Sự chia rẽ tả – hữu đã đi đến hồi kết?

Nguồn: Ian Buruma, “The End of the Left/Right Divide?Project Syndicate, 08/05/2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau Cách mạng Pháp năm 1789, những nghị sĩ Quốc hội ủng hộ các thành quả cách mạng ngồi phía bên trái, trong khi những người phản đối cách mạng và khao khát trật tự cũ của chế độ quân chủ và nhà thờ thì tập hợp phía bên phải. Từ đó thuật ngữ chính trị “cánh tả” và “cánh hữu” ra đời. Nhiều nhà bình luận về cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã chỉ ra rằng cách phân loại như vậy không còn phù hợp nữa với nền chính trị đương đại ở Pháp – hay ở bất cứ đâu. Emmanuel Macron tự hào rằng mình không thuộc cánh hữu cũng như cánh tả.

Marine Le Pen thuộc Đảng Mặt trận Dân tộc liên kết với cánh cực hữu thì phản đối: với bà, Macron, cựu bộ trưởng trong một chính phủ của Đảng Xã hội – là người cánh tả. Tuy nhiên, giống như Donald Trump, bà Le Pen mới chính là người tranh cử với tư cách “tiếng nói của nhân dân” (hàm ý tả khuynh – NBT) trong khi Macron, giống như Hillary Clinton, được mô tả là con rối của các ông trùm nhà băng, giới tinh hoa văn hóa, và các nhà tài phiệt quốc tế (hàm ý hữu khuynh – NBT). Continue reading “Sự chia rẽ tả – hữu đã đi đến hồi kết?”

Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump

Nguồn: Sharon Weinberger, “Five Decades Ago in Vietnam, a Different Great, Great Wall,” The New York Times, 25/04/2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi trở về từ Nam Việt Nam năm 1961, Tướng Maxwell Taylor đề xuất một kế hoạch có vẻ đơn giản để ngăn chặn cuộc nổi dậy của Cộng sản: một hàng rào không thể xuyên thủng sẽ cắt đứt nguồn cung nhân lực và khí tài từ miền Bắc.

Khi đó Taylor cũng khuyên Tổng thống John F. Kennedy gửi thêm quân đội chính quy tới Việt Nam, một lời kiến nghị còn ám ảnh nước Mỹ trong nhiều thập niên sau này. Taylor lý luận rằng hàng rào sẽ làm suy yếu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng), giúp các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh bại Cộng sản. Continue reading “Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump”

Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’

Nguồn: Stephen B. Young, “The birth of ‘Vietnamization’,” The New York Times, April 28, 2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 14 tháng 10 năm 1966, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara, người chịu trách nhiệm chính cho cuộc chiến chống cộng sản tại Nam Việt Nam, đã thừa nhận thất bại của mình. Chỉ hơn một năm trước khi ông chính thức từ chức Bộ trưởng, ông đã gửi một báo cáo dài đến Tổng thống Lyndon Johnson, khéo léo thừa nhận rằng ông và Lầu Năm Góc không có chiến lược nào để kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Nam Việt Nam.

Johnson nhanh chóng tìm kiếm một cách tiếp cận mới từ những người khác. Một tháng sau báo cáo của McNamara, Tổng thống yêu cầu hai người – Walt Rostow, cố vấn an ninh quốc gia, và Robert Komer, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia – phải đem lại một giải pháp hiệu quả hơn các chiến thuật chiến tranh tiêu hao và ném bom của McNamara. Continue reading “Sự ra đời chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh’”

Trung Quốc là kẻ thắng trong cuộc bầu cử Mỹ

trump-cn-1

Nguồn: James Palmer, “China Just Won The U.S. Election,” Foreign Policy, 09/11/2016.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang mong chờ một Tổng thống Trump, người mang lại ít sự đối đầu và thái độ đạo đức giả nhiều hơn. Nhưng chiến thắng của Bắc Kinh có thể khiến họ phải trả giá vào phút cuối.

Việc Donald Trump đắc cử sẽ là một thảm họa đối với bất kỳ ai quan tâm đến nhân quyền, sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, và tự do truyền thông. Điều đó có nghĩa đây là một chiến thắng cho Bắc Kinh, nơi mà khi tôi đang ngồi viết bài, các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong khuôn viên Trung Nam Hải nguy nga chắc hẳn đang khui rượu và kể những câu chuyện đùa không hay (về Trump). Continue reading “Trung Quốc là kẻ thắng trong cuộc bầu cử Mỹ”

Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori

Okinotori-570x360

Nguồn: Jerome A. Cohen & Peter A. Dutton, “Japan’s important sideshow to arbitration decision in the South China Sea”, East Asia Forum, 16/5/2016

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Trong khi căng thẳng tiếp tục leo thang trên Biển Đông và chính phủ các bên tranh chấp đang chờ đợi phán quyết từ Tòa trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, một sự việc bên lề quan trọng đã nổi lên giữa Nhật Bản và Đài Loan giữa biển Philippines.

Ngày 24/4, Lực lượng Tuần tra bờ biển Nhật Bản đã bắt giữ một tàu đánh cá Đài Loan cùng toàn bộ thủy thủ do đánh bắt cá tại vùng biển thuộc “vùng đặc quyền kinh tế” 200 hải lý (EEZ) mà Nhật đã tuyên bố chủ quyền theo Công ước Liên Hiệp quốc về Luật biển (UNCLOS). Tuyên bố vùng EEZ của Nhật dựa trên quyền kiểm soát của nước này với hai đảo đá nhỏ được bao quanh bởi một bãi san hô cách Tokyo khoảng hơn 1.000 dặm (tương đương 1.600km) về phía nam. Mặc dù tàu tuần tra quân sự Nhật Bản đã bắt đầu đuổi các tàu cá Đài Loan khỏi khu vực này từ hai năm trước, sự việc lần này được ghi nhận là vụ bắt giữ đầu tiên kể từ năm 2012. Continue reading “Tác động từ yêu sách của Nhật đối với Okinotori”

Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc

rmb1

Nguồn: Arvind Subramanian, “The risks of China’s failure and success”, Project Syndicate, 14/04/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khi các nhà lãnh đạo tài chính trên toàn thế giới tụ họp trong hội nghị mùa xuân thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Washington, D.C, mọi hy vọng và quan ngại của họ đều tập trung cả vào Trung Quốc. Xét cho cùng, Trung Quốc chính là quốc gia có thể khởi động tiến trình phục hồi nền kinh tế toàn cầu; thế nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này lại dựa trên một nền tảng hiện ngày càng xuất hiện những dấu hiệu trì trệ. Thế lưỡng nan ở đây là  thất bại hay thành công của Trung Quốc đều đem lại những rủi ro cho nền kinh tế thế giới.

Viễn cảnh thất bại hẳn sẽ là sự kiện có một không hai trong lịch sử hậu Thế Chiến II. Bởi nền kinh tế Trung Quốc quá lớn nên hậu quả sẽ tác động đến toàn cầu. Tuy nhiên, không giống như năm 2008 khi đồng đô-la Mỹ lên giá đã cho phép các thị trường mới nổi hồi phục nhanh chóng, đồng nhân dân tệ có khả năng sẽ mất giá nếu nền kinh tế Trung Quốc suy thoái nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng giảm phát lan rộng (toàn cầu). Continue reading “Rủi ro đến từ thất bại và thành công của Trung Quốc”

5 hiểu lầm về người tị nạn và người di cư

refugees

Nguồn: Jill Goldenziel, “Five myths about refugees and migrants”, The Washington Post, 25/09/ 2015.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh

Những hình ảnh bi kịch của dòng người tị nạn và người di cư tuyệt vọng kiếm tìm sự an toàn tại Châu Âu đã gây chấn động toàn thế giới. Châu lục này đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng di dân tồi tệ nhất kể từ Thế Chiến II. Cách ứng phó của Châu Âu lại không đạt được sự nhất quán: các chính sách thay đổi gần như hàng ngày; người dân di chuyển liên tục qua các biên giới trong khi các chính khách kêu gào đổ lỗi; và mặc dù nhiều người đã được cứu sống, hàng nghìn người khác lại bị chết chìm ở Địa Trung Hải. Trước tình cảnh hỗn loạn này, những hiểu lầm về người di cư và người tị nạn vẫn tiếp tục được lan truyền. Việc đính chính lại những nhận thức sai này có thể giúp (các quốc gia) hoạch định những chính sách tốt hơn để cải thiện quyền con người. Continue reading “5 hiểu lầm về người tị nạn và người di cư”

Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu

Earth grenade

Nguồn: Martin Feldstein, “The Global Economy Confronts Four Geopolitical Risks”, Project Syndicate, 28/12/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Cuối năm là thời điểm thích hợp để chúng ta cân nhắc về những rủi ro ở phía trước. Đương nhiên tồn tại những rủi ro kinh tế nghiêm trọng, bao gồm: định giá tài sản sai lệch do lãi suất cực thấp kéo dài suốt một thập niên, sự thay đổi cấu trúc nền kinh tế Trung Quốc kéo theo những thay đổi trong nguồn cầu, và sự yếu kém dai dẳng của nền kinh tế châu Âu. Nhưng những rủi ro dài hạn cốt yếu thuộc về địa chính trị, chúng đến từ bốn nguồn: Nga, Trung Quốc, Trung Đông, và không gian mạng.

Mặc dù Liên Xô không còn tồn tại, nhưng Nga vẫn là một cường quốc hạt nhân hùng mạnh với khả năng triển khai lực lượng đến bất cứ nơi nào trên thế giới. Nền kinh tế Nga cũng suy yếu vì phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu trong thời điểm giá dầu đang sụt giảm đáng kể. Tổng thống Vladimir Putin đã cảnh báo người dân Nga rằng họ sẽ phải đối mặt với tình cảnh thắt lưng buộc bụng, vì chính phủ sẽ không còn đủ khả năng tái phân bổ phúc lợi như những năm gần đây. Continue reading “Bốn rủi ro địa chính trị của nền kinh tế toàn cầu”

Suleiman Đại đế – Vị vua lỗi lạc nhất của Đế chế Ottoman

Suleiman-I-011

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 14/9/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Dưới sự lãnh đạo về chính trị và quân sự của Suleiman, Đế chế Ottoman đã trở thành một trong những đế chế rộng lớn nhất và kéo dài nhất lịch sử thế giới. Những chiến dịch quân sự của Suleiman đã mở rộng sự hiện diện của người Ottoman khắp Châu Á, Châu Phi và Châu Âu. Ông gắn liền với sự trỗi dậy và sức mạnh của đế chế Ottoman, và là một trong những vị lãnh đạo vĩ đại nhất của Thổ Nhĩ Kỳ với những cải cách thành công trong nông nghiệp và chính trị. Sự lãnh đạo của Suleiman là nhân tố tạo nên thời đại Hoàng kim của đạo Hồi – mà những yếu tố toán học, khoa học và nghệ thuật từ chính thời đại này đã đóng góp cho sự nổi lên của nền văn minh phương Tây. Continue reading “Suleiman Đại đế – Vị vua lỗi lạc nhất của Đế chế Ottoman”

Tần Thủy Hoàng – Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất

XmSAsBE

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 3/9/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Tần Thủy Hoàng xuất thân là Hoàng tử Triệu Chính ở nước Tần. Ông cai trị đất nước bằng triết lý của Pháp gia, theo đó đề cao luật pháp nghiêm minh, các hình phạt hà khắc, và sử dụng gián điệp. Một trong những tài năng lớn nhất của Triệu Chính chính là dùng người. Ông sử dụng Lý Tư, một viên quan thông thái, để nghe ý kiến về những triết lý của Pháp gia, dùng các tướng để chống lại các nước thù địch ở Trung Quốc, và các quan lại để trị quốc. Continue reading “Tần Thủy Hoàng – Hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất”

Hatshepsut – Nữ pharaoh Ai Cập trị vì lâu nhất

Hatshepsut-queen-mummy

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 28/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là con gái của pharaoh (pha-ra-ông) Thutmose I, Hatshepsut trở thành vị pharaoh thứ năm của Ai Cập thuộc triều đại thứ mười tám. Trong suốt hơn 20 năm trị vì, bà dẫn dắt Ai Cập gây dựng lại ngành thương mại vốn tàn lụi từ những cuộc chiến tranh trước đó. Bà cũng cho xây dựng rất nhiều công trình, các tác phẩm điêu khắc vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Mặc dù bà không phải là người phụ nữ đầu tiên trị vì Ai Cập nhưng vẫn có thể xem bà là nữ pharaoh vĩ đại đầu tiên. Continue reading “Hatshepsut – Nữ pharaoh Ai Cập trị vì lâu nhất”

29/08/1964: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh từ chức

6718648979_65113bb843

Nguồn: “Khanh steps down”, History.com (truy cập ngày 28/8/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Vào ngày này năm 1964, Nguyễn Khánh rời khỏi vị trí người đứng đầu miền Nam Việt Nam và Nguyễn Xuân Oánh – người từng là giáo sư tại Đại học Trinity ở Connecticut – được chỉ định làm thủ tướng. Nguyễn Khánh chịu trách nhiệm chính cho sự bất ổn sau sự kiện Ngô Đình Diệm bị ám sát vào tháng 11/1963. Thời kỳ này đánh dấu mười lần thay đổi chính phủ tại Sài Gòn chỉ trong vòng 18 tháng. Continue reading “29/08/1964: Quốc trưởng Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Khánh từ chức”

27/08/1952: “Nỗi sợ cộng sản” bao trùm chính trị Hoa Kỳ

did-red-scare-affect-america_d20040cbb42585b9

Nguồn: “Red Scare dominates American politics”, History.com (truy cập ngày 27/8/2015)

Biên dịch và Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1952 bắt đầu nóng lên, những lời cáo buộc lẫn nhau liên quan đến chủ nghĩa cộng sản cũng trở nên dày đặc. “Nỗi sợ cộng sản” (Red Scare) – niềm tin ngày càng lan rộng rằng chủ nghĩa cộng sản quốc tế đang hoạt động tại Mỹ – trở thành chủ đề tranh cãi chủ yếu giữa đảng Dân chủ và Cộng hòa năm 1952. Continue reading “27/08/1952: “Nỗi sợ cộng sản” bao trùm chính trị Hoa Kỳ”

Frederick Douglass – Từ nô lệ đến nhà vận động bãi nô

frederick_douglass_cc_img

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 21/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Frederick Douglass là một nhà lãnh đạo người Mỹ gốc Phi trong phong trào bãi nô. Ông hùng biện trước công chúng và dùng ngòi bút để bác bỏ suy nghĩ rằng do nô lệ thiếu năng lực trí tuệ nên họ cần có sự giám sát của chủ nô. Trong ba cuốn tự truyện và các bài giảng ở Châu Âu, Douglass giải thích về sự bất công của chế độ nô lệ và sự phân biệt chủng tộc. Ông đấu tranh cho sự bình đẳng và ủng hộ quyền bầu cử của phụ nữ. Ông được mời đến đàm thoại với các tổng thống Abraham Lincoln và Andrew Johnson. Continue reading “Frederick Douglass – Từ nô lệ đến nhà vận động bãi nô”

Aung San Suu Kyi – Người thúc đẩy dân chủ ở Myanmar

US Suu Kyi

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 19/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

 Aung San Suu Kyi vẫn đang miệt mài đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ ở Myanmar. Năm 1988, bà quay trở lại quê hương sau hai thập niên vắng bóng trên chính trường và trở thành nhân vật nổi bật nhất đối đầu với chính quyền quân sự. Bà tiếp tục đi theo di sản của cha bà – Aung San – người đóng vai trò lớn khi Myanmar giành độc lập từ sự cai trị của thực dân. Năm 1991 bà được trao giải Nobel Hòa bình chính bởi sự đối đầu quyết liệt nhưng phi bạo lực của mình với chính quyền quân sự. Năm 2012, bà giành được một ghế trong nghị viện nước này. Continue reading “Aung San Suu Kyi – Người thúc đẩy dân chủ ở Myanmar”

Desmond Tutu – Tổng Giám mục đấu tranh vì nhân quyền

desmond-tutu3

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 17/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Desmond Tutu là một giám mục Giáo hội Anh giáo, là người đã đấu tranh để chấm dứt chế độ apartheid (a-pác-thai) ở Nam Phi – chế độ phân biệt người da đen và da trắng. Ông đã chứng kiến người da đen ở Nam Phi chịu cảnh phân biệt đối xử và bị tước mọi quyền lợi, và đứng ra kêu gọi mọi người phản kháng một cách hòa bình. Dưới sự lãnh đạo của ông, Hội đồng các Giáo hội Nam Phi (South African Council of Churches) đã yêu cầu chính phủ chấm dứt chế độ a-pác-thai. Sau năm 1994, khi chế độ phân biệt chủng tộc được xóa bỏ, Giám mục Tutu đứng đầu một ủy ban giúp hòa giải sự chia rẽ dân tộc sâu sắc ở Nam Phi. Sau đó Tutu tiếp tục đấu tranh để xây dựng một đất nước Nam Phi dân chủ, nơi mọi người đều được tự do. Ông cũng đấu tranh cho công lý khắp nơi trên thế giới. Continue reading “Desmond Tutu – Tổng Giám mục đấu tranh vì nhân quyền”

Adolf Hitler – Nhà độc tài phát-xít Đức

adolf-hitler

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 15/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Những gì lãnh đạo nước Đức và đảng Quốc xã Adolf Hitler (1889-1945) làm trong những năm giữa thế kỷ hai mươi đã định hình sâu sắc diễn biến của lịch sử và dẫn đến cái chết của hàng triệu người. Mặc dù Hitler là người đã vực dậy nền kinh tế và quân đội bết bát của Đức, nhưng việc đưa quân xâm chiếm lãnh thổ đã châm ngòi cho Thế chiến thứ hai – một cuộc xung đột khiến hàng chục triệu người thiệt mạng. Hitler cũng là người gây ra chương diệt chủng đen tối nhất trong lịch sử loài người –  nạn diệt chủng Holocaust, bi kịch của mười triệu người bị Đức Quốc xã giết hại, trong đó có tới sáu triệu người Do Thái. Continue reading “Adolf Hitler – Nhà độc tài phát-xít Đức”

John Calvin – Người đặt hạt giống cho Thần học Calvin

john-calvin

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 12/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

John Calvin khởi đầu một nhánh mới của đạo Tin lành bởi ông cho rằng Martin Luther chưa tiến hành đầy đủ cải cách với Nhà thờ Cơ đốc giáo. Calvin đưa ra đức tin vào thuyết tiền mệnh: ông cho rằng Chúa đã quyết định người nào sẽ lên thiên đường và kẻ nào phải xuống địa ngục. Một vài phái Tin lành khác sao chép lại những ý tưởng của Calvin và vẫn tiếp tục tuyên truyền chúng. Sự bất đồng quan điểm giữa các giáo phái dẫn đến các cuộc khủng bố, nội chiến và chiến tranh giữa các quốc gia. Cuối cùng, một vài nhóm đã tìm được tự do tôn giáo tại các thuộc địa ở Bắc Mỹ. Continue reading “John Calvin – Người đặt hạt giống cho Thần học Calvin”

J. Robert Oppenheimer – Cha đẻ của bom hạt nhân

 Rhodes Oppenheimer

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 7/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Là một người tiên phong trong lĩnh vực vật lý lý thuyết, những đóng góp của J. Robert Oppenheimer cho khoa học đã khiến ông trở thành một nhà lãnh đạo trong thời đại cả thế giới phải đối mặt với tình trạng bất định. Nhờ vào tài năng của mình, Oppenheimer được bổ nhiệm làm Giám đốc Khoa học của Dự án Manhattan[1] và thay đổi hẳn chiến thuật của chiến tranh. Tuy nhiên, sau khi bom nguyên tử được sử dụng (năm 1945 – ND), ông phát động một phong trào phản đối chế tạo bom hydro và đấu tranh nhằm hạn chế năng lượng và vũ khí hạt nhân. Continue reading “J. Robert Oppenheimer – Cha đẻ của bom hạt nhân”

Rachel Carson – Nhà hoạt động vì môi trường

RACHEL CARSON

Nguồn: 100 Leaders (truy cập ngày 4/8/2015)

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Rachel Carson dẫn đầu cuộc đấu tranh bảo vệ môi trường. Trong cuốn sách có tựa đề ‘Silent Spring’ xuất bản năm 1962, Rachel Carson tranh luận rằng việc sử dụng thuốc trừ sâu và chất hóa học trong nông nghiệp có những hệ quả lâu dài còn chưa lường trước được. Tác phẩm của bà đã làm dấy lên làn sóng bảo vệ môi trường trên khắp nước Mỹ. Ngày nay, bà vẫn được coi là một người đi tiên phong: ngôn từ của bà đã khơi dậy sự cần thiết của nhận thức về môi trường.

Rachel Carson có niềm đam mê về sinh học khi đang theo học tại trường Đại học nữ sinh Pennsylvania. Năm 1932, Carson hoàn thành bằng thạc sỹ về động vật học từ Đại học John Hopkins khi làm việc cho viện hải dương học tại Wood Hole, Massachusetts. Continue reading “Rachel Carson – Nhà hoạt động vì môi trường”