Elizabeth Gaskell: Tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Victoria

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Elizabeth Gaskell (1810 – 1865) là một tiểu thuyết gia dưới thời Victoria, người được biết đến bởi cuốn tiểu sử viết về bạn của bà là Charlotte Brontë.

Elizabeth Stevenson sinh ngày 29/09/1810 tại London và là con gái của một mục sư theo thuyết nhất vị (Unitarian). Sau khi mẹ mất sớm, bà được nuôi dưỡng bởi người dì sống ở Knutsford, Cheshire. Năm 1832, bà kết hôn với William Gaskell, người cũng là một mục sư theo thuyết nhất vị, và họ định cư tại thành phố công nghiệp Manchester. Continue reading “Elizabeth Gaskell: Tiểu thuyết gia nổi tiếng thời Victoria”

14/05/1991: Thảm họa đường sắt ở Nhật khiến 42 người thiệt mạng

Nguồn: Two trains crash in Japan, killing more than 40, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1991, hai tàu chở khách chạy bằng diesel đã đâm trực diện vào nhau gần Shigaraki, Nhật Bản, khiến hơn 40 người thiệt mạng và 400 người bị thương. Đây là thảm họa đường sắt nghiêm trọng nhất ở Nhật kể từ vụ tai nạn tháng 11/1963 ở Yokohama làm 160 người thiệt mạng.

Shigaraki là một thị trấn gần Kyoto nổi tiếng về đồ gốm sứ. Ngày 14/05, Lễ hội Gốm Thế giới được tổ chức tại Shigaraki. Chuyến tàu tới Kibukawa, lúc này đã chứa đầy hành khách, chuẩn bị chạy trên tuyến đường sắt đơn dài 14,7km để rời Shigaraki vào lúc hơn 10 giờ sáng. Continue reading “14/05/1991: Thảm họa đường sắt ở Nhật khiến 42 người thiệt mạng”

13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá

Nguồn: Churchill announces: “I have nothing to offer but blood, toil, tears and sweat”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, Winston Churchill đã trở thành thủ tướng mới của Anh. Ông cam kết với Nghị viện rằng chính sách mới của ông sẽ tập trung vào việc “tiến hành chiến tranh trên biển, đất liền và trên không, bằng tất cả tiềm lực của chúng ta và tất cả sức mạnh mà Chúa có thể ban cho ta; tiến hành chiến tranh chống lại chế độ chuyên chế tàn ác, một chế độ mãi chìm đắm trong hàng loạt tội ác đen tối và thảm thương của con người.” Continue reading “13/05/1940: Churchill tuyên bố phải chiến thắng bằng mọi giá”

11/05/1985: Sân nhà CLB Bradford bị cháy làm 56 người chết

Nguồn: Fire kills 50 at soccer stadium, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1985, 56 người đã thiệt mạng trong một vụ hỏa hoạn xảy ra trên khán đài của sân vận động Valley Parade ở Bradford, Anh. Người ta đã lên kế hoạch thay mái sân bằng gỗ bị cháy bằng mái thép vào cuối tuần đó.

Chiều ngày 11/05, đội Bradford đang đấu với đội Lincoln City. Nhiều người hâm mộ đã có mặt để chúc mừng Bradford sau hai năm vươn lên từ tình trạng bị phá sản thành nhà vô địch giải hạng ba, cũng như ăn mừng việc họ được lên chơi ở giải hạng nhì. Gần cuối hiệp một, một ngọn lửa đã bùng lên ở một đầu của khán đài chính. Mặc dù nhiều người hâm mộ đã di chuyển xuống sân để thoát khỏi ngọn lửa, song phần lớn vẫn không nhận thức được tình hình. Continue reading “11/05/1985: Sân nhà CLB Bradford bị cháy làm 56 người chết”

Pythagoras: Nhà toán học và triết gia Hy Lạp cổ đại

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Pythagoras (580 TCN – 500 TCN) là một nhà toán học và triết học nổi tiếng người Hy Lạp, người được biết đến với định lý mang tên ông.

Người ta biết rất ít về cuộc đời của Pythagoras. Ông được cho là đã sinh ra ở đảo Samos thuộc Hy Lạp, và thời trẻ đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Ai Cập và Ba Tư. Ông định cư ở thành phố Crotone, miền nam nước Ý. Tại đây, ông bắt đầu công việc giảng dạy và sớm đào tạo ra những môn đồ với cách sống dựa trên những quy tắc khắt khe về học tập và rèn luyện – được lấy cảm hứng từ một lý thuyết toán học. Các môn đồ của ông thường được gọi là “Pythagoreans”. Continue reading “Pythagoras: Nhà toán học và triết gia Hy Lạp cổ đại”

James Watt: Người cải tiến công nghệ động cơ hơi nước

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

James Watt (1736 – 1819) là một nhà phát minh và kỹ sư cơ khí người Scotland, người nổi tiếng với những cải tiến  công nghệ động cơ hơi nước.

James Watt sinh ngày 18/01/1736 tại Greenock và có cha là một chủ hãng đóng tàu giàu có. Ban đầu, ông làm công việc sản xuất các dụng cụ toán học, sau đó sớm trở nên quan tâm đến động cơ hơi nước.

Năm 1698, động cơ hơi nước đầu tiên trên thế giới đã được cấp bằng sáng chế, và tới thời điểm Watt ra đời, động cơ của Newcomen đã bơm nước từ các mỏ khai thác trên toàn quốc. Continue reading “James Watt: Người cải tiến công nghệ động cơ hơi nước”

08/05/1864: Trận Spotsylvania Court House chuẩn bị bắt đầu

Nguồn: General Lee’s army beats Grant’s Union troops to Spotsylvania, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1864, quân đội Liên minh miền Bắc tiến vào Spotsylvania Court House, Virginia và phát hiện lực lượng Hợp bang miền Nam đã ở đó. Sau Trận Wilderness (ngày 5-6/05), đội quân Potomac của Ulysses S. Grant đã hành quân về phía nam với mục đích chiếm Richmond. Grant hy vọng sẽ kiểm soát được giao lộ chiến lược tại Spotsylvania Court House để từ đó dụ đội quân Bắc Virginia của Robert E. Lee vào một chiến trường mở. Continue reading “08/05/1864: Trận Spotsylvania Court House chuẩn bị bắt đầu”

06/05/1942: Toàn bộ lính Mỹ ở Philippines đầu hàng Nhật vô điều kiện

Nguồn: All American forces in the Philippines surrender unconditionally, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1942, Trung tướng Hoa Kỳ Jonathan Wainwright đã cùng lính Mỹ ở Philippines đầu hàng trước quân đội Nhật Bản.

Đảo Corregidor là thành trì cuối cùng của quân Đồng minh ở Philippines sau chiến thắng của quân Nhật tại Bataan (Tướng Wainwright đã phải chạy từ Bataan tới Corregidor). Các cuộc pháo kích và ném bom liên tiếp đã khiến quân phòng thủ của Mỹ và Philippines suy sụp. Dù trước đó đã đánh chìm thành công nhiều sà lan của Nhật khi họ tiếp cận vào bờ biển phía bắc đảo Corregidor, nhưng giờ quân Đồng minh đã không thể ngăn chặn được quân Nhật thêm nữa. Continue reading “06/05/1942: Toàn bộ lính Mỹ ở Philippines đầu hàng Nhật vô điều kiện”

04/05/1990: Các bang tìm cách thay thế tử hình bằng ghế điện

Nguồn: Electric chair malfunctions in Florida, leading states to change execution methods, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1990, Jesse Tafero đã bị tử hình ở Florida bằng ghế điện với ba lần giật, khiến lửa tóe trên đầu anh ta. Cái chết của Tafero đã làm dấy lên một cuộc tranh luận về các phương pháp tử hình nhân đạo. Nhiều tiểu bang đã ngừng sử dụng ghế điện mà thay vào đó là tiêm thuốc độc cho án tử hình. Continue reading “04/05/1990: Các bang tìm cách thay thế tử hình bằng ghế điện”

Francisco Goya: Danh họa Tây Ban Nha thế kỷ 18

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Francisco Goya (1746 – 1828) là một họa sĩ và nhà điêu khắc sáng tạo, và là một trong những bậc thầy vĩ đại của hội họa Tây Ban Nha.

Francisco Jose de Goya y Lucientes sinh ngày 30/03/1746 tại một nơi gần Saragossa, Aragon, và có cha là một họa sĩ. Goya bắt đầu theo học nghệ thuật chính thức vào năm 14 tuổi khi ông tập sự tại phòng vẽ của một họa sĩ địa phương. Năm 1763, Goya tới Madrid và làm việc cho một họa sĩ khác đến từ Aragon là Francisco Bayeu. Sau này, ông đã kết hôn với em gái của Bayeu. Continue reading “Francisco Goya: Danh họa Tây Ban Nha thế kỷ 18”

01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh

Nguồn: Labour Party returns to power in Britain, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1997, sau 18 năm Đảng Bảo thủ nắm quyền, Công Đảng do Tony Blair lãnh đạo đã chiến thắng trong cuộc bầu cử nghị viện Anh. Với thành tích gây thất vọng nhất của Đảng Bảo thủ kể từ năm 1832, Thủ tướng John Major đã thất bại trước Blair – một người gốc Scotland, 43 tuổi, và là thủ tướng trẻ nhất của Anh trong vòng hơn một thế kỷ.

Blair từng học luật tại Oxford và gia nhập Công Đảng vào năm 1975. Năm 1983, ông được bầu làm nghị sĩ đại diện cho Sedgefield, sau đó trở thành phát ngôn viên của đảng về các vấn đề tài chính vào năm 1985, và sau đó là về các vấn đề thương mại và công nghiệp vào năm 1987. Continue reading “01/05/1997: Công Đảng trở lại nắm quyền ở Anh”

Edward Jenner: Cha đẻ của vaccine và miễn dịch học

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Edward Jenner (1749 – 1823) là một bác sĩ người Anh, người tiên phong về tiêm phòng bệnh đậu mùa và là cha đẻ của miễn dịch học.

Edward Jenner sinh ngày 17/05/1749 tại Berkeley, Gloucestershire, và là con trai của một cha xứ. Lên 14 tuổi, ông thực tập tại phòng khám của một bác sĩ phẫu thuật địa phương và sau đó được đào tạo ở London. Năm 1772, Jenner trở về Berkeley và dành phần lớn thời gian còn lại của sự nghiệp để làm bác sĩ ở quê nhà. Continue reading “Edward Jenner: Cha đẻ của vaccine và miễn dịch học”

29/04/1945: Adolf Hitler và Eva Braun kết hôn

Nguồn: Adolf and Eva marry, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào đêm ngày 28, rạng sáng ngày 29/04/1945, Adolf Hitler và Eva Braun đã kết hôn – chỉ vài giờ trước khi họ tự sát.

Braun đã gặp Hitler khi được tuyển vào làm trợ lý cho nhiếp ảnh gia của ông. Xuất thân từ tầng lớp trung lưu và theo Công giáo, Braun đã ở bên Hitler một cách kín đáo và thường tự mình đi trượt tuyết, bơi lội. Bà không có ảnh hưởng rõ nét lên sự nghiệp chính trị của Hitler, mà thay vào đó thường chăm lo cho đời sống cá nhân của vị quốc trưởng. Kiên quyết theo Hitler đến cùng, Braun đã từ chối rời khỏi boong ke nằm bên dưới phủ thủ tướng ở Berlin khi quân đội Liên Xô áp sát. Continue reading “29/04/1945: Adolf Hitler và Eva Braun kết hôn”

Robert Walpole: Thủ tướng đầu tiên của Anh

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Robert Walpole (1676 – 1745) là một chính khách người Anh của Đảng Whig, được xem là người đầu tiên giữ chức thủ tướng – người chi phối chính trị Anh dưới triều đại của George I và George II.

Robert Walpole sinh ngày 26/08/1676 tại Houghton, Norfolk, trong một gia đình địa chủ giàu có. Ông theo học tại Đại học Cambridge và năm 1701 trở thành nghị sĩ đại diện cho khu vực bầu cử Castle Rising ở Norfolk, nơi cha ông trước đây từng làm nghị sĩ. Walpole thăng tiến nhanh chóng và trở thành thành viên Bộ Hải quân, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh và sau đó là người phụ trách tài chính hải quân vào năm 1709. Tuy nhiên, sự thăng tiến của ông đã bị cản trở tạm thời bởi các thành viên Đảng Bảo thủ khi những người này lên nắm quyền vào năm 1710. Năm 1712, họ cáo buộc ông phạm tội tham nhũng và Walpole đã phải ngồi tù trong một thời gian ngắn. Continue reading “Robert Walpole: Thủ tướng đầu tiên của Anh”

27/04/1805: Hoa Kỳ tấn công thành phố cảng Derna, Tripoli

Nguồn: U.S. agent William Eaton leads U.S. forces “to the shores of Tripoli”, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1805, sau khi hành quân 804 km từ Ai Cập, đặc vụ Mỹ William Eaton đã lãnh đạo một lực lượng nhỏ thuộc Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ cùng lính đánh thuê Bắc Phi tấn công vào thành phố cảng Derna, Tripoli (thuộc Lybia ngày nay). Khi ấy, các lực lượng này đang thực hiện nhiệm vụ hạ bệ Yusuf Karamanli, nhà cầm quyền của Tripoli. Yusuf Karamanli đã lên nắm quyền sau khi lật đổ anh trai mình là Hamet Karamanli, một lãnh đạo có quan hệ tốt với Hoa Kỳ.

Bốn năm trước đó, Chiến tranh Barbary lần thứ nhất đã nổ ra khi Tổng thống Hoa Kỳ Thomas Jefferson ra lệnh cho các tàu Hải quân Mỹ đến Địa Trung Hải để chống lại các cuộc tấn công liên tiếp nhằm vào tàu Mỹ của cướp biển đến từ các nước vùng Barbary: Morocco, Algeria, Tunis và Tripolitania. Continue reading “27/04/1805: Hoa Kỳ tấn công thành phố cảng Derna, Tripoli”

Vincent Van Gogh: Danh họa trường phái Hậu ấn tượng

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vincent Van Gogh (1853 – 1890) là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất thuộc trường phái Hậu ấn tượng, dù lúc sinh thời tài năng của ông không được thừa nhận rộng rãi.

Vincent Van Gogh sinh ngày 30/03/1853 tại Zundert, miền nam Hà Lan, và là con trai của một mục sư. Năm 1869, ông có công việc đầu tiên tại chi nhánh Hague của một công ty mua bán tác phẩm nghệ thuật quốc tế. Ông bắt đầu viết thư cho em trai là Theo và hai người đã tiếp tục liên lạc như vậy cho tới khi Van Gogh qua đời.

Công việc của Van Gogh đã đưa ông đến London và Paris, nhưng ông không cảm thấy hứng thú với công việc này và đã bị sa thải vào năm 1876. Trong một thời gian ngắn, ông trở thành một giáo viên ở Anh, rồi sau đó đặc biệt quan tâm đến Cơ đốc giáo và trở thành một nhà truyền giáo tại một cộng đồng khai thác mỏ ở miền nam nước Bỉ. Continue reading “Vincent Van Gogh: Danh họa trường phái Hậu ấn tượng”

24/04/1863: Liên bang miền Bắc ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho binh sĩ

Nguồn: Union issues conduct code for soldiers, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1863, quân đội Liên bang miền Bắc đã ban hành Tổng Lệnh số 100 để hướng dẫn quy tắc ứng xử cho các binh lính và sĩ quan liên bang khi tiếp xúc với tù nhân và thường dân của Hợp bang miền Nam. Bộ quy tắc này đã được nhiều quốc gia châu Âu sử dụng và có ảnh hưởng rõ rệt đối với Công ước Geneva (về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh).

Bộ luật là “đứa con tinh thần” của Francis Lieber, một người Phổ nhập cư có ba con trai đều từng phục vụ trong Nội chiến Hoa Kỳ. Một người con của ông đã bị trọng thương khi đang chiến đấu cho phe miền Nam trong Trận Williamsburg tại Virginia vào năm 1862. Hai người con còn lại ủng hộ Liên bang miền Bắc. Continue reading “24/04/1863: Liên bang miền Bắc ban hành Bộ quy tắc ứng xử cho binh sĩ”

21/04/1992: Hàng loạt vụ nổ cống ngầm xảy ra ở Mexico

Nguồn: Sewers explode in Guadalajara, Mexico, killing hundreds, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1992, hàng chục vụ nổ cống ngầm đã xảy ra ở Guadalajara, Mexico, cướp đi sinh mạng của hơn 200 người và làm hư hại khoảng 1.000 tòa nhà. Nguyên nhân của chuỗi vụ nổ này là rò rỉ khí gas, và các dấu hiệu cảnh báo về điều này đã bị phớt lờ bởi chính phủ Mexico và công ty dầu khí quốc gia.

Ba ngày trước vụ nổ, cư dân của một khu dân lao động tại Guadalajara đã nhận thấy mùi khó chịu trong không khí. Họ thậm chí cảm thấy bị cay mắt và rát họng, một số cảm thấy buồn nôn. Bất chấp những phản ánh của người dân, chính quyền địa phương đã không điều tra vấn đề một cách nghiêm túc. Continue reading “21/04/1992: Hàng loạt vụ nổ cống ngầm xảy ra ở Mexico”

20/04/1777: New York thông qua hiến pháp mới

Nguồn: New York adopts state constitution, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, Hội nghị Đại biểu bang New York đã chính thức thông qua hiến pháp đầu tiên của bang tại một cuộc họp ở thị trấn Kingston, phía bắc New York.

Bản hiến pháp mở đầu bằng việc tuyên bố khả năng hòa giải giữa Anh và các thuộc địa của nước này ở Mỹ là điều xa vời và không chắc chắn, do đó cần phải thành lập một chính phủ New York mới để duy trì hòa bình, hiệu quả và trật tự nội bộ. Continue reading “20/04/1777: New York thông qua hiến pháp mới”

Horatio Kitchener: Bộ trưởng Chiến tranh Anh trong Thế chiến I

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Horatio Kitchener (1850 – 1916) là một chỉ huy quân sự và chính khách người Anh. Ông từng là Bộ trưởng Chiến tranh trong những năm đầu của Thế chiến I và từng tập hợp quân đội ở quy mô lớn chưa từng có. Kitchener cũng xuất hiện trên tấm áp phích tuyển quân nổi tiếng nhất của Anh từng được xuất bản.

Horatio Kitchener sinh ngày 24/06/1850 tại Hạt Kerry, Ireland, từng du học tại Thụy Sĩ và theo học tại Học viện Quân Sự Hoàng gia ở Woolwich. Năm 1871, ông gia nhập lực lượng Kỹ sư Hoàng gia. Kitchener từng tham gia một chiến dịch bất thành nhằm giải cứu Tướng Charles Gordon tại Khartoum những năm 1884 – 1885, và được bổ nhiệm làm Toàn quyền Đông Sudan vào năm 1886. Sáu năm sau, ông trở thành tổng tư lệnh của quân đội Anh  tại Ai Cập. Năm 1896, Kitchener bắt đầu tái chiếm Sudan trong cuộc đối đầu với lực lượng al-Mahdi, đỉnh điểm là Trận Omdurman và việc chiếm lại Khartoum vào năm 1898. Kitchener sau đó đã trở thành Toàn quyền Sudan và một anh hùng dân tộc. Continue reading “Horatio Kitchener: Bộ trưởng Chiến tranh Anh trong Thế chiến I”