Về vấn đề kiểm soát vũ khí thông thường và chấm dứt chiến tranh Ukraine

Nguồn:  William Lippert, “Conventional Arms Control and Ending the Russo-Ukrainian War”, War on the Rocks, 22/10/2024

Biên dịch: Viên Đăng Huy | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kiểm soát vũ khí thông thường có ý nghĩa như thế nào đối với cách thức chiến tranh kết thúc? Ngay cả những cuộc chiến dài nhất cũng phải chấm dứt, và nhiều cuộc xung đột kết thúc bằng một số loại thỏa thuận, ngay cả khi đó là sự đầu hàng vô điều kiện. Tuy nhiên, bản thân thuật ngữ đầu hàng vô điều kiện đã gây hiểu lầm, mặc dù điều khác biệt giữa đầu hàng và đàm phán các điều kiện đầu hàng có thể chỉ nằm ở vấn đề mức độ. Các quốc gia chấp nhận đầu hàng hoàn toàn với nhận thức rằng chiến tranh thông thường sẽ kết thúc: Các thành phố sẽ không còn bị đánh bom, binh lính sẽ không còn bị tấn công và các cuộc tấn công quân sự sẽ được dỡ bỏ. Khi các cuộc chiến tranh hiện đại kết thúc, dù bằng thắng lợi hay thất bại, hay trong bế tắc, các quốc gia thường đồng ý kiểm soát vũ khí thông thường. Continue reading “Về vấn đề kiểm soát vũ khí thông thường và chấm dứt chiến tranh Ukraine”

21/12/1866: Người bản địa giết 81 lính Mỹ

Nguồn: Native Americans kill 81 soldiers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1866, quyết tâm thách thức sự hiện diện ngày càng tăng của quân đội Mỹ trên lãnh thổ của họ, người Mỹ bản địa ở phía bắc Wyoming đã dụ Trung tá William Fetterman và binh lính của ông vào một cuộc phục kích chết người.

Căng thẳng trong khu vực bắt đầu gia tăng vào năm 1863, khi John Bozeman mở Đường mòn Bozeman, một tuyến đường mới cho những người di cư đến các mỏ vàng Montana. Tuy nhiên, tính hợp pháp của Đường mòn Bozeman lại rất đáng ngờ vì nó đi thẳng qua các khu vực săn bắn mà chính phủ đã hứa dành riêng cho người Sioux, Cheyenne, và Arapahoe trong Hiệp ước Fort Laramie năm 1851. Continue reading “21/12/1866: Người bản địa giết 81 lính Mỹ”

Tác động của chính quyền “kiểu Trump” đối với Trung Quốc

Nguồn: James Palmer, “What Trump’s Personalized Presidency Means for China,”  Foreign Policy, 17/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Dù còn những trở ngại ngăn cản Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau, Bắc Kinh vẫn có thể tìm ra cách để đạt được các thỏa thuận.

Tiêu điểm tuần này: Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gợi ý một con đường mới cho quan hệ Mỹ – Trung qua lời mời tham dự lễ nhậm chức của mình; Hoàng tử Andrew của Anh bị cuốn vào một vụ bê bối liên quan đến một doanh nhân người Trung Quốc; Quốc hội Mỹ gia hạn một thỏa thuận hợp tác khoa học bất chấp một số phản đối. Continue reading “Tác động của chính quyền “kiểu Trump” đối với Trung Quốc”

Thế giới hôm nay: 20/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Đảng Cộng hòa trong Hạ viện Mỹ đã đạt được thỏa thuận chi tiêu mới nhằm tránh cho chính phủ đóng cửa. Đảng Dân chủ — những người cần phải ủng hộ dự luật để thông qua — chưa cho biết quan điểm của họ. Donald Trump đã ủng hộ dự luật, được cho là sẽ tài trợ cho chính phủ đến tháng 3 và đình chỉ trần nợ của Mỹ trong hai năm. Hôm thứ Tư, các Hạ nghị sĩ Cộng hòa đã từ bỏ một thỏa thuận chi tiêu trước đó sau khi bị chỉ trích bởi tổng thống đắc cử và Elon Musk.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky, cho biết các bảo đảm an ninh từ châu Âu “sẽ không đủ” để bảo vệ nước ông trước Nga, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của hỗ trợ từ Mỹ và tư cách thành viên NATO. Ông Zelensky tuyên bố như vậy sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh với các lãnh đạo EU tại Brussels. Donald Trump, tổng thống đắc cử của Mỹ, đã hứa sẽ kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/12/2024”

AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu

Nguồn: Rachel Adams, “AI Is Bad News for the Global South,” Foreign Policy, 17/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Làn sóng công nghệ sắp tới sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng toàn cầu.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi cấu trúc nền kinh tế toàn cầu của chúng ta, nhưng không nhất thiết là tất cả mọi người đều sẽ được hưởng lợi. Những người ủng hộ AI ca ngợi tiềm năng của nó trong việc giải quyết những thách thức toàn cầu khó khăn và thậm chí xóa đói giảm nghèo, nhưng thành tựu của nó trong lĩnh vực đó vẫn rất ít ỏi. Thay vào đó, bất bình đẳng toàn cầu hiện đang gia tăng. Những quốc gia là nơi phát triển AI và có khả năng dễ dàng đưa những công nghệ này vào ngành công nghiệp sẽ chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng phần còn lại của thế giới, nơi phải đối mặt với những rào cản quan trọng trong việc áp dụng AI, sẽ ngày càng tụt hậu. Continue reading “AI là tin xấu cho phương Nam toàn cầu”

19/12/1777: George Washington dẫn quân vào trú đông tại Valley Forge

Nguồn: George Washington leads troops into winter quarters at Valley Forge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1777, chỉ huy Quân đội Lục địa George Washington, người mà trong tương lai sẽ trở thành vị tổng thống đầu tiên của Mỹ, đã dẫn quân đội đang bị bao vây của mình đến trú đông tại Valley Forge, Pennsylvania.

Tình hình có lẽ chẳng còn có thể tệ hơn đối với Washington và Quân đội Lục địa khi năm 1777 sắp kết thúc. Người Anh đã chiếm đóng thành công Philadelphia, khiến một số thành viên của Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về khả năng lãnh đạo của Washington. Không ai hiểu rõ hơn Washington rằng quân đội đang bên bờ vực sụp đổ – trên thực tế, ông đã đi ngược lại yêu cầu của Quốc hội, yêu cầu ông phải phát động một cuộc tấn công vào giữa mùa đông chống lại người Anh tại Philadelphia, và thay vào đó, rút lui về Valley Forge để nghỉ ngơi và trang bị lại cho quân đội của mình. Continue reading “19/12/1777: George Washington dẫn quân vào trú đông tại Valley Forge”

Thế giới hôm nay: 19/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Bezalel Smotrich, bộ trưởng tài chính cực hữu của Israel, chỉ trích một thỏa thuận ngừng bắn được cho là sắp ký với Hamas. Thỏa thuận này dự kiến sẽ bao gồm ngừng bắn ở Gaza trong sáu đến tám tuần và trao đổi con tin Israel để lấy tù nhân Palestine. Ông Smotrich phản đối việc thả tù nhân hoặc cho phép người dân Gaza bị di dời trở về. Một số bộ trưởng đã đe dọa sẽ lật đổ chính phủ nếu thỏa thuận này trở thành hiện thực.

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất cơ bản thêm 0,25 điểm phần trăm, đưa lãi suất xuống mức 4,25%-4,5%. Đây là lần giảm thứ ba liên tiếp. Phần lớn thành viên Fed cho rằng ngân hàng trung ương sẽ chỉ thực hiện thêm hai lần giảm lãi suất vào năm tới — ít hơn so với dự báo hồi tháng 9 — do lạm phát vẫn ở mức cao hơn mục tiêu 2% của Fed. Continue reading “Thế giới hôm nay: 19/12/2024”

Netanyahu và Erdoğan đang cạnh tranh để lãnh đạo Trung Đông

Nguồn: Gideon Rachman, “Netanyahu and Erdoğan compete to be the Middle East’s strongman,” Financial Times, 16/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã bắt đầu có động thái tận dụng sự sụp đổ của chế độ Assad ở Syria.

“Chỉ còn lại hai chúng tôi trong số các nhà lãnh đạo. Hiện tại, chỉ có tôi và Vladimir Putin.” Đó là phát biểu có phần mạnh bạo của Recep Tayyip Erdoğan vào tuần trước.

Tập Cận Bình và Donald Trump có thể tranh cãi về thứ hạng toàn cầu của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, ở cấp độ khu vực, Erdoğan hoàn toàn có thể khẳng định mình là một trong hai nhà lãnh đạo cứng rắn đang định hình lại Trung Đông. Đối thủ đáng ghét của ông, Benjamin Netanyahu của Israel, là người còn lại. Continue reading “Netanyahu và Erdoğan đang cạnh tranh để lãnh đạo Trung Đông”

Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập

Nguồn: John Garnaut và Sam Chetwin George, “This Unreadable Russian Novel Is Xi Jinping’s Spiritual Guide,” New York Times, 15/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuối tháng 10, trong khi phần lớn thế giới đang tập trung vào cuộc bầu cử ở Mỹ, Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã đưa ra một lời kêu gọi toàn cầu phản đối trật tự thế giới do Mỹ lãnh đạo.

Phát biểu tại Kazan, Nga, trong hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS, ông nói với các nhà lãnh đạo Brazil, Nga, Ấn Độ, Nam Phi, Iran, Ai Cập, và một số quốc gia khác rằng: thế giới đã bước vào một kỷ nguyên mới quan trọng “được xác định bởi sự hỗn loạn và chuyển đổi.” Continue reading “Cuốn tiểu thuyết Nga đã trở thành kim chỉ nam tinh thần của Tập”

Kỷ nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng

Nguồn: Calder Walton và Kevin Quinlan, “The Era of Supply Chain Spy Wars Is Here,” Foreign Policy, 10/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ có thể chuẩn bị như thế nào cho những chiến dịch phá hoại mới do nhà nước cầm đầu?

Vụ phá hoại các thiết bị liên lạc của Hezbollah trong năm nay – rõ ràng là do Israel thực hiện – chắc chắn là một chiến dịch rất ngoạn mục, nhưng xét về mặt gián điệp, thì đây không phải là điều gì mới mẻ. Các cơ quan tình báo từ lâu đã nhắm mục tiêu và khai thác chuỗi cung ứng cho cả mục đích tình báo và phá hoại. Từ Chiến tranh Lạnh thế kỷ 20 đến cuộc đụng độ địa chính trị ngày nay với Nga và Trung Quốc, việc xâm nhập chuỗi cung ứng luôn mang đến cơ hội để thu thập thông tin có giá trị về đối thủ hoặc phá hoại các lĩnh vực quan trọng trong nền kinh tế của họ. Continue reading “Kỷ nguyên của chiến tranh gián điệp chuỗi cung ứng”

17/12/1963: Đạo luật Không khí Sạch trở thành luật

Nguồn: Clean Air Act becomes law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 12 năm 1963, một trong những văn bản luật môi trường quan trọng đầu tiên tại Mỹ đã chính thức trở thành luật. Đạo luật Không khí Sạch (Clean Air Act, CAA) trao quyền cho các cơ quan liên bang và tiểu bang để nghiên cứu và quản lý ô nhiễm không khí, đánh dấu sự mở rộng các nỗ lực của chính phủ nhằm chống lại thiệt hại về khí hậu. Continue reading “17/12/1963: Đạo luật Không khí Sạch trở thành luật”

Ba khả năng trong tương lai cho cục diện chính trị ở Syria

Nguồn: Dương Ngọc Long, 杨玉龙:反对派掌权,叙利亚变局迎来三种可能, Guancha, 11/12/2024.

Biên dịch: Lê Thị Thanh Loan

Kể từ ngày 27/11/2024, dưới khẩu hiệu hoạt động quân sự “Răn đe xâm lược”, liên minh vũ trang chống chính phủ do Hayʼat Tahrir al-Sham (HTS) lãnh đạo đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự quy mô lớn nhằm vào lực lượng chính phủ Syria và đạt được thành quả to lớn chỉ trong hơn 10 ngày. Vào ngày 8/12, tổng thống khi đó là Bashar al-Assad đã tuyên bố từ chức và tới Moscow (Nga) để tị nạn chính trị. Điều này đã chấm dứt nửa thế kỷ cai trị của gia tộc Assad ở Syria.

Theo thông tin mới nhất, truyền thông Syria đưa tin vào ngày 10, chính phủ chuyển tiếp với Mohammed al-Bashir của “Chính phủ Cứu quốc Syria” làm thủ tướng tạm quyền, đã chính thức lên nắm quyền ở Syria vào cùng ngày. Continue reading “Ba khả năng trong tương lai cho cục diện chính trị ở Syria”

Nước Mỹ đang bị nguyền rủa bởi một chính sách đối ngoại hoài niệm

Nguồn: Nancy Okail và Matthew Duss, “America Is Cursed by a Foreign Policy of Nostalgia,” Foreign Affairs, 03/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Washington cần điều gì đó tốt hơn “Nước Mỹ trên hết” và “Nước Mỹ trở lại.”

Chính sách đối ngoại của Mỹ hiện đang trôi dạt giữa trật tự cũ và một trật tự mới vẫn chưa được xác định rõ ràng. Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 đã khiến nhiều người ở Washington thức tỉnh trước thực tế rằng: dù giới tinh hoa chính trị tin là có một sự đồng thuận không thể chối cãi về chính sách đối ngoại, nhiều người Mỹ vẫn đặt câu hỏi về những giả định đã định hướng cách mà Mỹ tiếp cận thế giới suốt hàng chục năm qua – đặc biệt là về giả định rằng một trật tự quốc tế được hậu thuẫn bởi bá quyền quân sự của Mỹ rõ ràng là đáng được duy trì, bất kể phải trả giá như thế nào. Cuộc bầu cử năm 2024 đã xác nhận rằng kết quả năm 2016 không phải là một điều bất thường. Sự đồng thuận cũ ở Washington đã chết. Continue reading “Nước Mỹ đang bị nguyền rủa bởi một chính sách đối ngoại hoài niệm”

Bashar Assad, Tập Cận Bình và “quả bom” của Donald Trump

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Bashar Assad’s fall reminds Xi Jinping of a Donald Trump bombshell,” Nikkei Asia, 12/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Chủ tịch Trung Quốc đã ở cùng Trump tại Florida vào năm 2017 khi tên lửa của Mỹ tấn công Syria.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 9/2023, Bashar Assad đã nhất trí với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng hai nước sẽ nâng cấp quan hệ song phương lên “quan hệ đối tác chiến lược.” Nhờ có thỏa thuận này, hợp tác song phương, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế, giờ đây mới bắt đầu khởi sắc. Continue reading “Bashar Assad, Tập Cận Bình và “quả bom” của Donald Trump”

15/12/1973: Hiệp hội Tâm thần học Mỹ xóa đồng tính khỏi danh sách các bệnh tâm thần

Nguồn: The American Psychiatric Association removes homosexuality from its list of mental illnesses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, ở cái thời mà xã hội vẫn thường coi những người đồng tính là những kẻ lệch lạc, Hiệp hội Tâm thần học Mỹ (APA) đã đảo ngược một quyết định đã có từ thế kỷ trước, ban hành một nghị quyết tuyên bố rằng đồng tính không phải là một bệnh tâm thần hay một căn bệnh. Để nhấn mạnh quan điểm này, hiệp hội đã xóa đồng tính khỏi bộ công cụ tham khảo nổi tiếng của mình, Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê Các rối loạn Tâm thần (DSM). Continue reading “15/12/1973: Hiệp hội Tâm thần học Mỹ xóa đồng tính khỏi danh sách các bệnh tâm thần”

Trung Quốc cần một cách tiếp cận mới ở Syria

Nguồn: James Palmer, “China Needs a New Approach in Syria,”  Foreign Policy, 10/12/2024

Biên dịch: Tạ Kiều Trang

Bắc Kinh nhìn nhận lại ván cược thất bại của mình với chế độ Assad.

Tiêu điểm tuần này: Trung Quốc cân nhắc lại cách tiếp cận vấn đề sau khi chính phủ Syria sụp đổ; Giới chức Trung Quốc thận trọng và lặng lẽ theo dõi khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc; TikTok thất bại trong việc kháng cáo một đạo luật của Mỹ có thể khiến ứng dụng này bị cấm.

Trung Quốc phản ứng trước sự sụp đổ của chế độ Assad tại Syria

Sau sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Syria vào hôm Chủ nhật, Trung Quốc có vẻ sẽ ngẫm lại về nước cờ thua của mình khi đã đặt cược vào chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad. Nhưng khi tình hình lắng xuống, các nhà lãnh đạo mới ở Damascus có lẽ cũng sẽ tìm kiếm cho mình những đồng minh đáng tin cậy. Continue reading “Trung Quốc cần một cách tiếp cận mới ở Syria”

14/12/1874: Kẻ trộm thú nhận về vụ bắt cóc gây chấn động

Nguồn: Burglar confesses to high‑profile kidnapping case, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1874, một vụ trộm bất thành đã tiết lộ bí ẩn về một trong những vụ bắt cóc đòi tiền chuộc đầu tiên tại Mỹ. Khi chuẩn bị đi ngủ, Holmes Van Brunt, một người New York giàu có, nghe thấy tiếng trộm đột nhập vào nhà anh trai mình ở bên cạnh. Sau khi tập hợp ba người đàn ông khác, Van Brunt đã đối đầu với những kẻ đột nhập trong một cuộc đấu súng khiến bọn chúng bị thương nặng. Trong lúc hấp hối, một trong những tên trộm, Joseph Douglas, đã thú nhận rằng hắn ta chịu trách nhiệm bắt cóc cậu bé bốn tuổi Charley Ross hồi đầu năm. Sau đó, hắn ta hứa rằng đứa trẻ sẽ sống sót trở về. Continue reading “14/12/1874: Kẻ trộm thú nhận về vụ bắt cóc gây chấn động”

Đại Việt dưới thời Lê Hy Tông (1676-1704)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Xem thêm: Các bài khác trong chuỗi bài “Lịch sử Việt Nam thời tự chủ”

Dưới thời Vua Lê Hy Tông, mấy lần sai sứ thần sang nhà Thanh đòi trả lại một số đất tại 3 châu Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ thuộc Hưng Hóa bị phủ Khai Hóa chiếm; nhưng nhà Thanh vẫn không chịu trả. Tại miền Nam, vào tháng Giêng năm Quí Dậu [5/2-6/3/1693], bọn Thống binh Nguyễn Hữu Kính đánh bại Chiêm Thành, Chúa sai đổi nước ấy làm trấn Thuận Thành. Tháng 4 năm Mậu Dần [10/5-7/6/1698], Thống suất Nguyễn Hữu Kính kinh lược đất Chân Lạp; chia đất Đông Phố, lấy xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên (tức Biên Hòa); lấy xứ Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng dinh Phiên Trấn (tức Gia Định). Nặc Thu nước Chân Lạp làm phản. Nguyễn Hữu Kính đem quân các đạo tiến đánh; tháng 4 năm Canh Thìn [19/5-16/6/1700], Nặc Thu đến cửa quân đầu hàng, xin nộp cống. Năm Nhâm Ngọ [1702], giặc biển người An Liệt [tức người Anh] có 8 chiếc thuyền đến ở đảo Côn Lôn. Năm sau Trấn thủ Trấn Biên Trương Phước Phan dùng mưu dẹp được, chiếm lại đảo. Continue reading “Đại Việt dưới thời Lê Hy Tông (1676-1704)”

Thế giới hôm nay: 13/12/2024

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cắt giảm lãi suất 0,25 điểm phần trăm, từ 3,25% xuống 3%. Đây là lần thứ tư ECB giảm lãi suất trong năm nay nhằm thúc đẩy tăng trưởng khi lạm phát gần về mục tiêu 2%. Ngân hàng cũng hạ dự báo tăng trưởng GDP cho khu vực đồng euro năm 2025 từ 1,3% xuống 1,1%. Chủ tịch ECB, Christine Lagarde, cho biết các dự báo này chưa tính đến khả năng áp thuế từ chính quyền Trump, ám chỉ sẽ còn hạ dự báo.

Tổng thống Joe Biden đã ân xá cho gần 1.500 người vào thứ Năm, con số cao nhất trong một ngày từ trước đến nay. Các lệnh giảm án chủ yếu dành cho những người bị quản thúc tại nhà trong đại dịch. Ông cũng ân xá cho 39 người bị kết tội không bạo lực, bao gồm sở hữu cần sa. Hai tuần trước, ông Biden bị chỉ trích vì đã ân xá cho con trai mình, Hunter, với các tội danh bao gồm trốn thuế. Continue reading “Thế giới hôm nay: 13/12/2024”

Cuộc chiến chip có thể diễn biến thế nào dưới thời Trump?

Nguồn: Chris Miller, “How the chip war could turn under Trump,” Financial Times, 06/12/2024

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Từ thuế quan đến nhu cầu AI, các công ty Mỹ đang cân nhắc điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Sự trở lại của Donald Trump có ý nghĩa gì đối với cuộc chiến chip toàn cầu? Ông không phải là người bắt đầu cuộc đua trợ cấp công nghệ – người phát động là lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình – nhưng chính quyền đầu tiên của ông đã khiến Mỹ tập trung vào cuộc cạnh tranh công nghệ với Trung Quốc. Sau đó, Biden đã mở rộng các chính sách thời Trump liên quan đến thuế quan, trợ cấp, và kiểm soát xuất khẩu. Và giờ đây, Trump đã trở lại ngay khi trí tuệ nhân tạo làm tăng nhu cầu về sức mạnh tính toán. Continue reading “Cuộc chiến chip có thể diễn biến thế nào dưới thời Trump?”