Đất và máu: Nguồn gốc của Thế chiến II tại châu Á

osaka-sb01s

Nguồn: Panka J. Mishra, “Land and blood: The origins of the Second World War in Asia”, The New Yorker, 25/11/2013.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Đánh giá lại tầm quan trọng của chiến tranh Trung – Nhật

“Chúng ta sẽ có một cuộc chiến của riêng mình”, W. H. Auden nói với Christopher Isherwood trong lúc họ đang trên đường đến Hồng Kông vào tháng 1/1938 để viết một cuốn sách về cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật. Trong khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha, theo Isherwood, “đã đầy những nhà quan sát có tên tuổi”, thì ít ai ở Phương Tây biết đến những Guernica (một thành phố Tây Ban Nha bị tàn phá) của chiến tranh Trung-Nhật lần hai, bao gồm cuộc hãm hiếp và tàn sát hàng vạn dân thường tại Nam Kinh bởi lính Nhật. Auden, trong bài thơ “Trong thời chiến” (In Time of War) (1939) viết, “Bản đồ có thể chỉ những nơi/Mà cuộc sống giờ thật bạo tàn/Nam Kinh. Dachau.” Tại Vũ Hán, thủ đô thời chiến bị vây hãm của Trung Quốc, Isherwood có trực cảm rằng “ẩn chứa ở đây là tất cả những đầu mối vốn cho phép một chuyên gia nếu tìm ra được chúng sẽ có thể dự đoán được những sự kiện trong 50 năm tiếp theo.” Continue reading “Đất và máu: Nguồn gốc của Thế chiến II tại châu Á”

13/12/1937: Thảm sát Nam Kinh

Nanking_bodies_1937

Nguồn:The Rape of Nanking,” History.com (truy cập ngày 12/12/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong cuộc chiến tranh Trung-Nhật (1937–45), Nam Kinh, thủ đô của Trung Hoa Dân Quốc, đã rơi vào tay các lực lượng đế quốc Nhật, và chính phủ Trung Quốc phải chạy đến Hán Khẩu, nằm sâu trong đất liền dọc theo sông Dương Tử.

Để phá vỡ tinh thần kháng chiến của người dân Trung Quốc, tướng Nhật Matsui Iwane đã ra lệnh phá hủy Nam Kinh. Phần lớn thành phố đã bị thiêu rụi, và quân đội Nhật Bản đã tiến hành một chiến dịch bao gồm nhiều hành động tàn bạo đối với dân thường. Continue reading “13/12/1937: Thảm sát Nam Kinh”

Chiến dịch ‘Thế giới ngầm’ trong Thế chiến II là gì?

Lucky_Luciano_mugshot_1931-E

Nguồn:What was Operation Underworld?”, History.com, 16/11/2015.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Để ngăn chặn tình trạng bị địch phá hoại ở trong nước thời kỳ Thế Chiến II, chính phủ Mỹ đã bí mật nhờ tới sự giúp đỡ của một đối tác không tưởng:  các băng nhóm Mafia.

Vào chiều ngày 9 tháng 2 năm 1942, khói bao phủ khu vực phía tây của Manhattan khi một ngọn lửa nhấn chìm tàu SS Normandie, một tàu chở khách cao cấp lớn của Pháp được cải tạo thành tàu vận chuyển binh lính Mỹ phục vụ Thế Chiến II. Mặc dù các nhân chứng báo cáo rằng tia lửa từ máy hàn ô-xy của công nhân đã gây ra trận hỏa hoạn, nhiều người sợ rằng thủ phạm chính là những kẻ phá hoại do Đức Quốc xã tuyển dụng, đặc biệt là sau vụ bắt giữ 33 điệp viên Đức chỉ vài tháng trước đó. Continue reading “Chiến dịch ‘Thế giới ngầm’ trong Thế chiến II là gì?”

20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử

Nguồn:Nuremberg war-crimes trials begin,” History.com (truy cập ngày 19/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, một tòa án quân sự của Hoa Kỳ, Pháp, và Liên Xô ở Nuremberg, Đức đã bắt đầu tiến hành một loạt phiên tòa xét xử các bị cáo tội phạm chiến tranh Đức Quốc xã trong Thế chiến II. 24 cựu quan chức Đức Quốc xã đã bị đưa ra xét xử, và sau khi phiên tòa kết thúc một năm sau đó, một nửa trong số đó bị kết án tử hình bằng cách treo cổ.

Những phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh này được trao quyền theo Hiệp định London, được Hoa Kỳ, Anh, Liên Xô, và chính phủ lâm thời của Pháp ký vào tháng 8 năm 1945. Ở thời điểm đó người ta thống nhất rằng các quan chức phe Trục tiến hành các tội ác chiến tranh vượt ra ngoài một khu vực địa lý cụ thể sẽ được xét xử bởi một tòa án chiến tranh quốc tế (phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh Nhật Bản sẽ được tổ chức tại Tokyo – Tòa án Quân sự Quốc tế vùng Viễn Đông). 19 quốc gia khác sau này cũng tham gia hiệp định này. Continue reading “20/11/1945: Tòa án Nuremberg bắt đầu xét xử”

19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad

Stalingrad Battle

Nguồn:Soviet counterattack at Stalingrad,” History.com (truy cập ngày 18/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1942, Hồng quân Liên Xô dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Georgi Zhukov đã mở chiến dịch Sao Thiên Vương, cuộc phản công lớn giúp xoay chuyển tình thế sang hướng có lợi cho Liên Xô so với Đức trong trận Stalingrad (17/07/1942–02/02/1943).

Ngày 22 tháng 6 năm 1941, bất chấp những điều khoản của Hiệp ước Xô-Đức 1939, Đức Quốc xã vẫn phát động một cuộc xâm lược lớn vào Liên Xô. Được hỗ trợ bởi lực lượng không quân tinh nhuệ, quân đội Đức nhanh chóng tràn vào lãnh thổ Liên Xô, gây tổn thất rất lớn cho Hồng quân và nhân dân Xô viết. Với sự hỗ trợ của quân đội các nước đồng minh phe Trục, Đức đã chinh phục được một vùng lãnh thổ rộng lớn, và bao vây các thành phố lớn của Liên Xô là Leningrad và Moskva vào giữa tháng 10 cùng năm. Tuy nhiên, phía Liên Xô đã cầm cự được, và mùa đông sắp đến đã buộc Đức phải tạm dừng cuộc tấn công. Continue reading “19/11/1942: Liên Xô phản công Đức tại Stalingrad”

Vì sao binh lính Mỹ có biệt danh là “G.I.”?

2015-11-11-1

Nguồn: “Why are American soldiers called G.I.s?”, History.com (truy cập ngày 11/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Nguồn gốc của biệt danh nổi tiếng này có phần bí ẩn. Một giả thuyết phổ biến cho rằng biệt danh này có nguồn gốc từ thế kỷ 20, khi đó “G.I.” là chữ được dán lên những thùng và xô rác của quân đội. Hai chữ cái này là tên viết tắt của nguyên liệu chế tạo ra những vật dụng đó: sắt mạ kẽm (Galvanized Iron). Về sau,  theo như cuốn “Origins of the Specious: Myths and Misconceptions of the English Language” (tạm dịch: Nguồn gốc của những Sai lầm: Những hiểu lầm và ngộ nhận trong Tiếng Anh”) của các tác giả Patricia T. O’Conner và Stewart Kellerman, nghĩa của từ G.I. được mở rộng và đến Thế Chiến I nó đã được dùng để gọi tất cả những thứ liên quan đến quân đội Mỹ. Khi đó, G.I. được diễn giải lại thành “vấn đề chính phủ” (Government Issue) hoặc “vấn đề chung” (General Issue). Continue reading “Vì sao binh lính Mỹ có biệt danh là “G.I.”?”

Chiến dịch Mincemeat là gì?

2015-11-06-01

Nguồn: “What was Operation Mincemeat?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Trong Thế Chiến II, tình báo Anh đã thực hiện được một trong những điệp vụ thời chiến thành công nhất trong lịch sử: Chiến dịch Mincemeat. Tháng 4 năm 1943, người ta tìm thấy một thi thể đang phân hủy ngoài bờ biển Huelva, phía nam Tây Ban Nha. Theo giấy tờ tùy thân tìm được, thi thể này là của Thiếu tá William Martin thuộc Thủy quân Lục chiến Hoàng gia Anh, cổ tay được buộc với một chiếc cặp đựng tài liệu. Khi tình báo Đức Quốc xã biết đến chiếc cặp của viên sĩ quan tử nạn (cũng như biết đến những nỗ lực nhằm lấy lại chiếc cặp của người Anh), họ đã tìm mọi cách để lấy được nó. Mặc dù chính thức thì Tây Ban Nha là nước trung lập trong cuộc chiến, phần lớn quân đội của họ lại ủng hộ Đức, và phía Quốc xã đã tìm được một sĩ quan Tây Ban Nha ở Madrid chịu hỗ trợ. Continue reading “Chiến dịch Mincemeat là gì?”

Tên gọi “Thế Chiến I” và “Thế Chiến II” có từ bao giờ?

2015-11-03-02-1

Nguồn: “Were they always called World War I and World War II?”, History.com (truy cập ngày 3/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Không phải ngay từ đầu hai cuộc chiến tranh thế giới đã được gọi là “Thế Chiến I” (World War I) và “Thế Chiến II” (World War II), hay “Chiến tranh Thế giới thứ Nhất” và “Chiến tranh Thế giới thứ Hai”, song rất khó xác định chính xác thời điểm mà những tên gọi này xuất hiện. Rõ ràng là trong Thế Chiến I, không ai biết rằng sẽ có một cuộc xung đột toàn cầu thứ hai diễn ra sau cuộc chiến thứ nhất, vì vậy không cần thiết phải xác định thứ tự cho cuộc chiến. Ban đầu các tờ báo ở Mỹ gọi đây là “Chiến tranh Châu Âu” (European War), nhưng sau đó đã đổi thành “Chiến tranh Thế giới” (World War) khi Mỹ chính thức tham chiến năm 1917. Trong khi đó ở bên kia Đại Tây Dương, người Anh sử dụng tên gọi “cuộc Đại Chiến” (the Great War) cho đến những năm 1940 – ngoại trừ một trường hợp đáng chú ý là khi Winston Churchill sử dụng tên gọi “Chiến tranh Thế giới” trong cuốn hồi ký “Cuộc Khủng hoảng Thế giới” của ông xuất bản năm 1927. Continue reading “Tên gọi “Thế Chiến I” và “Thế Chiến II” có từ bao giờ?”

03/11/1941: Nhật quyết định tấn công Trân Châu Cảng

hideki_tojo

Nguồn:The order is given: Bomb Pearl Harbor,” History.com (truy cập ngày 02/11/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, Hạm đội Liên hợp Nhật Bản đã nhận được Lệnh tối mật số 1: Trong thời gian 34 ngày (đến mùng 7 tháng 12), căn cứ quân sự Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ trên quần đảo Hawaii sẽ bị đánh bom, cùng với bán đảo Mã Lai, Đông Ấn Hà Lan (thuộc địa của Hà Lan, nay là Indonesia), và Philippines.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi Nhật Bản chiếm đóng bán đảo Đông Dương năm 1940 và gây nguy cơ đe dọa tiềm ẩn lên Philippines (được Hoa Kỳ bảo hộ), cùng với việc Nhật Bản chiếm được căn cứ hải quân ở Cam Ranh vốn chỉ cách Manila 800 dặm (tương đương 1.300 cây số theo đường chim bay). Continue reading “03/11/1941: Nhật quyết định tấn công Trân Châu Cảng”

Chiến dịch Cái Kẹp Giấy là gì?

2015-10-28-1

Nguồn: “What is Operation Paperclip?”, History.com (truy cập ngày 28/10/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Khi Thế Chiến II bước vào giai đoạn cuối, các tổ chức của Mỹ và Anh đã cùng nhau lùng sục khắp lãnh thổ nước Đức bị chiếm đóng để lấy tất cả những nghiên cứu phát triển công nghệ, khoa học và quân sự mà họ có thể tìm được. Theo sau các lực lượng chiến đấu của quân Đồng Minh, các tổ chức như Tiểu ban Mục tiêu Tình báo Hỗn hợp (CIOS) đã bắt đầu tịch thu các loại tài liệu và vật liệu có liên quan đến cuộc chiến, và thẩm vấn các nhà khoa học tại các cơ sở nghiên cứu của Đức mà quân Đồng Minh chiếm được. Một tài liệu quan trọng đã được tìm thấy trong một phòng vệ sinh tại ĐH Bonn, đó là Danh sách Osenberg: một bản danh sách ghi lại tên những nhà khoa học và kỹ sư đã phải làm việc cho Đế chế thứ Ba. Continue reading “Chiến dịch Cái Kẹp Giấy là gì?”

30/09/1938: Hiệp ước Munich được ký

München-1938

Nguồn:Munich Pact signed,” History.com (truy cập ngày 29/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1938, Thủ tướng Anh Neville Chamberlain và Thủ tướng Pháp Édouard Daladier đã ký Hiệp ước Munich với nhà lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler. Thỏa thuận này đã ngăn chặn sự bùng nổ của chiến tranh nhưng lại để mặc cho Đức xâm lược Tiệp Khắc.

Mùa xuân năm 1938, Hitler bắt đầu công khai ủng hộ những đòi hỏi của cư dân nói tiếng Đức sống trong vùng Sudeten của Tiệp Khắc về một mối quan hệ gần gũi hơn với Đức. Trước đó ít lâu Hitler đã sáp nhập Áo vào Đức, và chinh phục Tiệp Khắc là bước tiếp theo trong kế hoạch của ông nhằm tạo ra một đế quốc “Đại Đức.” Chính phủ Tiệp Khắc hy vọng Anh và Pháp sẽ hỗ trợ cho họ nếu Đức xâm lược, nhưng Thủ tướng Anh Neville Chamberlain lại đang có ý định ngăn chặn chiến tranh. Ông đã có hai chuyến đi tới Đức trong tháng 9 và đề nghị những thỏa thuận có lợi cho Hitler, nhưng Quốc trưởng Đức vẫn kiên quyết với những đòi hỏi của mình. Continue reading “30/09/1938: Hiệp ước Munich được ký”

27/09/1940: Đức, Ý, và Nhật ký Hiệp ước Ba bên

Nguồn:The Tripartite Pact is signed by Germany, Italy, and Japan,” History.com (truy cập ngày 26/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1940, phe Trục chính thức được thành lập khi Đức, Ý, và Nhật Bản trở thành đồng minh với việc ký Hiệp ước Ba bên ở Berlin (do đó nó còn được gọi là Hiệp ước Berlin). Hiệp ước này quy định sự hỗ trợ lẫn nhau nếu một bên tham gia bị tấn công bởi bất cứ quốc gia nào chưa tham gia vào Thế chiến II. Việc chính thức hóa sự thành lập liên minh phe Trục nhắm trực tiếp đến nước Mỹ “trung lập” – được thiết kế nhằm buộc Mỹ phải cân nhắc cẩn thận trước khi mạo hiểm tham gia vào phe Đồng Minh. Continue reading “27/09/1940: Đức, Ý, và Nhật ký Hiệp ước Ba bên”

23/09/1943: Mussolini tái lập chính quyền phát xít ở miền Bắc nước Ý

Gran Sasso, Mussolini mit deutschen Fallschirmjägern

Nguồn:Mussolini re-establishes a fascist regime in northern Italy,” History.com (truy cập ngày 22/9/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1943, Benito Mussolini, nhà độc tài bị lật đổ của nước Ý, đã thành lập một nước cộng hòa phát xít mới – dưới sự chỉ đạo của những ông chủ người Đức mới của mình – mà ông “cai trị” từ trụ sở ở miền Bắc nước Ý, có tên gọi chính thức là Cộng hòa Xã hội Ý.

Tháng 7 năm 1943, sau một cuộc bỏ phiếu “bất tín nhiệm” của Đại Hội đồng Phát xít, Mussolini bị lật đổ và nhanh chóng bị quản thúc tại gia. Quần chúng nước Ý, những người từng rất nhiệt tình ủng hộ Mussolini vì những lời hứa của ông về một “đế chế” Ý mới, giờ đây trở nên khinh bỉ ông vì thất bại nhục nhã mà họ phải chịu đựng trong chiến tranh. Nhưng Mussolini vẫn còn một người hâm mộ – Adolf Hitler. Continue reading “23/09/1943: Mussolini tái lập chính quyền phát xít ở miền Bắc nước Ý”

13/09/1940: Ý xâm lược Ai Cập

italienische_Panzer_M13-40

Nguồn:Italy invades Egypt”, History.com, truy cập 13/09/2015.

Biên dịch và Hiệu đính: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1940, các lực lượng của Mussolini cuối cùng đã vượt qua biên giới Libya tiến sang Ai Cập, giành được cái mà Mussolini gọi là “vinh quang” mà nước Ý đã tìm kiếm trong ba thế kỷ.

Ý đã chiếm đóng Libya từ năm 1912, một sự “bành trướng” kinh tế thuần túy. Năm 1935, Mussolini đã bắt đầu gửi hàng vạn người Ý sang Libya, chủ yếu là nông dân và lao động nông thôn, một phần để làm giảm sự lo lắng về quá tải dân số ở Ý. Vì vậy, cho tới lúc bùng nổ Thế chiến II, Ý đã có sự hiện diện lâu dài tại Bắc Phi, và Mussolini bắt đầu mơ tưởng về việc mở rộng sự hiện diện đó – luôn luôn hướng tới các vùng lãnh thổ mà Đế chế La Mã xưa kia từng có trong các cuộc chinh phạt của mình. Đứng đầu trong số những nước này là Ai Cập. Continue reading “13/09/1940: Ý xâm lược Ai Cập”

23/08/1939: Xô–Đức ký hiệp ước bất tương xâm

b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6

Nguồn:The Hitler-Stalin Pact,” History.com (truy cập ngày 22/8/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

Vào ngày này năm 1939, Đức và Liên Xô đã ký một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau, khiến cả thế giới phải bất ngờ do hai nước vốn có hệ tư tưởng đối nghịch. Tuy nhiên, bất chấp vẻ bề ngoài, cả hai nhà lãnh đạo của hai nước đều lợi dụng hiệp ước này như một con bài chính trị của riêng họ.

Sau khi Đức Quốc xã xâm lược Tiệp Khắc năm 1938, Anh phải quyết định xem liệu nước này nên can thiệp tới đâu nếu như Hitler mở rộng cuộc xâm lược của Đức. Thủ tướng Anh Neville Chamberlain ban đầu thờ ơ trước việc Hitler thôn tín Sudetenland, vùng đất có nhiều người dân nói tiếng Đức của Tiệp Khắc, nay đột nhiên nhận thức được tình hình khi Ba Lan bị đe dọa. Continue reading “23/08/1939: Xô–Đức ký hiệp ước bất tương xâm”

31/07/1945: Lãnh đạo chính phủ Vichy Pierre Laval đầu hàng tại Áo

Nguồn:Fugitive Vichy leader surrenders in Austria,” History.com (truy cập ngày 29/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, cựu Thủ tướng Pierre Laval, lãnh đạo bù nhìn của nước Pháp thời chính phủ Vichy bị Đức Quốc xã chiếm đóng, đầu hàng chính quyền Hoa Kỳ ở Áo, sau đó ông được dẫn độ trở lại Pháp để hầu tòa (vì tội phản quốc).

Vốn là một hạ nghị sĩ và sau đó là thượng nghị sĩ ủng hộ những chính sách hòa bình, Laval đã nghiêng sang phái cánh hữu trong những năm 1930 khi đang giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao và hai kỳ Thủ tướng Pháp. Là một người chống cộng trung thành, ông trì hoãn Hiệp ước tương trợ Pháp-Xô năm 1935 và tìm cách liên minh Pháp với nước Ý Phát xít. Continue reading “31/07/1945: Lãnh đạo chính phủ Vichy Pierre Laval đầu hàng tại Áo”

17/07/1945: Khai mạc Hội nghị Potsdam

Winston_Churchill,Harry_S._Truman,_Josef_Stalin

Nguồn:Potsdam Conference convenes,” History.com (truy cập ngày 16/7/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1945, hội nghị của các nước chiến thắng thuộc phe Đồng Minh đã được triệu tập ở Potsdam, ngoại ô thành phố Berlin, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Harry S. Truman, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và lãnh tụ Xô-viết Joseph Stalin.

Các vấn đề trước mắt mà ba nước Tam Hùng cùng đội ngũ nhân viên của họ phải giải quyết là chính quyền của một nước Đức thất trận; biên giới hậu chiến của Ba Lan; sự chiếm đóng quân sự ở Áo; “vị trí” của Liên Xô ở Đông Âu; các khoản bồi thường chiến tranh; và cuộc chiến đang tiếp diễn ở Thái Bình Dương. Continue reading “17/07/1945: Khai mạc Hội nghị Potsdam”

22/06/1941: Đức mở Chiến dịch Barbarossa, xâm lược Liên Xô

542567045

Nguồn:Germany launches Operation Barbarossa—the invasion of Russia,” History.com (truy cập ngày 21/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1941, hơn 3 triệu quân Đức đã tiến hành xâm lược Liên Xô trong ba chiến dịch tấn công song song với một lực lượng xâm lược hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới. 19 sư đoàn xe tăng, 3.000 xe tăng, 2.500 máy bay, cùng 7.000 khẩu pháo đã đổ vào một mặt trận kéo dài ngàn dặm trong khi Hitler tham chiến ở một mặt trận thứ hai.

Bất chấp việc Đức và Liên Xô đã ký một “hiệp ước bất tương xâm” năm 1939, theo đó cả hai cùng đảm bảo mỗi nước có một khu vực ảnh hưởng nhất định mà không bị can thiệp, sự ngờ vực giữa hai nước vẫn ở mức cao. Khi Liên Xô xâm lược Rumania năm 1940, Hitler đã nhận thấy mối đe dọa tới nhà cung cấp dầu khu vực Balkan của mình. Ông lập tức phản ứng bằng cách điều 2 sư đoàn xe bọc thép và 10 sư đoàn bộ binh vào Ba Lan, đặt ra mối đe dọa tương tự với Liên Xô. Tuy nhiên, động thái phòng vệ ban đầu này đã chuyển thành một kế hoạch tấn công phủ đầu của người Đức. Continue reading “22/06/1941: Đức mở Chiến dịch Barbarossa, xâm lược Liên Xô”

06/06/1944: D-Day – Quân Đồng minh đổ bộ vào Normandie

140605123850-d-day-normandy-1-story-top

Nguồn:D-Day,” History.com (truy cập ngày 05/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Mặc dù từ “D-Day” thường được dùng như một biệt ngữ quân sự để chỉ ngày một chiến dịch hay sự kiện diễn ra, đối với nhiều người, nó cũng đồng nghĩa với ngày mùng 6 tháng 6 năm 1944, ngày quân đội Đồng Minh vượt qua eo biển Manche và đổ bộ lên bãi biển Normandie, Pháp, bắt đầu giải phóng Tây Âu khỏi sự kiểm soát của Đức Quốc xã trong Thế chiến II. Trong vòng ba tháng, miền Bắc của nước Pháp đã được giải phóng và lực lượng Đồng Minh chuẩn bị tiến vào Đức, nơi họ nhập cùng đoàn quân của Liên Xô đến từ phía Đông.

Với việc quân đội của Hitler kiểm soát hầu như toàn bộ châu Âu lục địa, các nước Đồng Minh hiểu rằng việc đổ bộ thành công lên châu lục này là trọng tâm để giành chiến thắng. Hitler cũng hiểu rõ điều đó, và đã dự kiến một cuộc tấn công vào phía Tây Bắc châu Âu vào mùa xuân năm 1944. Hitler hi vọng đẩy lùi quân Đồng Minh khỏi bờ biển với một cuộc phản công mạnh mẽ giúp trì hoãn những nỗ lực tấn công của quân đội Đồng Minh trong tương lai, cho Hitler dành thời gian tập trung lực lượng để đánh bại Liên Xô ở phía Đông. Hitler tin rằng một khi điều đó được hoàn thành thì chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về tay mình. Continue reading “06/06/1944: D-Day – Quân Đồng minh đổ bộ vào Normandie”

03/06/1940: Thế chiến II – Đức ném bom Paris

article-2417335-1BC1D281000005DC-652_964x654

Nguồn:Germans bomb Paris,” History.com (truy cập ngày 02/6/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 3 tháng 6 năm 1940, không quân Đức đã ném bom Paris, giết chết 254 người, hầu hết trong số đó là thường dân.

Với quyết tâm phá hoại nền kinh tế và quân sự Pháp, đồng thời làm suy giảm dân số và trong ngắn hạn là làm tê liệt tinh thần của người dân Paris cũng như khả năng Pháp ủng hộ các quốc gia khác đang bị Đức chiếm đóng, người Đức đã tổ chức ném bom thủ đô của nước Pháp mà không để tâm đến thực tế là hầu hết các nạn nhân đều là thường dân, trong đó có cả học sinh. Vụ ném bom thành công đã kích động sự sợ hãi trong người dân; Bộ trưởng nội vụ của Pháp khi đó chỉ có thể ngăn cản các quan chức chính phủ chạy khỏi Paris bằng cách đe dọa những hình phạt nặng nề. Continue reading “03/06/1940: Thế chiến II – Đức ném bom Paris”