Có một Biển Đông trên không gian mạng

vnhack

Tác giả: Thái Dương

Mùa hè 2014, giữa lúc người Việt trong nước và hải ngoại đang sôi sục vì Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào Biển Đông, từ Hoa Kỳ các chuyên gia của ThreatConnectESET công bố hai bản báo cáo độc lập về những tấn công có chủ đích (targeted attacks) vào hệ thống máy tính của các cơ quan chính phủ Việt Nam.

Mạng máy tính chính phủ Việt Nam liên tục bị tấn công khi có căng thẳng trên Biển Đông

Trên Internet có nhiều nhóm hacker với các động cơ khác nhau. Có những thanh niên đang tập tễnh vào nghề an ninh mạng muốn tấn công để chứng tỏ kỹ năng, cũng có những tập đoàn tội phạm tấn công để kiếm tiền. Những nhóm này thường quét toàn bộ Internet để tìm mục tiêu, gặp ai hack đó, không cần biết lý do. Không quá khó để ngăn chặn những nhóm hacker như vầy, vì họ chỉ muốn tìm những mục tiêu dễ nhất. Continue reading “Có một Biển Đông trên không gian mạng”

Chiếc bẫy quyền lực của Putin, Tập Cận Bình và Erdogan

xipu

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Strongman’s Power Trap”, Project Syndicate, 19/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đầu năm nay, khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố thành lập lực lượng vệ binh quốc gia với 400.000 nhân sự chỉ chịu trách nhiệm trước ông, nhiều người Nga tự hỏi tại sao nước họ lại cần thêm một quân chủng mới. Sau tất cả, quân đội Nga được xem là đã trở lại: Putin đã trang bị cho quân đội các khí tài mới và thậm chí còn dàn xếp hai cuộc chiến nhỏ – tại Gruzia năm 2008 và tại Ukraine từ năm 2014 – để khẳng định điều này.

Nhưng cuộc đảo chính thất bại chống lại nhà lãnh đạo cứng rắn đồng cấp với Putin tại Thổ Nhĩ Kỳ – Tổng thống Recep Tayyip Erdogan – đã chỉ ra nguyên nhân quan trọng cho việc thành lập đội vệ binh giống kiểu cận vệ của các hoàng đế La Mã (Praetorian Guard) này. Putin đã làm suy yếu quá nhiều thể chế dân chủ tại Nga nên cách duy nhất để tước quyền của ông hiện nay là phải thông qua một cuộc binh biến. Continue reading “Chiếc bẫy quyền lực của Putin, Tập Cận Bình và Erdogan”

Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq

iraqw

Nguồn: Richard N. Haass, “Revisiting the Iraq war”, Project Syndicate, 08/7/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bảy năm, 12 tập các chứng cứ, phát hiện, và kết luận, và sau đó là một bản tóm tắt, Báo cáo điều tra Iraq, hay còn gọi là Báo cáo Chilcot (đặt theo tên của người đứng đầu nhóm nghiên cứu, ngài John Chilcot), hiện đã được công bố cho tất cả mọi người cùng đọc. Rất ít người sẽ đọc hết toàn bộ báo cáo này, chỉ riêng bản tóm tắt đã hơn 100 trang, quá dài đến nỗi người ta đã đề nghị cần có bản tóm tắt cho riêng bản tóm tắt đó.

Nhưng sẽ thật đáng tiếc nếu báo cáo này không được đọc rộng rãi, và quan trọng hơn là nghiên cứu kỹ lưỡng, bởi vì nó chứa đựng các phân tích sâu sắc về việc các hoạt động ngoại giao được tiến hành như thế nào, cách người ta làm chính sách và đưa ra các quyết định ra sao. Báo cáo cũng nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của quyết định xâm lược Iraq năm 2013, và các hậu quả của nó, trong việc hiểu được tình hình Trung Đông ngày nay. Continue reading “Nhìn lại các bài học từ Chiến tranh Iraq”

‘Đừng đùa với chính quyền Xô-viết’ kiểu Đức

erdogan

Tác giả: Nguyễn Hữu Tráng

Ngày xưa ở Việt Nam (hay cả ở Liên Xô nữa?!) câu cửa miệng là “đừng đùa với chính quyền Xô-viết” để chỉ một thái độ ứng xử của người dân, của xã  hội đối với chính quyền nhân dân. Hàm ý là đừng có “nhờn” với chính quyền “chuyên chính vô sản” hay “chính quyền nhân dân” trong một số vấn đề có tính nguyên tắc của quyền lực nhà nước như “cách mạng” hay “phản cách mạng” ở thời kỳ đầu mới giành được chính quyền.

Ngày nay ở Đức người ta chỉ cần bớt đi hai chữ “Xô-viết” để nói đừng có đùa với quyền lực nhà nước, dù đó là nhà nước tư bản tôn trọng tự do cá nhân. Continue reading “‘Đừng đùa với chính quyền Xô-viết’ kiểu Đức”

Chướng ngại vật của các nhà tự do

liberal

Nguồn: Andres Velasco, “Liberals to the Baricades”, Project Syndicate, 31/05/2016

Biên dịch: Đặng Thị Phương Thảo | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Từ Áo, Pháp, Mỹ tới Ba Lan, Philippines và Peru, các nhà dân túy phi tự do đang trỗi dậy. Một số người đổ lỗi cho toàn cầu hóa không được kiểm soát; một số khác lại đổ lỗi cho bất bình đẳng trong thu thập; và một số người thì đổ lỗi cho giới thượng lưu thiếu thực tế, những người không nắm được những gì đang diễn ra.

Những lời lí giải như vậy, dù cho có vẻ hợp lí đến đâu, cũng đã bỏ qua những điểm quan trọng hơn. Vấn đề ở đây là chính trị chứ không phải là kinh tế. Nền dân chủ tự do là thành tựu chính trị vĩ đại nhất của loài người. Tuy nhiên, các nhà dân chủ tự do trên khắp thế giới đều lưỡng lự khi đưa ra lập luận bảo vệ nó. Do đó chẳng có gì đáng băn khoăn khi họ thất bại trong cuộc chiến giành lấy trái tim và lí trí của dân chúng. Continue reading “Chướng ngại vật của các nhà tự do”

Israel đang đánh mất đồng minh Mỹ như thế nào?

Israelus

Nguồn: Shlomo Ben – Ami, “How Israel is losing America”, Project Syndicate, 06/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Nhà ngoại giao quá cố người Mỹ George Ball đã từng lập luận rằng Israel cần được giải cứu khỏi những chính sách tự sát dù bản thân Israel không mong muốn. Trong một bài báo năm 1977 trên tạp chí Foreign Affairs, ông đã kêu gọi thúc đẩy một cách cân bằng đối với các nước Ả Rập lẫn Israel để hướng tới hòa bình (thay vì ưu tiên lợi ích Israel hơn). Tuy nhiên trong khi lập trường thực dụng của Ball về xung đột Israel-Palestine không phải là hiếm trong giới quan chức ngoại giao Mỹ, nó vẫn nằm ngoài khả năng đối với giới cầm quyền chính trị ở Mỹ, vốn từ lâu đã duy trì một sự đồng thuận (ủng hộ) gần như thiêng liêng đối với Israel – cho đến tận bây giờ. Continue reading “Israel đang đánh mất đồng minh Mỹ như thế nào?”

Dối trá và lãnh đạo

lies

Nguồn: Joseph S.Nye, “Lying and Leadership”, Project Syndicate, 06/07/2016.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Mùa bầu cử năm nay đã được đánh dấu bởi những cáo buộc thường xuyên về sự thiếu trung thực. Trong suốt cuộc tranh luận về sự kiện Brexit của nước Anh, mỗi bên buộc tội phía còn lại là đã bóp méo sự thật, mặc dù tốc độ mà bên ủng hộ “Ra đi” đang chối bỏ những lời hứa trong chiến dịch của họ, và những tuyên bố của bên “Ở lại” đã trở thành sự thật đủ để cho thấy bên nào nói đúng bản chất sự việc. Trong chiến dịch bầu cử tổng thống của Hoa Kỳ, Donald Trump, ứng cử viên sẽ đại diện Đảng Cộng hòa, hiếm khi nhắc tới đối thủ lớn nhất của mình (Ted Cruz) trong các cuộc bầu cử sơ bộ mà không gọi ông ta là “Ted nói phét.” Continue reading “Dối trá và lãnh đạo”

Việt Nam và sự trỗi dậy của chiến tranh mạng

cyber_warfare

Tác giả: Thuận Phương

Vụ tấn công mạng ngày 29/7 vừa qua được đánh giá là vụ tấn công nghiêm trọng nhất từ trước tới nay nhắm vào các trang web của các tổ chức, công ty Việt Nam. Nghiêm trọng không chỉ bởi phương thức tiến hành tấn công, mà còn do thời điểm tấn công ngay sau khi Toà trọng tài về Luật Biển công bố phán quyết vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc. Nó cho thấy tầm quan trọng của công tác bảo vệ an ninh mạng và mối nguy hiểm của chiến tranh mạng-chiến tranh thông tin.  Continue reading “Việt Nam và sự trỗi dậy của chiến tranh mạng”

Tại sao ISIS vẫn tồn tại dai dẳng?

article-sayyaf2-isis

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “Why ISIS persists, Project Syndicate, 05/07/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam  |  Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Các vụ tấn công khủng bố chết người ở Istanbul, Dhaka, và Baghdad đã cho thấy phạm vi tàn sát của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) ở châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, và một vài khu vực ở châu Á. ISIS có thể duy trì được các thành lũy của chúng ở Syria và Iraq càng lâu thì mạng lưới khủng bố của chúng sẽ còn gây ra những cuộc tàn sát như vậy càng nhiều. Tuy nhiên, đánh bại ISIS không phải là quá khó khăn. Vấn đề là trong số các quốc gia tham chiến ở Iraq và Syria, bao gồm Hoa Kỳ và các đồng minh, không quốc gia nào coi ISIS là kẻ thù chính của họ. Đã đến lúc họ nên làm như vậy.

ISIS có lực lượng chiến binh khá khiêm tốn, mà Hoa Kỳ ước tính chỉ vào khoảng 20.000 đến 25.000 ở Iraq và Syria, và khoảng 5.000 nữa ở Libya. So với lực lượng quân sự thường trực ở Syria (125.000), Iraq (271.500), Ả-rập Xê-út(233.500), Thổ Nhĩ Kỳ (510.600), hoặc Iran (523.000), quy mô của ISIS là cực kì nhỏ. Continue reading “Tại sao ISIS vẫn tồn tại dai dẳng?”

Duterte, an ninh khu vực và Biển Đông

South-China-Sea-du

Nguồn: Shigeki Sakamoto, “Duterte, Regional Security and the South China Sea“, The Diplomat,  22/07/2016

Biên dịch: Quách Huyền

Nếu Duterte đàm phán với Trung Quốc trên quan điểm trái với quyết định của tòa trọng tài thì Philippines sẽ mất niềm tin của các đồng minh, trong đó có Mỹ và Nhật Bản, gây thiệt hại cho an ninh khu vực. Ông Duterte phải hết sức thận trọng trong đàm phán các vấn đề trên biển.

Ngày 22 tháng 1 năm 2013, Philippines đệ trình tranh chấp tại Trường Sa với Trung Quốc lên tòa trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Trước hành động này, vào ngày 25 tháng 8 năm 2006, Trung Quốc gửi tuyên bố lên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc khẳng định Trung Quốc sẽ loại trừ các tranh chấp quy định tại điểm (a), (b) và (c), khoản 1, Điều 298 của UNCLOS khỏi thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc. Continue reading “Duterte, an ninh khu vực và Biển Đông”

Tại sao chi tiêu cho tên lửa đang bùng nổ?

49

Nguồn:Why missile sales are booming“, The Economist, 19/07/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 được thiết kế để không gây chú ý. Nhưng tuần trước nó lại là sản phẩm được chiêm ngưỡng nhiều nhất tại triển lãm hàng không Farnborough ở Anh, làm ngất ngây đám đông trên các khán đài của địa điểm triển lãm với những thao tác trơn tru và các kỹ năng độc đáo của mình, chẳng hạn như bay giật lùi. Nhưng ở phần buôn bán của triển lãm, những nhân vật chóp bu của ngành hàng không vũ trụ lại muốn nói về các loại tên lửa mà F-35 có thể bắn, và các loại hệ thống phòng thủ tên lửa mà rốt cuộc có thể bắn hạ chiếc máy bay này, cũng nhiều không kém những gì họ muốn nói về F35. Ba nhà chế tạo tên lửa lớn nhất của phương Tây, gồm Raytheon và Lockheed Martin của Mỹ, và MBDA của châu Âu, muốn khoe ra sản phẩm mới nhất của họ trước công chúng, đặc biệt với những phái đoàn quân sự ăn mặc bảnh bao và mang theo chi phiếu trên tay đến thăm triển lãm từ khắp nơi trên thế giới. Continue reading “Tại sao chi tiêu cho tên lửa đang bùng nổ?”

Di sản Afghanistan cay đắng của ông Obama

afghanistanwar

Nguồn: Brahma Chelleney, “Obama’s Bitter Afghan Legacy”, Project Syndicate, 14/06/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Gần 15 năm kể từ ngày phát động, cuộc chiến tranh của Mỹ ở Afghanistan vẫn đang diễn ra ác liệt, khiến nó trở thành cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Ngày nay, cuộc chiến này hầu như ít được thế giới chú ý tới. Chỉ những diễn tiến kịch tính, như vụ ám sát thủ lĩnh Taliban là Akhtar Mohammad Mansour bằng máy bay không người lái gần đây của Mỹ, mới được truyền hình đưa tin. Tuy nhiên, người dân Afghanistan tiếp tục mất mát bạn bè, hàng xóm, và con cái vì cuộc xung đột, như những gì đã xảy ra với họ kể từ cuộc xâm lược của Liên Xô năm 1979, gây ra các cuộc di cư của người tị nạn vốn đưa cha mẹ của Omar Mateen, kẻ giết 49 người trong một hộp đêm ở Orlando, đến nước Mỹ. Continue reading “Di sản Afghanistan cay đắng của ông Obama”

Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc: Nói dễ, khó làm

Globe and China Flag for background

Nguồn: Mark Beeson, “China’s achieving hegemony is easier said than done”, East Asia Forum, 13/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Phần lớn chúng ta chưa hề biết đến một thế giới nơi nước Mỹ không phải là cường quốc thống trị. Giờ đây mọi thứ đang bắt đầu trở nên tương đối khác. Không chỉ vì phần lớn nền kinh tế toàn cầu bị mắc kẹt trong một đợt suy thoái kéo dài, mà còn vì xuất hiện một mô hình phát triển kinh tế thay thế, dường như thành công hơn, dựa trên mẫu hình được gọi là “Đồng thuận Bắc Kinh”.[1] Chính thực tế này, cùng với thành tích ấn tượng của nền kinh tế Trung Quốc cho đến nay, là điều đã dẫn đến kết luận đó, như Martin Jacques quả quyết, rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ ‘thống trị thế giới’. Continue reading “Mục tiêu bá quyền của Trung Quốc: Nói dễ, khó làm”

Trung Quốc đã vi phạm luật biển quốc tế ra sao?

South_China_Sea_Claims

Tác giả: Lý Lệnh Hoa (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 19/07/2016, ông Tô Cách, Giám đốc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc có viết trên Thời báo Hoàn Cầu bài báo với tựa “Trung Quốc mới là nước tuân theo pháp luật ở Nam Hải”  [Việt Nam gọi là Biển Đông]. Đọc bài này, tôi cảm thấy nó có nội dung tương tự, giống hệt như bài báo đã đăng của ông Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải Trung Quốc.

Cả hai vị Giám đốc này đều thiếu sự hiểu biết toàn diện tinh thần và lời văn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển [UNCLOS], thiếu nhận thức đúng đắn về sự nhất thể hóa kinh tế toàn cầu và sự cộng đồng hóa vận mệnh loài người thời nay. Nếu nghiêm chỉnh học tập Công ước thì hai vị sẽ hiểu rằng giữa Phán quyết của Tòa Trọng tài về Nam Hải và các điều khoản của Công ước không hề có mâu thuẫn và xung khắc, mà nội dung hai văn bản này thông suốt với nhau. Continue reading “Trung Quốc đã vi phạm luật biển quốc tế ra sao?”

Kế hoạch lớn của Việt Nam cho Biển Đông

vn14

Nguồn: Koh Swee Lean Collin, “Vietnam’s Master Plan for the South China Sea“, The Diplomat, 04/02/2016

Biên dịch: Đỗ Lâm Thuận | Hiệu đính: Nguyễn Thế Phương

Kế hoạch của Việt Nam nhằm phát triển năng lực tình báo, giám sát và trinh sát (ISR) đang được định hình. 

Trong nhiều năm, Việt Nam dần mua sắm thêm nhiều loại vũ khí để “làm mới” kho vũ khí vốn đã lạc hậu từ thời Chiến tranh Lạnh, phần lớn mua từ Nga nhưng từ các nguồn khác cũng ngày càng nhiều. Tuy nhiên, hiệu quả về mặt quân sự rõ ràng không chỉ phụ thuộc vào các loại vũ khí nóng; mà năng lực phát hiện, theo dõi, và chỉ đường cho vũ khí tạo nên các yếu tố quan trọng khác. Nhận thức được điều này, bên cạnh việc tiếp tục mua thêm vũ khí, Hà Nội đã tiến hành những bước đi ban đầu, nhưng quan trọng, trong việc thiết lập một mạng ISR toàn diện. Continue reading “Kế hoạch lớn của Việt Nam cho Biển Đông”

Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ

turkey-coup

Nguồn: Sinan Ulgen, “The Strategic Consequences of Turkey’s Failed Coup”, Project Syndicate, 18/07/2016

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một cuộc đảo chính quân sự chống lại một chính phủ dân cử thường làm dấy lên làn sóng phân tích về định hướng tương lai của đất nước sau khi chế độ dân chủ bị sụp đổ. Nhưng các cuộc đảo chính thất bại cũng có thể sẽ gây ra nhiều hệ lụy không kém. Nỗ lực bất thành của một số thành phần trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ nhằm lật đổ Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ gây ra những hệ quả sâu xa cho quan hệ đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ cũng như vai trò của nước này trong khu vực. Đặc biệt, quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với Mỹ sẽ hướng tới những biến động đáng kể. Continue reading “Hậu quả chiến lược từ cuộc đảo chính hụt ở Thổ Nhĩ Kỳ”

Cuộc đảo chính kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ

turkcoup

Nguồn: Dani Rodrik, “Turkey’s Baffling Coup”, Project Syndicate, 17/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc binh biến tại Thổ Nhĩ Kỳ – dù thành công hay thất bại – đều theo một xu hướng có thể lường trước được ở nước này. Các nhóm chính trị – điển hình là những nhóm theo chủ nghĩa Hồi giáo – vốn bị các quân nhân nước này xem là đi ngược lại với tư tưởng về một nhà nước Thổ Nhĩ Kì thế tục của Kemal Atatürk, đang ngày càng nắm nhiều quyền lực. Căng thẳng leo thang thường đi kèm với bạo lực trên đường phố. Sau đó quân đội can thiệp và thực hiện thứ mà họ khẳng định là quyền hiến định nhằm khôi phục lại trật tự cũng như các nguyên tắc của một nhà nước thế tục. Continue reading “Cuộc đảo chính kỳ lạ của Thổ Nhĩ Kỳ”

ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình

amm49

Nguồn: Tang Siew Mun, “Asean must reassess its ‘one voice’ decision-making”, TODAY, 25/07/2016

Biên dịch: Lê Hồng Hiệp

Không có gì ngạc nhiên khi các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không thể đạt được đồng thuận về vấn đề Biển Đông gây tranh cãi ngày hôm qua tại cuộc họp hàng năm của họ.

Các điềm báo trước đã rõ ràng. Tháng trước, tại một cuộc họp đặc biệt với Trung Quốc tại Côn Minh, những rạn nứt trong ASEAN đã bị lộ rõ sau khi nhóm này rút một bản tuyên bố có chứa lời lẽ mạnh mẽ phê phán hành vi lấn lướt của Trung Quốc khi áp đặt các yêu sách của mình trong vùng biển chiến lược này do Bắc Kinh đã vận động các đồng minh trong nhóm ngăn chặn tuyên bố. Continue reading “ASEAN phải xem lại cơ chế ‘đồng thuận’ của mình”

Có phải Trung Quốc đã làm rõ đường chín đoạn?

NDL

Nguồn: Andrew Chubb, “Did China just clarify the nine-dash line?”, East Asia Forum, 14/07/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đằng sau những tranh cãi bề nổi, phản hồi của chính quyền Trung Quốc trước vụ kiện trọng tài liên quan đến Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) trong tuần này bao hàm nhiều chỉ dấu tích cực cho thấy Trung Quốc, dưới vỏ bọc quan điểm cứng rắn về chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông, đang nhẹ nhàng đưa các yêu sách biển của mình vào khuôn khổ phù hợp với UNCLOS.

Tuyên bố của chính phủ Trung Quốc, được đưa ra nhằm phản hồi trực tiếp trước tòa trọng tài, ngụ ý mạnh mẽ rằng thực chất Trung Quốc không hề yêu sách các quyền lịch sử đối với toàn bộ khu vực biển trong đường chín đoạn. Cách hiệu quá rộng này đối với đường chín đoạn chưa bao giờ là một quan điểm chính sách chính thức [của Trung Quốc]. Tuy vậy, cách hiểu này lại là cơ sở của các động thái đáng lo ngại nhất của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là chương trình tuần tra và các hành động cưỡng chế dọc theo rìa của đường chín đoạn. Continue reading “Có phải Trung Quốc đã làm rõ đường chín đoạn?”

Về chiến lược cường quốc biển của TQ sau đại hội XVIII

south-china-sea-dispute-data

Tác giả: Nguyễn Hùng Sơn & Đặng Cẩm Tú

Tóm tắt: Trong lịch sử thế giới, hầu hết các cường quốc khi trỗi dậy đều vươn ra biển, khiến việc xây dựng sức mạnh trên biển đã trở thành quy luật phát triển của các cường quốc. Dường như không nằm ngoài quy luật đó, Đại hội XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 3/2013 đã đề ra chiến lược xây dựng cường quốc hải dương, chính thức đưa vấn đề phát triển hải dương trở thành chiến lược quốc gia, nhấn mạnh việc xây dựng cường quốc biển là sự lựa chọn tất yếu để bảo vệ lợi ích quốc gia và thực hiện phục hưng dân tộc Trung Hoa. Phương hướng phát triển này được định vị bằng khái niệm “chiến lược hải dương xanh” mang hàm ý rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đã mở rộng ra biển, và trở thành cường quốc biển là một bước trên con đường đạt tới địa vị cường quốc thế giới của Trung Quốc. Việc phát triển sức mạnh biển của Trung Quốc trở nên đặc biệt đáng chú ý hơn trong bối cảnh hiện nay, khi Trung Quốc liên tục có những động thái hung hăng, xâm phạm chủ quyền và lợi ích của các nước khác nhằm hiện thực hóa ý đồ độc chiếm biển Đông. Continue reading “Về chiến lược cường quốc biển của TQ sau đại hội XVIII”