18/01/1912: Robert Falcon Scott chinh phục Nam Cực

Nguồn: Robert Falcon Scott reaches the South Pole, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1912, sau hai tháng đầy thử thách, đoàn thám hiểm người Anh của Robert Falcon Scott đã đến Nam Cực và phát hiện ra Roald Amundsen – một nhà thám hiểm người Na Uy – đã đến trước họ một tháng. Hết sức thất vọng, nhóm thám hiểm, vốn đã kiệt sức, lại chuẩn bị cho một hành trình dài và khó khăn để trở về trại căn cứ của họ.

Scott, một sĩ quan hải quân Anh, đã bắt đầu chuyến thám hiểm Nam Cực đầu tiên của ông vào năm 1901 trên tàu Discovery. Trong ba năm thám hiểm, ông đã phát hiện ra Bán đảo Edward VII và khảo sát bờ biển Victoria Land, nơi cũng là một khu vực thuộc châu Nam Cực trên Biển Ross, đồng thời dẫn đầu các đoàn thám hiểm vào sâu trong châu Nam Cực. Năm 1911, Scott và Amundsen bắt đầu một cuộc đua không công bố chính thức để trở thành người đầu tiên đến Nam Cực. Continue reading “18/01/1912: Robert Falcon Scott chinh phục Nam Cực”

17/01/1950: Vụ cướp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ

Nguồn: Boston thieves pull off historic Brink’s robbery, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1950, 11 người đàn ông đã đánh cắp hơn 2 triệu đô la (tương đương 29 triệu đô la ngày nay) từ kho chứa Xe Bọc thép của công ty bảo vệ Brink’s ở Boston, Massachusetts. Đó là một vụ cướp gần như hoàn hảo khi thủ phạm không bị bắt cho đến tháng 01/1956, chỉ vài ngày trước khi hết thời hạn điều tra vụ án.

Kẻ chủ mưu vụ cướp là Anthony “Fats” Pino, một tên tội phạm chuyên nghiệp, người đã tuyển một nhóm gồm 10 người đàn ông khác để giám sát kho chứa trong 18 tháng nhằm tìm ra thời điểm kho giữ nhiều tiền nhất. Đội của Pino sau đó đã lấy cắp thành công sơ đồ hệ thống báo động kho chứa, rồi trả chúng lại chỗ cũ mà không bị ai phát hiện. Continue reading “17/01/1950: Vụ cướp lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”

Copernicus: Cha đẻ của thuyết nhật tâm

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Copernicus là một nhà thiên văn học người Ba Lan nổi tiếng với lý thuyết “Mặt trời mới là trung tâm của vũ trụ chứ không phải Trái đất.”

Nicolaus Copernicus sinh ngày 19/02/1473 tại Thorn (Torun ngày nay), Ba Lan, và có cha là một thương nhân và quan chức địa phương. Khi Copernicus lên 10, cha ông mất và chú của ông – một giáo sĩ – đã đảm bảo cho Copernicus có được một nền tảng giáo dục tốt. Năm 1491, ông đến Học viện Krakow (nay là Đại học Jagiellonia) và đến Ý vào năm 1496 để học luật. Khi còn là sinh viên tại Đại học Bologna, ông đã ở cùng một giáo sư toán học là Domenico Maria de Novara, người đã truyền cho Copernicus niềm đam mê về địa lý và thiên văn học. Continue reading “Copernicus: Cha đẻ của thuyết nhật tâm”

16/01/1919: Lệnh cấm rượu được các bang của Mỹ phê chuẩn

Nguồn: Prohibition is ratified by the states, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, bản Tu chính án thứ 18 của Hiến pháp Hoa Kỳ, nghiêm cấm “sản xuất, bán hoặc vận chuyển các loại đồ uống có cồn cho mục đích giải khát,” đã được phê chuẩn bởi đủ số bang theo luật định.

Phong trào cấm đồ uống có cồn bắt đầu vào đầu thế kỷ 19, khi những người Mỹ lo ngại về các tác động bất lợi của việc uống rượu đã bắt đầu hình thành các cộng đồng không uống rượu. Đến cuối thế kỷ 19, các nhóm này đã trở thành một lực lượng chính trị có ảnh hưởng, tiến hành vận động ở cấp tiểu bang và kêu gọi hạn chế uống rượu trên phạm vi toàn quốc. Tháng 12/1917, Tu chính án thứ 18, còn gọi là Tu chính án Cấm rượu, đã được Quốc hội thông qua và gửi đến các tiểu bang để phê chuẩn. Continue reading “16/01/1919: Lệnh cấm rượu được các bang của Mỹ phê chuẩn”

15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết

Nguồn: Rebel leaders are murdered in failed coup in Berlin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, một cuộc đảo chính ở Berlin được phát động bởi một nhóm các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa cực đoan đã bị đàn áp dã man bởi các đơn vị bán quân sự cánh hữu từ ngày 10/01 đến 15/01/1919. Hai thủ lĩnh của nhóm là Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg đã bị sát hại.

Cuộc chiến dai dẳng, không có khả năng chiến thắng của Đức với đỉnh điểm là việc ký hiệp ước đình chiến vào tháng 11/1918 cùng tình trạng ảm đạm ở hậu phương, bao gồm việc thiếu lương thực nghiêm trọng, đã khiến những người Đức theo chủ nghĩa xã hội quay lưng lại với Đảng Dân chủ Xã hội – đảng từng ủng hộ nỗ lực chiến tranh vào năm 1914 với hy vọng chiến thắng của Đức sẽ đem đến cải cách. Dù vẫn là đảng lớn nhất trong quốc hội liên bang, song số đảng viên của Đảng Dân chủ Xã hội đã giảm từ một triệu vào năm 1914 xuống còn khoảng 250.000 người vào năm 1917. Continue reading “15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết”

14/01/1943: Tổng thống Mỹ đầu tiên công du bằng máy bay

Nguồn: FDR becomes first president to travel by airplane on U.S. official business, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1943, Franklin Roosevelt đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đi công tác bằng máy bay. Chiếc Boeing 314 Flying Boat, biệt danh Dixie Clipper, đã chở ông băng qua Đại Tây Dương để đến dự một cuộc họp chiến lược về Thế chiến II với Winston Churchill tại Casablanca ở Bắc Phi. Do các tàu ngầm Đức đã gây tổn thất nặng nề cho giao thông hàng hải của Mỹ ở Đại Tây Dương, các cố vấn của Roosevelt đành miễn cưỡng để ông di chuyển bằng máy bay. Như vậy, ở tuổi 60, Roosevelt đã thực hiện một hành trình khứ hồi dài 27.359 km đầy gian nan. Continue reading “14/01/1943: Tổng thống Mỹ đầu tiên công du bằng máy bay”

13/01/1842: Người Anh duy nhất sống sót sau thảm sát ở Kabul

Nguồn: After massacre, sole surviving British soldier escapes Kabul, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1832, một bác sĩ quân y Anh đã đến được đồn lính gác của Anh tại Jalalabad, Afghanistan, trở thành người duy nhất sống sót trong số 16.000 quân của lực lượng viễn chinh Anh-Ấn vốn bị tàn sát khi rút lui khỏi Kabul. Ông kể lại cuộc thảm sát khủng khiếp ở Đèo Khyber, nơi người Afghanistan đã không có một chút nương tay nào đối với lực lượng Anh-Ấn bại trận và các nhân viên tùy tùng.

Vào thế kỷ 19, với mục tiêu bảo vệ thuộc địa Ấn Độ trước người Nga, Anh đã cố gắng thiết lập thẩm quyền của mình tại nước láng giềng Afghanistan bằng cách nỗ lực thay thế tiểu vương Dost Mohammad bằng một tiểu vương trước đây vốn có thiện cảm với người Anh. Sự can thiệp trắng trợn của Anh vào các vấn đề nội bộ của Afghanistan đã châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ nhất vào năm 1839. Continue reading “13/01/1842: Người Anh duy nhất sống sót sau thảm sát ở Kabul”

Marie Curie: Nhà khoa học giành hai giải Nobel

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Marie Curie (1867 – 1934) là một nhà vật lý và nhà hóa học gốc Ba Lan, đồng thời là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thời bấy giờ. Cùng với chồng là Pierre, bà được trao giải Nobel năm 1903 và tiếp tục nhận được một giải Nobel khác vào năm 1911.

Marie Sklodowska sinh ngày 07/11/1867 tại Warsaw và là con của một giáo viên. Năm 1891, bà tới Paris để học toán và vật lý tại Đại học Sorbonne, nơi bà gặp Pierre Curie – giáo sư của Khoa Vật lý. Họ kết hôn vào năm 1895 và cùng nghiên cứu về phóng xạ, vốn dựa trên thành quả của nhà vật lý người Đức Roentgen và nhà vật lý người Pháp Becquerel. Continue reading “Marie Curie: Nhà khoa học giành hai giải Nobel”

10/01/1967: Johnson yêu cầu thêm ngân sách cho Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Johnson asks for more funding for Vietnam War, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã yêu cầu Quốc hội cung cấp thêm tiền để hỗ trợ cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Cuộc chiến vốn bắt đầu dưới thời Tổng thống John F. Kenney tới khi ấy vẫn không mang lại kết quả gì. Tới đầu năm 1967, Bắc Việt đã sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích khiến khoảng 14.000 lính Mỹ thiệt mạng. Hàng trăm máy bay Mỹ đã bị bắn hạ, khiến các phi công bị bắt làm tù binh. Dù phía Việt Nam cũng chịu thương vong nặng nề, song không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ bỏ cuộc. Continue reading “10/01/1967: Johnson yêu cầu thêm ngân sách cho Chiến tranh Việt Nam”

08/01/1940: Mussolini ngăn Hitler tấn công Anh

Nguồn: Mussolini questions Hitler’s plans, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, một bức điện từ Benito Mussolini đã được gửi tới Adolf Hitler. Trong bức điện, nhà lãnh đạo Ý đã cảnh báo Quốc trưởng Đức không nên tiến hành chiến tranh với Anh. Mussolini nghi ngờ sự cần thiết phải “mạo hiểm tất cả – bao gồm cả chế độ này và hi sinh các cá nhân ưu tú của những thế hệ người Đức”.

Bức điện của Mussolini ẩn chứa những ý đồ khác. Vào thời điểm đó, Mussolini có những lý do riêng để không muốn Đức châm ngòi chiến tranh trên khắp châu Âu: Thứ nhất, Ý không sẵn sàng để tham gia cuộc chiến, và thứ hai, Đức sẽ nhận được toàn bộ ánh hào quang và có thể làm lu mờ Ý. Đức đã chiếm Sudetenland và Ba Lan, nếu Đức chiếm Pháp và ép Anh về phía trung lập, hoặc tệ hơn là đánh bại Anh, thì Đức sẽ thống trị châu Âu. Continue reading “08/01/1940: Mussolini ngăn Hitler tấn công Anh”

06/01/1941: Franklin D. Roosevelt tuyên bố bốn quyền tự do

Nguồn: Franklin D. Roosevelt speaks of Four Freedoms, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã trình bày trước Quốc hội trong một nỗ lực nhằm đưa Hoa Kỳ thoát khỏi chính sách đối ngoại trung lập. Ông ngày càng lo lắng khi chứng kiến các quốc gia châu Âu vật lộn khó khăn và rơi vào tay chế độ phát xít của Hitler, đồng thời cũng dự tính tập hợp sự ủng hộ của công chúng để Hoa Kỳ thực hiện một sự can thiệp mạnh mẽ hơn. 

Trong bài phát biểu tại Quốc hội nhiệm kỳ thứ 77, Roosevelt tuyên bố rằng điều cần thiết ở thời điểm lúc đó là các hành động và chính sách của Hoa Kỳ phải tập trung chủ yếu – nếu không muốn nói là duy nhất – vào việc đối phó với hiểm họa từ bên ngoài. Các vấn đề trong nước hiện chỉ là một phần của vấn đề bên ngoài cấp thiết đó. Continue reading “06/01/1941: Franklin D. Roosevelt tuyên bố bốn quyền tự do”

03/01/1777: Trận Princeton trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ

Nguồn: The Battle of Princeton, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, trong một bước đi sáng suốt về chiến lược, Tướng George Washington đã tránh được cuộc đối đầu với Tướng Charles Cornwallis – người được phái đến Trenton để bắt Washington – và chiến thắng nhiều cuộc chạm trán với quân đánh hậu của Anh khi đội quân này rời Princeton để đến Trenton, New Jersey.

Hết sức lo lắng về chiến thắng của Washington trước người Anh tại Trenton vào ngày 26/12/1776, Cornwallis đã đem quân đến Trenton vào tối ngày 2 tháng 1 để chuẩn bị áp đảo 5.000 lính Quân đội Lục địa đã kiệt sức của Washington và lực lượng dân quân bằng 8.000 quân Anh. Washington đủ khôn ngoan để biết rằng không nên đụng độ với một lực lượng như vậy và Cornwallis cũng biết Washington sẽ cố rút lui trong đêm, song không đoán được tuyến đường mà Washington sẽ đi. Continue reading “03/01/1777: Trận Princeton trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ”

Antonie van Leeuwenhoek: Ông tổ ngành vi sinh vật học

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Van Leeuwenhoek (1632 – 1723) là một thương nhân dệt may người Hà Lan và là nhà tiên phong của ngành vi sinh vật học.

Antonie van Leeuwenhoek sinh ngày 24/10/1632 tại Delft. Năm 1648, ông tập sự tại xưởng của một thương nhân dệt và có lẽ đó là nơi lần đầu ông nhìn thấy kính lúp – vốn được dùng bởi các thương nhân ngành dệt may để đếm mật độ sợi vải, từ đó kiểm soát chất lượng. Năm 20 tuổi, ông trở về Delft và quyết định trở thành một người buôn vải. Ông trở nên giàu có và được bổ nhiệm làm chánh văn phòng của quận trưởng tại Delft vào năm 1660, rồi trở thành một viên chánh thanh tra địa chính chín năm sau đó. Continue reading “Antonie van Leeuwenhoek: Ông tổ ngành vi sinh vật học”

01/01/1803: Haiti tuyên bố độc lập

Nguồn: Haitian independence proclaimed, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1803, hai tháng sau khi đánh bại lực lượng thực dân của Napoléon Bonaparte, Jean-Jacques Dessalines đã tuyên bố độc lập cho Saint-Domingue, đổi tên thành Haiti theo tên tiếng Arawak ban đầu.  

Năm 1791, một cuộc nổi dậy của các nô lệ đã nổ ra trên thuộc địa này của Pháp, và Toussaint-Louverture – một nô lệ trước đây – đã lãnh đạo phiến quân. Với tài năng quân sự bẩm sinh, Toussaint đã tiến hành một cuộc chiến tranh du kích hiệu quả chống lại chính quyền thực dân của hòn đảo này. Continue reading “01/01/1803: Haiti tuyên bố độc lập”

Imhotep: Kiến trúc sư của kim tự tháp Ai Cập đầu tiên

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Imhotep (2667-2648 TCN) là kiến ​​trúc sư trưởng của pharaoh Ai Cập Djoser (trị vì 2630 – 2611 TCN). Ông chịu trách nhiệm cho việc xây dựng công trình tưởng niệm bằng đá đầu tiên trên thế giới – Kim tự tháp Bậc thang (Step Pyramid) tại Sakkara, và cũng là kiến trúc sư có tên đầu tiên mà chúng ta được biết đến.

Sinh ra là một thường dân, Imhotep với trí tuệ và sự quyết tâm đã vươn lên trở thành một trong những cố vấn đáng tin cậy nhất của Djoser, đồng thời là kiến trúc sư cho lăng mộ của vị pharaoh này – Kim tự tháp Bậc thang. Continue reading “Imhotep: Kiến trúc sư của kim tự tháp Ai Cập đầu tiên”

30/12/1994: Nhà vận động chống phá thai tiến hành thảm sát

Nguồn: An anti-abortion activist goes on a murder spree, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1994, John Salvi III đã xông vào hai phòng khám chuyên phá thai ở Brookline, Massachusetts và bắn hai nhân viên bằng súng trường, giết hai nhân viên lễ tân và làm bị thương năm nhân viên khác. Anh ta bị bắt vào ngày hôm sau sau khi bắn 23 phát súng vào một phòng khám ở Norfolk, Virginia.

Trước khi tiến hành đợt thảm sát, Salvi từng làm việc tại một thẩm mỹ viện ở New Hamsphire và được những người quen biết mô tả là một “gã đàn ông lập dị”. Bất chấp cách hành xử ngày càng bất thường của Salvi, bố mẹ anh ta kiên quyết không đưa con đi điều trị chuyên khoa. Khi trạng thái tinh thần của Salvi chuyển biến xấu, anh ta trở thành một nhà hoạt động chống nạo phá thai nhiệt tình. Continue reading “30/12/1994: Nhà vận động chống phá thai tiến hành thảm sát”

27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan

Nguồn: Soviets take over in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, trong một nỗ lực nhằm ổn định tình hình chính trị hỗn loạn tại Afghanistan, Liên Xô đã đem 75.000 quân vào nước này để đưa Babrak Karmal lên làm nhà lãnh đạo mới của đất nước. Tuy nhiên, chính phủ mới cùng sự hiện diện áp đảo của Liên Xô đã không thành công trong việc dập tắt quân phiến loạn chống chính phủ. Do vậy, sự can thiệp quân sự 10 năm của Liên Xô tại Afghanistan đã trở thành một quá trình đầy đau đớn, mất mát  và cuối cùng không mang lại kết quả gì.

Điều trớ trêu là Karmal đã lật đổ và sát hại một lãnh đạo cộng sản Afghanistan khác là Hafizullah Amin để giành quyền lực. Trước đó, chính quyền của Amin không được lòng dân và đã trở nên bất ổn sau khi cố gắng thiết lập một chế độ cộng sản hà khắc, tuyên bố nền cai trị độc đảng và bãi bỏ hiến pháp Afghanistan. Người Hồi giáo nước này đã từ chối thừa nhận sự cai trị của Amin và thành lập một lực lượng phiến quân mang tên Mujahideen. Continue reading “27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan”

Caroline Norton: Nhà nữ quyền nổi tiếng thời Victoria

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Nỗ lực vận động của Norton (1808 – 1877) về quyền nuôi con và các điều kiện ly hôn đã đưa bà trở thành nhà đấu tranh cho nữ quyền nổi tiếng dưới thời Victoria.

Caroline Sheridan sinh ngày 22/03/1808 tại London trong một gia đình lớn nhưng nghèo khó. Bà là cháu gái của nhà soạn kịch Richard Brinsley Sheridan. Năm Caroline lên tám, cha bà qua đời và bỏ lại gia đình với những gánh nặng lớn về tài chính. Vì vậy, khi George Norton, một nghị sĩ quốc hội của Đảng Bảo thủ đại diện cho Guidford, cầu hôn Caroline vào tám năm sau, mẹ bà đã tác thành cho cuộc hôn nhân này. Dù không muốn nhưng vì gia đình, Caroline đã chấp nhận. Continue reading “Caroline Norton: Nhà nữ quyền nổi tiếng thời Victoria”

25/12/1776: Quân của Washington vượt sông băng Delaware

Nguồn: Washington crosses the Delaware, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1776, trong cuộc Cách mạng Mỹ, Tướng của phe Ái quốc George Washington đã cùng 5.400 binh sĩ vượt Sông Delaware với hi vọng sẽ làm bất ngờ lực lượng đánh thuê người Đức của Anh đang đón Giáng sinh tại tổng hành dinh mùa đông của họ tại Trenton, New Jersey. Cuộc tấn công bất ngờ này diễn ra sau nhiều tháng quân đội Washington chịu những thất bại lớn, dẫn đến việc mất New York và các địa điểm mang tính chiến lược khác.

Vào khoảng 11 giờ đêm Giáng sinh, quân đội Washington bắt đầu băng qua dòng sông đã đóng băng một nửa từ ba địa điểm. 2.400 binh sĩ do Washington chỉ huy đã vượt sông thành công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt để sang bờ New Jersey của sông Delaware trước bình minh. Hai sư đoàn khác với khoảng 3.000 người cùng pháo binh chủ chốt đã không đến được điểm hẹn vào thời gian đã định. Continue reading “25/12/1776: Quân của Washington vượt sông băng Delaware”

Tutankhamun: Pharaoh trẻ nhất của Ai Cập Cổ đại

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Tutankhamun* (1336 BC – 1327 BC) là pharaoh thứ 11 của vương triều Ai Cập Cổ đại thứ 18. Ông ít được biết đến và chỉ nổi tiếng sau khi lăng mộ ông được phát hiện bởi nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter vào năm 1922.

Mộ của Tutankhamun tiết lộ rằng ông chỉ khoảng 17 tuổi khi qua đời và nhiều khả năng đã thừa kế ngai vàng lúc tám hoặc chín tuổi. Ông cũng được cho là con trai của Akhenaten, thường được biết đến như vị ‘vua dị giáo’, người đã thay thế việc thờ cúng thần ‘Amun’ theo truyền thống bằng vị thần mặt trời ‘Aten’, từ đó khẳng định uy quyền của mình trên tư cách là pharaoh theo một cách mới. Continue reading “Tutankhamun: Pharaoh trẻ nhất của Ai Cập Cổ đại”