01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án

01-10-1946-nazi-war-criminals-sentenced-at-nuremberg

Nguồn: Nazi war criminals sentenced at Nuremberg, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 01/10/1946, 12 quan chức cấp cao của Đức Quốc xã đã bị kết án tử hình bởi Toà án Quốc tế về Tội phạm Chiến tranh tại Nuremberg. Trong số những người bị kết án tử hình bằng cách treo cổ có những cái tên như Joachim von Ribbentrop, Ngoại trưởng Đức Quốc xã; Hermann Goering, người sáng lập Gestapo[1] và Chỉ huy Lực lượng Không quân Đức; và Wilhelm Frick, Bộ trưởng Nội vụ. Bảy người khác, bao gồm cả Rudolf Hess, từng là Phó tướng thân cận nhất của Adolf Hitler, thì bị kết án tù từ 10 năm đến chung thân. Ba người khác được tha bổng. Continue reading “01/10/1946: Quan chức Đức Quốc xã bị kết án”

27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã

27-09-1939-poland-surrenders

Nguồn: Poland surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, Warsaw đầu hàng trước lực lượng có vũ khí ưu việt hơn của quân đội Hitler, 140.000 quân Ba Lan đã bị những kẻ xâm lược Đức cầm tù. Người Ba Lan đã chiến đấu dũng cảm, nhưng họ chỉ cầm cự được 26 ngày.

Sau khi giành chiến thắng, quân Đức đã bắt đầu một chiến dịch tàn sát có hệ thống. Họ tiến hành khủng bố và giết những người Ba Lan thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu: bác sĩ, giáo viên, linh mục, địa chủ và thương nhân – tất cả đều bị tập trung lại và giết chết. Đức Quốc xã đã đặt cho chiến dịch này một cái tên hết sức nhẹ nhàng – “Hành động Bình định Bất thường” (Extraordinary Pacification Action). Continue reading “27/09/1939: Ba Lan đầu hàng Đức Quốc xã”

Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan

poland-camp

Nguồn: Shlomo Avineri, “Poland’s Crime Against History”, Project Syndicate, 07/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cha mẹ và tôi đến Tel Aviv một vài tháng trước khi Thế chiến II bắt đầu. Những thành viên còn lại trong đại gia đình của chúng tôi – gồm ba người ông và bà của tôi, bảy anh chị em của mẹ tôi, và năm người anh em họ của tôi – thì vẫn ở Ba Lan. Sau đó, tất cả họ đều bị sát hại trong Thảm sát Holocaust.

Tôi về thăm lại Ba Lan nhiều lần, nhưng luôn cảm thấy nơi này thiếu vắng sự hiện diện của người Do Thái. Những cuốn sách và bài viết của tôi được dịch sang tiếng Ba Lan. Bản thân tôi từng giảng bài tại Đại học Warsaw và Đại học Jagiellonian ở Krakow. Gần đây tôi còn được bầu làm một thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Ba Lan. Mặc dù tiếng Ba Lan của tôi không được tốt, lịch sử và văn hóa của đất nước này vẫn chẳng hề xa lạ với tôi. Continue reading “Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan”

28/08/1941: Nhật yêu cầu họp thượng đỉnh với Mỹ

Konoe

Nguồn: Japanese prime minister requests a summit meeting with FDR”, History.com (truy cập ngày 28/08/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1941, Hoàng tử Fumimaro Konoye, Thủ tướng Nhật Bản, tuyên bố rằng ông muốn tiến hành các cuộc đàm phán trực tiếp với Tổng thống Roosevelt để ngăn chặn các cuộc xung đột giữa Nhật Bản với Trung Quốc mở rộng thành chiến tranh thế giới.

Konoye – một luật sư được đào tạo bài bản và am hiểu triết học phương Tây, văn học, và kinh tế – tham gia thượng viện Nhật Bản nhờ địa vị hoàng tử của mình và ngay lập tức theo đuổi một chương trình cải cách. Ưu tiên trong chương trình nghị sự của ông là việc cải cách bộ tổng tham mưu quân đội để ngăn chặn sự can thiệp trực tiếp của cơ quan này vào các quyết định chính sách đối ngoại. Ông cũng tìm cách gia tăng sức mạnh của quốc hội. Là một người chống chủ nghĩa phát xít, Konoye cũng ủng hộ việc chấm dứt chủ nghĩa quân phiệt trong cấu trúc chính trị Nhật Bản, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc chiến tranh ở Mãn Châu bắt đầu vào năm 1931. Continue reading “28/08/1941: Nhật yêu cầu họp thượng đỉnh với Mỹ”

25/08/1944: Paris được giải phóng

parislib

Nguồn: “Liberation of Paris”, History.com (truy cập ngày 25/8/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, Tướng Pháp Jacques Leclerc đã tiến vào thủ đô nước Pháp tự do trong tư thế chiến thắng. Những ổ kháng cự của quân Đức vẫn tồn tại, nhưng Paris đã thoát khỏi sự kiểm soát của Đức.

Hai ngày trước đó, một sư đoàn thiết giáp của Pháp đã bắt đầu tiến về thủ đô. Các thành viên của phong trào kháng chiến, lúc này được gọi là Lực lượng Kháng chiến Nội địa Pháp (French Forces of the Interior), đã tiến hành giải thoát cho tất cả các tù nhân dân sự người Pháp ở Paris. Người Đức vẫn còn phản công, đốt cháy cung điện Grand Palais, vốn bị lực lượng kháng chiến chiếm lại, và giết chết các nhóm nhỏ binh sĩ kháng chiến khi bắt gặp họ trong thành phố. Continue reading “25/08/1944: Paris được giải phóng”

08/08/1945: Liên Xô tuyên chiến với Nhật, xâm chiếm Mãn Châu

harbin

Nguồn: Soviets declare war on Japan; invade Manchuria”, History.com (truy cập ngày 8/8/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1945, Liên Xô chính thức tuyên chiến với Nhật Bản, đồng thời rót hơn 1 triệu binh sĩ vào Mãn Châu, Đông Bắc Trung Quốc, nơi đang bị Nhật chiếm đóng, để đối đầu với đội quân 700.000 người của Nhật tại đây.

Việc Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima đã không mang lại tác dụng như dự định, đó là sự đầu hàng vô điều kiện của Nhật Bản. Một nửa nội các nòng cốt của Nhật, được gọi là Hội đồng Chỉ đạo Chiến tranh Tối cao, đã từ chối đầu hàng trừ khi phe Đồng minh đưa ra đảm bảo về tương lai của Nhật Bản, đặc biệt là liên quan đến vị thế của các Hoàng đế Hirohito. Các dân thường Nhật trải qua vụ ném bom tại Hiroshima hoặc đã chết, hoặc tiếp tục phải chịu đau khổ một cách khủng khiếp. Continue reading “08/08/1945: Liên Xô tuyên chiến với Nhật, xâm chiếm Mãn Châu”

06/08/1945: Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima

hiroshima-bombing-enola-gay

Nguồn: Atomic bomb is dropped on Hiroshima”, History.com (truy cập  ngày 6/8/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1945, vào lúc 8:16 sáng theo giờ Nhật Bản, một máy bay ném bom B-29 của Mỹ với biệt danh Enola Gay đã ném quả quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới xuống thành phố Hiroshima. Khoảng 80.000 người chết do hậu quả trực tiếp của vụ nổ, và 35.000 người khác bị thương. Ít nhất 60.000 người nữa sẽ bị chết vào cuối năm đó do ảnh hưởng của bụi phóng xạ.

Nản lòng trước phản ứng của Nhật Bản đối với yêu cầu đầu hàng vô điều kiện được đưa ra tại Hội nghị Potsdam, Tổng thống Hoa Kỳ Harry S. Truman đã quyết định sử dụng bom nguyên tử nhằm kết thúc chiến tranh và để ngăn chặn những gì ông dự đoán sẽ là một sự hi sinh nhân mạng quá lớn nếu Hoa Kỳ phải xâm chiếm Nhật Bản. Continue reading “06/08/1945: Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hiroshima”

Quan điểm lịch sử của Putin về Thế chiến II

vladimir-putin-759

Nguồn: Alexander Etkind, “Putin’s History Lessons”, Project Syndicate, 15/09/2009

Biên dịch: Nguyễn Thùy Linh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ý thức hệ của Liên Xô từng luôn hướng về tương lai. Ngược lại, hệ tư tưởng chính thống của nước Nga ngày nay dường như chỉ tập trung nhìn về quá khứ.

Bài viết gần đây của Thủ tướng Nga Vladimir Putin đăng trên tờ Gazeta Wyborcza của Ba Lan nhằm tưởng niệm 60 năm ngày Phát xít Đức xâm chiếm Ba Lan đã thể hiện sự quyết tâm của ông nhằm khẳng định vai trò của Nga trong lịch sử châu Âu thế kỷ 20. Bài viết đã phản ánh những vấn đề sâu sắc vẫn còn tồn đọng trong kỷ nguyên của Putin: đó là việc thiếu khả năng phân định giữa quá khứ của Liên Xô với hiện tại của nước Nga; một sự kết hợp bừa bãi giữa chủ nghĩa bảo thủ chính trị và chủ nghĩa xét lại lịch sử; và thái độ thờ ơ, gần như không chịu tiếp thu, đối với các giá trị dân chủ cốt lõi. Continue reading “Quan điểm lịch sử của Putin về Thế chiến II”

23/06/1940: Hitler thị sát Paris

hitlerinparis

Nguồn: Hitler takes a tour of Paris”, History.com (truy cập ngày 22/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã đi thị sát các địa điểm nổi tiếng tại thủ đô Pháp, giờ là lãnh thổ bị Đức chiếm đóng.

Trong chuyến thăm đầu tiên và duy nhất của mình đến Paris, Hitler đã đến thăm lăng mộ của Napoleon. “Đây là khoảnh khắc vĩ đại nhất và đẹp nhất của cuộc đời tôi,” ông ta nói khi rời khỏi khu lăng mộ. Người ta đã nhiều lần so sánh Hitler với Napoleon: Cả hai đều là người nước ngoài đối với đất nước mà họ cai trị (Napoleon là người gốc Ý, Hitler là người Áo); cả hai đều lên kế hoạch xâm lược Nga trong khi chuẩn bị xâm lược nước Anh; cả hai chiếm được thành phố Vilna của Nga vào ngày 24/6; cả hai đều có khả năng ghi nhớ hình ảnh rất tốt; và cả hai đều cao chưa tới 1,75m, bên cạnh những sự trùng hợp khác nữa. Continue reading “23/06/1940: Hitler thị sát Paris”

14/06/1940: Đức Quốc xã tiến vào Paris

nur009a

Nguồn: Germans enter Paris”, History.com (truy cập ngày 13/06/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, người dân Paris bị đánh thức bởi một giọng Đức thông báo qua loa phóng thanh rằng một lệnh giới nghiêm đã được áp đặt từ 8 giờ tối hôm đó khi quân đội Đức tiến vào và chiếm đóng Paris.

Thủ tướng Anh Winston Churchill trong nhiều ngày trước đó đã cố gắng thuyết phục chính phủ Pháp chờ đợi, không theo đuổi hòa bình (bằng cách đầu hàng), rằng Mỹ sẽ bước vào cuộc chiến và hỗ trợ cho Pháp. Thủ tướng Pháp Paul Reynaud đánh điện cho Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt, đề nghị cung cấp viện trợ và Mỹ tuyên bố chiến tranh, và nếu không làm được như vậy thì bất kỳ sự giúp đỡ nào cũng được. Continue reading “14/06/1940: Đức Quốc xã tiến vào Paris”

10/06/1940: Na Uy đầu hàng phát-xít Đức

quisling

Nguồn: Norway surrenders to Germany”, History.com (truy cập ngày 10/6/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, sau hai tháng kháng cự một cách tuyệt vọng, những binh lính còn sống người Na Uy và người Anh cuối cùng giúp phòng thủ Na Uy đã bị quân Đức áp đảo, và nước này buộc phải đầu hàng Đức Quốc xã.

Hai tháng trước đó, vào ngày 9 tháng Tư, Phát-xít Đức đã phát động cuộc xâm lược vào Na Uy, chiếm được một số địa điểm chiến lược dọc theo bờ biển Na Uy. Trong giai đoạn ban đầu của cuộc xâm lược, lực lượng phát xít Na Uy dưới quyền Vidkun Quisling đã đóng vai trò làm “đạo quân thứ năm” cho quân xâm lược Đức, chiếm giữ các trung tâm đầu não của Na Uy, lan truyền các tin đồn sai sự thật, và đánh chiếm các căn cứ quân sự và các địa điểm khác. Continue reading “10/06/1940: Na Uy đầu hàng phát-xít Đức”

07/05/1945: Đức Quốc xã đầu hàng trong Thế chiến II

Germany Surrenders

Nguồn:Nazi Germany Surrenders in World War II,” The New York Times, 07/05/2012.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Đức ký một thỏa thuận đầu hàng vô điều kiện tại trụ sở chính của quân Đồng Minh ở Reims, Pháp, có hiệu lực vào ngày hôm sau, kết thúc cuộc xung đột của châu Âu trong Thế chiến II.

Tờ New York Times đã đăng một bài viết của hãng AP dưới tiêu đề “Cuộc chiến ở châu Âu đã kết thúc!” Bài báo này viết, “[Người Đức] được hỏi một cách thẳng thắn rằng họ có hiểu những điều khoản đầu hàng được áp đặt lên nước Đức và nước Đức sẽ có trách nhiệm thực hiện chúng hay không. Họ trả lời, ‘Có.’ Đức, đất nước bắt đầu cuộc chiến bằng cuộc tấn công tàn bạo vào Ba Lan, theo sau là các cuộc xâm lược liên tiếp và sự bạo tàn trong các trại tập trung, đã đầu hàng với lời thỉnh cầu những nước chiến thắng dành lòng cảm thông cho người dân và quân đội Đức.” Continue reading “07/05/1945: Đức Quốc xã đầu hàng trong Thế chiến II”

21/03/1943: Âm mưu ám sát Hitler thất bại

von

Nguồn:Another plot to kill Hitler foiled”, History.com (truy cập 21/3/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1943, âm mưu thứ hai trong một tuần của một số quân nhân nhằm ám sát Hitler đã thất bại.

Từ mùa hè năm 1941, Trung tướng Henning von Tresckow, một thành viên của Tập đoàn Quân Trung ương dưới quyền Đại tướng Fedor von Bock, đã lãnh đạo nhiều âm mưu ám sát Adolf Hitler. Cùng với nhân viên của mình là Trung úy Fabian von Schlabrendorff, cùng hai kẻ âm mưu khác, những người tin rằng Hitler đang dẫn nước Đức đến chỗ ô nhục, Tresckow đã lên kế hoạch bắt giữ vị Quốc trưởng khi ông đến thăm trụ sở chính của Tập đoàn quân tại Borisov, lúc đó đóng trong lãnh thổ Liên Xô. Nhưng sự ngây thơ của họ trong vấn đề này trở nên rõ ràng khi Hitler được bao quanh bởi các vệ sĩ SS và ngồi trong một chiếc xe trong một đội hình xe. Họ không bao giờ có cơ hội lại được gần Hitler. Continue reading “21/03/1943: Âm mưu ám sát Hitler thất bại”

04/02/1945: Khai mạc Hội nghị Yalta

Yalta-summit-1945

Nguồn:The Yalta Conference commences”, History.com (truy cập ngày 3/2/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Franklin D. Roosevelt (Mỹ), Thủ tướng Winston Churchill (Anh), và Thủ tướng Joseph Stalin (Liên Xô) đã gặp nhau tại Yalta, Crimea, để thảo luận và lập kế hoạch cho thế giới hậu chiến – cụ thể là giải quyết sự phân bổ lại quyền lực và ảnh hưởng. Nhiều người cho rằng chính tại Yalta Chiến tranh Lạnh đã ra đời.

Các cường quốc đã xác định rằng một nước Đức bại trận sẽ được chia cắt thành các khu vực chiếm đóng của Hoa Kỳ, Anh, Pháp, và Liên Xô, các cường quốc chính của phe Đồng Minh. Một khi đã vào Đức, quân đội Đồng Minh sẽ giám sát việc giải thể bộ máy quân đội Đức và truy tố các tội phạm chiến tranh. Một ủy ban đặc biệt cũng sẽ xác định việc bồi thường chiến phí. Continue reading “04/02/1945: Khai mạc Hội nghị Yalta”

02/02/1943: Đức đầu hàng, trận Stalingrad kết thúc

stalingrad-german-pow

Nguồn:Battle of Stalingrad ends“, History.com (truy cập ngày 1/2/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1943, các binh sĩ cuối cùng của Đức tại thành phố Stalingrad của Liên Xô đã đầu hàng Hồng quân, kết thúc một trong những trận đánh then chốt của Thế chiến II.

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, bất chấp các điều khoản của Hiệp ước bất tương xâm Xô – Đức năm 1939, phát xít Đức đã phát động một cuộc xâm lược lớn chống lại Liên Xô. Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân hùng mạnh hơn, quân đội Đức đã nhanh chóng băng qua vùng đồng bằng Nga, gây tổn thương khủng khiếp cho Hồng quân và người dân Liên Xô. Với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh trong phe Trục, người Đức đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn, và tới giữa tháng 10, các thành phố lớn của nước Nga là Leningrad và Moskva đã bị bao vây. Tuy nhiên, Liên Xô tiếp tục cầm cự, và mùa đông sắp tới buộc Đức phải tạm dừng các cuộc tấn công. Continue reading “02/02/1943: Đức đầu hàng, trận Stalingrad kết thúc”

27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad

957d03b

Nguồn:Siege of Leningrad is lifted“, History.com (truy cập ngày 26/01/2016).

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1944, các lực lượng Liên Xô đã phá vỡ cuộc bao vây Leningrad, kết thúc cuộc vây hãm thành phố kéo dài 900 ngày của Đức, trong đó hàng trăm ngàn người Nga đã bị thiệt mạng.

Cuộc bao vây chính thức bắt đầu vào ngày 8 tháng 9 năm 1941. Người dân Leningrad bắt đầu xây dựng các công sự chống xe tăng và đã thành công trong việc tạo ra một thế phòng thủ ổn định bảo vệ thành phố, nhưng đồng thời do đó bị mất đường tiếp cận các tài nguyên quan trọng trong nội địa Liên Xô, nhất là Moskva. Năm 1942, ước tính có khoảng 650.000 người dân Leningrad bỏ mạng vì nạn đói, bệnh tật, trúng bom đạn, và bị thương từ các đợt pháo kích liên tục của quân Đức. Continue reading “27/01/1944: Liên Xô phá vỡ cuộc bao vây Leningrad”

09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật

Douglas_MacArthur

Nguồn:United States invades Luzon in Philippines,” History.com (truy cập ngày 08/01/2015).

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, Tướng Douglas MacArthur cùng Tập đoàn quân số 6 Lục quân Hoa Kỳ đã đổ bộ lên vịnh Lingayen thuộc đảo Luzon, tiến thêm một bước nữa trong việc chiếm quần đảo Philippines từ quân Đế quốc Nhật Bản.

Nhật Bản kiểm soát Philippines từ tháng 5 năm 1942, khi việc quân Mỹ thất trận đã dẫn tới việc Tướng MacArthur phải rút lui và Tướng Jonathan Wainwright bị bắt giữ. Nhưng đến tháng 10 năm 1944, hơn 100.000 lính Mỹ đã đổ bộ lên đảo Leyte để tiến hành một trong những trận đánh đẫm máu nhất của chiến tranh Thái Bình Dương – và báo trước sự khởi đầu cho quá trình thất bại của Nhật Bản. Continue reading “09/01/1945: Mỹ chiếm đảo Luzon từ tay Nhật”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)

nagasaki21

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Bài liên quan: Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

Ý nghĩa chiến lược

Nếu các lãnh đạo Nhật Bản không lo ngại gì trước những vụ ném bom thành thị nói chung và vụ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima nói riêng, thì họ lo ngại điều gì? Câu trả lời rất đơn giản: Liên Xô.

Nhật Bản khi đó đang ở trong một tình thế chiến lược tương đối khó khăn. Họ đang tiến gần đến kết thúc điểm của một cuộc chiến mà họ đang thua. Tình hình rất tồi tệ. Tuy nhiên, lực lượng Lục quân vẫn còn mạnh và quân nhu còn đầy đủ. Gần 4 triệu binh sĩ còn được vũ trang và 1,2 triệu binh sĩ trong số đó đang canh gác những hòn đảo chính của Nhật Bản.[1] Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P2)”

Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)

hiroshima-bombing-enola-gay

Nguồn: Ward Wilson, “The Bomb Didn’t Beat Japan… Stalin Did”, Foreign Policy, 30/5/2013.

Biên dịch: Lê Hoàng Giang

Phải chăng 70 năm chính sách về vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ đã dựa trên một lời nói dối?

Việc Hoa Kỳ sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Nhật Bản trong Thế Chiến II từ lâu đã là chủ đề của nhiều cuộc tranh luận cảm tính. Ban đầu, ít ai đặt ra nghi vấn về quyết định của Tổng thống Truman là thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki. Nhưng vào năm 1965, nhà sử học Gar Alperovitz đã lập luận rằng mặc dù bom nguyên tử đã trực tiếp chấm dứt chiến tranh, song giới lãnh đạo Nhật Bản dù gì cũng đã muốn đầu hàng và có thể đã đầu hàng trước khi cuộc đổ bộ của Mỹ dự kiến vào ngày 1 tháng 11 năm 1945 diễn ra. Do vậy, việc sử dụng bom nguyên tử là không cần thiết. Rõ ràng là nếu việc thả bom là không cần thiết để giành chiến thắng thì việc ném bom xuống Hiroshima và Nagasaki là sai lầm. Trong 48 năm sau đó, rất nhiều người đã tham gia vào cuộc tranh cãi: một số người ủng hộ Alperovitz và lên án vụ ném bom, những người khác lại phản bác nảy lửa và cho rằng những vụ ném bom là cần thiết, hợp đạo đức, và giúp cứu mạng rất nhiều người. Continue reading “Nhật đầu hàng: Vì Stalin, không phải bom nguyên tử (P1)”

Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay

Arizona_Memorial_in_Pearl_Harbor,_Hawaii

Nguồn: Catherine Putz, “The Lessons of Pearl Harbor: Fear Itself, Then and Now”, The Diplomat, 08/12/2015.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 07 tháng 12 năm 1941, Đế quốc Nhật tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào lực lượng hải quân Hoa Kỳ đồn trú tại Hawaii. Khi thúc giục Quốc hội Mỹ tuyên chiến, Tổng thống Franklin Roosevelt đã gọi ngày 07 tháng 12 là “ngày ô nhục”.

Đúng vậy. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã gây sốc cho người Mỹ và đưa đất nước này tham gia vào Thế chiến II. Nó cũng dẫn đến các cuộc vây ráp người Mỹ gốc Nhật rồi giam giữ họ ở các trại khắp miền tây Hoa Kỳ. Trân Châu Cảng tạo nên sự thống nhất quốc gia, nhưng cũng gây ra những biểu hiện đáng lo ngại về tệ phân biệt chủng tộc bài Nhật và nỗi sợ hãi ở Mỹ. Cả hai di sản cần được ghi nhớ cùng nhau, đặc biệt nếu xét đến các xu hướng hiện tại trong diễn ngôn chính trị của Mỹ vốn “ác quỷ hóa” cả một khối người, song lần này dựa trên lý do tôn giáo hơn là sắc tộc. Continue reading “Bài học từ trận Trân Châu Cảng cho nước Mỹ ngày nay”