16/08/2009: Usain Bolt lập kỷ lục thế giới chạy nước rút cự ly 100 mét

Nguồn: Usain Bolt sets 100-meter dash world record, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, dưới ánh đèn của Sân vận động Olympic Berlin, trong Giải Vô địch Điền kinh Thế giới, Usain Bolt, 22 tuổi, đã tạo dáng hình tia chớp và cười rất tươi vì vừa mới lập kỷ lục. Khi đó, vận động viên người Jamaica, cũng là người đàn ông nhanh nhất thế giới, đã phá kỷ lục thế giới của chính mình trên đường chạy 100 mét, hoàn tất chặng đua chỉ trong 9,58 giây. Anh đã trở thành người đầu tiên chạy hết cự ly này trong vòng chưa đầy 9,6 giây.

Thành tích 9,69 giây của Bolt tại Thế vận hội Bắc Kinh 2008 không chỉ là một kỷ lục thế giới, mà còn là lần đầu tiên cự ly 100 mét được hoàn tất dưới 9,7 giây. Tốc độ khủng khiếp và tính cách thoải mái, vui tươi đã giúp Bolt nổi tiếng toàn thế giới sau khi giành huy chương vàng Olympic, nhưng các nhà quan sát chỉ ra rằng anh đã không sử dụng tốc độ tối đa của mình trong cuộc đua ở Bắc Kinh. Ngay sau đó, nhiều người đồn đoán, Bolt có thể xô đổ kỷ lục thế giới của chính mình. Continue reading “16/08/2009: Usain Bolt lập kỷ lục thế giới chạy nước rút cự ly 100 mét”

Khủng hoảng bản sắc ở Hong Kong sau 25 năm Bắc Kinh cai trị (P2)

Nguồn: Pak Yiu, “Hong Kong’s identity in crisis after 25 years of Beijing rule,” Nikkei Asia, 29/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Bảo tồn văn hóa Hong Kong

Động lực này đã giúp các nhóm bảo tồn văn hóa mọc lên như nấm, ngay cả ở những nơi như Cộng hòa Séc. Tại đây, Loretta Lau đã thành lập một nhóm nghệ thuật và văn hóa có tên là NGO DEI, có nghĩa là “chúng tôi” trong tiếng Quảng Đông. Nhóm này mở một không gian ở Praha chuyên phục vụ trà sữa, mì bò sa tế, bánh trứng và bánh cuốn – những món ăn đặc sản của Hong Kong. Họ cũng tổ chức nhiều triển lãm nghệ thuật.

Lau, người đã chuyển đến sống tại Praha vào năm 2018 để theo đuổi nghiệp nghệ sĩ biểu diễn, đã thành lập NGO DEI vào năm ngoái nhằm chia sẻ văn hóa của mình và kết nối với những người Hong Kong không có kế hoạch trở về quê nhà, giống như cô. Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, Lau đã liên hệ cuộc đấu tranh của Hong Kong với Mùa xuân Praha bị Liên Xô đàn áp vào năm 1968, và Cách mạng Nhung, phong trào biểu tình tháng 11/1989 đã dẫn đến sự kết thúc của chế độ độc đảng. Continue reading “Khủng hoảng bản sắc ở Hong Kong sau 25 năm Bắc Kinh cai trị (P2)”

Khủng hoảng bản sắc ở Hong Kong sau 25 năm Bắc Kinh cai trị (P1)

Nguồn: Pak Yiu, “Hong Kong’s identity in crisis after 25 years of Beijing rule,” Nikkei Asia, 29/06/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bị buộc phải rời khỏi thành phố sau những cuộc đàn áp của Trung Quốc, cộng đồng người Hong Kong hải ngoại đang chiến đấu để cứu nền văn hóa ở quê nhà.

Có một cảm giác hoài cổ phảng phất trong hội chợ Hong Kong khai mạc ở Vancouver, khi khoảng 3.000 người tham dự đi từ gian hàng này sang gian hàng khác, trò chuyện bằng tiếng Quảng Đông và chia sẻ những kỷ niệm về thành phố quê hương của họ.

Trong số những món đồ được bày bán có những cây nến hình dim sum, trang sức hình chiếc ô, và tranh vẽ đường chân trời rực sáng ở Cảng Victoria. Continue reading “Khủng hoảng bản sắc ở Hong Kong sau 25 năm Bắc Kinh cai trị (P1)”

14/08/1751: Mary Blandy đầu độc cha ruột

Nguồn: A daughter poisons her father, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1751, Francis Blandy đã rơi vào hôn mê và qua đời tại nhà của mình ở ngoại ô London, Anh. Tối hôm đó, Mary, con gái của ông đã đề nghị cho một trong những người hầu của gia đình một số tiền lớn để anh đưa cô đến Pháp ngay lập tức. Mary buộc phải bỏ trốn một mình khi người hầu này từ chối, nhưng cô đã sớm bị truy đuổi và bắt giữ bởi những người hàng xóm nghe tin Blandy bị đầu độc.

Những người hầu của gia đình Blandy đã nghi ngờ Mary, vì cô gái 26 tuổi chưa kết hôn này đã qua lại với William Cranstoun, gã đàn ông không một xu dính túi đang có một người vợ ở Scotland, đi ngược lại mong muốn của cha cô. Cranstoun quyết tâm chiếm đoạt tài sản của Blandy. Continue reading “14/08/1751: Mary Blandy đầu độc cha ruột”

13/08/1878: Nạn nhân đầu tiên của dịch sốt vàng da tại Memphis qua đời

Nguồn: First victim of Memphis yellow fever epidemic dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1878, Kate Bionda, một chủ nhà hàng, đã qua đời vì bệnh sốt vàng da ở Memphis, Tennessee, sau khi một người đàn ông trốn khỏi một chiếc tàu hơi nước bị cách ly đến nhà hàng của cô. Dịch bệnh nhanh chóng lây lan và khiến thành phố trở nên tan hoang.

Bệnh sốt vàng da (yellow fever) là bệnh lây truyền do muỗi, có nguồn gốc từ Tây Phi và đã đến Mỹ trên những con tàu chở công nhân nô lệ. Mầm bệnh xuất hiện trong thời tiết ấm áp và sẽ phát triển mạnh trong mùa hè ẩm ướt và nóng nực, khi muỗi có thể sinh sôi nảy nở. Sau thời gian ủ bệnh từ ba đến sáu ngày, người mắc bệnh sẽ cảm nhận các triệu chứng giống cúm, như sốt và đau nhức. Sau giai đoạn thuyên giảm ngắn ngủi là giai đoạn phát bệnh dữ dội, trong đó bệnh nhân nôn ra máu, đồng thời bị suy gan và suy thận. Vàng da cũng là một triệu chứng điển hình, dẫn đến tên gọi sốt vàng da. Nếu nạn nhân chết, thường là trong vòng hai tuần sau khi mắc bệnh. Những người sống sót sẽ bị ảnh hưởng trong nhiều tháng. Continue reading “13/08/1878: Nạn nhân đầu tiên của dịch sốt vàng da tại Memphis qua đời”

Chiến lược kinh tế của tân thủ tướng Anh nên đi theo hướng nào?

Nguồn: Jim O’Neill, “The UK needs a coherent economic strategy,” Financial Times, 24/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Các thành viên Đảng Bảo thủ phải chọn ra một nhà lãnh đạo có thể mang đến giải pháp sáng tạo hơn cho vấn đề về năng suất.

Vậy là đã hơn 12 năm kể từ khi Đảng Bảo thủ giành lại quyền lực. Trong lúc các thành viên của đảng này cân nhắc về nhà lãnh đạo thứ tư của mình, đất nước đang khẩn thiết mong đợi sự lựa chọn của họ – thủ tướng tiếp theo – sẽ có tầm nhìn đáng tin cậy trong việc giải quyết những thách thức to lớn.

Hai ứng viên của vòng bỏ phiếu cuối cùng, Liz Truss và Rishi Sunak, phải suy nghĩ về cách họ vạch ra một con đường có tính xây dựng hơn cho Vương quốc Anh so với những gì đã được thực hiện sau sự tàn phá kinh tế của khủng hoảng tài chính năm 2008 – vốn là nền tảng cho chiến thắng bầu cử của Đảng Bảo thủ hai năm sau đó. Continue reading “Chiến lược kinh tế của tân thủ tướng Anh nên đi theo hướng nào?”

11/08/1965: Bạo loạn Watts bắt đầu

Nguồn: Watts Rebellion begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, tại Watts, Los Angeles – một khu dân cư chủ yếu là người da đen, căng thẳng chủng tộc đã lên đến đỉnh điểm sau khi hai cảnh sát da trắng ẩu đả với một tài xế da đen bị nghi là lái xe trong tình trạng say rượu. Một đám đông người xem đã tập trung gần điểm giao của Đại lộ Avalon và Phố 116 để theo dõi vụ bắt giữ, và ngay sau đó đã tức giận bởi những gì họ tin lại là một vụ cảnh sát lạm quyền vì động cơ chủng tộc. Continue reading “11/08/1965: Bạo loạn Watts bắt đầu”

Thế giới hôm nay: 11/08/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lạm phát tính theo năm ở Mỹ giảm nhẹ trong tháng 7, từ 9,1% trong tháng 6 xuống còn 8,5%. Con số này làm dấy lên hy vọng rằng lạm phát của Mỹ đã đạt đỉnh: giá tiêu dùng nhìn chung không đổi từ tháng 6 đến tháng 7, trong khi giá khí đốt và các mặt hàng khác đã giảm trong những tuần gần đây. Nhưng mức lạm phát này vẫn gần với mức cao nhất của Mỹ trong vòng 40 năm, và giá nhà ở và thực phẩm vẫn đang trên đà tăng.

Donald Trump đã từ chối trả lời các câu hỏi khi bị Chưởng lý New York thẩm vấn, trong cuộc điều tra dân sự về các hồ sơ kinh doanh của gia đình ông. Trump cho biết trong một tuyên bố rằng ông đã viện dẫn quyền trong Tu chính án thứ Năm để chống lại hành động tự buộc tội này. Cuộc điều tra này diễn ra song song với cuộc điều tra của FBI có liên quan đến các hoạt động của Trump sau khi ông rời nhiệm sở. Continue reading “Thế giới hôm nay: 11/08/2022”

Thế giới hôm nay: 10/08/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một loạt pháo kích dữ dội đã được báo cáo gần căn cứ không quân Novofedorivka ở Crimea do Nga kiểm soát. Vụ việc đã được xác nhận bởi hai quan chức địa phương, dù người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân của nó. Crimea, một bán đảo ở miền nam Ukraine, đã bị Nga sáp nhập vào năm 2014. Địa điểm xảy ra các vụ nổ cách tiền tuyến khoảng 200 km.

Donald Trump đã bị giáng một đòn đau khác sau khi FBI đến lục soát dinh thự ở Florida của ông, vì một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết vào thứ Ba rằng Hạ viện có thể yêu cầu ông nộp tờ khai thuế. Trong khi đó, các đảng viên Cộng hòa hàng đầu đã lên án cuộc đột kích tại Mar-a-lago. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng hòa cấp cao nhất tại Hạ viện, tuyên bố sẽ tiến hành điều tra Bộ Tư pháp nếu đảng của ông nắm quyền kiểm soát Hạ viện sau cuộc bầu cử giữa kỳ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 10/08/2022”

Nhà nước cảnh sát mới của Putin

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, “Putin’s New Police State,” Foreign Affairs, 27/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong bóng tối của chiến tranh, FSB đang áp dụng các phương pháp của Stalin.

Kể từ mùa xuân năm 2022, một thế lực mới đáng sợ đã bắt đầu lan tràn khắp xã hội Nga. Các nhà hoạt động phản đối “chiến dịch đặc biệt” ở Ukraine đang bị vây bắt. Những người phản đối chế độ, và thậm chí cả những công dân bình thường nhưng có quan hệ không được phép với nước ngoài, đang bị tống vào nhà tù Lefortovo ở Moscow, nơi mà dưới thời Stalin, các tù nhân chính trị đã bị tra tấn và hành quyết. Các sĩ quan biên phòng đặc biệt đã thẩm vấn và đe dọa những người Nga đang cố gắng rời đi hoặc quay trở lại. Nhưng ngay cả những người đã trốn thoát cũng không được an toàn. Những người lưu vong dám lên tiếng công khai đang bị điều tra, và người thân của họ ở Nga đang bị chế độ sách nhiễu. Trong khi đó, lực lượng bảo an đang truy quét các công ty Nga thu mua nguyên liệu thô và máy móc nước ngoài, thay vì sử dụng sản phẩm trong nước. Continue reading “Nhà nước cảnh sát mới của Putin”

09/08/2014: Sĩ quan cảnh sát Darren Wilson sát hại Michael Brown

Nguồn: Michael Brown is killed by a police officer in Ferguson, Missouri, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2014, sĩ quan cảnh sát Darren Wilson đã nổ súng bắt chết Michael Brown, một thiếu niên da đen không có vũ trang, ở Ferguson, ngoại ô St. Louis, Missouri. Biểu tình và bạo loạn đã bùng phát ở Ferguson và nhanh chóng lan ra khắp đất nước.

Có nhiều lời kể khác nhau xoay quanh vụ việc, bao gồm lời khai của chính Wilson và bạn của Brown, Dorian Johnson, người đã ở cùng Brown vào thời điểm đó. Nhiều chi tiết khác nhau hoàn toàn, nhưng mọi nhân chứng đều đồng ý rằng Wilson đã nhìn thấy Brown và Johnson đang đi bộ trên đường, yêu cầu họ đứng lại trên vỉa hè, sau đó chặn chiếc xe SUV của cảnh sát trước mặt để tra hỏi hai người này. Wilson và Brown đã tranh cãi qua cửa sổ mở của chiếc xe, và Wilson đã nổ súng hai lần. Brown và Johnson cố gắng bỏ đi, nhưng Wilson lao ra khỏi xe để đuổi theo họ, và khi Brown quay lại đối mặt với Wilson, sĩ quan này đã bắn 12 phát súng, sáu trong số đó trúng Brown. Continue reading “09/08/2014: Sĩ quan cảnh sát Darren Wilson sát hại Michael Brown”

Thế giới hôm nay: 09/08/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Nga cho biết họ sẽ đình chỉ các cuộc thanh tra vũ khí hạt nhân của Mỹ theo Hiệp ước START mới, đồng thời đổ lỗi rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đã khiến quá trình này trở nên cực kỳ khó khăn. Hiệp ước là thỏa thuận vũ khí hạt nhân duy nhất còn tồn tại giữa Mỹ và Nga. Nó giới hạn số lượng vũ khí hạt nhân mà họ có thể triển khai và cho phép mỗi bên kiểm tra kho vũ khí của bên còn lại. Hiệp ước dự kiến sẽ hết hạn vào năm 2026, dù vào tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã gợi ý rằng chính quyền của ông muốn đàm phán về một hiệp ước thay thế nó.

Israel đã mở lại các cửa khẩu biên giới vào Dải Gaza vào thứ Hai, theo một thỏa thuận ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian giữa Israel và các chiến binh Palestine, chính thức có hiệu lực vào Chủ nhật và dường như vẫn được tôn trọng. Các xe tải chở nhiên liệu đã có thể di chuyển vào Gaza, xoa dịu tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng. Các cuộc không kích của Israel vào khu vực này đã khiến 44 người thiệt mạng, trong đó có hai thủ lĩnh của phong trào Thánh chiến Hồi giáo Palestine. Continue reading “Thế giới hôm nay: 09/08/2022”

Nhìn lại thời khắc kịch tính trước khi Singapore tách khỏi Malaysia

Nguồn: Janadas Devan, “Singapore could have become ‘one country, two systems’ within Malaysia, not sovereign country“, Straits Times, 28/01/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm mươi năm trước, tương lai của chúng ta thật vô định. Lúc đó chúng ta chưa biết rõ, nhưng vào ngày 26/01/1965, Nội các Singapore đã tranh luận về một bài mà Lý Quang Diệu đã viết về khả năng tái điều chỉnh hiến pháp ở Malaysia.

1964 là một năm đầy căng thẳng: Đảng Hành động Nhân dân (PAP) quyết định tranh cử trong cuộc Tổng Tuyển cử Malaysia vào tháng 04, nhưng chỉ giành được một trong số chín ghế mong muốn ở Bán đảo Malaysia. Sang tháng 07, và một lần nữa vào tháng 09, Singapore chìm trong bạo động, khiến tổng cộng 36 người thiệt mạng và 560 người bị thương. Singapore và Kuala Lumpur đã nhiều lần xung đột, trong Quốc hội Liên bang, trên các phương tiện truyền thông, và cả trên thực địa. Continue reading “Nhìn lại thời khắc kịch tính trước khi Singapore tách khỏi Malaysia”

07/08/2005: Giải cứu tàu ngầm Nga bị mắc kẹt

Nguồn: Trapped Russian sub rescued, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, một tàu ngầm mini Priz AS-28 của Nga, cùng 7 thành viên thủy thủ đoàn, đã được giải cứu từ sâu dưới đáy biển Thái Bình Dương. Ngày 04/08, trong lúc tham dự chương trình huấn luyện ở Vịnh Beryozovaya, ngoài khơi bán đảo Kamchatka, miền viễn đông của Nga, thì các chân vịt của con tàu đã vướng vào dây cáp thuộc hệ thống giám sát bờ biển của Nga. Không thể nổi lên, thủy thủ đoàn bị mắc kẹt trong chiếc tàu ngầm tối tăm, lạnh giá suốt hơn ba ngày. Continue reading “07/08/2005: Giải cứu tàu ngầm Nga bị mắc kẹt”

06/08/1969: Lính Mũ nồi Xanh của Mỹ bị buộc tội giết người

Nguồn: Green Berets are charged with murder, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Quân đội Mỹ thông báo rằng Đại tá Robert B. Rheault, Chỉ huy Đội Đặc nhiệm số 5 tại Việt Nam, và bảy lính Mũ nồi Xanh (Green Berets) khác đã bị buộc tội giết người có chủ ý và âm mưu giết người trong vụ hành quyết (summary execution) một người Việt Nam, Thái Khắc Chuyên, người đã từng là thông dịch viên cho Biệt đội B-57. Continue reading “06/08/1969: Lính Mũ nồi Xanh của Mỹ bị buộc tội giết người”

Tại sao Tập Cận Bình đang quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Xi opens Beijing’s heavy gates to receive Jokowi,” Nikkei Asia, 28/07/2022

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã nhìn thấy cửa sổ cơ hội cho một chiến dịch ngoại giao vào tháng 11 tại G-20.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có lẽ đã để mắt nhiều hơn đến ngoại giao, cụ thể là Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Bali, Indonesia, sẽ diễn ra vào ngày 15 và 16 tháng 11 này.

Nếu mọi việc diễn ra suôn sẻ, Tập sẽ giành được nhiệm kỳ thứ ba với tư cách là lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại đại hội Đảng toàn quốc sắp tới. Trong khi đó, nhiều khả năng Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ phải hứng chịu thất bại nặng nề trong cuộc bầu cử giữa kỳ sẽ được tổ chức vào đầu tháng đó. Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình đang quan tâm nhiều hơn đến ngoại giao?”

04/08/1942: Ký Thỏa thuận Lao động Nông trại Mexico

Nguồn: U.S. and Mexico sign the Mexican Farm Labor Agreement, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Mỹ và Mexico ký Thỏa thuận Lao động Nông trại Mexico (Mexican Farm Labor Agreement), tạo ra cái được gọi là “Chương trình Bracero” (Bracero Program). Chương trình này kéo dài cho đến năm 1964 và là chương trình lao động thuê ngoài lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong suốt thời gian tồn tại, Chương trình Bracero đã mang lại lợi ích cho cả nông dân và người lao động nhưng cũng làm phát sinh nhiều tranh chấp lao động, lạm dụng công nhân và các vấn đề khác vốn đã là đặc trưng từ lâu trong lịch sử của lao động nông nghiệp ở Tây Nam nước Mỹ. Continue reading “04/08/1942: Ký Thỏa thuận Lao động Nông trại Mexico”

Thế giới hôm nay: 04/08/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đài Loan đã sử dụng máy bay phản lực để xua đuổi 27 máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã tiến vào vùng nhận dạng phòng không của hòn đảo, theo lời các quan chức Đài Loan. 22 chiến đấu cơ của Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến Eo biển Đài Loan. Sự kiện xảy ra sau khi Nancy Pelosi rời Đài Loan, nơi bà tái khẳng định “sự đoàn kết của Mỹ” với hòn đảo tự trị mà Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của mình. Trên cương vị Chủ tịch Hạ viện, Pelosi là chính trị gia Mỹ cấp cao nhất đến thăm hòn đảo trong vòng 25 năm qua.

Cử tri ở Kansas đã chọn giữ lại quyền phá thai trong hiến pháp tiểu bang trong cuộc trưng cầu dân ý lớn đầu tiên về vấn đề này, kể từ khi Tối cao Pháp viện lật ngược phán quyết Roe vs Wade. Các quan chức cho biết số cử tri đi bỏ phiếu cao hơn dự kiến. Trong khi đó, Bộ Tư pháp Mỹ đã kiện tiểu bang Idaho, cáo buộc rằng lệnh cấm phá thai gần như hoàn toàn – có hiệu lực vào ngày 25/08 – sẽ hình sự hóa dịch vụ chăm sóc y tế khẩn cấp được bảo vệ theo luật liên bang. Continue reading “Thế giới hôm nay: 04/08/2022”

Cuộc chiến cát giữa Trung Quốc và Đài Loan

Nguồn: Elisabeth Braw, “China Is Stealing Taiwan’s Sand”, Foreign Policy, 11/07/2022.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một nguồn tài nguyên quý giá đang trở thành mặt trận mới của ‘chiến tranh vùng xám.’

Vào cuối tháng 4, Cục Cảnh sát Biển Đài Loan đã nhận được một tuần phòng hạm mới, đặt tên là Tân Trúc (Hsinchu). Với trọng lượng 4.000 tấn, nó là một con quái vật khổng lồ và ngay lập tức được biên chế vào đội tàu Bắc Thái Bình Dương của Đài Loan, để bảo vệ một trong những tài nguyên biển quý giá nhất của quốc đảo: cát. Trung Quốc đang tăng cường nạo vét cát ở vùng biển quanh quần đảo. Đó là một hoạt động tinh vi nhằm khai thác nguồn cát mà Bắc Kinh rất cần – đồng thời khiến Đài Loan phải gánh chịu những chi phí lớn và suy thoái biển.

“Tân Trúc là tuần phòng hạm thứ hai trong số bốn tuần phòng hạm dự kiến thuộc Cục Cảnh sát Biển Đài Loan, được trang bị ba vòi rồng áp suất cao có thể bắn vào các mục tiêu cách xa tới 120 mét,” Taiwan News đưa tin. Vào khoảng thời gian tàu Tân Trúc cập cảng, Cục Cảnh sát Biển Đài Loan cũng đã nhận được chiếc thứ 4 và thứ 5 trong tổng số 12 tàu tuần tra xa bờ trong kế hoạch của họ. Chỉ riêng các tuần phòng hạm đã tiêu tốn của Đài Loan gần 400 triệu USD. Continue reading “Cuộc chiến cát giữa Trung Quốc và Đài Loan”

Thế giới hôm nay: 03/08/2022

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng 

Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, đã hạ cánh xuống Đài Loan. Pelosi là chính trị gia Mỹ cấp cao nhất đến thăm hòn đảo tự trị trong 25 năm qua. Chuyến thăm nhấn mạnh “cam kết kiên định của Mỹ trong việc hỗ trợ nền dân chủ mạnh mẽ của Đài Loan,” Pelosi chia sẻ trên Twitter. Bà dự kiến sẽ gặp Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào thứ Tư. Trước đó, Nhà Trắng đã cảnh báo Trung Quốc về những lời đe dọa tấn công. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin máy bay tác chiến đã bay qua Eo biển Đài Loan. Chuyến thăm của Pelosi sẽ làm gia tăng căng thẳng quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, quốc gia tuyên bố Đài Loan là lãnh thổ có chủ quyền của họ.

Tổng thống Joe Biden xác nhận rằng Ayman al-Zawahiri, thủ lĩnh của al-Qaeda, đã bị giết chết ở Afghanistan trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ vào cuối tuần qua. Zawahiri là kẻ đứng thứ hai trong âm mưu tấn công khủng bố ngày 11/09 và đã lên nắm quyền sau khi Osama bin Laden bị giết vào năm 2011. Y vừa trở về Kabul, thủ đô của Afghanistan, sau khi Taliban lên tiếp quản vào năm ngoái. Biden nói rằng “công lý đã được thực thi” và cảnh báo rằng Mỹ sẽ không cho phép Afghanistan trở thành “nơi trú ẩn an toàn của bọn khủng bố” một lần nữa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/08/2022”