Moscow, giết chết 35 người và làm bị thương 173 người khác. Caucasus Emirate, một nhóm chiến binh thánh chiến có trụ sở tại Chechnya, đã nhận trách nhiệm về vụ việc, bổ sung thêm vào một chuỗi các vụ tấn công khủng bố bắt nguồn từ xung đột ở các vùng lãnh thổ Caucasus của Nga. Continue reading “24/01/2011: Sân bay Quốc tế Domodedovo ở Moscow bị đánh bom”

Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?

Nguồn: Christopher Johnstone, “To Make Japan Stronger, America Must Pull It Closer,” Foreign Affairs, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Biden và Kishida nên làm gì để củng cố liên minh Mỹ – Nhật?

Cuộc gặp của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào ngày 13/01 sẽ mang đến cơ hội quan trọng để đưa lịch sử quan hệ an ninh Mỹ-Nhật đã kéo dài hàng thập niên sang một trang mới. Hồi giữa tháng 12, Kishida đã công bố một chiến lược an ninh quốc gia và quốc phòng mới, khác với con đường mà Nhật Bản đã đi theo kể từ Thế chiến II. Bản chiến lược kêu gọi người Nhật tăng chi tiêu quốc phòng lên gần 60% trong vòng 5 năm, phá vỡ mức trần không chính thức là 1% GDP, vốn được áp dụng từ những năm 1970. Nhật Bản cũng sẽ phát triển các năng lực quân sự mà nước này đã từ bỏ trước đó – cụ thể là các tên lửa “phản công,” hoặc vũ khí chính xác tầm xa sẽ được trang bị trên các phương tiện vận tải, máy bay, tàu chiến, và cuối cùng là tàu ngầm. Những vũ khí này nhiều khả năng sẽ bao gồm tên lửa tấn công mặt đất U.S. Tomahawk mà Washington đang chuẩn bị bán cho Tokyo. Nhật Bản cũng sẽ đầu tư mạnh vào năng lực mạng, các hệ thống không người lái, và vệ tinh để hỗ trợ các chiến dịch phản công. Tokyo đã báo hiệu rằng họ có ý định hành động nhanh chóng: Chỉ một tuần sau, chính phủ Kishida công bố yêu cầu ngân sách quốc phòng trị giá 6,8 nghìn tỷ yên (khoảng 51 tỷ USD) cho năm tài chính tiếp theo, tăng 25% so với năm hiện tại. Continue reading “Mỹ và Nhật cần làm gì để củng cố liên minh song phương?”

22/01/1973: Công bố phán quyết vụ Roe v. Wade

Nguồn: Roe v. Wade is decided, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Roe v. Wade, phán quyết mang tính bước ngoặt của Tối cao Pháp viện, qua đó xác lập quyền phá thai hợp pháp của phụ nữ, đã được công bố. Theo phán quyết với tỷ lệ 7-2 của Tối cao Pháp viện, phụ nữ có quyền được chọn phá thai và quyền này được bảo vệ bởi các quyền riêng tư theo Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ. Tiền lệ pháp lý của quyết định này là vụ Griswold v. Connecticut năm 1965, trong đó xác lập quyền riêng tư liên quan đến các thủ tục y tế. Continue reading “22/01/1973: Công bố phán quyết vụ Roe v. Wade”

21/01/1910: Trạm sàng lọc người nhập cư tại Đảo Angel mở cửa

Nguồn: U.S. immigration station Angel Island opens in San Francisco Bay, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1910, Đảo Angel (Đảo Thiên thần) ở Vịnh San Francisco của California, thường được gọi là “Đảo Ellis của miền Tây”, đã chính thức mở cửa, trở thành trạm nhập cảnh chính của Mỹ dành cho người nhập cư châu Á. Trong 30 năm tiếp theo, ước tính có khoảng 100.000 người Trung Quốc và 70.000 người Nhật Bản được xử lý nhập cảnh tại đảo này. Continue reading “21/01/1910: Trạm sàng lọc người nhập cư tại Đảo Angel mở cửa”

Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương

Nguồn: Husain Haqqani và Narayanappa Janardhan, “The Minilateral Era,” Foreign Policy, 10/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các cường quốc tầm trung từ Ấn Độ đến Israel hiện đang theo đuổi các quan hệ đối tác nhỏ, dựa trên những vấn đề cụ thể, nằm ngoài các thể chế chính thức.

Tháng 9 năm ngoái, bên lề cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng Ấn Độ, Pháp, và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã vạch ra một chiến lược ba bên. Mỗi bên đều đã có quan hệ song phương mạnh mẽ với hai bên còn lại, vì vậy họ nhất trí sẽ theo đuổi quan hệ đối tác nhóm rộng lớn hơn. Ấn Độ và Pháp cũng vừa tham gia một nỗ lực tương tự nhằm tạo ra một chương trình nghị sự chung với Australia. Continue reading “Kỷ nguyên của các liên kết tiểu đa phương”

19/01/1809: Ngày sinh Edgar Allan Poe

Nguồn: Edgar Allan Poe is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1809, nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học Edgar Allan Poe đã chào đời tại Boston, Massachusetts.

Năm ông lên ba tuổi, cả cha và mẹ của Poe đều qua đời. Ông được người cha đỡ đầu, John Allan, một thương gia thuốc lá giàu có, đưa về chăm sóc. Sau khi du học ở Anh, Poe theo học tại Đại học Virginia (UVA) vào năm 1826. Sau khi tranh cãi với Allan vì những khoản nợ lớn do cờ bạc của ông, Poe buộc phải rời khỏi UVA chỉ sau 8 tháng. Tiếp đến, ông đã phục vụ hai năm trong Quân đội Mỹ và được bổ nhiệm vào West Point. Thêm một lần thất bại nữa và Allan đã cắt đứt hoàn toàn mọi liên hệ với cậu con trai. Poe lại bị đuổi khỏi học viện vì vi phạm nội quy. Continue reading “19/01/1809: Ngày sinh Edgar Allan Poe”

17/01/1966: Máy bay Mỹ làm rơi bom H rơi ở Tây Ban Nha

Nguồn: H-bomb lost in Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, một máy bay ném bom B-52 đã va chạm với máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 trên bờ biển Địa Trung Hải của Tây Ban Nha, làm rơi ba quả bom hydrogen 70 kiloton xuống khu vực gần thị trấn Palomares và một quả khác rơi xuống biển. Đây không phải là vụ tai nạn đầu tiên hay cuối cùng liên quan đến bom hạt nhân của Mỹ. Continue reading “17/01/1966: Máy bay Mỹ làm rơi bom H rơi ở Tây Ban Nha”

Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “China’s elderly pay ultimate price for COVID missteps,” Nikkei Asia, 12/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Người già ở Trung Quốc đang chết với tốc độ chưa từng thấy, khiến nhiều gia đình tan nát.

Tại Trung Quốc, người trẻ thường không ngần ngại nhường ghế cho người già trên tàu lửa và xe buýt. Nền văn hóa Nho giáo luôn luôn có truyền thống kính trọng người già.

Nhưng khi Covid-19 tấn công 1,4 tỷ dân của Trung Quốc, 200 triệu người cao tuổi ở nước này chính là nhóm bị tổn thương nhiều nhất, bị dồn vào chân tường. Continue reading “Người già Trung Quốc là nạn nhân của những sai lầm trong đại dịch”

15/01/1831: Victor Hugo hoàn thành “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”

Nguồn: “The Hunchback of Notre Dame” is finished, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1831, Victor Hugo đã hoàn thành cuốn Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris), hay còn gọi là “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà”. Bị phân tâm bởi các dự án khác, Hugo đã liên tục trì hoãn thời hạn giao cuốn sách cho nhà xuất bản của mình, nhưng một khi bắt tay vào sáng tác, ông đã hoàn thành tiểu thuyết chỉ trong bốn tháng.

Khi còn là một thiếu niên, Hugo, con trai của một trong những sĩ quan của Napoléon, đã quyết định trở thành một nhà văn. Dù theo học ngành luật, nhưng ông cũng thành lập một tạp chí văn học để bản thân và các nhà văn mới nổi khác có thể xuất bản tác phẩm của mình. Năm 1822, Hugo kết hôn với người yêu thời thơ ấu, Adele Foucher, và xuất bản tập thơ đầu tiên, giúp ông nhận được tiền trợ cấp từ Vua Louis XVIII. Continue reading “15/01/1831: Victor Hugo hoàn thành “Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà””

14/01/1639: Hiến pháp đầu tiên được thông qua tại các thuộc địa Mỹ

Nguồn: The first colonial constitution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1639, tại Hartford, Connecticut, hiến pháp đầu tiên của các thuộc địa Mỹ, “Các Sắc lệnh Cơ bản” (Fundamental Orders), đã được đại diện của Wethersfield, Windsor, và Hartford thông qua.

Người Hà Lan đã phát hiện ra sông Connecticut vào năm 1614, nhưng những người Anh theo Thanh giáo từ Massachusetts mới là người hoàn thành việc xây dựng các khu định cư của người châu Âu trong khu vực. Trong thập niên 1630, họ từ Thuộc địa Vịnh Massachusetts đến Thung lũng Connecticut, và vào năm 1638, đại diện của ba khu định cư Thanh giáo lớn ở Connecticut đã gặp nhau để thành lập một chính phủ thống nhất cho thuộc địa mới. Continue reading “14/01/1639: Hiến pháp đầu tiên được thông qua tại các thuộc địa Mỹ”

Joe Biden đang bước vào hàng ngũ những tổng thống thành công

Nguồn: Gideon Rachman, “Joe Biden’s claim to presidential greatness,” Financial Times, 09/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Giống như Truman và Johnson, Biden đã bị đánh giá thấp trong vai trò phó tổng thống, nhưng lại đang thể hiện xuất sắc trong Phòng Bầu dục.

Người ta cần gì để trở thành một tổng thống vĩ đại của nước Mỹ? Các nhà lãnh đạo nổi tiếng của Đảng Dân chủ có những đặc điểm giống nhau đến kinh ngạc. Franklin Roosevelt, John Kennedy, và Barack Obama đều là những nhà hùng biện xuất sắc xuất thân từ Harvard, với phong cách của giới quý tộc.

Các phó tổng thống mà họ chọn cũng có nhiều điểm chung. Harry Truman, Lyndon Johnson, và Joe Biden đều đã tạo dựng sự nghiệp của mình tại Thượng viện – và đều thiếu sức hút cùng xuất thân hào nhoáng như những vị tổng thống mà họ từng làm việc cùng. Khi còn là phó tổng thống, cả ba đôi khi bị các nhân viên của Roosevelt, Kennedy, và Obama đối xử với thái độ khinh bỉ chẳng chút e dè. Continue reading “Joe Biden đang bước vào hàng ngũ những tổng thống thành công”

12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris

Nguồn: Leaders of the Big Four nations meet for the first time in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, một ngày sau khi Thủ tướng Anh David Lloyd George đến Paris, ông đã gặp đại diện của các quốc gia Tứ Cường còn lại – Thủ tướng Georges Clemenceau của Pháp, Thủ tướng Vittorio Orlando của Ý, và Tổng thống Woodrow Wilson của Mỹ – tại tòa nhà Bộ Ngoại giao Pháp ở Quai d’Orsay. Đây là cuộc gặp đầu tiên trong số hơn 100 cuộc họp của bốn người đàn ông. Continue reading “12/01/1919: Lãnh đạo Tứ Cường gặp nhau lần đầu tại Paris”

Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P2)

Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/tháng 2 năm 2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

PHÒNG THỦ VỮNG CHẮC

Ngay cả khi Tập chưa xem xét việc thống nhất bằng vũ lực, Mỹ vẫn phải thể hiện rằng họ chắc chắn sẽ bảo vệ lợi ích của mình ở Eo biển Đài Loan. Nhưng các quyết định quân sự không được phép định hướng cách tiếp cận tổng thể của Mỹ, như gợi ý của nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách. Có một thực tế không thể chối cãi là không một sức mạnh quân sự bổ sung nào của Mỹ có thể triển khai trong vòng 5 năm tới sẽ làm thay đổi cơ bản cán cân sức mạnh quân sự. Mỹ vẫn sẽ phải dựa vào ngoại giao và một loạt các công cụ khác để cho Bắc Kinh thấy rõ cái giá của thống nhất bằng vũ lực. Continue reading “Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P2)”

Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P1)

Nguồn: Jude Blanchette và Ryan Hass, “The Taiwan Long Game,” Foreign Affairs, Tháng 1/Tháng 2 năm 2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao giải pháp tốt nhất là không đưa ra giải pháp nào cả?

70 năm qua, Trung Quốc và Mỹ đã tránh được thảm họa tại Đài Loan. Nhưng có một sự đồng thuận đang hình thành trong giới hoạch định chính sách Mỹ, rằng nền hòa bình này có lẽ sẽ không kéo dài thêm nữa. Hiện nay, nhiều nhà phân tích và hoạch định chính sách cho rằng Mỹ phải sử dụng toàn bộ sức mạnh quân sự để chuẩn bị cho một cuộc chiến với Trung Quốc ở Eo biển Đài Loan. Tháng 10/2022, Mike Gilday, người đứng đầu Hải quân Mỹ, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xâm lược Đài Loan trước năm 2024. Nhiều thành viên của Quốc hội Mỹ, gồm Hạ nghị sĩ Dân chủ Seth Moulton và Hạ nghị sĩ Cộng hòa Mike Gallagher, cũng chia sẻ quan điểm của Gilday. Continue reading “Mỹ cần nghĩ lại cuộc chơi đường dài ở Đài Loan (P1)”

10/01/1923: Tổng thống Harding ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Đức

Nguồn: President Harding orders U.S. troops home from Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, bốn năm sau khi Thế chiến I kết thúc, Tổng thống Warren G. Harding đã ra lệnh cho quân đội Mỹ đang đóng tại Đức phải trở về nhà.

Năm 1917, sau nhiều năm bế tắc đẫm máu dọc theo Mặt trận phía Tây, việc các lực lượng mới, được trang bị đầy đủ của Mỹ tham gia vào Thế chiến I – một quyết định được Tổng thống Woodrow Wilson công bố vào tháng 4 và phần lớn nguyên nhân là do những đợt tấn công trắng trợn của Đức vào các tàu Mỹ – đã được chứng minh là một bước ngoặt lớn trong cuộc xung đột. Lực lượng hải quân Mỹ đến Anh vào ngày 9/4, chỉ ba ngày sau khi chính thức tuyên chiến. Ngày 13/6, Lực lượng Viễn chinh Mỹ, do Tướng John J. Pershing nổi tiếng chỉ huy, đổ bộ lên bờ biển nước Pháp. Continue reading “10/01/1923: Tổng thống Harding ra lệnh rút quân Mỹ khỏi Đức”

Lý do Ukraine nên và có thể chiếm lại được Crimea

Nguồn: Andriy Zagorodnyuk, “The Case for Taking Crimea,” Foreign Affairs, 02/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tại sao Ukraine có thể – và nên – giải phóng bán đảo Crimea?

Đối với người Ukraine, 2022 là năm của cả bi kịch và thành tựu lịch sử. Vào tháng 2, Nga xâm lược Ukraine với gần 190.000 quân, gây ra sự tàn phá không kể xiết và giết chết hàng chục nghìn người. Nhưng chỉ trong vài tuần, quân đội Ukraine đã chặn được đà tấn công, rồi sau đó buộc người Nga phải lùi lại. Kể từ tháng 8, Ukraine đã giành lại hơn một nửa lãnh thổ mà Nga chiếm được, làm tiêu tan hy vọng thành công của Moscow. Nhằm cố gắng chứng minh thành tích, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sáp nhập bốn tỉnh của Ukraine – Donetsk, Kherson, Luhansk, và Zaporizhzhia – vào cuối tháng 9. Nhưng việc làm đó là vô nghĩa. Vào thời điểm Putin đưa ra tuyên bố của mình, Nga không có toàn quyền kiểm soát bất cứ tỉnh nào trong số này, và kể từ lúc đó, lực lượng của nước này thậm chí còn mất nhiều lãnh thổ hơn. Continue reading “Lý do Ukraine nên và có thể chiếm lại được Crimea”

Tại sao ‘lằn ranh đỏ’ là một ẩn dụ tồi trong việc đối phó với Nga?

Nguồn: Nigel Gould-Davies, “Putin Has No Red Lines,” New York Times, 01/01/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

“Lằn ranh đỏ của Putin nằm ở đâu?”

Câu hỏi này,  được đặt ra với mức độ cấp bách ngày càng tăng khi quân Nga dù đang thua cuộc chiến ở Ukraine vẫn không ngừng gây hấn, nhằm mục đích tìm ra một phân tích rõ ràng và góp phần định hướng chính sách. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là một câu hỏi sai, bởi vì “lằn ranh đỏ” là một phép ẩn dụ tồi và dễ gây phân tâm. Có nhiều cách tốt hơn để suy nghĩ về chiến lược.

“Lằn ranh đỏ” ngụ ý rằng có những giới hạn xác định đối với các hành động mà một quốc gia – mà trong trường hợp này là Nga – có thể chấp nhận từ các quốc gia khác. Nếu phương Tây vi phạm những giới hạn này, Nga sẽ đáp trả theo những cách mới và nguy hiểm hơn. Một lằn ranh đỏ là một ngưỡng dẫn tới leo thang. Ngoại giao phương Tây phải cố gắng hiểu và “tôn trọng” các lằn ranh đỏ của Nga bằng cách tránh các hành động đi quá giới hạn. Theo đó, các lằn ranh đỏ của Nga đặt ra giới hạn cho các hành động của phương Tây. Continue reading “Tại sao ‘lằn ranh đỏ’ là một ẩn dụ tồi trong việc đối phó với Nga?”

08/01/1992: George H.W. Bush nôn lên người Thủ tướng Nhật Bản

Nguồn: President George H.W. Bush vomits on the Prime Minister of Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1992, một trong những sự cố bị chế giễu nhiều nhất trong lịch sử các đời Tổng thống Mỹ đã xảy ra tại Nhật Bản, khi Tổng thống George H.W. Bush nôn lên người Thủ tướng Nhật Bản.

Thủ tướng Kiichi Miyazawa đang tổ chức bữa tối cho vị tổng thống trong chuyến thăm cấp nhà nước của ông. Bush, lúc đó 67 tuổi, trông khá khỏe mạnh, ông thậm chí còn chơi quần vợt đôi cùng với Hoàng đế Nhật Bản và con trai ông vào sáng hôm đó. Tuy nhiên, trong bữa tối, Bush đột ngột đổ bệnh. Ông nghiêng người về phía trước, rồi ngã xuống, nôn vào lòng Thủ tướng nước chủ nhà. Tổng thống Mỹ sau đó ngất xỉu, còn vợ ông là Barbara, các phụ tá và các thành viên của Cơ quan Mật vụ đã nhanh chóng đến giúp đỡ ông. Ông đã tỉnh lại sau chốc lát và có thể tự mình rời khỏi bữa tối, xin lỗi về sự cố. Continue reading “08/01/1992: George H.W. Bush nôn lên người Thủ tướng Nhật Bản”